Sự Chuyển Thể Của Các Chất - Thế Giới điện Cơ
Có thể bạn quan tâm
Sự nóng chảy
Quá trình chuyển từ thể rắn sang thể lỏng của các chất gọi là sự nóng chảy.
- Hướng dẫn chuyển đổi Pound sang Kg chính xác nhất
- Lực Hướng Tâm là gì ? Ứng dụng của Lực Hướng Tâm
- Cường độ dòng điện là gì? Phân loại cường độ dòng điện
- Can nhiệt K là gì? Cách kiểm tra cảm biến can nhiệt độ loại K
- Ký hiệu điện cơ bản nhất
Quá trình chuyển ngược lại từ thể lỏng sang thể rắn của các chất gọi là sự đông đặc.
Mỗi chất rắn kết tinh nóng chảy (hoặc đông đặc) ở một nhiệt độ xác định không đổi ứng với áp suất bên ngoài xác định. o chất rắn vô định hình không có nhiệt độ nóng chảy xác định.
Nhiệt nóng chảy
Nhiệt lượng Q cung cấp cho chất rắn trong quá trình nóng chảy gọi là nhiệt nóng chảy:
Q = λm
trong đó m là khối lượng riêng của chất rắn, λ là nhiệt nóng chảy riêng của chất rắn và đo bằng J/kg.
Sự bay hơi
Quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí (hơi) ở bề mặt chất lỏng gọi là sự bay hơi. Quá trình chuyển ngược lại từ thể khí sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ. Sự bay hơi xảy ra ở nhiệt độ bất kì và luôn kèm theo sự ngưng tụ.
Khi tốc độ bay hơi luôn lớn hơn tốc độ ngưng tụ, áp suất hơi tăng dần và hơi ở phía trên bề mặt chất lỏng là hơi khô. Hơi khô tuân theo định luật Bôi-lơ-Ma-ri-ốt.
Khi tốc độ bay hơi bằng tốc độ ngưng tụ,hơi ở phía trên bề mặt chất lỏng là hơi bão hòa có áp suất đạt giá trị cực đại gọi là áp suất hơi bão hòa. Áp suất hơi bão hòa không phụ thuộc vào thể tích và không tuân theo định luật Bôi-lơ-Ma-ri-ốt, nó chỉ phụ thuộc vào bản chất và nhiệt độ của chất lỏng.
Ứng dụng
Nước từ biển, sông hồ không ngừng bay hơi tạo thành mây, sương mù, mưa, làm khí hậu điều hòa … Sự bay hơi nước biển được ứng dụng khai thác muối. Sự bay hơi của Âmônic, frêôn,…, được ứng dụng trong kĩ thuật lạnh.
Sự sôi
Quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí (hơi) xảy ra ở bên trong và bên trên bề mặt chất lỏng gọi là sự sôi.
Mỗi chất lỏng sôi ở nhiệt độ xác định và không đổi.
Nhiệt độ sôi của chất lỏng phụ thuộc vào áp suất chất khí ở phía trên bề mặt chất lỏng. Áp suất chất khí càng lớn, nhiệt độ sôi của chất lỏng càng cao.
Nhiệt lượng Q cung cấp cho khối chất lỏng trong khi sôi gọi là nhiệt hóa hơi của khối chất lỏng, nhiệt độ sôi:
Q = Lm
trong đó m là khối lượng của phần chất lỏng biến thành hơi, L là nhiệt hóa hơi riêng của chất lỏng và đo bằng J/kg.
Trên đây là những kiến thức liên quan đến sự chuyển thể của các chất do thegioidienco.vn đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Hy vọng rằng với những chia sẻ trên đây sẽ đem đến cho các bạn những kiến thức cần thiết nhé!
5/5 - (1 bình chọn)Từ khóa » Khí Sang Rắn Là Gì
-
Khí Sang Rắn Là Gì
-
Sự Chuyển Thể Từ Khí Sang Rắn Gọi Là Gì
-
Thể Khí Sang Thể Rắn Gọi Là Gì - Xây Nhà
-
Hướng Dẫn Khí Sang Rắn Là Gì Chi Tiết - Auto Thả Tim Điện Thoại
-
Sự Chuyển Thể: Nóng Chảy, đông đặc, Hóa Hơi, Ngưng Tụ
-
Từ Thể Khí Sang Thể Rắn Gọi Là Gì
-
Thử Làm Bông Tuyết (hiện Tượng Thăng Hoa Và Ngưng Tụ)
-
Lý Thuyết Sự Chuyển Thể Của Các Chất Lý 10
-
Sự Chuyển Thể Từ Khí Sang Rắn Gọi Là Gì
-
Sự Chuyển Thể Của Các Chất ở Các Trạng Thái Khác Nhau - Thietbikythuat
-
Tìm Hiểu Lý Thuyết Về Sự Chuyển Thể Của Các Chất
-
Thăng Hoa: Từ Rắn Trực Tiếp Sang Khí
-
Sự Chuyển Từ Thể Rắn Sang Thể Hơi được Gọi Là