Storytelling Là Gì? Nguyên Tắc Xây Dựng Content Storytelling Thu Hút
Có thể bạn quan tâm
Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao chiến dịch truyền thông của các thương hiệu lớn như Coca Cola, Pepsi, Biti’s Hunter,… lại thành công và chạm đến cảm xúc của người xem hay chưa? Bí quyết là họ không quảng cáo sản phẩm một cách trực tiếp mà thay vào đó là kể một câu chuyện liên quan đến thương hiệu. Phương pháp này còn gọi là Storytelling. Vậy để hiểu rõ hơn Storytelling là gì thì hãy cùng mình tham khảo bài viết này nhé!
I. Storytelling là gì?
1. Định nghĩa Storytelling
Storytelling là nghệ thuật kể chuyện bằng từ ngữ, hình ảnh hay video để khơi gợi ở người nghe sự tưởng tượng và đồng cảm về thông điệp mà người kể muốn truyền tải. Đây là phương pháp được rất nhiều Marketer ngày nay sử dụng cho các chiến dịch truyền thông nhằm tác động tới cảm xúc của khách hàng mục tiêu, giúp truyền tải thông điệp của doanh nghiệp một cách tự nhiên nhất.
2. Lịch sử hình thành và phát triển
Có 3 giai đoạn văn hóa chủ yếu trong sự hình thành và phát triển của Storytelling, đó là: văn hóa truyền miệng, văn hóa đọc và văn hóa truyền tải qua công nghệ thông tin.
- Ở giai đoạn truyền miệng, con người giao tiếp hoàn toàn bằng lời nói và trao đổi thông thông qua hình thức truyền miệng. Do đó các câu chuyện được truyền lại từ đời này sang đời khác qua hình thức này thường bị “tam sao thất bản”.
- Đến giai đoạn tiếp theo, loài người đã tạo ra chữ viết và ghi chép trên các vật liệu như đá, đất sét, da và giấy khoảng hơn 9000 năm trước. Cũng từ đây, văn hóa đọc bắt đầu xuất hiện. Người La Mã trong những năm 770 đến 750 TCN đã lần đầu tiên khắc lại câu chuyện lịch sử của mình trên đá và da.
- Đến giai đoạn công nghệ thông tin phát triển vào những năm 1800 thì các thiết bị và nền tảng công nghệ như radio, TV, điện thoại, đặc biệt là mạng xã hội đã bắt đầu len lỏi vào cuộc sống thường ngày của con người. Đó là lý do khiến cho việc truyền tải thông tin qua nền tảng công nghệ số ngày càng phát triển. Bất kỳ ai cũng có thể truyền tải thông tin của mình trên mạng xã hội, và còn được nêu ý kiến, bình phẩm, bình luận trong mọi vấn đề. Các doanh nghiệp ngày nay cũng tận dụng nền tảng công nghệ để tiếp cận và truyền tải câu chuyện, thông điệp đến khách hàng của mình.
3. Sự khác nhau giữa Storytelling và Content Marketing
Storytelling có thể nói là một phần trong Content Marketing. Storytelling được doanh nghiệp sáng tạo một cách độc đáo, dễ tạo ra cảm xúc với mục tiêu khiến khách hàng đồng cảm, thấu hiểu được thông điệp mà doanh nghiệp muốn truyền tải qua một câu chuyện.
Điều đặc biệt là câu chuyện này có thể liên quan hoặc không liên quan đến sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp đang kinh doanh. Còn Content Marketing hướng tới việc cung cấp thông tin cần thiết về doanh nghiệp và sản phẩm, hoặc thúc đẩy khách hàng thay đổi hành vi mua hàng qua các nội dung xuất bản trên các kênh online.
II. Lợi ích của Storytelling mang lại cho doanh nghiệp
Storytelling là một hình thức hữu hiệu giúp thương hiệu của doanh nghiệp được nổi bật, tỏa sáng trong tâm trí khách hàng. Với hình thức này, doanh nghiệp sẽ dễ đánh đúng tâm lý của khách hàng, khiến họ cảm thấy được cảm thông vì nhận ra hình ảnh của bản thân trong câu chuyện mà doanh nghiệp đang kể. Điều này giúp khách hàng nhớ đến thương hiệu của bạn một cách sâu sắc hơn so với các đối thủ cạnh tranh đang quảng cáo theo cách thông thường.
