"Sự Dai Dẳng Của Kí ức": Kiệt Tác Siêu Thực Của Salvador Dalí

LUXUO.VN - Lối sống thượng lưu
  • STYLE [CLOSE]

    STYLE

    • Beauty
    • World Of Watches
    • Fashion & Jewelry
    • Hitek

    LATEST IN STYLE

    Louis Vuitton chạm tới giới hạn mới trong lĩnh vực đồng hồ xa xỉ

    World Of Watches

    Mido Multifort Mechanical Limited Edition: Tôn vinh di sản truyền thống

    World Of Watches

    Đằng sau thành công rực rỡ của SK-II và Sulwhasoo: Mỹ phẩm ẩn chứa bí mật của từ công nghệ lên men

    Beauty
  • ART & CULTURE [CLOSE]

    ART & CULTURE

    • Văn hóa
    • Sự Sống
    • Community Showcase
    • Đấu giá
    • Nghệ sĩ
    • Sự kiện

    LATEST IN ART & CULTURE

  • CAR & YATCH [CLOSE]

    CAR & YATCH

    • Du thuyền
    • Tàu ngầm
    • Máy bay
    • Xe hơi

    LATEST IN CAR & YATCH

  • Luxuo TV
  • LIFE [CLOSE]

    LIFE

    • Ecoxury
    • Golf & Leisure
    • Du lịch
    • Khách sạn

    LATEST IN LIFE

  • DINING LIBRARY [CLOSE]

    DINING LIBRARY

    • Rượu
    • Drink masters
    • Chef's Story
    • Dining Culture & Art
    • Fine Dining

    LATEST IN DINING LIBRARY

    Khám phá bữa tiệc Giáng Sinh tại Studios

    Dining Culture & Art

    Eleganza e Vino: Một đêm tiệc đẳng cấp đậm chất Italian tại Gia Minh Corp

    Dining Culture & Art

    Khám phá “kiệt tác” ẩm thực tại TA’AKTANA, Labuan Bajo

    Dining Culture & Art
  • BUSINESS OF LUXURY [CLOSE]

    BUSINESS OF LUXURY

    • Luxury Feature
    • Luxe Anatomy
    • Grand Hour

    LATEST IN BUSINESS OF LUXURY

  • Wedding [CLOSE]

    Wedding

    • Awards
    • Wedding List
    • Wedding Art Gallery
    • Wedding Stories

    LATEST IN Wedding

    Vietnam Luxury Wedding List #4 | CEO Tierra Natural Diamond – Khát vọng là nhân chứng cho những câu chuyện duy mỹ

    Wedding List

    Sông Garden – Bước đột phá trong trải nghiệm tổ chức sự kiện

    Đúc kết truyền cảm hứng của thương hiệu đoạt giải tại Vietnam Wedding Awards 2024 (P.2)

  • LEGACY VIETNAM
  • CITY GUIDE [CLOSE]

    CITY GUIDE

    • Nhà sưu tập
    • Wealth
    • Tỷ phú

    LATEST IN CITY GUIDE

  • HOUSE OF LUXE [CLOSE]

    HOUSE OF LUXE

    • Interiors
    • Luxe property
    • Living Art
    • Bất động sản
    • Nhà cửa
    • Không gian sống
    • Nội thất

    LATEST IN HOUSE OF LUXE

    House Of Luxe: Trường kỷ tình yêu, tác phẩm nghệ thuật

    Không gian sống

    TS. Trần Văn Thành: “Ánh sáng cũng như một dàn nhạc”

    Nội thất

    House Of Luxe: Cuộc chơi bếp tối giản với crom, kẽm và thép

    Không gian sống
  • THE WOMEN 100 [CLOSE]

    THE WOMEN 100

    • Smart Mom
    • The Leader
    • Beauty Business

    LATEST IN THE WOMEN 100

  • LUXUO ASIA AWARDS [CLOSE]

    LUXUO ASIA AWARDS

    • Awards
    • Feature
    • Choice Of The Week

    LATEST IN LUXUO ASIA AWARDS

    LUXUO ASIA AWARDS 2024: “TIMELESS PRESTIGE” – Thời điểm khẳng định về chu kỳ phát triển bền vững của ngành xa xỉ Việt Nam

