TẠI SAO PHẢI TẠO TÁN VÀ ĐỐN TỈA CÀNH CÂY ĂN QUẢ, KỸ ...
Tạo tán và đốn tỉa nhằm 3 mục đích:
+ Một là: Giúp cho ánh sáng và không khí tới lá để nâng cao tổng số diện tích lá hữu hiệu và tăng cường quang hợp. Nếu các cành cây được phân bổ và định hướng tốt chúng sẽ có một không gian đầy ánh sáng. Điều đó cải thiện tính hữu hiệu của việc sử dụng nước cũng như chuyển đổi các chất dinh dưỡng của cây. Kết quả là năng suất và chất lượng quả được nâng cao.
Hai là: tạo tán và đốn tiả đúng cách giúp cho cây có kích thước hợp lý. Nhờ vậy, có thể dễ dàng kiểm soát và quản lý các cây trong vườn, nâng cao sức sống (thể chất) của cây, tăng cường sức chống chịu với các điều kiện bất thuận cũng như duy trì một cân bằng hữu hiệu nhất giữa sinh trưởng thân lá và ra hoa quả.
Ba là: vườn CAQ được đốn tỉa cẩn thận ngăn nắp sẽ tạo một ấn tượng tốt đẹp về cảnh quan sinh thái cũng như tay nghề quản lý của chủ vườn. Điều rất cần cho trang trại du lịch sinh thái thời công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.
- Các tập tính nảy chồi (lộc) và sinh quả:
- Sự bật chồi: tại các vùng nhiệt đới và á nhiệt đới, các chồi mới của cây ăn quả mọc vào mùa xuân, hè, thu và đôi khi cả trong mùa đông. Các chồi mùa xuân và mùa hè là quan trọng nhất chúng phải được phát triển đúng cách không quá mạnh mẽ.
- Tập tính sinh quả: ở cây ăn quả trưởng thành, cành sinh quả phát triền chủ yếu từ chồi xuân. Các chồi xuân thường mọc từ cành thu và một ít cành hè năm trước.
Tỉa cành, tạo tán là việc làm trong thời kỳ xây dựng cơ bản (năm thứ 1 - 3) với mục đích nhằm tạo lập một hình thái cây trồng có khả năng tiếp nhận ánh sáng đầy đủ; Khống chế và duy trì chiều cao của cây trồng trong tầm kiểm soát, thuận lợi quản lý vườn ở giai đoạn kiến thiết cơ bản và thời kỳ kinh doanh. Hình thành và phát triển bộ khung cơ bản, vững chắc nhằm tránh đỗ ngã, gãy nhánh từ đó phát triển các cành nhánh thứ cấp cho cây; Tăng diện tích lá hữu hiệu cho quang hợp của bộ lá.
Duy trì sức sống tốt của cây, bảo đảm sự cân bằng sinh trưởng và kết trái. Luôn luôn duy trì có khả năng cho trái ở mức tối hảo, đồng thời khống chế mối tương quan giữa sinh trưởng dinh dưỡng và sinh trưởng sinh sản, đạt được một chỉ số lá/số trái tối ưu làm cơ sở cho việc tỉa bớt cành lá hoặc tỉa bớt trái.
- Dáng tán và hệ thống tạo tán:
- Cần tạo tán cho cây ăn quả để có dáng thích hợp, tán hình phễu hay hình cốc mở với một trung tâm mở là thích hợp với nhiều loại cây ăn quả ở nước ta.
Cây ăn quả có dạng tán hình phễu dễ dàng chăm sóc cây, phun thuốc và thu hái quả, các cây trẻ cho tán mọc nhanh và ra quả sớm.
Quy trình tạo tán hình phễu được thể hiện ở các hình sau.
Sau 5 năm thực hiện quy trình, nhà vườn sẽ nhận được cây ăn quả có tán hình phễu với thân cây và các cành khung với các cành cấp 2 sắp xếp theo dạng tán hình phễu mở (Hình 5).
3. Một số yêu cầu cần thiết cho việc tạo hình có hiệu quả.
3.1. Xác định chiều cao phân tán.
Chiều cao phân tán được tính từ mặt đất đến chổ phân cành đầu tiên trên thân cây. Cây có chiều cao phân tán quá thấp có cành mọc gần sát mặt đất, sẽ rất dễ bị các loại nấm bệnh trong đất gây hại cành lá khi mưa hay tưới nước. Nếu cành có mang trái thì phẩm chất của trái cũng bị ảnh hưởng xấu. Hiện nay khuynh hướng sản xuất cây ăn trái trên thế giới là chọn giống cây lùn để dễ chăm sóc, thu hoạch. Chiều cao phân tán dưới 1 mét được xem là dạng cây lùn. Trong điều kiện canh tác của ta hiện nay, có thể giữ chiều cao phân tán từ 0,5-1m. Những cành mọc quá thấp thì cần được loại bỏ sớm. Kinh nghiệm cho thấy là có khó khăn về mặt tâm lý khi quyết định loại bỏ cành đã lớn vì lúc nầy cành cũng có khả năng cho trái. Sự ích lợi của cây có chiều cao phân tán thấp là chống chịu tốt hơn đối với gió bão, giúp giảm chi phí sản xuất (phun xịt thuốc, thu hoạch...).3.2. Xác định số lượng và sự phân bố của cành giàn (cành sườn) trên cây.
