Skip to content
Thời gian qua, dân mạng Việt bày tỏ phẫn nộ việc Hàn Quốc thông qua phim ảnh, tài liệu để “dựng lại lịch sử” phần lớn cũng là những tác phẩm xuyên tạc, bịa đặt mục đích hướng tới che giấu sự thật lịch sử nhằm lòe mị người Hàn Quốc,
dần tẩy trắng vết nhơ.hoặc “tự AQ về một dân tộc Đại Hàn thượng đẳng”. Xin trích bình luận về 2 bộ phim tiêu biểu như: 1. Người Hàn thượng đẳng – vũ trụ trong phim Bất Diệt Quân Vương. Có thể nói, người Hàn Quốc hay Triều Tiên thì đều là dân Choson – dân tộc Triều Tiên, và một trong những dấu mốc nhục nhã nhất trong lịch sử dân tộc đó chính là quốc vương của họ – Triều Tiên Nhân Tổ từng vứt bỏ tôn nghiêm, tam quy cửu khấu (3 quỳ 9 lạy) trước Hoàng Thái Cực (Mãn Thanh) như một kẻ tôi tớ hèn mọn. Cụ thể, tháng 12/1636 năm đó, lấy lý do Triều Tiên phản bội minh ước, Hoàng Thái Cực đích thân xuất chinh, dẫn 12 vạn quân Bát kỳ Mãn Châu, Mông Cổ và Hán quân, một lần nữa xuất quân đánh chiếm Triều Tiên. Triều Tiên đại bại, vua Nhân Tổ chạy đến Nam Hán Sơn Thành trên đỉnh núi Nam Hán ngoại ô Hán Thành rồi bị vây hãm tại đây. Quân Triều Tiên cố thủ trong các thành lũy, chết đói chết rét do khan hiếm lương thực và vũ khí. Đa Nhĩ Cổn chiếm đóng đảo Giang Hoa trong một ngày để bắt giữ con trai thứ hai và hậu cung của vua Nhân Tổ. Cuối cùng sau 47 ngày cố thủ, Triều Tiên Nhân Tổ buộc phải chấp nhận ký hòa ước Tam Điền Độ với quân Thanh, với những điều khoản nhục nhã như: – Triều Tiên trở thành phiên thuộc của nhà Thanh và phải triều cống hàng năm – Triều Tiên phải để hai con trai của vua Nhân Tổ đến Thịnh Kinh làm con tin. – Triều Tiên phải xuất binh mã, chiến thuyền hỗ trợ khi nhà Thanh đánh Minh triều. – Triều Tiên không được tu bổ thành trì khi chưa được phép của nhà Thanh. Ngày 30/1/1637, vua Nhân Tổ Triều Tiên đến đại doanh của Hoàng Thái Cực thực hiện 3 lần quỳ 9 lần lạy với đại hãn nhà Thanh. Hoàng Thái Cực cho dựng bia “Công đức Hoàng đế Đại Thanh” ở Tam Điền Độ rồi rút lui. Kể từ đó, Triều Tiên trở thành chư hầu trung thành với nhà Thanh cho đến năm 1895, khi Trung Quốc thất bại trước Nhật Bản trong chiến tranh Giáp Ngọ (1894 – 1895). Cho đến chiến tranh Triều Tiên, đất nước Triều Tiên bị xé đôi, nửa nam trở thành Hàn Quốc, nửa bắc là CHDCND Triều Tiên. Tính ra, chỉ CHDCND Triều Tiên mới là quốc gia độc lập, chứ Hàn Quốc chỉ là chư hầu của Mỹ, có lẽ mang trong mình sẵn tâm lý cam tâm uốn gối nên giờ cũng quen. Tuy khom lưng quỳ gối, nhưng để rửa nhục thì Hàn Quốc chọn lược bỏ các yếu tố văn hóa – lịch sử truyền thống, và dùng phim ảnh để dần tẩy trắng vết nhơ. Năm 2020, bộ phim tâm lý tình cảm lãng mạn “Quân vương bất diệt” do tài tử Lee Min Ho (ảnh trái) thủ vai chính gây sốt cộng đồng mạng xứ Kim Chi. Phim này lấy bối cảnh giả tưởng về hai thế giới song song giữa Đại Hàn Dân Quốc và Đại Hàn Đế Quốc (lịch sử quá khứ Hàn). Và, lịch sử của Đại Hàn Đế Quốc thì rất khác với lịch sử thực tế, nó được phân nhánh vào năm 1636, dấu mốc nhục nhã nhất của người Triều Tiên. Nhưng ở vũ trụ trong phim, Thái tử So Hyeon (Chiêu Hiến) đã lãnh đạo quân đội và nhân dân đứng lên kháng chiến thành công, đánh bại quân Thanh. Và thế là đất nước Triều Tiên thống nhất từ Bắc tới Nam, thậm chí còn phát triển thịnh vượng và mạnh mẽ và trở thành Đế quốc (Nhưng chả hiểu sao, làm Hoàng Đế rồi mà vẫn quen mặc Hồng bào chứ không dám mặc Long bào thêu rồng 5 