    Timeless Prestige: Giải thưởng lớn cho ngành hàng cao cấp LUXUO ASIA AWARDS 2024 trở lại

    Awards

    “Đế chế sắc đẹp” Shynh Premium xuất sắc nhận giải thưởng LUXUO Asia Awards 2023

    Awards
[CLOSE] ART & CULTURE

“Sự dai dẳng của kí ức”: Kiệt tác siêu thực của Salvador Dalí

Tác phẩm Sự dai dẳng của kí ức (The Persistence of Memory) của nghệ sĩ Tây Ban Nha đồng thời là biểu tượng của trường phái siêu thực Salvador Dalí là một trong những tác phẩm nghệ thuật hiếm hoi có thể gợi liên tưởng đến hai từ đơn giản: những chiếc đồng hồ tan chảy. […]

Sep 26, 2020 | By Trang Ps
  • SHARE

Tác phẩm Sự dai dẳng của kí ức (The Persistence of Memory) của nghệ sĩ Tây Ban Nha đồng thời là biểu tượng của trường phái siêu thực Salvador Dalí là một trong những tác phẩm nghệ thuật hiếm hoi có thể gợi liên tưởng đến hai từ đơn giản: những chiếc đồng hồ tan chảy.

The Persistence of Memory

Cũng giống như Starry Night của Van Gogh (1889) và Les Demoiselles d’Avignon (1907) của Picasso, tác phẩm The persistence of Memory thu hút du khách từ khắp nơi trên thế giới đến Bảo tàng nghệ thuật Hiện đại để chiêm ngưỡng tác phẩm đại diện cho hẳn một phong trào nghệ thuật. Cái nhìn Siêu thực mang đến một cảnh quan kỳ lạ cho cuộc sống với độ chính xác đáng kinh ngạc — khi bạn tưởng tượng một chiếc đồng hồ sẽ tan chảy như thế nào – chảy xệ, biến dạng và kéo dài.        

“Toàn bộ tham vọng của tôi trong phương diện hình ảnh là hiện thực hóa những hình ảnh về sự phi lý cụ thể của tôi với sự cuồng nhiệt chính xác nhất,” Dalí viết trong cuốn sách Conquest of the Irrational.

Và chính “sự cuồng nhiệt chính xác” này là thứ khiến The Persistence of Memory trở nên siêu thực. Thay vì vẽ ra một thế giới huyền ảo bằng những nét vẽ vội vàng và màu sắc tùy tiện, Dalí đã vẽ những đồ vật quen thuộc theo những cách khác lạ.

Chủ nghĩa siêu thực bắt đầu ở Paris

Artist Salvador Dali, lifting his cane, in a crowd. Image via Getty Images.

Nhà thơ André Breton sáng lập Chủ nghĩa Siêu thực vào năm 1924 để đối lập với các lý tưởng Khai sáng thịnh hành vốn đã chi phối phần lớn nghệ thuật và văn học trong thế kỷ 17 và 18. Trong hàng trăm năm, chủ nghĩa duy lý đã là trung tâm của xã hội, và Breton tin rằng nó đã góp phần vào “sự nghèo nàn và khan hiếm các quá trình tư duy”. Những lý tưởng của thời Khai sáng nhấn mạnh tính khách quan, tính khoa học và chủ nghĩa duy lý, đồng thời bóp chết sự sáng tạo – vì vậy tư tưởng phi lý trí phải là liều thuốc chữa.

Battle of Fishes

André Masson Battle of Fishes, 1926, The Museum of Modern Art

Breton và những người theo thuyết Siêu thực là những tín đồ nhiệt thành của nhà phân tâm học người Áo Sigmund Freud, và lý thuyết phân tâm học của ông về nhân cách đã mang lại cho nhóm nghệ sĩ và nhà văn một “Sao Bắc Đẩu” cho quy trình sáng tạo. Bằng cách truy cập vào tiềm thức – tập hợp những suy nghĩ, ký ức, giấc mơ và sự thúc giục không bị điều khiển bởi tâm trí có ý thức – những nghệ sĩ này sẽ tham gia vào một hình thức nghệ thuật thuần túy chưa bị “diệt trùng” bởi những những thuần phong mỹ tục hay các bất an của xã hội.

