Sử Dụng Súng để Bắn Chim Có Phải đi Tù?

Sử dụng súng để bắn chim có phải đi tù? Các vấn đề liên quan đến tự ý sử dụng vũ khí quân dụng và công cụ hỗ trợ đang là các vấn đề gây nên nhiều vấn đề tranh cãi trong xã hội. Việc tự ý sử dụng công cụ hỗ trợ hoặc vũ khí tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây nguy hiểm cho xã hội.

1. Luật sư tư vấn pháp luật hình sự

Trong thời gian gần đây, các tội phạm liên quan đến hành vi tự ý sử dụng vũ khí quân dụng mà điển hình là hành vi sử dụng súng tự chế đang xảy ra ngày càng phổ biến. Hành vi sử dụng súng của một số bộ phận tiềm ẩn nguy cơ cao gây nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng của người khác. Không những vậy, tình trạng người dân chế tạo, mua bán, tàng trữ, sử dụng súng tự chế đang diễn biến phức tạp, làm mất an ninh trật tự, gây dư luận xấu trong xã hội.

Để được tư vấn cụ thể về các hậu quả của hành vi nêu trên và các vấn đề cụ thể của pháp luật về vấn đề này góp phần tránh các hậu quả đáng tiếc xảy ra, quý khách hàng hãy liên hệ với công ty Luật Minh Gia để được đội ngũ luật sư, chuyên viên tư vấn pháp luật giàu kinh nghiệm của chúng tôi tư vấn cụ thể về các vấn đề này.

2. Sử dụng súng để bắn chim có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

Câu hỏi đề nghị tư vấn:

Chào luật sự, hôm nay, tôi có cầm súng đi bắn chim và bị bắt giữ, phạt tiền với tội tàng trữ, mua bán, sử dụng, vận chuyển vũ khí trái phép! Như vậy cho tôi hỏi nếu tôi không có tiền nộp phạt có bị đi tù không và nếu có thì thời gian là bao nhiêu? Pháp luật có quy định như thế nào? Tôi xin cảm ơn!

Sử dụng súng để bắn chim có phải đi tù? Sử dụng súng

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đề nghị tư vấn tới Luật Minh Gia, vấn đề của bạn chúng tôi xin tư vấn như sau:

Pháp lệnh số 16/2011/UBTVQH12 về Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ quy định:

“Điều 5. Các hành vi bị nghiêm cấm

1. Cá nhân sở hữu vũ khí, trừ vũ khí quy định tại khoản 4 Điều 3 của Pháp lệnh này.

2. Chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán, nhập khẩu, xuất khẩu trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.

………”

“Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Pháp lệnh này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Vũ khí gồm vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao và các loại vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự.

2. Vũ khí quân dụng gồm:

a) Súng cầm tay hạng nhỏ là vũ khí được thiết kế cho cá nhân sử dụng gồm súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên, súng trung liên và các loại súng khác có tính năng, tác dụng tương tự;

b) Vũ khí hạng nhẹ gồm súng đại liên, súng cối dưới 100 mi-li-mét, (mm), súng ĐKZ, súng máy phòng không dưới 23 mi-li-mét (mm), súng phóng lựu, tên lửa chống tăng cá nhân, tên lửa phòng không vác vai, các loại vũ khí hạng nhẹ khác có tính năng, tác dụng tương tự;

….

3. Súng săn là súng dùng để săn bắn gồm súng kíp, súng hơi, các loại súng khác có tính năng, tác dụng tương tự.

………

9. Công cụ hỗ trợ gồm:

a) Các loại súng dùng để bắn đạn nhựa, đạn cao su, hơi cay, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, từ trường, la-de, pháo hiệu và các loại đạn sử dụng cho các loại súng này;

…..”

Bạn nói bạn có dùng súng để bắn chim, tuy nhiên bạn không nói rõ loại súng đã sử dụng. Do vậy, chúng tôi tư vấn cho bạn theo hai trường hợp:

Trường hợp 1: bạn dùng một trong các loại súng được xếp vào loại vũ khí quân dụng (súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên, súng trung liên, súng đại liên,…)

Nếu bạn sử dụng một trong các loại súng nêu trên thì bạn hành vi của bạn được xác định là sử dụng trái phép vũ khí quân dụng và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội sử dụng trái phép vũ khí quân dụng theo Điều 230 Bộ luật hình sự:

“Điều 230. Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự

  1. Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, thì bị phạt tù từ một năm đến bảy năm.

………”

Trường hợp 2: bạn sử dụng một trong các loại súng không thuộc loại vũ khí quân dụng

Trong trường hợp này, bạn đã vi phạm điều cấm theo Pháp lệnh số 16/2011/UBTVQH12 về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ. Điều 36 Pháp lệnh quy định về xử lý vi phạm như sau:

“1. Trường hợp có căn cứ để cho rằng trong người hoặc trên phương tiện đang giấu, cất giữ vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ trái phép thì các lực lượng chức năng đang thi hành công vụ phải kiểm tra, kiểm soát, thu giữ, tạm giữ người, phương tiện để xử lý theo quy định của pháp luật.

2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định của Pháp lệnh này và các quy định khác của pháp luật có liên quan về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, thì tuỳ theo tính chất, múc độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường; cá nhân vi phạm còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. ….”

Căn cứ vào quy định trên, bạn có thể bị tạm giữ, bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc có thể phải bồi thường nếu gây thiệt hại. Nếu hành vi của bạn gây hậu quả chết người hoặc gây thương tích, tổn hại sức khỏe của người khác thì bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo Điều 108 hoặc Tội vô ý làm chết người theo Điều 98 Bộ luật hình sự.

Theo thông tin bạn cung cấp, bạn bị tạm giữ và phạt tiền; do vậy, chúng tôi nhận định hành vi của bạn không cấu thành tội sử dụng trái phép vũ khí quân dụng theo Điều 230 Bộ luật hình sự, bạn bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng trái phép vũ khí. Như vậy, cơ quan có thẩm quyền tạm giữ và phạt tiền bạn là đúng quy định của pháp luật. Mức xử phạt hành chính đối với trường hợp của bạn là từ 2 triệu đồng đến 4 triệu đồng theo điểm d khoản 3 Điều 10 Nghị định 167/2013/NĐ-CP.

Theo quan điểm của chúng tôi, bạn nên tuân thủ theo quyết định xử phạt của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để tránh phát sinh sự việc bất lợi đối với bạn.

Từ khóa » Hinh Sung Tu Che