vuốt. Hay do thói quen nó ăn vào máu rồi chăng?) Đại Hàn Đế Quốc có tận 03 thủ đô, Bình Nhưỡng là thủ đô kinh tế, Hán Thành là thủ đô hành chính còn Busan là thủ đô văn hóa. Hoàng đế Đại Hàn cho rời Hoàng gia về Busan, trong một thế đứng đầu ngọn sóng để đối đầu với Nhật Bản, kiểu tâm thái “đứng thẳng hiên ngang”, không phải quỳ lạy bất kỳ ai. Có lẽ đây là khát khao cháy bỏng của người dân tộc Triều Tiên, vì thực tế thì lại ngược hoàn toàn. Giờ đây miền Nam trở thành Hàn Quốc, tổng thống xứ củ sâm kiểu như tay sai của Tổng thống Mỹ, chỉ huy tối cao của quân đội Hàn Quốc lại là tướng 4 sao của người Mẽo, Hàn Quốc là chư hầu của xứ Huê Cầy, dân Hàn Quốc trở thành công dân hạng 2 ngay trên đất nước của mình! 2. Biến những kẻ thủ ác thành anh hùng Hàn Quốc. Sự dối trá trơ trẽn khi tuyên truyền về trận Quang Thạch. Từ tháng 09/1964 đến tháng 3/1973, Hàn Quốc, dưới sự quản lý của tướng Park Chung-hee, đã gửi hơn 300.000 quân đến Nam Việt Nam tham chiến với tư cách là đồng minh của Hoa Kỳ. Đổi lại, Hàn Quốc nhận được thêm viện trợ cũng như chuyển giao công nghệ. Trong số 300.000 quân ấy, có rất nhiều gã là du thủ du thực hoặc là tội phạm mang án, được Park phóng thích cho “lập công chuộc tội”, bản chất là lính đánh thuê nhưng sang Việt Nam mang cái danh rất kêu như Lữ đoàn Mãnh Hổ (Bình Định), Bạch Mã (Phú Yên), Rồng Xanh (Quảng Nam – Quảng Ngãi) … dưới sự chỉ huy của Trung tướng Chae Myung-shin
Tuy mang cái mác là đồng minh với Hoa Kỳ, dưới danh nghĩa của một cuộc thập tự chinh chống Cộng, nhưng thực tế Hàn Quốc chỉ là đàn em, nói trắng ra là làm tay sai, hoặc “con chó săn” như cách lính Mỹ vẫn hay nói đùa. Điều này giải thích tại sao lính “Đại Hàn dân quốc” được giao nhiệm vụ bình định hóa vùng nông thôn một cách tàn bạo, làm công việc bẩn thỉu thay cho lính Mỹ, tránh xa sự chú ý của cộng đồng quốc tế và có lẽ quan trọng hơn, khỏi công chúng Mỹ và quốc tế. Người Hàn Quốc mang theo vũ khí của người Mỹ, nhưng phần lớn hoạt động của họ bị báo chí Mỹ phớt lờ – và đó chính là điều chính phủ Hoa Kỳ mong đợi. Không thể phủ nhận, lính đánh thuê Park Chung Hee được huấn luyện khá bài bản và được chọn lựa kỹ càng, rất nhiều trong số chúng là những tên du côn tàn ác, không sợ chết, thậm chí trước khi sang Việt Nam tham chiến, đám lính đánh thuê ấy còn được đầu độc nặng nề về lòng căm thù Chế độ Cộng Sản. Khi đi càn, lính đánh thuê Đại Hàn thường luôn đi đầu, có trực thăng Mỹ và pháo binh yển trợ ở trên và lính Mỹ ủng hộ vòng ngoài, bởi vậy chúng hung hăn không sợ chết, đóng vai trò đúng nghĩa “chó săn” của Mỹ và từng gây rất nhiều tội ác man rợ. Tuy nhiên, về bản chất đây là một đám người đi xâm lược và gây ác, không hề có tính chính nghĩa. Do được huấn luyện bài bản về các chiến thuật “phản” du kích, nên lính Đại Hàn thường né bộ đội chủ lực của ta và trút hết bất mãn lên người dân vô tội. Sự man rợ đỉnh điểm của đám lính đánh thuê Đại Hàn, đó là thói quen tàn sát dân thường vô tội tay không tấc sắt để trút giận, cũng như kiếm chiến công ảo báo cáo lên ông chủ Hoa Kỳ. Trước khi rút quân về nước, lính đánh thuê Đại Hàn đã gây ra rất nhiều vụ thủ ác, thảm sát thường dân Việt Nam như thảm sát Phong Nhất Phong Nhị, thảm sát Bình Hoà Bình An, Thảm sát Diên Niên Phước Bình, thảm sát Hà My, thảm sát Duy Trinh … Quay trở lại chủ đề bài viết. Nói thêm một chút về tiền thân của trận Quang