Những người theo chủ nghĩa siêu thực đã tìm đến các phương pháp khác nhau để tiếp cận lượng thông tin bị chôn vùi tồn tại bên dưới bề mặt ý thức, nhưng nhiều người đã chấp nhận những hành động vô thức, một phương tiện làm nghệ thuật chấp nhận cơ hội và cố gắng xóa bỏ ý thức. Bằng cách để sơn bắn tung tóe, cho phép vật liệu rơi xuống và được sắp đặt tuỳ hứng, vẽ nguệch ngoạc xung quanh các hình dạng và bố cục kết quả, nghệ sĩ về cơ bản đã loại bỏ quyền tự quyết của họ càng nhiều càng tốt khỏi quá trình sáng tạo. Điều này dẫn đến các tác phẩm như Battle of Fishes (1926) của André Masson, một tác phẩm đa phương tiện có sự kết nối ngẫu hứng để hình thành một dãy núi với những mảng màu đỏ rỉ ra như máu từ miệng những con cá.

Những nghệ sĩ khác như Dalí lại tìm kiếm nguồn cảm hứng từ những giấc mơ. Mơ là một chức năng của tiềm thức, và Dalí tận dụng những giấc mơ của mình để gia tăng thực hành nghệ thuật.

Ông nổi tiếng vì có những buổi ngủ ngắn xuyên suốt trong ngày. Những giấc ngủ ngắn và nhanh cũng cung cấp cả những lợi ích về vật chất lẫn sáng tạo. Nghỉ ngắn cho phép Dalí đi vào trạng thái mộng mị – dù rất ngắn có thể dễ dàng biến những ý tưởng và các mối liên hệ trở nên dễ dàng hơn.

Salvador Dalí, biểu tượng Siêu thực

Salvador Dali paints with shaving cream on the blackboard of the children’s playroom on the S.S. United States. Image via Getty Images.

Dalí sinh năm 1904 tại Figueres, Tây Ban Nha, bắt đầu nghiên cứu và triển lãm nghệ thuật ngay từ khi còn nhỏ. Mặc dù được nhận vào Học viện Mỹ thuật Hoàng gia San Fernando ở Madrid từ năm 17 tuổi, nhưng ông nhanh chóng nhận ra mình hứng thú hơn với những cuộc cách tân nghệ thuật đang diễn ra ở Paris.

Dalí thần tượng người đồng hương Tây Ban Nha Pablo Picasso và gặp ông trong một chuyến đi đến Paris năm 1926. Năm đó, Dalí bị đuổi khỏi trường sau khi xúc phạm các giáo sư. “Tôi thông minh hơn ba vị giáo sư này, và do đó tôi từ chối việc họ đánh giá tôi. Tôi biết môn này quá rõ. ”

Alice in Wonderland (M. & L. 321-333; F. 69-5 A-M)

Salvador Dalí, Alice in Wonderland (M. & L. 321-333; F. 69-5 A-M), 1969 Sotheby’s

Năm 1929, ông được giới thiệu với André Breton trong một lần tới Paris và bắt đầu cộng tác với các nghệ sĩ Siêu thực Pháp. Ông đã gặp Gala, người phụ nữ sau này ông sẽ cưới (vào thời điểm đó bà đã kết hôn với Paul Éluard) trong một chuyến đi đến Cadaques cùng một nhóm các nhà Siêu thực. Ông nhanh chóng say mê bà, ngay cả khi mối quan hệ này không thành.

Trong suốt những năm 1930, Dalí đã tạo ra một số bức tranh mang tính biểu tượng nhất của mình và hợp tác với những người khác trong nhóm về các dự án viết lách và làm phim. Mặc dù không ngừng sáng tạo tác phẩm Siêu thực, nhưng Dalí đã bị Breton trục xuất khỏi nhóm trước cuối thập kỷ vì lý do chính trị, vốn có liên quan mật thiết với chủ nghĩa phát xít lúc bấy giờ. Ông và Gala chuyển đến thành phố New York vào năm 1940, nơi họ ở lại cho đến năm 1948. Tại Mỹ, Dalí thiết kế sân khấu cho các vở ba lê, bắt đầu tạo ra đồ trang sức và xây dựng quan hệ với Philippe Halsman, nhiếp ảnh gia đã chụp Dalí với phong cách được dàn dựng một cách kỳ lạ.

