Trẻ Sốt Về đêm: Nguyên Nhân Và Cách Hạ Sốt Cho Trẻ Tại Nhà | Huggies

MỤC LỤC BÀI VIẾT

  • Trẻ bị sốt về đêm là gì?
  • Nguyên nhân trẻ bị sốt về đêm là gì?
  • Dấu hiệu trẻ bị sốt virus
  • Bé sốt về đêm có nguy hiểm không?
  • Nên làm gì khi trẻ em bị sốt về đêm?
  • Trẻ bị sốt khi nào cần đến bệnh viện điều trị?
  • Câu hỏi thường gặp về trẻ sốt về đêm

Trẻ bị sốt có thể báo hiệu những vấn đề đáng lo về sức khỏe vì sức đề kháng vẫn còn kém, đặc biệt là trẻ sơ sinh trong những tháng đầu tiên. Vậy nguyên nhân gây sốt là gì hay bé bị sốt phải làm sao? Cùng Huggies tìm hiểu chi tiết vấn đề trẻ bị sốt cao về đêm trong bài sau mẹ nhé!

>> Tham khảo:

  • Các tuần khủng hoảng Wonder Week của trẻ và cách vượt qua
  • Khám phá cách chọn tã dán cho trẻ sinh non, bé cân nặng dưới 3kg

Trẻ bị sốt về đêm là gì?

Trẻ sốt về đêm là hiện tượng thân nhiệt của trẻ vào ban đêm tăng trên 37.5 độ, hiện tượng này thường xảy ra ở bé từ 1 tuổi đến khi bé 2 tuổi. Dù ban ngày bé sinh hoạt, vui chơi, ăn uống bình thường, nhưng khi đêm đến lại xuất hiện triệu chứng sốt cao khiến bố mẹ lo lắng.

Trong thời điểm này, bố mẹ nên theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe của bé. Nếu bé có dấu hiệu bất thường hoặc sốt cao kéo dài, bố mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.

>> Tham khảo:

  • Trẻ bị nôn không sốt: Nguyên nhân, Bố mẹ cần làm gì?
  • Trẻ sơ sinh bao nhiêu độ là sốt? Cách đo thân nhiệt chuẩn
  • Chiều cao, cân nặng chuẩn của bé trai, bé gái 2 tuổi

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị sốt

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị sốt (Nguồn: Huggies)

Nguyên nhân trẻ bị sốt về đêm là gì?

Trẻ sốt về đêm không do nhiễm trùng

Trẻ bị sốt vào ban đêm không phải lúc nào cũng do nhiễm trùng mà có thể do những yếu tố khác như sau:

  • Trẻ có thể bị sốt do thay đổi nhiệt độ cơ thể, tay chân có thể nóng hoặc lạnh, hoặc do các triệu chứng cảm cúm nhẹ.
  • Nguyên nhân thường gặp khiến bé sốt nhẹ vào ban đêm là sốt mọc răng kèm theo quấy khóc, chán ăn và chảy nhiều nước dãi.
  • Sốt sau khi tiêm phòng, đặc biệt là các mũi như 5 trong 1, 6 trong 1, thủy đậu, rubella, sởi, quai bị, uốn ván.
  • Ủ ấm quá kỹ vào ban đêm khiến trẻ dễ bị nóng và dẫn đến sốt.
  • Thời tiết thay đổi thất thường có thể làm trẻ không thích ứng kịp dẫn đến hiện tượng bé sốt về đêm.
  • Ngoài ra, sốt về đêm có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý ác tính như ung thư, bệnh bạch cầu, hay các rối loạn về máu.

