Sự Biến đổi Về Lượng Và Sự Biến đổi Về Chất Khác Nhau Như Thế Nào ...
Có thể bạn quan tâm
Mục lục bài viết
- Khái niệm lượng và chất?
- Sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất khác nhau như thế nào?
- Ví dụ sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất
Trong cuộc sống xung quanh ta có nhiều hiện tượng lạ, sinh động hấp dẫn đang chờ ta khám phá. Và con đường khám phá của Triết Học đã đem lại cho ta rất nhiều chân lí của cuộc sống mà khó có một môn khoa học nào có thể mang lại được. Trong đó Sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất khác nhau như thế nào là câu hỏi được nhiều bạn đọc quan tâm.
Bài viết sau đây sẽ làm rõ vấn đề Sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất khác nhau như thế nào? Cho ví dụ? để bạn đọc có thể nắm rõ.
Khái niệm lượng và chất?
Trước khi tìm hiểu về Sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất khác nhau như thế nào thì bạn đọc cần làm rõ hai khái niệm lượng và chất. Bất cứ sự vật, hiện tượng nào cũng bao gồm mặt chất và mặt lượng. Hai mặt đó thống nhất hữu cơ với nhau trong sự vật, hiện tượng.
Chất là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, là sự thống nhất hữu cơ của những thuộc tính làm cho sự vật là nó chứ không phải là cái khác. Mỗi sự vật, hiện tượng trong thế giới đều có những chất vốn có, làm nên chính chúng. Nhờ đó chúng mới khác với các sự vật, hiện tượng khác.
Lượng là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật về mặt số lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển cũng như các thuộc tính của sự vật. Lượng là cái vốn có của sự vật, song lượng chưa làm cho sự vật là nó, chưa làm cho nó khác với những cái khác. Lượng tồn tại cùng với chất của sự vật và cũng có tính khách quan như chất của sự vật. Lượng của sự vật biểu thị kích thước dài hay ngắn, số lượng nhiều hay ít, quy mô lớn hay nhỏ, trình độ cao hay thấp, nhịp điệu nhanh hay chậm,…
Sự phân biệt chất và lượng của sự vật chỉ mang tính tương đối. Có những tính quy định trong mối quan hệ này là chất của sự vật, song trong mối quan hệ khác lại biểu thị lượng của sự vật và ngược lại. Chẳng hạn, số lượng sinh viên học giỏi nhất định của một lớp sẽ nói lên chất lượng học tập của lớp đó. Điều này cũng có nghĩa là dù số lượng cụ thể quy định thuần túy về lượng, song số lượng ấy cũng có tính quy định về chất của sự vật.
Sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất khác nhau như thế nào?
Sự biến đổi về lượng so với cách thức biến đổi của chất về trình tự thời gian lượng biến đổi trước. Về nhịp điệu lượng biến đổi dần dần từ từ và liên tục, đến một giới hạn nhất định sẽ phá vỡ sự thống nhất giữa chất và lượng, khiến chất biến đổi, tạo thành chất mới. Mỗi sự vật hiện tượng đều có chất đặc trưng và lượng đặc trưng phù hợp với nó. Vì vậy, khi một chất mới ra đời lại bao hàm một lượng mới để tạo thành sự thống nhất mới giữa chất và lượng.
Lượng luôn gắn liền với chất, lượng của chất không có lượng thuần túy. Muốn có chất đổi phải có lượng đổi, lượng đổi là điều kiện tất yếu của chất đổi. Tuy nhiên không phải bất kỳ sự biến đổi nào về lượng cũng dẫn ngay đến sự biến đổi về chất. Sự biến đổi của lượng trong giới hạn của độ thì chưa gây nên sự biến đổi về chất.
Sự biến đổi về chất của các sự vật và hiện tượng bao giờ cũng bắt đầu từ sự biến đổi về lượng. Quá trình biến đổi ấy đều có ảnh hưởng đến trạng thái chất của sự vật và hiện tượng, nhưng chất của sự vật và hiện tượng chưa biến đổi ngay vì chất mang tính ổn định tương đối. Khi sự biến đổi về lượng đạt đến một giới hạn nhất định, phá vỡ sự thống nhất giữa chất và lượng thì chất mới ra đời thay thế chất cũ, sự vật mới ra đời thay thế sự vật cũ.
