Sử Dụng Trò Chơi Môn Vật Lý để Phát Huy Hiệu Quả Giảng Dạy ở ...

  • Đăng ký
  • Đăng nhập
  • Upload
  • Liên hệ

Thư Viện Giáo Án Điện Tử

Trang ChủVật LýVật Lý 9Chương III. QUANG HỌCBài 52. Ánh sáng trắng và ánh sáng màu Ứng dụng: Sử dụng trò chơi môn vật lý để phát huy hiệu quả giảng dạy ở trường trung học cơ sở

 TÓM TẮT

1/ Mục đích nghiên cứu 1

2/ Quy trình nghiên cứu 1

2.1/ Nghiên cứu lý thuyết 1

2.1/ Nghiên cứu thực nghiệm 1

3. Kết quả 1

 GIỚI THIỆU

1/ Lý do thực hiện nghiên cứu 2

2/ Vấn đề nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 2

 PHƯƠNG PHÁP

I/ Khách thể nghiên cứu 3

II/ Thiết kế 4

II/ Quy trình nghiên cứu 4-6

IV/ Đo lường 6-11

V/ Phân tích dữ liệu và bình luận kết quả 12,13

VI/ KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 13,14

TÀI LIỆU THAM KHẢO 15

PHỤ LỤC 16-29

 