Thạch, trong 2 ngày 05,06/08/1966, pháo binh từ Bình Liên bắn cấp tập vào xã Bình Hòa, khi pháo ngưng bắn, hàng loạt máy bay trực thăng CH47 chở bọn lính Đại Hàn ồ ạt đổ quân chiếm các ngọn đồi quanh xã rồi chia nhiều mũi tấn công vào các thôn Nam Yên, An Phước, Lạc Son. Chúng đốt nhà giết trâu bò, hãm hiếp phụ nữ. Người nào chống đối chúng đâm lưỡi lê vào bụng, thậm chí là hành vi mất hết tính người như chúng moi gan, cắt đầu, ném xác đồng bào ta vào lửa đỏ. Chúng lùa hết dân ra đồng, rồi dùng súng đại liên bắn xối xả vào bà con, tàn sát một lúc 400 người vô tội, bao gồm cả đàn bà, người già và trẻ nhỏ. Lửa cháy ngút trời, xác người phơi đầy đường đầy ngõ. Tội ác của chúng thật trời không dung đất không tha. Vụ thảm sát dã man nay đã làm đồng bào cả nước xúc động cao độ. Trước tội ác man rợ của bè lũ lính đánh thuê Đại Hàn tại Việt Nam, gây ra làn sóng căm phẫn ngút trời, Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam đã lập kế hoạch tiến công để tiêu diệt toàn bộ đồn của Quốc quân Hàn Quốc. Trong số đó có thể kể đến trận Quang Thạnh (tháng 2/1967), là một trong những trận đánh oai hùng và cho thấy sức mạnh của lực lượng Đặc công Việt Nam, nhắm vào lữ đoàn Mãnh Hổ, Hàn Quốc để trả thù cho người dân Quảng Ngãi. Kết thúc trận Quang Thạch, quân ta đã giành được thắng lợi. mặc dù không tiêu diệt được 100% quân số địch với tiêu chí không bắt tù binh nhưng số mà ta tiêu diệt và loại khỏi vòng chiến đấu đủ để xoá sổ tiểu đoàn lính thuỷ đánh bộ của Lữ đoàn Rồng Xanh đóng tại căn cứ này. Trận này ta tiêu diệt tại chỗ 420/500 tên Đại Hàn. Đây là một trận đánh lớn, có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, đánh gục Lữ đoàn thuỷ quân lục chiến Rồng Xanh, giáng một đòn chí tử vào đội quân đánh thuê tàn ác, âm vang của trận đánh lớn đến nỗi làm lính Hàn Quốc sống sót mất hết tinh thần. Tại Bình Định, một toán 7 tên lính Hàn dùng lựu đạn tự sát tập thể, một số tự bắn vào chân để phản đối lệnh đi càn của chỉ huy và một số bỏ mũ, bỏ lon mang súng vào khu vực tìm du kích xin đầu hàng. Một số thông qua dân nhắn bộ đội giải phóng đừng bắn chúng, đổi lại chúng sẽ chỉ đi càn lấy lệ. Đó là sự thật lịch sử, ấy vậy nhưng, giờ đây khi người Hàn Quốc làm video nói về trận Quang Thạch thì sao? Tháng 3/2021, một kênh truyền hình Hàn Quốc đã đăng tải video: “Những lý do mà 500 quân đội Việt Cộng đầu hàng trước 12 lính thủy đánh bộ Hàn Quốc trong vòng 2 giờ”. Nội dung video này nói về trận Quang Thạnh diễn ra vào tháng 2/1967, và người Hàn Quốc huênh hoang khoác lác rằng cuộc chiến mà phía quân giải phóng miền Nam Việt Nam khơi mào đã thất bại thảm hại, trong đó có 243 quân bị tử trận trước Lữ đoàn Rồng Xanh, thậm chí trơ trẽn hơn, tác giả sản xuất video cũng khẳng định trong một trận đánh khác, 13 lính Thủy quân lục chiến Hàn Quốc đã tiêu diệt 1 trung đoàn Việt Cộng. Ở dưới đó, là hàng loạt bình luận tung hô “sự quả cảm và thiện chiến” của lính đánh thuê Đại Hàn. === Một số cư dân mạng cho rằng, hiện tại, Hàn Quốc và Việt Nam đã có hợp tác trong một số lĩnh vực trên nguyên tắc song phương cùng có lợi, cũng như quan điểm của Việt Nam chúng ta là “tạm gác thù hằn quá khứ, cùng nhau hướng tới tương lai”, Nhưng gác lại chứ không được phép lãng quên, nhớ để mà cảnh giác, để tránh vết xe đổ trong tương lai, để mà nhớ về “sự tráo trở của người Hàn”, trừ trước đến nay đều như vậy.