Vì vậy, nếu biết cách sử dụng hình thức Storytelling một cách độc đáo, sáng tạo và có cảm xúc thì thương hiệu của bạn sẽ nhanh chóng tạo được một chỗ đứng nhất định trên thị trường cũng như trong tâm trí khách hàng. Kết quả là mỗi khi xuất hiện nhu cầu về sản phẩm, khách hàng sẽ nghĩ ngay đến thương hiệu của bạn và thực hiện mua hàng của doanh nghiệp.
III. Những định dạng của Storytelling
1. Data storytelling
Data storytelling là phương pháp kể chuyện bằng các con số hoặc chữ nhằm cung cấp thông tin quan trọng đến khách hàng mục tiêu một cách đầy đủ nhưng phải đi theo một cốt truyện để không gây nhàm chán cho người đọc. Phương pháp này giúp biến những con chữ và con số khô khan trở nên thú vị, lôi cuốn hơn qua góc độ của người kể chuyện là doanh nghiệp.
2. Visual storytelling
Ngày nay, mọi người thường thích xem hình ảnh và video hơn là đọc vì không muốn tốn nhiều thời gian. Do đó, Visual storytelling ngày càng phổ biến hơn trong các chiến dịch truyền thông.
Đây là phương pháp kể chuyện và chuyển hóa thông tin bằng hình ảnh hoặc video minh họa đầy màu sắc, sinh động. Nhờ có những kỹ thuật đồ họa, edit video hiện đại mà những hình ảnh và video ngày càng nghệ thuật, đặc sắc hơn, dễ thu hút người xem. Câu chuyện của doanh nghiệp nhờ đó cũng dễ dàng tiếp cận và nhận được sự chú ý, lắng nghe từ khán giả.
IV. Nguyên tắc cơ bản trong storytelling
- Glue: Nguyên tắc “keo dán” này đề cập đến việc kết nối thông điệp Marketing với niềm tin của người tiêu dùng. Có nghĩa là những thông điệp bạn đưa ra trong Storytelling phải phù hợp với những gì mà khách hàng cho là đúng, không được trái với niềm tin của họ. Để làm được điều đó thì bạn phải nghiên cứu thật kỹ về tâm lý, quan điểm sống của nhóm khách hàng mục tiêu.
- Reward: Khi xem một bộ phim hay nghe một câu chuyện, ai cũng mong muốn một cái kết có hậu. Và câu chuyện trong hình thức Storytelling cũng nên vậy. Bạn phải cho khách hàng biết được họ sẽ nhận được điều gì, có sự thành công nào khi cũng sử dụng sản phẩm giống như nhân vật trong câu chuyện. Điều này sẽ đem đến cho họ động lực để thử dùng sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp bạn hơn.
- Emotion: Mọi người thường đặc biệt ấn tượng với câu chuyện nào đánh đúng và đánh mạnh vào cảm xúc của họ. Giống như nguyên tắc Glue, bạn cũng phải hiểu rõ tâm tư, tình cảm, những điều dễ làm khách hàng xúc động để xây dựng câu chuyện trong Storytelling tác động mạnh mẽ đến tình cảm sâu lắng nhất của khách hàng.
- Authentic: Dù câu chuyện của thương hiệu có hay và hấp dẫn đến mấy mà không có tính chân thật thì cũng sẽ không thể nào thuyết phục được khách hàng. Vì vậy, câu chuyện bạn kể phải dựa trên những sự kiện có thật, các yếu tố về chất lượng sản phẩm hay dịch vụ cũng phải đúng với thực tế. Như vậy thì khách hàng sẽ tin tưởng vào thương hiệu của bạn hơn thông qua Storytelling. Không nên chú ý quá nhiều đến kết quả tốt đẹp của câu chuyện mà quên đi yếu tố chân thật nhé!
- Target: Mỗi câu chuyện thường chỉ trở nên hấp dẫn đối với một đối tượng cụ thể. Ví dụ như các bạn nữ thường thích xem phim tình cảm, còn các bạn nam thì thích xem phim siêu anh hùng. Vì vậy, bạn cần xác định đúng đối tượng mục tiêu, nghiên cứu, tìm hiểu rõ về họ để xây dựng một cốt truyện phù hợp, thu hút nhất cho đối tượng đó. Không nên nhắm quá nhiều đối tượng cho một câu chuyện vì nó có thể sẽ không đem lại hiệu quả cao trừ khi câu chuyện quá hay, quá xuất sắc.
