Sự Cố Môi Trường Là Gì? Khái Niệm, Phân Loại Và Nguyên Nhân?

Mục lục bài viết

  • 1 1. Sự cố môi trường là gì?
  • 2 2. Phân loại sự cố môi trường:
  • 3 3. Nguyên nhân gây ra sự cố môi trường:
  • 4 4. Hậu quả của sự cố ô nhiễm môi trường:
  • 5 5. Cách phòng ngừa, khắc phục sự cố môi trường:
  • 6 6. Trách nhiệm khắc phục sự cố môi trường:

1. Sự cố môi trường là gì?

Sự cố môi trường là sự cố xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc biến đổi của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái hoặc biến đổi môi trường nghiêm trọng.

Sự cố môi trường tiếng Anh là “Environmetal incident”.

2. Phân loại sự cố môi trường:

Hiện nay sự cố môi trường vẫn thường được chia làm 2 loại chính bao gồm: “Sự cố môi trường nhân tạo” và “sự cố môi trường tự nhiên”.

Sự cố môi trường do tự nhiên: Chắc hẳn nhiều bạn sẽ đặt ra câu hỏi sự cố môi trường tự nhiên là gì? Nó được hiểu chính là những hiện tượng thường xuất hiện trong môi trường tự nhiên mà không có bất kỳ một tác động nào từ con người.

Lấy ví dụ như:

– Thủy triều

– Sạt lở

– Động đất …

Sự cố môi trường xuất phát từ nhân tạo: Đây chính Là những hiện tượng xuất hiện bởi con người vào thiên nhiên.

Lấy ví dụ như:

– Đốt phá rừng

– Khai thác quá mức đất đá trên núi, đồi dẫn tới ra tình trạng sạt lở …

3. Nguyên nhân gây ra sự cố môi trường:

Sự cố môi trường không tự nhiên mà xảy ra, do có sự tác động của tự nhiên và con người.

Thứ nhất, chúng ta không thế không nói tới những trận bão lũ, lụt lội hay những đợt hạn hán khô hạn kéo dài, gây ra tình trạng nứt nẻ đất đai. Cùng với đó là những trận động đất xuất hiện do núi lửa phun trào, những trận mưa axit, mưa đá rất nguy hiểm và những đợt biến đổi khí hậu vô cùng khắc nghiệt.

Tiếp theo, những trận hỏa hoạn, những trận cháy rừng, những yếu tố gây hại trực tiếp đến môi trường khiến cho môi trường không ngừng biến động, gây nhiều ảnh hưởng tới đời sống con người.

Do ý thức của con người gây ra các sự cố môi trường không mong muốn như vứt rác thải bừa bãi, đổ dầu xuống nguồn nước, vứt xác động vật xuống nước làm ô nhiễm nguồn nước…

4. Hậu quả của sự cố ô nhiễm môi trường:

Sự cố môi trường gây ô nhiễm, suy thoái hoặc biến đổi môi trường nghiêm trọng.

Ô nhiễm môi trường

Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật.

Sự biến đổi các thành phần môi trường có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân trong đó nguyên nhân chủ yếu là do các chất gây ô nhiễm. Các chất gây ô nhiễm được các nhà khoa học định nghĩa là chất hoặc yếu tố vật lí khi xuất hiện trong môi trường thì làm cho môi trường bị ô nhiễm. Thông thường các chất gây ô nhiễm là chất thải, tuy nhiên, chúng còn có thể xuất hiện dưới dạng nguyên liệu, thành phẩm, phế liệu, phế phẩm… và được phân thành các loại sau đây:

+ Chất gây ô nhiễm tích lũy(chất dẻo, chất thải phóng xạ) và chất ô nhiễm không tích lũy(tiếng ồn);

+ Chất gây ô nhiễm trong phạm vi địa phương (tiếng ồn), trong phạm vi vùng(mưa axit) và trên phạm vi toàn cầu(chất CFC);

+ Chất gây ô nhiễm từ nguồn có thể xác định(chất thải từ các cơ sở sản xuất kinh doanh) và chất gây ô nhiễm không xác định được nguồn(hóa chất dùng cho nông nghiệp);

+ Chất gây ô nhiễm do phát thải liên tục (Chất thải từ các cơ sở sản xuất kinh doanh) và chất gây ô nhiễm do phát thải không liên tục(dầu tràn do sự cố dầu tràn).