>> Tham khảo:

  • Các mũi tiêm phòng cho bé theo tháng từ 0 -24 tháng tuổi
  • Thực đơn cho bé 1 tuổi biếng ăn đủ chất, giúp tăng cân

Trẻ sốt về đêm do nhiễm trùng

Một số nguyên nhân gây sốt ở trẻ do nhiễm trùng bao gồm:

  • Sốt virus: Trẻ có thể sốt cao lên tới 39 - 40 độ C, kèm theo các triệu chứng như buồn nôn, đau đầu, nhức mỏi và tiêu chảy.
  • Sốt xuất huyết: Sốt kéo dài hơn 3 ngày và đi kèm các dấu hiệu nghiêm trọng như chảy máu mũi, chảy máu chân răng, xuất huyết dưới da, mệt mỏi, lơ mơ, đau bụng, đi ngoài phân đen và lạnh chân tay về đêm.
  • Viêm phổi: Trẻ sốt về đêm thường kèm theo thở khò khè, thở nhanh, nôn trớ, biếng ăn. Nếu viêm nặng, móng tay và môi của bé sẽ có biểu hiện tím tái.
  • Sốt cảm cúm: Sốt kèm sổ mũi, đau họng, chán ăn, mệt mỏi và kéo dài từ 2-3 ngày.
  • Sốt do sởi: Bé sốt cao liên tục từ 1-3 ngày, đi kèm ho, sổ mũi, mắt đỏ. Dẫn đến hiện tượng ban đỏ xuất hiện trên mặt và lan ra toàn thân.
  • Viêm tai giữa ở trẻ: Sốt cao kèm đau tai, ù tai và đôi khi có dịch mủ chảy ra từ tai.
  • Sốt rét: Bé thường có biểu hiện lạnh run, đau cơ, nhức đầu và mệt mỏi.
  • Viêm màng não: Trẻ có thể có triệu chứng cứng cổ, nôn mửa, li bì, thóp phồng và sốt cao.
  • Bệnh lao: Bé bị ho kéo dài, sốt nhẹ về chiều tối, đổ mồ hôi, giảm cân, và không đáp ứng với kháng sinh thông thường.
  • Nhiễm trùng huyết: Sốt cao kéo dài kèm nôn, thở gấp, mạch nhanh và đôi khi xuất hiện phát ban trên da.

Ngoài ra, các loại nhiễm trùng đường tiêu hóa, nhiễm trùng da, và viêm họng cũng là những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ sốt cao. Bố mẹ phải thường xuyên kiểm tra sức khỏe của con nếu con có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào.

>> Tham khảo:

  • Sốt Virut ở trẻ: Dấu hiệu và chăm sóc trẻ bị sốt
  • Những triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em và cách chữa trị
  • Tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh vào lúc nào?

Dấu hiệu trẻ bị sốt virus

Dấu hiệu sốt virus ở trẻ thường dễ nhận biết với một số đặc điểm điển hình như:

  • Sốt cao kéo dài: Trẻ có thể sốt liên tục từ 2-3 ngày, thân nhiệt tăng từ 38 - 41 độ C, nhất là vào buổi chiều hoặc tối. Khi cơn sốt qua đi, bé lại tỉnh táo, vui chơi như bình thường.
  • Đau nhức cơ thể: Trẻ nhỏ thường quấy khóc, tỏ ra khó chịu khi được bế hoặc chạm vào. Trẻ lớn hơn có thể than đau cơ bắp hoặc đau khắp mình.
  • Đau đầu: Một số trẻ có biểu hiện đau đầu, nhưng nhìn chung vẫn tỉnh táo và nhận thức tốt.
  • Triệu chứng đường hô hấp: Sốt virus thường đi kèm với các triệu chứng như ho, hắt hơi, sổ mũi nhiều, họng đỏ và đau rát, gây cảm giác nuốt vướng và khó chịu.
  • Rối loạn tiêu hóa: Trẻ bị rối loạn tiêu hóa khi virus tấn công vào đường tiêu hóa khiến trẻ có thể đi ngoài phân lỏng nhưng không kèm chất nhầy hay máu. Trẻ có thể bị nôn trớ, nhất là sau bữa ăn.
  • Sưng hạch: Các hạch ở vùng đầu, cổ, và mặt có thể sưng đau và có thể dễ dàng nhìn hoặc sờ thấy.
  • Sốt phát ban: Phát ban da thường xuất hiện sau 2-3 ngày sốt và là dấu hiệu báo hiệu cơ thể trẻ sắp giảm sốt.
  • Viêm kết mạc mắt: Trẻ có thể bị đau mắt đỏ, chảy nước mắt, thậm chí xuất hiện tình trạng mắt tiết dịch.