V. Cách viết Content Storytelling thu hút
1. Chọn dạng cốt truyện phù hợp
- Cốt truyện Storytelling - từ tồi tệ đến thành công: Đây là dạng câu chuyện “before - after”, tức là so sánh trước và sau khi xảy ra một sự việc hoặc một sự thay đổi nào đó. Cốt truyện này giúp cho người xem nhìn thấy được sự thay đổi từ chính nỗ lực của bản thân. Hoặc nhờ gặp được một ai đó, nhận ra một chân lý, hay sử dụng một sản phẩm/dịch vụ nào đó mà dẫn đến một kết quả tích cực, khác hoàn toàn so với trước đây.
- Cốt truyện Storytelling - vượt qua quái vật: Đây là cốt truyện về sự dũng cảm vượt qua những điều bản thân sợ hãi hoặc ám ảnh trong một khoảng thời gian dài. Sau quá trình đấu tranh, nhân vật trong câu chuyện đã quyết định vượt qua để hướng tới những điều tốt đẹp hơn, đón nhận cuộc sống với cái nhìn tích cực hơn. Cốt truyện này thường chạm đến trái tim của nhiều người vì ai cũng có những nỗi sợ của riêng mình và vẫn chưa dám vượt qua.
- Cốt truyện Storytelling - hành trình của người hùng: Đây là loại cốt truyện nâng cấp hơn của Storytelling. Kể về hành trình vượt qua quái vật với đầy đủ các phân cảnh từ lúc bắt đầu, đến lúc gặp khó khăn gian nan cho đến khi vượt qua hết tất cả những điều đó và gặt được thành công cho bản thân. Dạng cốt truyện này cũng truyền động lực rất lớn cho người xem.
- Cốt truyện Storytelling chinh phục: Với loại cốt truyện này, nhân vật chính thường là một người đầy khát khao, hy vọng và hết mình chinh phục ước mơ. Nội dung sẽ nói về quá trình lập kế hoạch, đặt mục tiêu và nỗ lực thực hiện bằng tất cả cố gắng của bản thân để đạt được điều mình muốn. Dạng cốt truyện này phù hợp với đối tượng đang có những hoài bão cho tương lai.
- Cốt truyện Storytelling “hoài niệm - chân lý”: Đây là dạng cốt truyện tự sự, kể lại kỷ niệm của bản thân hoặc về một trải nghiệm nào đó có ý nghĩa lớn lao. Các câu chuyện về tình bạn, tình yêu, tình cảm gia đình cũng là một dạng của loại cốt truyện này. Khi lựa chọn viết Storytelling theo dạng này nên tránh việc khoe khoang về thành tích trong quá khứ mà nên hướng đến sự chia sẻ cho người xem hơn.
2. Xác định góc nhìn của bạn
Có hai đối tượng luôn phải có khi kể một câu chuyện, đó là nhân vật chính và người nghe. Trong nghệ thuật Storytelling cũng vậy, bạn cần phải xác định được hai nhân vật này khi muốn tạo nên câu chuyện của mình.
Nhân vật chính ở đây có thể là thương hiệu, sản phẩm và cũng có thể là một khách hàng điển hình trong nhóm đối tượng mục tiêu. Bạn nên đặt ra các câu hỏi như: Tính cách của nhân vật chính là gì? Tâm lý và hành vi của họ như thế nào? Có những sự kiện, sự tác động nào đến nhân vật chính?
Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải đặt mình ở vị trí của người nghe, của khách hàng để hiểu được những mong muốn, sở thích của họ về câu chuyện mà bạn sắp kể. Tóm lại, bạn phải có góc nhìn của cả hai đối tượng là nhân vật chính và khán giả để thể hiện tốt nhất câu chuyện của mình.
