Sử Dụng Digital Ocean Control Panel - Học VPS
Có thể bạn quan tâm
Đã sử dụng qua nhiều hệ thống quản lý VPS khác nhau và mình buộc phải công nhận VPS Control Panel của DigitalOcean rất dễ sử dụng và thuận tiện cho người dùng. Tất cả các thao tác với VPS đều có thể thực hiện được qua Control Panel này.
Giao diện Digital Ocean Control Panel
Sử dụng DigitalOcean Control Panel
Để quản lý VPS, các bạn nhấn Droplets rồi chọn server, màn hình quản lý sẽ hiện ra.
Access
– Console Access cho phép bạn kết nối VNC đến server ngay trên nền web. Phương pháp này cần sử dụng trong trường hợp không thể kết nối đến SSH.
– Reset Root Password sẽ thay đổi mật khẩu root, khi kết nối SSH bạn cũng có thể thực hiện việc này bằng lệnh passwd
Power
– Power Off: tắt server. Lưu ý khi tắt vẫn bị tính tiền, trừ khi bạn xóa VPS đi (Destroy)
– Power Cycle: khởi động lại server.
Resize
– Resize lại server, tăng số lượng RAM hoặc CPU. Quá trình này vẫn sẽ giữ nguyên data trên VPS.
– Bạn cần tắt server đi trước khi tiến hành nâng cấp.
Snapshots
– Snapshots giúp bạn tạo bản sao toàn bộ server và sau đó có thể restore lại nếu có vấn đề. Khi tạo Snapshot server sẽ phải ngừng hoạt động và sẽ tự động khởi động lại sau khi qua trình sao lưu thành công.
Settings
– Networking hiển thị thông tin IPv4/IPv6 public + private của VPS
– Kernel thay đổi nhân Linux
– Recovery giúp khởi động server ở chế độ safe mode để bạn có thể thực hiện các thao tác hệ thống như sửa lỗi file hệ thống
– Rename thay đổi hostname
Graphs
– Graphs hiển thị thông tin server như bandwidth đã sử dụng, CPU, I/O.
History
– History ghi lại những thao tác đã thực hiện với server.
Destroy
– Bạn sử dụng Destroy nếu muốn xóa server không sử dụng nữa. Toàn bộ dữ liệu hiện tại sẽ mất hết. Tuy nhiên nếu bạn đã từng tạo Snapshots thì có thể tạo mới server sử dụng bản sao này.
– Rebuild khôi phục lại hệ điều hành server như ban đầu hoặc sử dụng một trong số Snapshots. Chi tiết xem hướng dẫn cài đặt lại OS Digital Ocean.
Các tùy chọn người dùng
Bên cạnh các tùy chọn cho server, bạn có thể thực hiện các thao tác quản lý tài khoản ở Digital Ocean thông qua menu trên cùng.
– Droplets có nghĩa là server ở DO, các thao tác quản lý mình đã nói ở phần bên trên.
– Images quản lý các bản sao của server.
– Dùng DNS nếu bạn muốn trỏ domain đến name server của DO.
– API lập trình dùng để quản lý account, server.
– Support liệt kê các ticket bạn đã trao đổi với DigitalOcean.
– Biểu tượng hình bánh răng ngoài cùng là Settings dùng để xem thông tin Billing, chia sẻ quyền quản lý server trong Team, Referrals, cập nhật thông tin tài khoản, password, bảo mật 2 lớp…
Hi vọng qua bài viết này, bạn đã nắm rõ toàn bộ cách sử dụng VPS Control Panel của Digital Ocean.
Truy cập vào DigitalOcean và đăng ký ngay một tài khoản tại đây.
Trước khi đăng ký hãy xem danh sách DigitalOcean Coupon có thể sử dụng được trên blog Canh Me nhé.
Bài viết liên quan:
- Hướng dẫn tạo VPS ở DigitalOcean
- Hướng dẫn cài đặt lại hệ điều hành VPS Digital Ocean
- [Video] Cài đặt WordPress trên VPS Digital Ocean
- So sánh VPS Linode, Digital Ocean, Vultr và Wable
- Ramnode VPS Control Panel
- Hướng dẫn cài đặt Vesta Control Panel cho VPS
Từ khóa » Floating Ip Là Gì
-
Quản Lý VPS Chi Tiết Trên DigitalOcean - Thuysys
-
Difference Between Floating IP And Private IP - RDO
-
What Is A Floating IP? - IONOS
-
Reserved IPs - DigitalOcean Documentation
-
Load Balancing Là Gì Và Tại Sao Phải Dùng Cân Bằng Tải? - Viettel IDC
-
IP Là Gì? IP Động, IP Tĩnh Là Gì? Các Dạng IP Thường Gặp?
-
Sự Khác Biệt Giữa IP Nổi Và IP ảo Là Gì? - Pẹ
-
Configuring Floating IP Addresses For Networking In OpenStack ...
-
Manual Chapter: Self IP Addresses - AskF5 - F5 Networks
-
Định Nghĩa Về Load Balancing - Viblo
-
Load Balancing Là Gì? Cách Tối ưu Năng Suất Hoạt động Server
-
Load Balancer - Nếu Bạn Không Hiểu Không Sao, Nhưng ... - Anonystick
-
Azure Load Balancer Floating IP Configuration - Microsoft Docs