Ngoài những triệu chứng điển hình này, trẻ sốt virus cũng dễ bị mất nước, cần được bổ sung nước thường xuyên, đặc biệt là nước điện giải nếu bé bị tiêu chảy kéo dài. Việc chăm sóc tại nhà khi trẻ sốt virus bao gồm: theo dõi nhiệt độ, giữ ấm vừa phải, và cung cấp đủ dinh dưỡng cho bé.

Dấu hiệu sốt Virus ở trẻ

Dấu hiệu sốt Virus ở trẻ (Nguồn: Huggies)

Bé sốt về đêm có nguy hiểm không?

Trẻ hay sốt về đêm có thể gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm như nhiễm trùng máu, viêm phổi, viêm tai, lao, hoặc viêm màng não.

Nếu trẻ sốt dưới 39 độ, đây là hiện tượng sốt nhẹ và thường không quá nguy hiểm. Khi được chăm sóc đúng cách và hạ sốt kịp thời, trẻ có thể hồi phục tốt. Tuy nhiên, trong trường hợp trẻ có triệu chứng co giật, bố mẹ cần liên hệ ngay cho bác sĩ và theo dõi kỹ các dấu hiệu khác để ngăn ngừa biến chứng.

Nếu trẻ sốt từ 39 độ trở lên, đây là tình trạng sốt cao và cần được chú ý đặc biệt vì nguy cơ co giật tăng lên và gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Khi trẻ sốt cao và có các triệu chứng sốt về đêm ở trẻ bất thường như khó thở, môi tím tái, hoặc mất ý thức, phụ huynh nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được kiểm tra và điều trị kịp thời.

>> Tham khảo: Trẻ sơ sinh bị ho có đờm, khò khè thì phải làm sao?

Mẹ có biết:

Để bé có thể thoải mái nghỉ ngơi, không thể thiếu sự đồng hành của Huggies Skin Perfect! Đây là sản phẩm mới nhất của Huggies, cùng bố mẹ trong hành trình chăm sóc thiên thần nhỏ của gia đình.

Kích ứng da là một trong những vấn đề thường gặp và gây ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của bé. Chính vì vậy, việc chọn loại tã chất lượng để bảo vệ làn da nhạy cảm của bé sơ sinh rất quan trọng! Thay thế cho dòng tã dán sơ sinh tràm trà, Huggies Skin Perfect đã được nâng cấp với nhiều cải tiến mới. Đây là tã cho bé đầu tiên tại Việt Nam sở hữu công nghệ DUAL ZONE với 2 vùng thấm hút riêng biệt cho phân và nước tiêu. Tã giúp giảm các tác nhân gây kích ứng da và duy trì pH trên da bé > Tham khảo:

  • 8 cách hạ sốt nhanh cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn, hiệu quả
  • Bé sốt 39 độ nhưng vẫn ngủ ngon có nguy hiểm không?
  • Sốt siêu vi ở trẻ em bao lâu thì khỏi? Cách chăm sóc bé nhanh khỏi

Cách hạ sốt cho trẻ

Cách hạ sốt cho trẻ (Nguồn: Huggies)

Trẻ bị sốt khi nào cần đến bệnh viện điều trị?

Bố mẹ cần đặc biệt lưu ý khi nhiệt độ của con tăng lên bất thường và nên đưa bé đến bệnh viện ngay lập tức nếu bé thuộc các trường hợp sau:

  • Đối với trẻ 3 tháng tuổi, nếu trẻ bị sốt trên 38 độ thì bố mẹ nên đưa bé đến bác sĩ để kiểm tra, kể cả khi trẻ có biểu hiện bình thường.
  • Trẻ trong độ tuổi từ 3 tháng đến 3 tuổi sốt trên 38 độ. Mặc dù bố mẹ đã dùng các biện pháp hạ sốt tại nhà cho con nhưng đã 3 ngày tình trạng của bé không có dấu hiệu giảm.
  • Trẻ em mọi lứa tuổi cần phải đi khám bác sĩ nếu có các dấu hiệu sau: Sốt trên 40 độ, sốt kèm theo co giật, sốt tái phát, sốt phát ban. Đặc biệt là những trẻ sốt kèm theo các bệnh lý như: bệnh tim, ung thư, lupus,...