Vì cho tới hiện tại, thật xấu hổ người Hàn Quốc vẫn luôn chỉ trích cay nghiệt người Nhật thảm sát bán đảo Triều Tiên, và họ đã từng bắt Nhật bồi thường về tội ác của quân đội Nhật gây ra cho Triều Tiên trong thế chiến thứ II, nhưng những tội ác của lính Hàn Quốc tại Việt Nam thì họ phủ nhận. Ở Việt Nam chúng ta có bia căm thù, đài tưởng niệm ghi lại chứng tích tội ác của những binh đoàn lính đánh thuê Đại Hàn năm xưa tàn sát dân thường Việt Nam, thì ở Hàn Quốc, lại liên tiếp mọc lên càng nhiều những đài kỷ niệm, ngày tri ân sự tham chiến của lính Hàn tại Việt Nam. Ở đó, những người lính Hàn được ngợi ca là những vị anh hùng chiến đấu bảo vệ cho phụ nữ, trẻ em… Việt Nam. Rõ là sự trơ trẽn, dùng truyền thông dối trá để che đậy sự thật, vừa phủ nhận tội ác đồng thời ngợi ca những kẻ hung đồ – đây cũng là chiêu bài truyền thống của một đất nước tay sai quanh năm dối trá. Hiếu Ngọc
- NHÌN LẠI LỊCH SỬ “CHIẾN TRANH VIỆT NAM”
- “LỊCH SỬ CHƯA KỂ CỦA HOA KỲ”: OLIVER STONE, DỰ ÁN OBAMA, VÀ CUỘC CHIẾN Ở VIỆT NAM
- Cuộc Khủng Hoảng Fentanyl Ở Hoa Kỳ: Trách Nhiệm Thuộc Về Ai?
- Dư luận Quốc tế đối với cải cách bộ máy Nhà nước Việt Nam
- Thành tựu hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và Nvidia: Uy tín và vị thế ngày càng vững chắc của Việt Nam trong thu hút đầu tư nước ngoài
Bài viết cùng chủ đề:
-
Cuộc Khủng Hoảng Fentanyl Ở Hoa Kỳ: Trách Nhiệm Thuộc Về Ai?
-
Dư luận Quốc tế đối với cải cách bộ máy Nhà nước Việt Nam
-
Thành tựu hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và Nvidia: Uy tín và vị thế ngày càng vững chắc của Việt Nam trong thu hút đầu tư nước ngoài
-
Việt Nam: Cơ Hội Mới Mở Ra Chặng Đường Phát Triển Đột Phá!
-
Góc nhìn của nhà báo Mỹ về ý đồ xâm lược Việt Nam của Mỹ là “chuẩn bị cho chiến tranh với Trung Quốc”
-
Hồ Chí Minh: Những năm đầu
-
Mỹ không nên và không có lý do gì để không thừa nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường!
-
Chớ vội nghe lời kích động, chia rẽ quan hệ Việt Nam – Campuchia liên quan kênh đào Phù Nam!
-
KỲ III: TÔI LÀ NGƯỜI HIỂU VIỆT NAM
-
Kỳ II: Việt Nam thật tự hào vì có một vị tướng huyền thoại
-
Nhà văn Mỹ Lady Borton: Chiến thắng của Việt Nam là chiến thắng của trí tuệ và toàn dân
-
“Gác lại quá khứ” không có nghĩa là “lãng quên lịch sử”!
