Stress – Con Người đang Phải Chịu đựng Mà Không Hiểu Về Nó
Với những đòi hỏi ngày càng cao của cuộc sống hiện đại, chúng ta ngày càng gặp nhiều áp lực từ công việc, vấn đề tài chính, các mối quan hệ, bệnh tật. Thậm chí ngay cả khi chúng ta có những điều kiện đầy đủ, chúng ta vẫn thường xuyên mắc kẹt bởi nhiều yếu tố tâm lý khác mà không sao để tâm trí an bình được. Những tư duy và suy nghĩ không đồng điệu trong từng cá nhân có nhiều “cầu toàn khác biệt”, luôn khiến người ta dễ dàng nổi nóng, đòi hỏi ở những người sống bên cạnh có những tiêu chuẩn giống mình, và phản ứng vội vàng thiếu suy xét, chấm dứt mối quan hệ hoặc buông xuôi, vì thế chất lượng đời sống hàng ngày vô tình trở nên nhàm chán. Những căng thẳng (stress) đó vô hình ẩn náu dưới nhiều khía cạnh trong cuộc sống mà chúng ta trải nghiệm mỗi ngày. Con người đang phải chịu đựng nó, ảnh hưởng vô cùng tiêu cực đến sức khỏe và chất lượng sống mà lại không hiểu nhiều về nó, không hề được quan tâm đúng mức.Vậy stress là gì? Và làm thế nào để giảm stress?
HIỂU VỀ STRESS?
Stress là một cảm giác căng thẳng, mệt mỏi áp lực về tâm lý. Áp lực với cường độ thấp có thể là một điều tốt và thậm chí có lợi ích trong công việc và sức khỏe. Stress tích cực cũng có vai trò trong động lực, thích nghi và phản ứng với môi trường xung quanh. Tuy nhiên với một lượng áp lực thường xuyên hay quá nhiều có thể dẫn đến nhiều vấn đề đối với cơ thể và điều đó có thể cực kì có hại khiến tâm trạng thường xuyên tụt dốc và tác động đến những suy nghĩ, hành vi ứng xử của một người.
Stress lâu ngày dẫn đến rối loạn chuyển hóa các chất trong cơ thể, làm tăng cholesterol trong máu, tăng tiết adrenalin ảnh hưởng đến tim mạch. Stress ảnh hưởng đến dạ dày (ăn không tiêu, chảy máu tiêu hóa). Stress còn tác động đến cơ quan tình dục làm giảm ham muốn gần gũi. Và quan trọng nhất, stress ảnh hưởng đến chất lượng sống trong các mối quan hệ cũng như chất lượng công việc mà mỗi người đang đảm nhận.
“Sự mệt mỏi thường không xuất phát từ công việc, mà từ lo lắng, thất vọng và oán giận” – Dale Carnegie.Hãy gặp các chuyên gia tâm lý để tìm nguồn gốc thật sự của cơn Stress đang có trong bạn, đó là cách tốt nhất để bạn ứng phó với nó.1. Hãy ngừng phụ thuộc vào các điểm tựa bên ngoài2. Dành thời gian kết nối với bản thân hiệu quả3. Nỗ lực thực hiện kế hoạch đã định một cách có kỷ luật4. Thích nghi với những bất tiện cuộc sống như là điều tất yếu5. Giao thông tấm lòng với người người bạn tin cậy.
ỨNG PHÓ VỚI STRESS NHƯ THẾ NÀO?