Cành giàn là cành tạo khung tán vững chắc cho cây. Số lượng cành giàn hợp lý sẽ giúp cây ít bị đổ ngã, gãy cành khi phải mang nhiều trái, tạo điều kiện thuận lợi cho việc định hình cây. Tùy theo loại cây mà xác định số lượng cành giàn cần thiết. Một thí dụ tốt có thể tham khảo là giữ lại khoảng 3 cành giàn đầu tiên khi cây bắt đầu phân cành, cành phân bố đều theo các hướng trên cây. Sau đó trên mỗi cành giàn đầu tiên ta giữ lại khoảng 2 cành giàn thứ cấp cũng phân bố đều theo các hướng. Số cành giàn nhỏ hơn nữa cũng được mọc ra hằng năm, tùy theo tình hình sinh trưởng của cây mà giữ lại nhiều hay ít để bảo đảm cho sự thông thoáng bên trong tán và năng suất của cây. Góc độ của cành giàn (gọi là chạc cây) cũng cần rộng để cành phát triển dể dàng, khoẻ và có hướng vươn xoè theo chiều ngang (để nhận ánh sánh nhiều hơn). Tránh giữ các cành giàn đầu tiên mọc ra cùng một vị trí vì như thế chạc cây thường bị ẩm trong mùa mưa nên dễ bị sâu bệnh, dễ bị tét cành bởi gió mạnh. Nên chọn giữ các cành giàn đầu tiên mọc so le với nhau.3.3. Nguyên tắc tạo hình cho cây thân gỗ
- Tạo một thân chính đứng thẳng đến độ cao thích hợp thì tiến hành bấm ngọn để kích thích các chồi bên phát triển. - Tạo 3- 5 cành cấp 1 làm cành chính, các cành này mọc đều về các hướng để tán cây được tròn đều, các cành chính giữ ở vị trí cách nhau 10-15 cm đê phân lực, gốc nghiên của cành so với thân chính tương đối rộng để chạc cây được khoẻ. Nghiên với mặt phảng ngang khoãng 30-45o để giúp cành cấp 2 phân bố đều. - Cành cấp 2 nên giữ lại 3-5 cành mọc xa thân để tán cây được thoáng. Cành cấp 3,4 thì không hạn chế. - Hạn chế hiện tượng hướng ngọn và lệch tán để giúp cây thấp tán tròn đều như vậy chống gió tốt đễ chăm sóc. - Hàng năm phải theo dõi cây để sữa cành, tỉa thoáng loại bỏ cành sâu bệnh…3.4 . Các kiểu tán cây:
- Kiển tán hình trụ - Kiểu tán hình mâm xôi - Kiểu tán hình chén - Kiểu tán hình cầu - Kiểu tán hình chổi - Kiểu tán hình tháp
- Thời gian thực hiện đốn tỉa:
Thời gian thích hợp để thực hiện đốn tỉa là sau khi thu hoạch quả, vì lúc này trao đổi chất trong cây bị giảm sút nên không bị ảnh hưởng. Cây ăn quả trong thời kỳ này chưa ra quả nên đốn tỉa vào mùa đông (miền Bắc) hoặc mùa khô (miền Nam).
Các nguyên tắc và thủ tục đốn tỉa:
Không nên tỉa bỏ quá 15% tổng số chồi. Cần nghiên cứu cấu trúc của mỗi cây trước khi đốn tỉa chúng. Đốn tỉa nên bắt đầu từ ngọn cành khung thứ 3, tiếp đến là cành khung thứ 2 và sau cùng là cành khung thứ nhất. Tại mỗi cành khung, đốn tỉa nên bắt đầu từ cành cấp hai sau đến các chồi bên, các cành và chồi không mong muốn. Trong hình 6 hướng dẫn cần cắt bỏ các cành không mong muốn khi đốn tỉa cho cây.
Biên tập theo tài liệu những kinh nghiệm hay nghề làm vườn
Từ khóa » Tỉa Lá để Làm Gì
-
Tại Sao Cần Phải Tỉa Cây Cảnh định Kỳ? | Cleanipedia
-
Tại Sao Lại Phải Cắt Tỉa Cành Lá Cho Cây Bông?
-
Tại Sao Lại Phải Cắt Tỉa Cành Cho Cây ăn Quả? - - Hỏi đáp & Tư Vấn
-
Cắt Tỉa, Ngắt Lá Và Tỉa Chùm - Wikifarmer
-
Tại Sao Lại Phải Cắt Tỉa Cành Lá Cho Cây Bông
-
Những Lưu ý Khi Cắt Tỉa Cành Trong Mô Hình Vườn Rừng
-
'tỉa Lá Cây' Là Gì?, Từ điển Tiếng Việt
-
Sự Cần Thiết Của Việc Tỉa Cành, Tạo Tán Cây ăn Trái. - Camautech
-
Tại Sao Bạn Phải Cắt Tỉa Cây? | Làm Vườn Trên - Jardineria On
-
Cắt Bớt Lá Có Tác Dụng Gì đòi Với Cây Khi Mới Trồng - Xây Nhà
-
Sự Cần Thiết Phải Tỉa Thưa, Tỉa Cành Tạo Tán Cho Cây điều Và Biện Pháp ...
-
Hướng Dẫn Cách Cắt Tỉa Cây Từ Rễ đến Cành, Lá, Nụ Hoa
-
Cắt Tỉa Cây Trồng để Có Năng Suất Tốt Hơn
-
Tại Sao Phải Tỉa Bớt Lá Khi Mới Trồng Cây ? Câu Hỏi 1451904