Suy thoái môi trường

Suy thoái môi trường là sự giảm về số lượng và chất lượng của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật.

Một thành phần môi trường khi bị coi là suy thoái khi có đầy đủ các dấu hiệu:

– Có sự suy giảm đồng thời cả về số lượng và chất lượng thành phần môi trường đó hoặc là sự thay đổi về số lượng sẽ kéo theo sự thay đổi về chất lượng các thành phần môi trường và ngược lại.

Ví dụ: số lượng động vật hoang dã bị suy giảm do săn bắt quá mức hay diện tích rừng bị thu hẹp sẽ kéo theo sự suy giảm về chất lượng của đa dạng sinh học;

– Gây ảnh hưởng xấu, lâu dài đến đời sống của con người và sinh vật. Nghĩa là sự thay đổi số lượng và chất lượng các thành phần môi trường phải đến mức gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, đến hoạt động sản xuất kinh doanh của con người hoặc gây những hiện tượng hạn hán, lũ lụt, xóa mòn đất, sạt lở đất … thì mới coi thành phần môi trường đó bị suy thoái.

Số lượng và chất lượng các thành phần môi trường có thể bị thay thế do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là do hành vi khai thác quá mức các yếu tố môi trường, làm hủy hoại các nguồn tài nguyên thiên nhiên, sử dụng phương tiện, công cụ, phương pháp hủy diệt trong khai thác, đánh bắt các nguồn tài nguyên sinh vật…

Các cấp độ của suy thoái môi trường cũng được chia thành: suy thoái môi trường, suy thoái môi trường nghiêm trọng, suy thoái môi trường đặc biệt nghiêm trọng. Cấp độ suy thoái môi trường đối với một thành phần môi trường cụ thể thường được xác định dựa vào mức độ khan hiếm của thành phần môi trường đó, cũng như dựa vào số lượng các thành phần môi trường bị khai thác, bị tiêu hủy so với trử lượng của nó.

5. Cách phòng ngừa, khắc phục sự cố môi trường:

Trong Luật bảo vệ môi trường nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc phòng ngừa và khắc phục các sự cố môi trường. Đất nước Việt Nam ta đã chứng kiến rất nhiều sự cố môi trường diễn ra theo năm tháng, do những hoạt động thiếu ý thức của con người gây ra những biến đổi bất thường đối với thiên nhiên và khí hậu trong nước.

Trên thực tế, dù đã có những bước chuyển biến tích cực về công tác phòng ngừa, ứng phó với sự cố môi trường, nhưng nhìn chung thì các công tác phòng ngừa sự cố vẫn còn lúng túng, chưa đạt hiệu quả khi đi vào áp dụng thực tế mỗi khi có sự cố diễn ra.

Vấn đề khắc phục hậu quả của sự cố môi trường còn khá là kém hiệu quả, gây nên những tác hại xấu đối với sức khỏe con người.

Đối với mỗi sự cố môi trường sẽ đều có những biện pháp xử lý, khắc phục và phòng ngừa. Tuy nhiên, các công tác khắc phục và phòng ngừa, xử lý sự cố môi trường còn chưa phát huy hết hiệu quả do các quy định được đề ra trong Luật Bảo vệ môi trường còn chưa rõ ràng.

Để có thể quán triệt về trách nhiệm bảo vệ và khắc phục sự cố môi trường thì các cơ sở kinh doanh, các tổ chức, cá nhân cần nhận thức rõ vai trò và trách nhiệm của mình đối với việc khắc phục và phòng ngừa sự cố môi trường. Những gợi ý thiết thực ngay sau đây sẽ giúp các bạn dễ dàng tìm được biện pháp khắc phục sự cố môi trường phù hợp.

+ Lập kế hoạch chi tiết cho công tác phòng ngừa và ứng phó bất cứ khi nào sự cố môi trường xảy ra.

+ Tiến hành lắp đặt những thiết bị, những dụng cụ và các phương tiện ứng phó để có thể đào tạo, huấn luyện các cá nhân, đội ngũ người dân ứng phó với các sự cố môi trường.

