Sự Cố Môi Trường Là Gì? Những Vấn đề Xoay Quanh ...
Có thể bạn quan tâm
1. Khái niệm sự cố môi trường là gì?
Sự cố môi trường được viết tắt là SCMT là những biến động của tự nhiên và của các hoạt động của con người tác động tới thiên nhiên, môi trường và chính cuộc sống của con người và gây suy thoái môi trường một cách nghiêm trọng. Hằng năm các thiên tai xảy ra do hoạt động của con người tác động xấu, khai thác quá đà. Mình sẽ đưa ra các ví dụ về sự cố môi trường giúp cho các bạn hiểu rõ hơn về sự cố môi trường.
Hiện tượng, sự cố cá chết hàng loạt ở các vùng biển miền Trung như Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Hiện tượng này không tự nhiên mà xảy ra, do tác động mạnh của con người càng khiến cho các chết hàng loạt do nhiễm phải độc tố của nước biển và các vùng trầm tích dưới đáy biển.
Nạn phá rừng, chặt cây, làm rẫy, khai thác gỗ, cháy rừng đã gây ra nhiều biến động về không khí, khiến cho tình trạng sạt lở đất diễn ra ngày càng nghiêm trọng do đất đai bị bào mòn, không có bìa rừng bảo vệ vững chãi, gây ảnh hưởng trực tiếp đối với người dân khi xuất hiện các đợt bão lũ. Vậy nên các doanh nghiệp hiện nay phải có các nhà tư vấn môi trường để xác định cách khai thác an toàn hiệu quả nhất.
Như vậy, trên đây là khái niệm sự cố môi trường và những ví dụ thực tế về sự cố môi trường giúp các bạn dễ dàng hình dung và nhận biết đâu là sự cố môi trường. Tiếp theo, chúng ta hãy đi tìm hiểu kỹ hơn về những thông tin về sự cố môi trường.
2. Phân loại sự cố môi trường
Sự cố môi trường được chia làm 2 loại bao gồm: “Sự cố môi trường tự nhiên” và “sự cố môi trường nhân tạo”. Để hiểu rõ hơn về 2 loại sự cố môi trường này thì chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu kỹ hơn qua thông tin bên dưới:
- Sự cố môi trường tự nhiên: Sự cố môi trường tự nhiên là gì? Là những hiện tượng xuất hiện trong môi trường tự nhiên mà không có hành động nào của con người can thiệp vào. Đó là các yếu tố về thủy triều, động đất, sạt lở…
- Sự cố môi trường nhân tạo: Là những hiện tượng được tạo ra bởi con người vào thiên nhiên như đốt rừng, khai thác đất đá trên núi gây ra tình trạng sạt lở…
3. Nguyên nhân xảy ra sự cố môi trường là gì?
Sự cố môi trường không tự nhiên mà xảy ra, do có sự tác động của tự nhiên và con người. Hãy tìm hiểu rõ hơn nữa về những nguyên nhân cụ thể khiến cho sự cố môi trường diễn ra:
Thứ nhất, chúng ta không thể không nói tới những trận bão lũ, lụt lội hay những đợt hạn hán khô hạn kéo dài, gây ra tình trạng nứt nẻ đất đai. Cùng với đó là những trận động đất xuất hiện do núi lửa phun trào, những trận mưa axit, mưa đá rất nguy hiểm và những đợt biến đổi khí hậu vô cùng khắc nghiệt.
Tiếp theo, những trận hỏa hoạn, những trận cháy rừng, những yếu tố gây hại trực tiếp đến môi trường khiến cho môi trường không ngừng biến động, gây nhiều ảnh hưởng tới đời sống con người.
Do ý thức của con người gây ra các sự cố môi trường không mong muốn như vứt rác thải bừa bãi, đổ dầu xuống nguồn nước, vứt xác động vật xuống nước làm ô nhiễm nguồn nước...
4. Cách phòng ngừa, khắc phục sự cố môi trường
Trong Luật bảo vệ môi trường nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc phòng ngừa và khắc phục các sự cố môi trường. Đất nước Việt Nam ta đã chứng kiến rất nhiều sự cố môi trường diễn ra theo năm tháng, do những hoạt động thiếu ý thức của con người gây ra những biến đổi bất thường đối với thiên nhiên và khí hậu trong nước.
Trên thực tế, dù đã có những bước chuyển biến tích cực về công tác phòng ngừa, ứng phó với sự cố môi trường, nhưng nhìn chung thì các công tác phòng ngừa sự cố vẫn còn lúng túng, chưa đạt hiệu quả khi đi vào áp dụng thực tế mỗi khi có sự cố diễn ra.