Qua quá trình tham vấn tâm lý – trị liệu, Viện Tâm lý SUNNYCARE đã giúp nhiều thân chủ nhận ra rằng stress bộc phát dựa trên nhiều mối quan hệ tương quan mà bạn cần xác định để quản lý hiệu quả:
Hãy từ bỏ thói quen phụ thuộc các yếu tố bên ngoài
Nếu bạn hay đặt hạnh phúc của mình lên nhiều điểm tựa bên ngoài như dựa vào thái độ sống, đánh giá của ai đó, vào những con người hay tình huống không như ý của cuộc sống như do người khác không hợp tác tốt với mình, do chống đối từ con cái, do sự thiếu quan tâm của bạn đời, do những người từng làm bạn tổn thương, do thành công của người khác trên mạng xã hội, thậm chí bạn dành rất nhiều thời gian để lo lắng về những khó khăn chưa xảy đến hoặc bám chặt vào những vấn đề đã xảy ra trong quá khứ bằng những suy nghĩ tiêu cực, lo lắng, hồi hộp, ghen tị, sợ hãi..thì có nghĩa là bạn đang tự chuốc khổ vào thân rồi than vãn về cuộc đời mình. Vậy chắc chắn khi những vấn đề ấy không như ý muốn hoặc các điểm tựa của mình mất đi, bạn sẽ vô cùng đau khổ và hụt hẫng. Vì thế, ngay từ lúc này, bạn hãy dựa vào chính mình, tập trung vào sức mạnh nội lực của bản thân, gia tăng tri thức để hiểu biết và làm chủ các vấn đề cuộc sống của bạn.
Dành thời gian kết nối gần gũi với bản thân
Rất có thể bạn đã quên một điều vô cùng quan trọng trong cuộc sống là dành thời gian kết nối với chính bản thân mình. Bạn không quan tâm đến sắc diện, sức khỏe thể chất như chế độ ăn uống, ngủ nghỉ không phù hợp, lười vận động và lười tập thể dục thể thao.. Bạn né tránh hoặc bỏ mặc cảm xúc vui, buồn, tức giận của chính mình mà quên quan sát sâu bên trong thế giới nội tâm, bạn cố chống chọi lại những cảm xúc không như ý để tạo nên một cái vỏ bọc mang tên niềm vui và thể hiện cho người khác thấy bạn đang ổn như thế nào.
Bạn hãy nhớ, khi chúng ta bắt đầu muốn chịu trách nhiệm cho hạnh phúc của chính mình, chúng ta cần sống thật với cảm xúc của mình, gần gũi vỗ về bản thân để bao dung tất thảy mọi cảm xúc đến với chúng ta, bình tĩnh đúc rút được những kinh nghiệm sống mới.
Khi căng thẳng tột cùng, là lúc vấn đề trầm cảm xuất hiện, một trong những lý do lớn đó là sự bỏ mặc bản thân – đứa trẻ bên trong chúng ta bị thất vọng khi chúng ta không kết nối với cảm giác của chính mình.
Bạn hãy cười nhiều hơn, chia sẻ nhiều hơn, sống nhẹ nhàng hơn và tập thực hành kết nối với bản thân như: dành thời gian cho việc chăm sóc cơ thể, lắng nghe những bản nhạc, trồng cây cối để có cơ hội quan sát chính cơ thể mình trong từng hơi thở, bước chân, làn da. Khi gần gũi với chính cảm xúc của mình, bạn sẽ bắt đầu thấy bản thân là điều quan trọng nhất cần được tôn trọng, yêu thương. Khi bạn có được như vậy, năng lượng tích cực từ trong tâm hồn và con người bạn tỏa sáng, tâm trí trở nên nhẹ nhàng khi đối diện với những điều khó khăn trong cuộc đời. Bạn bắt đầu thấy cuộc sống này có ý nghĩa hơn và muốn dành thời gian để thực hiện nó một cách đầy cảm hứng.
Nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề trong cuộc sống
Nếu hết lần này đến lần khác bạn bị mắc kẹt trong những cảm xúc tiêu cực về nhiều vấn đề, thậm chí cùng trên một vấn đề nhưng suy nghĩ, cảm giác, ngôn từ và hành động của bạn vẫn không thay đổi dù đã từng thất bại. Và tất nhiên kết quả khó mà khác được nếu như bạn vẫn làm theo cách cũ với tư duy cũ ấy. Điều này muốn nói với bạn rằng bạn cần nâng cao giới hạn hiểu biết về vấn đề đang xảy ra. Đừng bảo thủ hay giữ nguyên quan điểm cá nhân của mình, mà hãy mở rộng để tiếp thu thêm những điều đa dạng bằng việc học hỏi, lắng nghe nhiều hơn.
Căng thẳng xảy đến, nó không phụ thuộc vào tình huống đó ra sao, mà phụ thuộc vào việc bạn đã ứng xử như thế nào. Nhiều người không hiểu được mong đợi của người khác đằng sau mọi hành động, câu từ mà họ đang truyền tải đến mình, dẫn đến những việc mình làm không đạt sự thuyết phục. Học cách đọc vị cảm xúc của người khác, bạn sẽ hiểu đằng sau bất cứ lời nói, hành vi nào của mỗi người đều chứa đựng những mong đợi rất cụ thể, chúng ta cần hiểu rõ mà giải quyết các vấn hiệu quả hơn.
Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, vấn đề có lớn và khẩn cấp đến đâu chăng nữa, bạn hãy phân tích chúng thật cụ thể và rõ ràng để có những thái độ, hành động ứng phó phù hợp.
Nỗ lực thực hiện kế hoạch đã định một cách có kỷ luật
Căng thẳng sẽ thường xuyên gõ cửa tâm trí bạn nếu như bạn thường xuyên trì hoãn những dự định, những kế hoạch vì không kiểm soát được thời gian thực hiện chúng một cách kỷ luật và nghiêm túc. Ước mong của bạn là chính đáng, nó đến từ khao khát ẩn sâu bên trong là muốn được chu toàn và trách nhiệm mọi sự trước bản thân và mong đợi được sự ghi nhận của người khác. Nhưng rồi bạn lại quên mất rằng, để đạt được những điều bạn muốn, cách duy nhất là phải sắp xếp mọi việc một cách khoa học, đặt thứ tự ưu tiên cho từng việc một để thực hiện ngay nó. Càng trì trệ, tâm trí bạn càng rơi vào dồn ép, thất vọng và mệt mỏi.
“Bản thân bóng tối không tồn tại. Nếu bạn cố đuổi bóng tối ra khỏi phòng, bạn bị xem là người mất trí. Muốn xua tan bóng tối, đơn giản là hãy bật đèn lên” – Girsh Patel
Thích nghi với những bất tiện cuộc sống như là điều tất yếu
Con người thường bị stress nhiều nhất khi rơi vào những hoàn cảnh như: người thân qua đời, ly hôn, mất việc, mất tiền bạc, các vấn đề nguy kịch mang tính toàn cầu như dịch bệnh, thiên tai, hay đó là những khó khăn trong cuộc sống hàng ngày như mâu thuẫn trong mối quan hệ vợ chồng, bạn bè, đồng nghiệp, cấp trên hoặc khi gặp phải những lời chỉ trích, xuyên tạc…Không phải diễn tiến của việc này khiến họ căng thẳng mà chính là nỗi sợ, nguy cơ bị đe dọa, bất an, mặc cảm tội lỗi, hay việc đánh giá quá thấp bản thân…mới khiến họ căng thẳng.
Con người có khả năng thích nghi rất tốt khi họ xem sự việc xảy ra là tất yếu. Cùng một sự kiện nhưng người hạnh phúc và thất bại lại có những cách phản ứng khác nhau. Đó là lý do họ tạo ra những kết quả rất khác nhau cho đời mình. Vì thế, khi gặp vấn đề, bạn hãy dừng tập trung vào 3 yếu tố: Mất mát, Đổ Lỗi và Bỏ cuộc. Mà xem xét ngay chúng ta cần có những phương án mới cải thiện như thế nào, chúng ta có được bài học gì sau những bất tiện đã xảy ra và cố gắng đến cùng cho những mục tiêu đã định.