3. Phác thảo nên cốt truyện
Để câu chuyện của bạn có sự kết nối logic giữa các phần với nhau thì bạn cần nhìn được bức tranh tổng quan về câu chuyện đó bằng cách phác thảo cốt truyện. Một cốt truyện được đầu tư chỉn chu, hoàn hảo từng phần vừa giúp bạn dễ dàng tìm ra những lỗ hổng để chỉnh sửa, vừa giúp người xem sau này hiểu được toàn bộ câu chuyện một cách dễ dàng. Bạn nên nắm được nội dung chính, thông điệp muốn truyền tải để cốt truyện đi đúng định hướng ban đầu, đảm bảo người xem nhận ra được thông điệp ẩn sau cốt truyện đó.
4. Khai thác những điều sâu xa
Những câu chuyện chỉ khai thác được bề nổi hoặc giống với nhiều nội dung khác trên Internet sẽ không tạo được nét độc đáo và không gây ấn tượng mạnh với người xem. Bạn cần tìm hiểu insight của người xem để tìm ra khía cạnh nào có thể đào sâu nhằm tạo được sự đồng cảm sâu sắc với khách hàng. Nếu phát hiện được những điều sâu thẳm nhất trong lòng người xem thì chắc chắn câu chuyện của bạn sẽ thành công.
5. Dẫn chứng thật thuyết phục
Câu chuyện của bạn không nên chỉ là tập hợp của những chi tiết hư cấu mà phải có những tình tiết liên quan đến nhau và có tính thuyết phục cao. Bạn nên tìm hiểu về những điều thực tế đang xảy ra trong cuộc sống có liên quan đến câu chuyện của bạn để đưa vào khi xây dựng cốt truyện cũng như khi viết thoại cho các nhân vật xuất hiện.
6. Tạo ra “anh hùng” của câu chuyện
“Anh hùng” ở đây không phải nói về một siêu nhân hay siêu anh hùng nào đó mà chỉ đơn giản là một người vượt qua khó khăn, thách thức, hay đơn giản chỉ là vượt qua chính bản thân mình để đạt được thành công. Hoặc là người đem đến niềm vui, sự giúp đỡ cho người khác. Nhân vật có đặc điểm như vậy sẽ khiến người xem thích thú, yêu mến không chỉ cho nhân vật mà còn cho thương hiệu của bạn hơn.
VI. Kỹ thuật giúp Storytelling thật lôi cuốn
- Dành thời gian để chuẩn bị: Bất kỳ công việc nào cũng cần có sự chuẩn bị và nghiên cứu kỹ lưỡng, gồm cả chiến lược Storytelling Marketing. Bạn nên nghiên cứu thật kỹ các khía cạnh về đặc điểm thương hiệu, tâm lý, suy nghĩ, hành vi của đối tượng mục tiêu và đảm bảo hiểu được sâu sắc tất cả các khía cạnh đó. Thông qua đó, bạn sẽ tạo nên một câu chuyện hoàn hảo để xuất bản bằng nhiều hình thức, trên nhiều phương tiện truyền thông khác nhau.
- Có sự đồng nhất và cá nhân hóa cách kể chuyện: Bạn nên kể chuyện theo một phong thái nhất quán, không được mỗi giai đoạn một cách kể khác nhau sẽ khiến người xem cảm thấy rối và khó cảm nhận được toàn bộ ý nghĩa câu chuyện. Vì vậy hãy lựa chọn cách kể chuyện phù hợp nhất cho từng câu chuyện và nên đóng vai như là một người đang kể chuyện chứ không phải một tổ chức hay doanh nghiệp đang cố truyền tải thông điệp đến khách hàng của mình.
- Tận dụng sức mạnh của multimedia: Thời đại Internet và mạng xã hội phát triển là một lợi thế cho các thương hiệu trong việc truyền tải các câu chuyện bằng hình thức Storytelling. Bạn nên tận dụng đa dạng các kênh online hiện có, đặc biệt là các kênh đối tượng mục tiêu thường truy cập để xuất bản câu chuyện của mình bằng các hình thức khác nhau. Các kênh phổ biến hiện nay là Facebook, Youtube, Tik Tok, Blog,...
- Tăng yếu tố cảm xúc cho câu chuyện: Bạn cần tạo nên điểm nhấn hay cao trào trong câu chuyện của mình khiến cho người theo dõi phải cảm thán khi xem. Điều đó sẽ khiến cho câu chuyện và thông điệp bạn đưa ra in sâu trong tâm trí của khách hàng hơn.