Vấn đề khắc phục hậu quả của sự cố môi trường còn khá là kém hiệu quả, gây nên những tác hại xấu đối với sức khỏe con người. Các chiến dịch xuất hiện như 3R là một biện pháp giúp con người tái chế, giảm thiểu các sản phẩm gây ô nhiễm môi trường.
Đối với mỗi sự cố môi trường sẽ đều có những biện pháp xử lý, khắc phục và phòng ngừa. Tuy nhiên, như chúng ta đã thấy, các công tác khắc phục và phòng ngừa, xử lý sự cố môi trường còn chưa phát huy hết hiệu quả do các quy định được đề ra trong Luật Bảo vệ môi trường còn chưa rõ ràng.
Để có thể quán triệt về trách nhiệm bảo vệ và khắc phục sự cố môi trường thì các cơ sở kinh doanh, các tổ chức, cá nhân cần nhận thức rõ vai trò và trách nhiệm của mình đối với việc khắc phục và phòng ngừa sự cố môi trường. Những gợi ý thiết thực ngay sau đây sẽ giúp các bạn dễ dàng tìm được biện pháp khắc phục sự cố môi trường phù hợp.
+ Bạn hãy lập kế hoạch chi tiết cho công tác phòng ngừa và ứng phó bất cứ khi nào sự cố môi trường xảy ra.
+ Tiến hành lắp đặt những thiết bị, những dụng cụ và các phương tiện ứng phó để có thể đào tạo, huấn luyện các cá nhân, đội ngũ người dân ứng phó với các sự cố môi trường.
+ Thường xuyên kiểm tra và áp dụng những biện pháp an toàn, tuân thủ theo đúng với quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường
+ Đồng thời, khi xử lý, phòng ngừa sự cố môi trường thì chúng ta cần có biện pháp loại trừ các nguyên nhân gây ra sự cố môi trường ngay khi nhận thấy có sự cố môi trường xảy ra.
Bởi vì sự cố môi trường diễn ra một cách bất ngờ và vô cùng phức tạp. Chính vì thế mà rất dễ gây ra sự lúng túng và lo lắng, hoảng loạn đối với người dân, các cơ sở kinh doanh, sản xuất. Các lãnh đạo chính quyền địa phương cần có biện pháp phòng chống, tổ chức các buổi tập huấn để ứng phó đối với mỗi sự cố môi trường để kịp thời ứng phó đối với mỗi sự cố môi trường.
Các tiện ích có thể hỗ trợ các bạn trong việc ngăn chặn và xử lý các vấn đề liên quan đến môi trường bao gồm:
+ Chính sách và pháp luật: Nhà nước cần áp dụng và đưa ra các điều luật một cách chi tiết, rõ ràng để quy định đối với việc sống chung và bảo vệ môi trường sống. Đưa ra các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ và phòng ngừa chi tiết và phân loại rõ ràng. Chẳng hạn như kế hoạch phòng ngừa và ứng phó đối với sự cố tràn dầu, kế hoạch phòng ngừa và ứng phó đối với sự cố hóa chất độc hại lan tràn ra không khí...
+ Công cụ kinh tế: Nền kinh tế trên đà phát triển đồng nghĩa với việc sẽ có nhiều điều kiện để nhanh chóng giải quyết các vấn đề về sự cố môi trường.
+ Công cụ về kỹ thuật: Khi có sự cố môi trường diễn ra thì chúng ta cần sử dụng đúng các loại máy móc hỗ trợ cho quá trình khắc phục sự cố môi trường.
+ Công cụ giáo dục và truyền thông: Để giảm thiểu đáng kể các sự cố môi trường thì con người cần có sự hiểu biết về sự cố môi trường, có ý thức bảo vệ môi trường sống của con người và môi trường sinh thái của các loài động thực vật trong tự nhiên. Các cơ quan chức năng cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục và phổ biến rộng rãi những kiến thức, tác hại của sự cố môi trường đối với đời sống người dân.
5. So sánh sự cố môi trường và khủng bố môi trường
Trước khi chúng ta cùng nhau đi vào so sánh sự cố môi trường và khủng bố môi trường thì chúng ta cần hiểu được thế nào là khủng bố môi trường?
5.1. Khủng bố môi trường là gì?
Khủng bố môi trường hay còn gọi là khủng hoảng môi trường, là những suy thoái nghiêm trọng về chất lượng của môi trường sống trên quy mô toàn cầu, có sự đe dọa tới cuộc sống của con người trên trái đất.