+ Thường xuyên kiếm tra và áp dụng những biện pháp an toàn, tuân thủ theo đúng với quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường

+ Đồng thời, khi xử lý, phòng ngừa sự cố môi trường thì chúng ta cần có biện pháp loại trừ các nguyên nhân gây ra sự cố môi trường ngay khi nhận thấy có sự cố môi trường xảy ra.

Bởi vì sự cố môi trường diễn ra một cách bất ngờ và vô cùng phức tạp. Chính vì thế mà rất dễ gây ra sự lúng túng và lo lắng, hoảng loạn đối với người dân, các cơ sở kinh doanh, sản xuất. Các lãnh đạo chính quyền địa phương cần có biện pháp phòng chống, tổ chức các buổi tập huấn để ứng phó đối với mỗi sự cố môi trường để kịp thời ứng phó đối với mỗi sự cố môi trường.

Những công cụ có thể giúp các bạn phòng ngừa và ứng phó đối với các sự cố môi trường bao gồm:

+ Chính sách và pháp luật: Nhà nước cần áp dụng và đưa ra các điều luật một cách chi tiết, rõ ràng để quy định đối với việc sống chung và bảo vệ môi trường sống. Đưa ra các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ và phòng ngừa chi tiết và phân loại rõ ràng. Chẳng hạn như kế hoạch phòng ngừa và ứng phó đối với sự cố tràn dầu, kế hoạch phòng ngừa và ứng phó đối với sự cố hóa chất độc hại lan tràn ra không khí…

+ Công cụ kinh tế: Nền kinh tế trên đà phát triển đồng nghĩa với việc sẽ có nhiều điều kiện để nhanh chóng giải quyết các vấn đề về sự cố môi trường.

+ Công cụ về kỹ thuật: Khi có sự cố môi trường diễn ra thì chúng ta cần sử dụng đúng các loại máy móc hỗ trợ cho quá trình khắc phục sự cố môi trường. + Công cụ giáo dục và truyền thông: Để giảm thiếu đáng kể các sự cố môi trường thì con người cần có sự hiểu biết về sự cố môi trường, có ý thức bảo vệ môi trường sống của con người và môi trường sinh thái của các loài động thực vật trong tự nhiên. Các cơ quan chức năng cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục và phổ biến rộng rãi những kiến thức, tác hại của sự cố môi trường đối với đời sống người dân.

6. Trách nhiệm khắc phục sự cố môi trường:

Theo Điều 112 Luật Bảo vệ môi trường, trách nhiệm khắc phục sự cố môi trường được quy định như sau:

– Tổ chức, cá nhân gây sự cố môi trường có trách nhiệm sau:

+ Thực hiện yêu cầu của cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường trong quá trình điều tra, xác định phạm vi, giới hạn, mức độ, nguyên nhân, biện pháp khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường;

+ Tiến hành ngay biện pháp ngăn chặn, hạn chế nguồn gây ô nhiễm môi trường và hạn chế sự lan rộng, ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống của nhân dân trong vùng;

+ Thực hiện biện pháp khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường theo yêu cầu của cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường;

+ Bồi thường thiệt hại theo quy định của luật này và quy định của pháp luật có liên quan;

+ Báo cáo cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường việc ứng phó và khắc phục sự cố môi trường.

– Trường hợp có nhiều tổ chức, cá nhân cùng gây ra sự cố môi trường mà không tự thỏa thuận về trách nhiệm thì cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường có trách nhiệm phối hợp với tổ chức, cá nhân có liên quan để làm rõ trách nhiệm của từng đối tượng trong việc khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường.

– Trường hợp sự cố môi trường do thiên tai gây ra hoặc chưa xác định được nguyên nhân thì bộ, ngành và UBND các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm huy động các nguồn lực để tổ chức xử lý, khắc phục ô nhiễm môi trường.

– Trường hợp sự cố môi trường xảy ra trên địa bàn liên tỉnh thì việc khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:

– Luật bảo vệ môi trường 2014.

Từ khóa » Ví Dụ Về Sự Cố Môi Trường ở Việt Nam