Trong suốt nửa sau của cuộc đời, Dalí đã tận dụng tối đa cái tên quen thuộc của mình, tham gia The Dick Cavett Show và xuất hiện trong các quảng cáo cho mọi thứ, từ sô cô la Lanvin đến Old Angus scotch. Ông cũng vẽ minh họa cho các tác phẩm văn học cổ điển như Don Quixote và Alice in Wonderland, thậm chí còn đưa tác phẩm Siêu thực của mình vào Kinh thánh.

Don Quichotte

Salvador Dalí, Don Quichotte, 1983 Art Lithographies

Dalí được biết đến là một nhân vật lập dị, và tình yêu của ông với ánh đèn sân khấu thể hiện qua những pha nguy hiểm như mặc một bộ đồ lặn dưới đáy biển sâu (kết quả là gần như nghẹt thở) đến một cuộc triển lãm khai mạc vào năm 1936; không ngần ngại tuyên bố mình là một thiên tài, nổi bật nhất là trong cuốn sách có tựa đề Diary of a Genius (1963); và đi dạo quanh Paris với một con thú ăn kiến ​​bị xích.

Các trò hề này dường như làm lu mờ sự nghiêm túc trong công việc của ông. Trong khoảng thời gian cho đến tận cuối đời và ngay sau khi ông qua đời vào năm 1989, các học giả dường như không đánh giá cao nhiều tác phẩm của Dalí, mà cho rằng ông chỉ đạt đến đỉnh cao là một nghệ sĩ trong những năm 1920 và 30. Sau đó, sự tôn trọng đã được phục hồi đối với bậc thầy Siêu thực, ảnh hưởng lâu dài của ông là không thể xóa nhòa.  

Di sản của The Persistance of Memory (Sự bền bỉ của ký ức)

Playing Cards: Ace of Diamonds; King of Diamonds; Queen of Diamonds; and Jack of Diamonds, from Playing-Cards

Salvador Dalí, Playing Cards: Ace of Diamonds; King of Diamonds; … Phillips

Dalí vẽ The Persistence of Memory vào năm 1931 khi ông mới 28 tuổi, và phong trào Siêu thực lúc này vẫn đang ở đỉnh cao. Vào thời điểm này, ông đã chính thức tham gia với những người theo chủ nghĩa Siêu thực và phát triển “phương pháp phê bình paranoiac” để thực hành nghệ thuật. Thông qua phương pháp này, Dalí tự tạo ra trạng thái thôi miên cho phép mình thoát khỏi thực tại. Hy vọng của ông là một khi không còn lo lắng, tầm nhìn về những bức tranh của ông có thể bắt đầu.  

Sự bền bỉ của ký ức là một tác phẩm nhỏ về kích cỡ so với danh tiếng nghệ thuật, lịch sử và văn hóa đại chúng mà nó nắm giữ — bức tranh chỉ rộng hơn một vài inch so với một tờ giấy tiêu chuẩn. Tác phẩm có vẻ bắt nguồn từ thế giới tưởng tượng, nhưng những vách đá ở hậu cảnh đã được xác định là bờ biển của Catalonia, quê hương của Dalí. Mặc dù các vách đá mang lại yếu tố hiện thực cho khung cảnh mơ hồ, những chiếc đồng hồ méo mó tan chảy trên một cái cây chết, một nền tảng không thể giải thích được và một hình dạng vô định hình màu da thịt (được cho là chân dung tự hoạ của nghệ sĩ). Đàn kiến ​​kéo đến một chiếc đồng hồ kín như thể nó bằng xương bằng thịt, và cảnh quan mang đến ấn tượng về sự tĩnh lặng kỳ lạ hoàn toàn.

Dalí tuyên bố rằng ông không biết ý nghĩa của tác phẩm — điều này đã cho các học giả và những người yêu nghệ thuật có nhiều khoảng trống để áp đặt ý nghĩa cho bức tranh.