Hiện nay, trên thế giới đang phải đối mặt với các khủng bố môi trường như: Dân số, tài nguyên, hệ sinh thái, lương thực và năng lượng.
Sự gia tăng nhanh chóng dân số và sự quá tải ngày càng cao là nguyên nhân chính dẫn đến các vấn đề khủng hoảng môi trường. Dưới đây là những biểu hiện của khủng hoảng môi trường giúp các bạn hình dung rõ ràng về vấn đề mà chúng ta đang tìm hiểu.
+ Ô nhiễm nguồn không khí: Con người đốt các khí thải ra ngoài môi trường quá nhiều. Các khí bụi từ các hoạt động của con người; bụi bẩn từ các ống thải xe máy, ô tô, tàu hỏa… Khí bụi từ các khu công nghiệp thải ra vượt quá mức cho phép.
+ Hiệu ứng nhà kính tác động mạnh mẽ tới môi trường, ngày càng gia tăng làm biến đổi khí hậu toàn cầu diễn ra ngày càng mạnh.
+ Đất đai khô cằn, đất bạc màu, mặn hóa đất đai…
+ Ô nhiễm nguồn nước ngày càng tăng cao và nghiêm trọng.
+ Diện tích rừng đang bị thu hẹp và chất lượng rừng cũng đang dần suy thoái mạnh, đất đai cằn cỗi còn cây cối thì tàn lụy theo thời gian do tác động khắc nghiệt của thiên nhiên và tác động trực tiếp của con người.
+ Các loài động vật cũng ngày càng ít đi, có những động vật trở thành động vật quý hiếm do sự can thiệp của con người thông qua hành động săn bắt tràn lan, săn bắt trái phép.
5.2. So sánh sự cố môi trường và khủng bố môi trường
5.2.1. Sự giống nhau giữa sự cố môi trường và suy thoái môi trường
Cả hai vấn đề về môi trường và suy thoái môi trường đều có điểm tương đồng là sự thay đổi tiêu cực của môi trường tự nhiên gây ảnh hưởng đến cuộc sống của con người.
Sự cố môi trường và khủng bố môi trường đều có nguyên nhân từ con người gây ra dù là trực tiếp hay gián tiếp.
Xem thêm: Viện công nghệ môi trường nuôi dưỡng giấc mơ nghiên cứu khoa học
5.2.2. Sự khác nhau giữa sự cố môi trường và khủng bố môi trường
Sự cố môi trường xảy ra tại các khu vực nhỏ, lẻ, không mang tính bao quát rộng. Còn khủng bố môi trường mang tính bao quát với quy mô ảnh hưởng toàn cầu. Theo đó thì biểu hiện của khủng bố toàn cầu cũng rộng lớn hơn, nghiêm trọng hơn và có mức độ ảnh hưởng lớn trên toàn cầu.
Như thế, với các thông tin về sự cố môi trường là gì? Những biểu hiện của sự cố môi trường, nguyên nhân và các biện pháp khắc phục sự cố môi trường được chia sẻ trên đây sẽ mang đến cho các bạn sự hiểu biết rõ ràng và thực hiện có hiệu quả đối với việc phòng ngừa các sự cố môi trường.
Từ khóa » Ví Dụ Về Sự Cố Môi Trường ở Việt Nam
-
Ví Dụ Sự Cố Môi Trường - Chia Sẻ Kiến Thức Điện Máy Việt Nam
-
Sự Cố Môi Trường Là Gì? Khái Niệm, Phân Loại Và Nguyên Nhân?
-
Một Số Vấn đề Về Môi Trường ở Việt Nam Hiện Nay- Thực Trạng Và Giải ...
-
Sự Cố Môi Trường Là Gì Ví Dụ
-
Ô Nhiễm Môi Trường Là Gì ? Suy Thoái Môi Trường Là Gì ? Sự Cố Môi ...
-
Sự Cố Môi Trường - Tìm Hiểu Về Vấn Đề Chưa Bao Giờ Ngừng Hot
-
Sự Cố Môi Trường Là Gì? Cách Phân Loại Sự Cố Môi Trường
-
Thực Trạng Ô Nhiễm Môi Trường ở Việt Nam
-
Sự Khác Biệt Giữa ô Nhiễm Môi Trường Và Suy Thoái Môi Trường
-
Một Số Khái Niệm Liên Quan đến Môi Trường
-
Bảo Vệ Môi Trường Gắn Với Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội
-
Sự Cố Môi Trường Là Gì? - VLOS
-
Bản In - Bộ Tài Nguyên Và Môi Trường