-
Thực hư chính trị Việt Nam “bất an” và “tê liệt”?
-
Giáo sư Zachary Abuza: hãy thông tin cho đúng sự thật, khách quan!
-
Việt kiều Mỹ nghĩ gì về tham nhũng ở Việt Nam?
-
Việt Nam sẽ không cho nước khác khai thác chống Trung Quốc
Để lại một bình luận Hủy
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Bình luận *
Tên *
Email *
Trang web
Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.
Quảng cáo
Tin chính trị
Chính trị - Xã hội Tiêu điểm
Vai trò của công đoàn trong giám sát và phản biện xã hội qua hiệu quả 10 năm thực hiện Quyết định 217
Chính trị - Xã hội Tiêu điểm
Sức Mạnh Đồng Thuận: Lòng Tin Của Nhân Dân Với Đảng Trong Cuộc Cách Mạng Cải Cách Chính Trị
Chính trị - Xã hội Tiêu điểm
Lật tẩy chiêu trò xuyên tạc Quân đội nhân dân Việt Nam: Sự thật và bản chất của luận điệu phá hoại
Chính trị - Xã hội Tiêu điểm
Sự thật về luận điệu “đại đa số cán bộ, đảng viên không ủng hộ việc ‘tinh giản bộ máy’ của Tổng Bí thư?
Chính trị - Xã hội Tiêu điểm
Công cuộc xử lý tham nhũng tại Việt Nam và các quốc gia khác: Một mô hình minh bạch và hiệu quả
Chính trị - Xã hội Tiêu điểm
Cam kết EVFTA: Việt Nam và sự nỗ lực thực chất vì quyền lợi người lao động!
Chính trị - Xã hội Tiêu điểm
Một đảng cầm quyền không đồng nghĩa với mất dân chủ
Chính trị - Xã hội Tiêu điểm
Kỳ tích VinFast: Tại sao không tự hào?
Pháp luật
Pháp luật Pháp luật Việt Nam
Án phạt tù thích đáng cho 3 đối tượng lợi dụng danh nghĩa báo chí trục lợi
Ngày 20/12, Toà án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh đã tuyên án các bị cáo: Lê Danh Tạo (sinh năm 1966) 5 năm tù giam; Hồ Thị Hải (sinh năm...
Nghiên cứu chính trị
Nghiên cứu Tiêu điểm
BỎ PHIẾU LÀ QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA MỖI CÔNG DÂN VIỆT NAM
Chính trị - Xã hội Nghiên cứu
QUYỀN CỦA BỊ CAN TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA HÌNH SỰ
Chính trị - Xã hội Nghiên cứu
Bảo vệ quyền của người mang thai hộ Kỳ 1: Quyền của người mang thai hộ trong pháp luật quốc tế
Chính trị - Xã hội Nghiên cứu
Đặt nhân quyền ở vị trí trung tâm trong kế hoạch phục hồi hậu đại dịch
Chính trị - Xã hội Nghiên cứu
Luận điệu hàm hồ xuyên tạc “Tuyên ngôn độc lập”!
Chính trị - Xã hội Nghiên cứu
SỨ MẠNG THIÊNG LIÊNG
Chính trị - Xã hội Nghiên cứu
CUỘC BẦU CỬ ĐẶC BIỆT KỲ 1: NHÌN TỪ CUỘC TỔNG TUYỂN CỬ ĐẦU TIÊN
Nghiên cứu Tiêu điểm
Lạm bàn EIU xếp hạng dân chủ (2): Một đảng có mất dân chủ không?
Nghiên cứu
Việt Nam cần dứt khoát trong việc lựa chọn mô hình “kiến tạo phát triển”
Nghiên cứu Tiêu điểm
Ấn Độ: Lợi ích của chính sách trung lập!
- Trang Chủ
- Tin Tức
- Tin nóng
- Thế giới
- Trong nước
- Chính trị – Xã hội
- Tiêu điểm
- Đời sống
- Nghiên cứu
- Pháp luật
- Luật nhân quyền quốc tế
- Pháp luật Việt Nam
- Vụ án
- Nhìn ra thế giới
- Người Việt 5 châu
- Thế giới nói về Việt Nam
- Nhân quyền các nước
- Các Nhóm Quyền
- Dân sự – Chính trị
- Kinh tế – Xã hội – Văn hóa
- Nhóm dễ bị tổn thương
- MEDIA
- Bạn đọc
- Giải trí