Chất mới của sự vật ra đời sẽ tác động trở lại lượng của sự vật. Sự tác động ấy thể hiện: chất mới có thể làm thay đổi kết cấu, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển của sự vật. Chẳng hạn, khi sinh viên vượt qua điểm nút là kỳ thi tốt nghiệp, tức cũng là thực hiện bước nhảy, sinh viên sẽ được nhận bằng cử nhân.
Trình độ văn hóa của sinh viên cao hơn trước và sẽ tạo điều kiện cho họ thay đổi kết cấu, quy mô và 124 trình độ tri thức, giúp họ tiến lên trình độ cao hơn. Cũng giống như vậy, khi nước từ trạng thái lỏng sang trạng thái hơi thì vận tốc của các phân tử nước cao hơn, thể tích của nước ở trạng thái hơi sẽ lớn hơn thể tích của nó ở trạng thái lỏng với cùng một khối lượng, tính chất hoà tan một số chất tan của nó cũng sẽ khác đi.
Ví dụ sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất
Để giúp độc giả dễ hình dung hơn Sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất khác nhau như thế nào? Cho ví dụ? Chúng tôi đưa ra ví dụ như sau:
Trong điều kiện bình thường nước ở dạng lỏng. Tuy nhiên nếu nhiệt độ nước đóng băng và tan chảy là 0 ° C hoặc 32 ° F . Nhiệt độ có thể thấp hơn nếu xảy ra hiện tượng siêu lạnh hoặc nếu có tạp chất trong nước có thể gây ra hiện tượng giảm điểm đóng băng. Trong một số điều kiện nhất định, nước có thể vẫn là chất lỏng lạnh từ -40 đến -42 ° F. Khi đóng bang nước sẽ chuyển từ trạng thái lỏng sang rắn. Đây là sự biến đổi của lượng sang chất mới.
Trong điều kiện bình thường, đồng ở trạng thái rắn. Nếu ta tăng dần nhiệt độ đến 1083° C, đồng sẽ nóng chảy, chuyển sang trạng thái lỏng. Nhiệt độ tăng từ 0oC đến 1083oC chính là sự thay đổi về lượng nhưng chất vẫn chưa đổi. Đến điểm nút 1083° C, chất thay đổi, chuyển từ dạng rắn sang dạng lỏng và quy định một lượng mới tương ứng với chất mới.
Trên đây là phần giải đáp thắc mắc của chúng tôi về vấn đề Sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất khác nhau như thế nào? Cho ví dụ? Nếu trong quá trình nghiên cứu tìm hiểu và giải quyết vấn đề còn điều gì mà bạn đọc thắc mắc hay quan tâm bạn có thể liên hệ chúng tôi qua tổng đài tư vấn pháp luật để được hỗ trợ.
Từ khóa » Khoảng Giới Hạn Mà Lượng đổi Chất Chưa đổi Gọi Là
-
Giới Hạn Mà Trong đó Sự Biến đổi Về Lượng Chưa Làm Thay đổi Về Chất
-
Khoảng Giới Hạn Mà Trong đó Sự Biến đổi Về Lượng ...
-
Khoảng Giới Hạn Mà Trong đó Sự Biến đổi Về Lượng Chưa ... - HOC247
-
Câu Hỏi: Giới Hạn Mà Trong đó Sự Biến đổi Về Lượng Chưa Làm Thay ...
-
Giới Hạn Mà Trong đó Sự Biến đổi Về Lượng Chưa Làm ... - TopLoigiai
-
Giới Hạn Mà Trong đó Sự Biến đổi Về Lượng Chưa Làm Thay đổi Về Ch
-
Khoảng Giới Hạn Mà Trong đó Sự Biến đổi Về Lượng ... - Cungthi.online
-
Khoảng Giới Hạn Mà Trong đó Có Sự Biến đổi Về Lượng Chưa Dẫn Tới ...
-
Khoảng Giới Hạn Mà Trong đó Sự Biến đổi Về Lượng Chưa Dẫn...
-
Ví Dụ Sự Thay đổi Về Lượng Dẫn đến Sự Thay đổi Về Chất
-
Giới Hạn Mà Trong đó Sự Biến đổi Về Lượng Chưa Làm Thay ... - Hoc24
-
Ví Dụ Về Sự Thay đổi Về Lượng Dẫn đến Sự Thay đổi Về Chất Và Ngược Lại
-
Quy Luật Lượng - Chất – Wikipedia Tiếng Việt