Persistence of Memory Tapestry

Salvador Dalí, Persistence of Memory Tapestry, 1975 Fine Art Acquisitions

Trong khi những chiếc đồng hồ được cho là biểu tượng cho sự tồn tại của thời gian, Dalí từ chối kết hợp chúng với bất cứ thứ gì khác ngoài pho mát Pháp: Ông gọi chúng là “camembert của thời gian”. Dalí lấy những vật cứng, máy móc và làm mềm nhão chúng – mặc dù thời gian kiểm soát thời gian thức dậy của xã hội, nhưng nó thường bị uốn cong trong giấc mơ và trong trí nhớ. Những con kiến ​​tụ tập (và một con ruồi, đậu trên đồng hồ) xuất hiện như thể chúng đang đậu trên đống thịt thối rữa, ám chỉ cái chết và sự thối rữa. Những đối tượng này quen thuộc, nhưng bị bóp méo và được đưa ra khỏi bối cảnh, như những thứ thường trong giấc mơ. Hình dạng giống như khuôn mặt nằm ngủ ở trung tâm tác phẩm thoạt nhìn giống như một cái sọ bò khô. Theo thời gian, hộp sọ bắt đầu bộc lộ các đặc điểm của con người: lông mi dài, mũi và thậm chí cả bộ ria mép cong vút.

Đây không phải là lần cuối cùng Dalí đưa nhiều biểu tượng này vào tác phẩm của mình, và khoảng 30 năm sau, ông quay trở lại The Persistence of Memory với The Disintegration of the Persistence of Memory (1952–54). Tác phẩm lấy bức tranh vẽ năm 1931 của ông và cập nhật nó để phản ánh nỗi lo hiện đại hơn về chiến tranh hạt nhân. Dalí gọi công việc từ đầu những năm 1950 là một phần của “thời kỳ Tê giác ” của ông – sừng tê giác giống như tên lửa phóng dưới nước.  

Dance Of Time I

Salvador Dalí Dance Of Time I, 1979 Dali Paris

Thật kỳ lạ, nguồn gốc của The Persistence of Memory là một bí ẩn — một nhà tài trợ giấu tên đã đưa tác phẩm cho MoMA vào năm 1934. Một khi xuất hiện tại MoMA, không mất nhiều thời gian để bức tranh trở thành một trong những điểm thu hút chính của bảo tàng, với hàng dài người chờ vào xem. Tính phổ biến của tác phẩm kể từ đó đã được củng cố nhờ các cảnh quen trên The Simpsons và Sesame Street.  

La désintégration de la persistance de la mémoire

Salvador Dalí La désintégration de la persistance de la mémoire, ca. 1980 ByNewArt

Mặc dù The Persistence of Memory là tác phẩm thời kì đầu của Dalí, nhưng đây là tác phẩm định hình sự thể nghiệm của Dalí trên hiện hiện thực hóa các lý tưởng Siêu thực. Trong “Tuyên ngôn về chủ nghĩa siêu thực”, Breton đã viết: “Chủ nghĩa siêu thực dựa trên niềm tin vào thực tại siêu việt của một số dạng liên kết bị bỏ quên trước đây, vào sự toàn năng của giấc mơ, vào trò chơi vô tư của tư tưởng.”

Tác phẩm mang tính biểu tượng của Dalí tạo ra những liên tưởng mới, tái cấu trúc cơ chế toàn năng của thời gian và mang đến cho bức tranh cảm giác phi lý trí, kinh ngạc đầy mộng mị. Gần 100 năm sau khi ra đời, The Persistence of Memory vẫn là bức chân dung thể hiện tầm nhìn không giới hạn của một nghệ sĩ vĩ đại.