- Tạo ra những rào cản cụ thể: Một câu chuyện êm ả, không có chút sóng gió từ đầu đến cuối sẽ không có sự hấp dẫn và khiến người xem dễ chán. Bạn nên thêm vào những yếu tố rào cản, khó khăn mà nhân vật chính phải vượt qua để tăng sự kịch tính, lôi cuốn trong câu chuyện.
- Kiểm soát nhịp điệu của câu chuyện: Nếu bạn kể câu chuyện của thương hiệu theo tiết tấu chậm rãi thì người xem thường sẽ mất kiên nhẫn, dễ bỏ đi. Nhưng nếu diễn ra quá nhanh thì lại khiến họ không cảm nhận đầy đủ và trọn vẹn ý nghĩa từ câu chuyện. Vì vậy bạn nên biết kiểm soát, phân bổ tình tiết nhanh - chậm sao cho hợp lý, dẫn dắt người xem đến cuối cùng mà không cảm thấy nhàm chán.
- Thêm yếu tố trực quan vào câu chuyện: Đối với những câu chuyện kể bằng chữ thì bạn nên thêm vào hình ảnh, video, graphic minh họa một cách sinh động, màu sắc thu hút, thể hiện đúng nội dung câu chuyện. Các yếu tố này sẽ giúp câu chuyện của bạn thú vị hơn nhiều đấy!
- Không kết thúc câu chuyện với những bài học răn dạy: Hãy nhớ rằng không ai muốn mình “bị lên lớp” bởi người khác, kể cả thông điệp của thương hiệu. Vì vậy, dù thế nào thì bạn cũng nên cố gắng gợi ý một cách dễ hiểu nhất có thể để người xem tự nhận ra ý nghĩa và bài học riêng cho bản thân. Điều đó cũng có thể sẽ khiến một số khán giả cảm thấy tò mò và xem đi xem lại câu chuyện của bạn nhiều lần hơn nếu chưa hiểu.
Xem thêm:
- Video Content là gì? Tầm quan trọng của Video Content trong Marketing
- SEO Content là gì? Cách xây dựng và tối ưu SEO Content hiệu quả
- Seeding là gì? Cách triển khai chiến dịch Seeding đạt hiệu quả
Mong rằng sau khi đọc bài viết này bài sẽ hiểu rõ Storytelling là gì cũng như biết cách ứng dụng nó trong công việc và cuộc sống. Hãy chia sẻ bài viết cho nhiều người nếu bạn thấy nó bổ ích nhé!
Nguồn tham khảo:
https://www.duarte.com/storytelling-in-marketing/
https://www.allbusiness.com/storytelling-important-content-marketing/
Từ khóa » Chiến Lược Storytelling Marketing Là Gì
-
Storytelling Marketing - Marketing Bằng Cách Kể Chuyện
-
Storytelling Là Gì? Quảng Cáo Video Dẫn Dắt Kể Chuyện - MarketingAI
-
Storytelling - Câu Chuyện Thành Công Của Content Marketing - LPTech
-
Storytelling Là Gì? Chiến Lược Quảng Cáo Bằng Cách Kể Chuyện Thu Hút
-
Storytelling Marketing: Chiến Dịch Quảng Bá Qua Những Câu Chuyện
-
Storytelling Là Gì? Cách Viết Content Storytelling “thôi Miên” Khách ...
-
Storytelling Marketing - Chiến Lược Marketing Hiệu Quả Cho Nhà Hàng
-
Top 15 Chiến Lược Storytelling Marketing Là Gì
-
Vũ Khí Storytelling Trong Marketing - Á Châu Media
-
Storytelling Là Gì? Đây Có Phải Chiến Lược Marketing Kiểu Mới?
-
Storytelling Là Gì? Bí Quyết Triển Khai Chưa Ai Nói Với Bạn - The7
-
Storytelling - Chiến Dịch Marketing Từ Những Câu Chuyện Hay Và ý ...
-
Storytelling Marketing Là Gì?Câu Chuyện Tiếp Thị Thú Vị 2022 - Làm Web
-
Storytelling Là Gì? Cách Viết Storytelling đánh đúng Tâm Lý Khách Hàng