Sự Cần Thiết Của Việc Tỉa Cành, Tạo Tán Cây ăn Trái. - Camautech

Tỉa cành, tạo tán cây ăn trái có ý nghĩa quan trọng đối với các nhà vườn bời vì nó làm giảm sâu bệnh, hạn chế đổ ngã, dễ chăm sóc, thu hoạch và cho năng suất cao. Tuy nhiên nếu việc tỉa cành, tạo tán không đúng kỹ thuật sẽ làm giảm năng suất cây ăn trái, dễ đổ ngã có khi cây bị chết. Do đó để việc tỉa cành, tạo tán đem lại lợi ích thiết thực bà con nông dân cần thực hiện việc tỉa cành, tạo tán như sau:

* Tỉa cành (cắt cành):

Dùng kéo cắt các loại cành như cành bị gãy, cành yếu vươn ra xa tán, cành bị sâu bệnh nặng, cành không cho trái. Cần lưu ý đến kỹ thuật cắt cành, khi cắt cành thì nên cắt sát chân cành để vết thương mau lành, tránh chừa lại một phần thân cành vì phần nầy dễ bị hư thối, hoặc trên phần thân cành này sẽ mọc ra những cành mới và trở thành loại cành mọc bên trong tán, phải tốn công cắt tỉa thêm. Nên dùng kéo bén cắt cành để cây không bị bầm dập; không nên cắt cành khi cây đang ra lá mới vì lúc này chất dinh dưỡng tập trung nhiều ở các cành lá làm mất sức cây; chỉ nên cắt tỉa cành khi cây không ra lá mới vì lúc này chất dinh dưỡng tập trung vào thân cây nên việc cắt cành không làm mất sức cây; vết cắt phải xéo và mặt cắt hướng xuống mặt đất để nước mưa không đọng lâu nơi vết cắt.

Hình ảnh: Tỉa cành cây ăn trái

*Tạo tán:

- Đối với vườn mới trồng cây ăn trái:Khi cây ăn trái cao khoãng 05 tấc dùng kéo cắt ngang đọt dài khoãng 02 tấc (không nên cắt sát đọt non vì cây sẽ mọc chồi chậm). Khi cây ra nhiều chồi mới và chỉ chừa 03 chồi (cành cấp 1), dùng dây chì buộc định hướng cho các chồi mọc theo các hướng khác nhau và đối xứng nhau qua thân chính để cây nhận nhiều ánh sáng. Lưu ý khi buộc dây chì thì không được làm tổn thương đến các chồi. Khi các chồi đã phát triển theo các hướng khác nhau như đã định thì tháo dây chì ra. Khi các chồi cấp 1 cao khoãng 05 tấc tiếp tục cắt đọt dài khoãng 02 tấc để cây ra chồi cấp 2 và chỉ để lại 09 chồi (cành cấp 2). Như vậy 01 cây ăn trái có 09 chồi (cành cấp 2). Cành cấp 3,4 thì không hạn chế. Khống chế chiều cao cây ăn trái bằng cách cắt đọt để cây cao khoãng 5-6 mét cách mặt đất là vừa. Vì nếu cây cao quá sẽ dễ đổ ngã, khó chăm sóc, khó thu hoạch.

Hình ảnh: Vườn cây ăn trái đã tạo tán (từ khi mới trồng)

- Đối với vườn đã có trái: Nên để lại khoãng 8 đến 9 chồi là vừa. Dùng dây chì định hướng cho các chồi mọc theo các hướng khác nhau và đối xứng nhau qua thân chính để cây nhận nhiều ánh sang. Lưu ý khi buộc dây chì thì không được làm tổn thương đến các chồi. Khi các chồi đã phát triển theo các hướng khác nhau như đã định thì tháo dây chì ra.Khống chế chiều cao cây ăn trái bằng cách cắt đọt để cây cao khoãng 5-6 mét cách mặt đất là vừa. Vì nếu cây cao quá sẽ dễ đổ ngã, khó chăm sóc, khó thu hoạch. Nên dùng kéo bén cắt cành để cây không bị bầm dập; không nên cắt cành khi cây đang ra lá mới vì lúc này chất dinh dưỡng tập trung nhiều ở các cành lá làm mất sức cây; chỉ nên cắt tỉa cành khi cây không ra lá mới vì lúc này chất dinh dưỡng tập trung vào thân cây nên việc cắt cành không làm mất sức cây; vết cắt phải xéo và mặt cắt hướng xuống mặt đất để nước mưa không đọng lâu nơi vết cắt.

Hình ảnh: Vườn cây ăn trái đã tạo tán (đối với vườn đã có trái)

Hàng năm nên tiến hành tỉa cành, tạo tán cây ăn trái để vườn cây thông thoáng, ít bị nhiểm bệnh, côn trùng… gây hại, dễ chăm sóc, thu hoạch./.

KS. Dương Khoa Văn

Từ khóa » Tỉa Lá để Làm Gì