Chuyển ngữ: Dương Hương | Nguồn: Artsy

TAGS:
  • dali siêu thực
  • hội họa siêu thực
  • Salvador Dali
  • The Persistence of Memory dali
  • Volvo P1800 Cyan Restomod - Dòng xe đua của Volvo mang phong cách cổ điển
  • Cận cảnh tuyệt tác Rolls-Royce Wraith Eagle VIII
  • Previous
  • Next
Sign up for LUXUO Be in the know about the latest in luxury lifestyle and more, straight to your inbox Email Address* Address Street Address Address Line 2 City State Zip / Postal Country USA Aaland Islands Afghanistan Albania Algeria American Samoa Andorra Angola Anguilla Antigua And Barbuda Argentina Armenia Aruba Australia Austria Azerbaijan Bahamas Bahrain Bangladesh Barbados Belarus Belgium Belize Benin Bermuda Bhutan Bolivia Bosnia and Herzegovina Botswana Brazil Brunei Darussalam Bulgaria Burkina Faso Burundi Cambodia Cameroon Canada Cape Verde Cayman Islands Central African Republic Chad Chile China Colombia Congo Cook Islands Costa Rica Cote D'Ivoire Croatia Cuba Cyprus Czech Republic Denmark Djibouti Dominica Dominican Republic East Timor Ecuador Egypt El Salvador Equatorial Guinea Eritrea Estonia Ethiopia Faroe Islands Fiji Finland France French Polynesia Germany Ghana Gibraltar Greece Greenland Grenada Guam Guatemala Guernsey Guyana Haiti Honduras Hong Kong Hungary Iceland India Indonesia Iran Iraq Ireland Israel Italy Jamaica Japan Jersey (Channel Islands) Jordan Kazakhstan Kenya Kuwait Kyrgyzstan Lao People's Democratic Republic Latvia Lebanon Libya Liechtenstein Lithuania Luxembourg Macau Macedonia Madagascar Malawi Malaysia Maldives Mali Malta Mauritius Mexico Moldova, Republic of Monaco Mongolia Montenegro Morocco Mozambique Myanmar Namibia Nepal Netherlands Netherlands Antilles New Caledonia New Zealand Nicaragua Niger Nigeria North Korea Norway Oman Pakistan Palau Palestine Panama Papua New Guinea Paraguay Peru Philippines Poland Portugal Qatar Republic of Georgia Romania Russia Rwanda Saint Kitts and Nevis Saint Lucia Samoa (Independent) San Marino Saudi Arabia Senegal Serbia Seychelles Singapore Slovakia Slovenia Solomon Islands South Africa South Korea Spain Sri Lanka Sudan Suriname Swaziland Sweden Switzerland Taiwan Tanzania Thailand Togo Tonga Trinidad and Tobago Tunisia Turkey Turks & Caicos Islands Uganda Ukraine United Arab Emirates United Kingdom Uruguay Vanuatu Vatican City State (Holy See) Venezuela Vietnam Virgin Islands (British) Virgin Islands (U.S.) Zambia Zimbabwe Birthday First Name Last Name Phone Number * = required field EDITOR'S PICKS Một hành trình… (Kỳ 2): Duyên số dẫn lối Ngô Hồng Quang Editor's Picks Một hành trình… (Kỳ 1): Hà Nội của nhà văn Trương Quý  Editor's Picks Một hành trình… (Kỳ 4): Biên đạo múa Nguyễn Ngọc Anh – Không có bùn thì không có sen Editor's Picks Một hành trình… (Kỳ 3): Trần Trọng Dương – “An lạc giữa cuộc đời đầy biến động này” Editor's Picks

RECOMMENDED FOR YOU

Related Posts

  • Có một Dalí ít hào nhoáng hơn nhưng thú vị hơn nhiềuCó một Dalí ít hào nhoáng hơn nhưng thú vị hơn nhiều
  • Voi của Dalí và “những cái chân vô hình của lòng ham muốn” Voi của Dalí và “những cái chân vô hình của lòng ham muốn” 
  • 5 tác phẩm của 5 nghệ sỹ danh tiếng từng bị treo ngược 5 tác phẩm của 5 nghệ sỹ danh tiếng từng bị treo ngược 
  • Paris+ par Art Basel 2022 mùa đầu tiên: Chỉ dành cho khách du lịch rất rất xa xỉParis+ par Art Basel 2022 mùa đầu tiên: Chỉ dành cho khách du lịch rất rất xa xỉ
Back to top

Từ khóa » Những Ký ức Tồn Tại