Khi bạn thực sự mệt mỏi, yếu đuối, bạn hãy nghỉ ngơi một chút, tìm học cách thư giãn tâm trí một cách hiệu quả. Nếu bạn khó khăn trong thiết lập các mối quan hệ, hay bối rối về kỹ năng giải quyết những vấn đề trong cuộc sống, việc cần làm ngay là gặp một nhà tham vấn tâm lý để giúp bạn vượt qua chúng một cách an toàn và bảo mật. Người ta thường nói “nước chảy thì nước mới trong”, cảm xúc của con người cũng vậy, cũng cần phải được “giao thông tấm lòng với người tin cậy” để thấy nhẹ nhàng hơn, sáng suốt nhận diện được những vấn đề ẩn sâu bên trong và giải phóng hết đi những tiêu cực, bế tắc đang bám giữ trong lòng. Qua sự giúp đỡ chuyên nghiệp, bạn được nâng cao nhận biết tận sâu trong tiềm thức để khơi mở cho bạn những hướng đi sáng tỏ hơn, và gia tăng nội lực ứng phó vấn đề cuộc sống.
VIỆN TÂM LÝ SUNNYCARE
LP03 – 10 Tòa Landmark Plus, 208 Nguyễn Hữu Cảnh, P22, Bình Thạnh, TPHCM
LEAVE A REPLY Cancel reply
Please enter your comment! Please enter your name here You have entered an incorrect email address! Please enter your email address hereSave my name, email, and website in this browser for the next time I comment.
VIỆN TÂM LÝ SUNNYCARE
MST: 0313 644210 - Sở kế hoạch và Đầu Tư TPHCM cấp ngày 01/02/2016
Toà nhà Landmark Plus, 208 Nguyễn Hữu Cảnh, P22, Bình Thạnh, Tp.HCM Tel: 028-7300 6848 ( ext 200 ) Hotline/Zalo: 0896.39.7968
24/7: 0896 39 7968
infoasst@sunnycare.vn
CHÍNH SÁCH
Điều khoản chính sách
Chính sách bảo mật
Chính sách hoàn tiền
© 2019 Sunnycare
x xTừ khóa » Chịu Quá Nhiều áp Lực
-
Hậu Quả Của Căng Thẳng Lâu Dài Là Gì? - Vinmec
-
7+ Dấu Hiệu Bạn Đang Bị Stress Nặng Và Hướng điều Trị An Toàn
-
Căng Thẳng Mệt Mỏi (Stress): Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và điều Trị
-
Những Dấu Hiệu Cảnh Báo Căng Thẳng Quá Mức - Medlatec
-
8 Cách Nhanh Chóng Vượt Qua áp Lực Trong Công Việc - Luật Minh Khuê
-
Áp Lực Công Việc: Bạn Chiến đấu Hay Bỏ Chạy? - Hello Bacsi
-
Mệt Mỏi Áp Lực Vì Điểm Số Và 5 Cách Giúp Bạn Vượt Qua
-
Áp Lực Học Tập: Thực Trạng Và Những Hậu Quả Tiềm Ẩn
-
Những Tác Hại Của Mệt Mỏi áp Lực Công Việc Và Cách Phòng Tránh
-
8 Dấu Hiệu, Biểu Hiện Và Triệu Chứng Của Bệnh Stress Nặng
-
Stress, Trầm Cảm Vì áp Lực Thi Cử - Báo Công An Nhân Dân điện Tử
-
Áp Lực Cuộc Sống Là Do đâu? 4 Cách Vượt Qua áp Lực Cuộc Sống
-
Chịu Áp Lực Gia Đình: Những Hệ Lụy Và Cách Để Vượt Qua
-
Trầm Cảm Trong Công Việc, Chuyện Không Của Riêng Ai - Prudential