Sử Dụng Kháng Sinh Trong Chăn Nuôi ảnh Hưởng Như Thế Nào đến ...
Có thể bạn quan tâm
Hiện nay ngành chăn nuôi đang chuyển dần theo phương thức chăn nuôi tập trung. Xu hướng này đã và đang ô nhiễm môi trường, làm chi diễn biến dịch bệnh trên đàn vật nuôi ngày càng phức tạp và khó kiểm soát. Vì vậy, kháng sinh là loại thuốc thú y quan trọng không thể thiếu trong chăn nuôi tập trung. Tuy nhiên, nhiều cơ sở đã sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi một cách thiếu trách nhiệm gây ảnh hưởng không nhỏ đến an toàn thực phẩm và sức khỏe con người.
Nội dung bài viết
- 1. Tình hình quản lý việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi
- 2. Thực trạng sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi
- 3. Tác hại của việc lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi
- 4. Hướng giải quyết vấn đề lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi
1. Tình hình quản lý việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi
Theo thống kê, có 75% kháng sinh trong chăn nuôi được nhập khẩu từ Trung Quốc. Tuy nhiên chúng không được quản lý chặt chẽ trong tiêu thụ. Do đó, nhiều loại kháng sinh cấm hoặc hạn chế sử dụng vẫn được nhập khẩu và buôn bán tự do. Tình trạng kháng thuốc kháng sinh đang trở thành vấn đề quan ngại hàng đầu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trong đó Việt Nam được xếp vào “một trong những nước có tỷ kệ kháng kháng sinh cao nhất trên thế giới”.
Người dân sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi tràn lanỞ nước ta, vấn đề sử dụng quá liều hoặc lạm dụng thuốc kháng sinh ở các trang trại gia cầm và lợn còn tệ hơn do thực trạng thực thi pháp luật và giám sát sử dụng thuốc còn hạn chế. Đồng thời nhu cầu đạm động vật ngày càng tăng, Việt Nam hiện là một trong ba nước trong khu vực được dự đoán có tỷ lệ sử dụng thuốc kháng sinh ở động vật nuôi tăng cao nhất trong giai đoạn 2010 – 2030.
2. Thực trạng sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi
Theo khảo sát của Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp – Phát triển nông thôn), năm 2017 vừa qua, tình trạng người chăn nuôi ở Vĩnh Phúc, Thái Nguyên sử dụng thuốc kháng sinh vẫn diễn ra thường xuyên tần suất từ 1 – 3 lần/tháng. Ngoài ra, người chăn nuôi còn sử dụng vắc – xin cho gia cầm quá liều lượng từ 1,5 – 2 lần so với khuyến cáo.
Tình trạng sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi hiện nayTheo khảo sát của Viện Sức khỏe môi trường và phát triển bền vững, khoảng 50% số hộ cho biết họ sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi từ lời khuyên cán bộ, bác sỹ thú y, người bán thuốc thú y; số còn lại sử dụng thuốc kháng sinh dựa trên kinh nghiệm. Các loại kháng sinh được nhiều cơ sở chăn nuôi sử dụng là: Amoxicillin, Tylosin, Tetracyclin, Lincomycin, Gentamycin, Tylosine, Enrofloxacin, Neomycin.
3. Tác hại của việc lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi
Mỗi năm, 50.000 người tại Mỹ và châu Âu chết do kháng thuốc kháng sinh. Ngày tại Thái Lan mỗi ngày có đến 100 người chết do kháng kháng sinh. Một trong những nguyên nhân gốc rễ của vấn đề này là sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi tràn lan.
Vì lợi nhuận, không ít trang trại đã không ngần ngại sử dụng một lượng lớn thuốc kháng sinh cấm. Họ trộn thẳng vào thức ăn mà không cần quan tâm tới sức khỏe người tiêu dùng.
Tác hại của việc lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôiHậu quả là tồn dư thuốc trong sản phẩm thịt. Con người sử dụng thực phẩm này làm ảnh hưởng gan, thận cùng nhiều bất lợi khác cho cơ thể. Trong đó ảnh hưởng nghiêm trọng trong việc lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi đó là tình trạng kháng thuốc kháng sinh. Khi thuốc cũ không có tác dụng, thuốc mới chưa có, vi khuẩn gây bệnh có nguy cơ trở thành đại dịch. “Khi thuốc kháng sinh không còn tác dụng thì chỉ một vết cắt nhỏ cũng có thể tử vong” – Bác sỹ Lokky Wai, đại diện WHO tại Việt Nam khuyến cáo.
Hậu quả khó lường như vậy. Tuy nhiên, bằng mắt thường người tiêu dùng không thể nhận biết được thực phẩm có tồn dư kháng sinh. Cuộc đấu tranh chống sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi vẫn hết sức phức tạp.
4. Hướng giải quyết vấn đề lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi
Để cải thiện chất lượng thực phẩm có nguồn gốc từ động vật, cũng như tránh được tình trạng kháng kháng sinh cho người thì trước hết phải bắt đầu từ người chăn nuôi. Cần phải tuyên truyền, giáo dục cho họ: mặt lợi của kháng sinh; mặt hại của việc dùng kháng sinh không đúng loại, liều lượng, thời gian.
Từ thực trạng kháng kháng sinh trong chăn nuôi ở Việt Nam, Bộ NN – PTNN đã ban hành “Kế hoạch hành động quốc gia về quản ly sử dụng kháng sinh và phòng chống kháng kháng sinh trong sản xuất, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2017 – 2020”. Theo kế hoạch này, Bộ NN – PTNN đã đưa ra nhiều giải pháp, nội dung thực hiện. Trong đó nhiệm vụ trọng tâm là nâng cao nhận thức về sử dụng kháng sinh; nguy cơ hình thành kháng kháng sinh; giám sát sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi và tồn dư kháng sinh trong thực phẩm … Dần hạn chế sử dụng, tiến tới cấm sử dụng kháng sinh để kích thích tăng trưởng trong chăn nuôi.
DS Nguyễn Gia Hân
Từ khóa » Chất Kháng Sinh Trong Chăn Nuôi Là Gì
-
Sử Dụng Kháng Sinh Trong Chăn Nuôi Một Cách Thận Trọng Và Có Trách ...
-
Tìm Hiểu Về Các Loại Kháng Sinh Trong Chăn Nuôi Có ảnh Hưởng đến ...
-
Chất Kháng Sinh Trong Thịt - Tuổi Trẻ Online
-
Dùng Kháng Sinh đúng Cách Trong Chăn Nuôi - TraceVerified
-
Thực Trạng Sử Dụng Kháng Sinh Trong Chăn Nuôi Hiện Nay
-
Xu Thế Thay Kháng Sinh Trong Chăn Nuôi Bằng Phụ Gia
-
Khi Nào Cần Sử Dụng Kháng Sinh Trong Chăn Nuôi? - Animaid
-
Kháng Sinh Trong Chăn Nuôi Và Vấn đề An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm
-
Sử Dụng Kháng Sinh Bừa Bãi Và Hậu Quả | BvNTP
-
Khủng Hoảng Do Lạm Dụng Kháng Sinh Trong Chăn Nuôi
-
Tác Hại Của Việc Lạm Dụng Kháng Sinh Trong Chăn Nuôi
-
CHIẾN LƯỢC SỬ DỤNG KHÁNG SINH BỀN VỮNG - Vemedim
-
Dùng Kháng Sinh Cho Chăn Nuôi Hại Gì? - Báo Yên Bái
-
Tác Hại Tồn Dư Kháng Sinh Trong Thực Phẩm - Trại Giống Thu Hà