>> Tham khảo:

  • Trẻ Sơ Sinh Đi Ngoài Ra Nước Vàng Do Đâu? Có Nguy Hiểm Không?
  • Bé bị sốt nhưng vẫn chơi bình thường, khi nào nên đưa đi khám?
  • Sốt phát ban ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết

Câu hỏi thường gặp về trẻ sốt về đêm

Trẻ sốt mọc răng bao nhiêu độ?

Khi trẻ mọc răng, tình trạng sốt có thể xảy ra với mức độ khác nhau tùy thuộc vào cơ địa của từng bé. Một số trẻ chỉ có thân nhiệt nhẹ khoảng 37.8 – 38 độ C hoặc thậm chí không sốt, trong khi những trẻ sốt cao lên đến 39 độ C. Do đó, việc theo dõi sát sao nhiệt độ cơ thể của trẻ trong thời gian này là rất quan trọng.

Trẻ sốt bao lâu thì đưa đến bệnh viện khám?

Đối với trẻ dưới 3 tháng tuổi, nếu nhiệt độ của bé từ 38 độ C trở lên, cần đưa trẻ đi khám ngay, ngay cả khi trẻ vẫn có biểu hiện bình thường. Trẻ từ 3 đến 36 tháng tuổi nên được đưa đến bác sĩ nếu tình trạng bé sốt trên 38 độ đã kéo dài 3 ngày. Ngoài ra, bé cần được kiểm tra y tế ngay nếu có các biểu hiện sau: sốt trên 40 độ C, sốt kèm theo co giật, tái phát hoặc có tiền sử các bệnh lý nghiêm trọng như tim, lupus…

Trẻ bị sốt về chiều và đêm là bệnh gì?

Trẻ bị sốt vào buổi chiều và đêm thường là dấu hiệu của sốt virus. Tình trạng này thường kéo dài liên tục từ 2 đến 3 ngày, và trong một số trường hợp, trẻ có thể chỉ sốt vào ban đêm hoặc buổi chiều. Kèm theo cơn sốt, trẻ có thể gặp phải các triệu chứng hô hấp như sổ mũi nhiều, cảm giác kích thích ở vùng họng, dẫn đến đỏ và khó chịu, làm trẻ quấy khóc. Ngoài ra, trẻ cũng có thể cảm thấy khó nuốt hoặc nôn trớ.

Trẻ sốt cao khi đang ngủ phải làm sao?

Khi trẻ sốt cao trong lúc ngủ, bố mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng thuốc hạ sốt nếu cần. Đảm bảo trẻ mặc đồ thoải mái và giữ môi trường ngủ thông thoáng. Lau người cho trẻ bằng khăn ấm hoặc cho trẻ uống đủ nước sẽ hỗ trợ trong việc hạ sốt và giữ cho trẻ luôn đủ nước. Cuối cùng, tạo không gian yên tĩnh để trẻ nghỉ ngơi hợp lý.

Hy vọng với những thông tin trên bố mẹ đã biết cách xử lý khi trẻ bị sốt về đêm. Để biết thêm thông tin về sức khỏe cũng như cách chăm sóc bé đúng, mẹ có thể tham khảo tại chuyên mục Chăm sóc bé hoặc gửi câu hỏi về mục Góc chuyên gia của Huggies mẹ nhé!

>> Chủ đề liên quan có thể Bố mẹ quan tâm:

  • Nên tẩy giun cho trẻ khi nào? Lưu ý khi cho trẻ dùng thuốc tẩy giun
  • Nguyên nhân chảy máu cam ở trẻ và những điều cần biết
  • Trẻ ho nhiều về đêm nhưng không sốt: Phương pháp trị dứt điểm

>> Nguồn tham khảo:

  • https://www.cheerschildcare.com/why-does-my-child-only-have-a-fever-at-night-5-main-causes/
  • https://www.nurofen.co.uk/children/articles/caring-for-your-feverish-child-through-the-night/

Từ khóa » Hạ Sốt Vào Ban đêm