doc 32 trang Người đăng trung218 Lượt xem 6989Lượt tải 3 Download Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Ứng dụng: Sử dụng trò chơi môn vật lý để phát huy hiệu quả giảng dạy ở trường trung học cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên gian thích hợp của bài học để vừa làm cho học sinh hứng thú học tập vừa hướng cho học sinh tiếp tục tập trung các nội dung khác của bài học một cách có hiệu quả. * Ưu điểm : - Trò chơi học tập là một hình thức học tập bằng hoạt động, hấp dẫn học sinh do đó duy trì tốt hơn sự chú ý của các em với bài học. - Trò chơi làm thay đổi hình thức học tập chỉ bằng hoạt động trí tuệ, đo đó giảm tính chất căng thẳng của giờ học, nhất là các giờ học kiến thức lý thuyết mới. - Trò chơi có nhiều học sinh tham gia sẽ tạo cơ hội rèn luyện kỹ năng học tập hợp tác cho học sinh. * Nhược điểm: - Khó củng cố kiến thức, kỹ năng một cách có hệ thống. - Học sinh dễ sa đà vào việc chơi mà ít chú ý đến tính chất học tập của các trò chơi. 3. Để thực hiện một trò chơi vật lí, người dạy cần phải thực hiện theo một qui trình cụ thể như sau: - Bước 1: Xây dựng thể lệ trò chơi. Thể lệ có thể dựa trên nguyên tắc đã nêu, cũng có thể bỏ bớt hay bổ sung thêm tùy điều kiện thực tế. - Bước 2: Lựa chọn nội dung, chủ đề cần tuyên truyền. - Bước 3: Xây dựng hình thức và kết cấu câu hỏi. - Bước 4: Thiết kế trò chơi trên phần mềm. Lựa chọn phần mềm thích hợp, sao cho đảm bảo dễ thiết kế, dễ sửa chữa, hiệu chỉnh, giao diện đẹp. Phải thiết kế sao cho thí sinh lựa chọn từ câu hỏi một cách ngẫu nhiên. Mỗi lần thí sinh chọn câu hỏi nào thì câu đó đổi màu hoặc nhấp nháy đồng thời xuất hiện nội dung gợi ý. Nếu học sinh trả lời đúng, đáp án sẽ được mở ra, ngược lại, câu hỏi đó vẫn là bí mật nhưng màu sắc phải khác để thông báo với người chơi rằng câu hỏi này đã được chọn. Nên thiết kế trên một trang màn hình. Cần thiết lập hiệu ứng thời gian, chuông đồng hồ, chấm điểm để trò chơi thêm sinh động, gay cấn và hấp dẫn hơn . - Bước 5: Tổ chức trò chơi. - Bước 6: Tổng kết và rút kinh nghiệm. 4. Sử dụng một số trò chơi vật lí để tác động trước khi đo lường : 4.1 : TRÒ CHƠI TRẮC NGHIỆM VẬT LÝ - Thể lệ: Xem phần 5.1. - Nội dung ôn tập: Sử dụng sau khi học xong bài : ” Chất dẫn điện và chất cách điện” Vật lý 7. - Số lượng câu hỏi : 6 câu ( có thể tăng giảm tùy theo tình huống), mỗi câu có 4 đáp án. - Mục đích giáo dục: + Giúp học sinh ôn tập bài :” Chất dẫn điện và chất cách điện” Vật lý 7. + Cung cấp thêm nhiều thông tin bổ ích của bài :” Chất dẫn điện và chất cách điện” Vật lý 7.,. thông qua các câu hỏi. 4.2. TRÒ CHƠI LẬT HÌNH - Thể lệ: Xem phần 5.2. - Nội dung ôn tập: Sử dụng để ôn tập chương “ Cơ học ‘ vật lý lớp 6. ( Đã sử dụng ở năm học trước ) - Số lượng câu hỏi : 10 câu ( có thể tăng giảm theo tình huống ), 1 câu hỏi từ khóa - Mục đích giáo dục: + Giúp học sinh nhớ lại kiến thức chương “Cơ học “ vật lý 6 . + Cung cấp thêm thông tin về nhà Vật lí nổi tiếng ISAAC NEWTON. CÂU 1 CÂU 2 CÂU 3 CÂU 5 CÂU 7 CÂU 9 CÂU 4 CÂU 6 CÂU 8 CÂU 10 4. 3: ĐỐ VUI Ô CHỮ VẬT LÍ - Thể lệ: Xem phần 5.3. - Nội dung cần ôn tập: Sử dụng sau khi học bài “ Định luật phản xạ ánh sáng” vật lý lớp 7. - Số lượng câu hỏi : 8 câu ( có thể tăng giảm theo tình huống ), 1 câu hỏi từ khóa - Mục đích giáo dục: + Ôn tập kiến thức bài học “ Định luật phản xạ ánh sáng”. + Tạo cho học sinh khả nảng phản ứng linh hoạt trước các câu hỏi mình gặp phải. 1, Ô CHỮ : 1 2 3 4 5 6 7 8 Ô TỪ KHÓA : 4.4: ĐỐ VUI BA DỮ KIỆN VẬT LÍ - Thể lệ: Xem phần 5.4. - Nội dung ôn tập: Sử dụng để ôn tập “ Chương trình vật lý lớp 7.” - Số lượng câu hỏi : 5 câu ( có thể tăng giảm theo tình huống ), mỗi câu có 3 gợi ý. - Mục đích giáo dục: + Giúp học sinh ôn tập “ Chương trình vật lý lớp 7.” + Cung cấp thêm nhiều thông tin bổ ích của các nhà khoa học, cũng như các hiện tượng vật lý,... thông qua các câu hỏi. 4.5: TRÒ CHƠI MÔ TẢ VẬT LÝ - Thể lệ: Xem phần 5.5. - Nội dung cần ôn tập: Sử dụng để ôn tập chương 3 : “ điện học “, vật lý 7. - Số lượng câu hỏi : 14 câu ( có thể tăng giảm theo tình huống ) , mỗi câu có thể dùng nhiều gợi ý miêu tả ( có thể tăng hay giảm theo tình huống thực tế ). - Mục đích giáo dục: + Ôn tập kiến thức bài học : Chương 3 : “ điện học ‘ vật lý 7 + Tạo cho học sinh khả nảng phản ứng linh hoạt trước các câu hỏi mình gặp phải. 4.6 : TRÒ CHƠI HOA THƠM TẶNG THẦY - Thể lệ: Xem phần 5.6. - Nội dung cần ôn tập: Sử dụng để ôn tập : Chương 2 “ Âm học “, vật lý 7. - Số lượng câu hỏi : 7 câu hỏi ứng với 7 loài hoa ( Có thể tăng giảm theo thực tế ). - Mục đích giáo dục: + Ôn tập kiến thức bài học : Chương 2 “ Âm học “ vật lý 7. + Tạo cho học sinh khả nảng phản ứng linh hoạt trước các câu hỏi mình gặp phải. 5. Quy trình đánh giá tác động : 5.1. Trắc nghiệm vật lí : - Nguyên tắc: Các câu trắc nghiệm được lựa chọn trong chương trình học sách giáo khoa, mỗi câu có một lựa chọn đúng nhất trong 4 lựa chọn A, B, C, D. Các đội sẽ được chuẩn bị trước các bảng trả lời với các chữ cái “A, B, C, D”. Mỗi đội sẽ thảo luận trong thời gian qui định và đưa ra đáp án đúng nhất bằng cách giơ đáp án trả lời theo yêu cầu của ban tổ chức (có thể là 10 giây sau khi nghe ban tổ chức đọc xong câu hỏi). Đội nào có số câu trả đúng nhiều hơn sẽ chiến thắng. ( xem phần phụ lục 5.1) Phương tiện tổ chức: Thiết kế các câu trắc nghiệm, quy định thời gian trả lời câu hỏi trên powerpoint và trình chiếu trên máy tính. - Hình thức chơi: Chia theo tổ, nhóm . 5.2. Trò chơi lật hình: Nguyên tắc: Khuất sau các câu hỏi là một bức tranh của nhà Khoa học hoặc nội dung mà chúng ta cần truyền tải kiến thức tới học sinh. Chia bức tranh thành nhiều mảnh nhỏ tùy theo số câu hỏi, mỗi mảnh sẽ mang nội dung của một câu hỏi đố vui. Nếu học sinh trả lời đúng thì phần khuất sau câu hỏi đó sẽ hiện ra và các em có thể đoán nội dung của bức tranh. Khi đã đoán đúng nội dung bức ảnh thì trò chơi kết thúc (xem phụ lục 5.2). Phương tiện tổ chức: Thiết kế trò chơi trên powerpoint và trình chiếu trên máy tính hoặc in trên giấy khổ lớn, hay có thể sử dụng bảng dính. Hình thức chơi: Chia đội. Các đội chọn câu hỏi và trả lời theo lượt. Đội nào không trả lời được sẽ chuyển câu hỏi cho khán giả. Đội nào có nhiều câu trả lời đúng sẽ chiến thắng. 5.3. Đố vui ô chữ vật lí: - Nguyên tắc: + Cách tạo ô chữ thường: Để có ô chữ vật lý có ý nghĩa và hay thì chúng ta nên chọn chủ đề cho ô chữ. Chủ đề đó chính là nội dung của ô chữ hàng dọc. Từ ô chữ hàng dọc này, chúng ta đặt từ khóa cho các ô hàng ngang. Dựa vào từ khóa để đặt câu hỏi cho từng hàng ngang. + Ô chữ ở mức độ khó hơn: Tương tự như trên nhưng chủ đề của ô chữ không nhất thiết phải đặt trong ô hàng dọc mà đặt trong từng ô riêng rẽ của ô hàng ngang. Mỗi câu hỏi trả lời đúng ở ô hàng ngang sẽ cung cấp một từ khóa cho chủ đề. Khi các từ khóa từ từ hiện ra thì chúng được xếp theo trình tự giải đáp, sau đó người chơi phải sắp xếp lại tất cả các từ khóa và dự đoán chủ đề của ô chữ. Chú ý, người chơi không nhất thiết phải trả lời hết các câu hỏi, khi đoán đúng chủ đề thì trò chơi kết thúc. Đội nào có số câu trả lời đúng nhiều nhất sẽ chiến thắng (xem phụ lục 5. 3 ). -Phương tiện tổ chức: Sử dụng phần mềm powerpoint để thiết kế trò chơi và trình chiếu trên máy tính. -Hình thức chơi: Chia đội hoặc sử dụng chơi cho cả lớp vào cuối tiết học để củng cố bài. 5.4. Đố vui ba dữ kiện vật lí: Nguyên tắc: Đầu tiên ta đưa ra câu hỏi ở dạng khái niệm hoặc về lịch sử vật lí, kiến thức vật lí, hiện tượng vật lí,.. Ví dụ như: Ông là ai? Đại lượng nào? Hiện tượng gì? Sau đó đưa ra từng dữ kiện (thông thường là ba dữ kiện) gợi ý dần dần cho câu trả lời đúng. Dữ kiện thứ nhất ở mức độ khó nhất (hầu như chưa gợi ý gì), dữ kiện thứ hai ở mức độ trung bình (có gợi ý) và dữ kiện thứ ba ở mức độ dễ nhất (gợi ý gần tới câu trả lời đúng) (xem phụ lục 5.4 ). Nếu học sinh trả lời đúng ở dữ kiện thứ nhất sẽ được 30 điểm/câu, dữ kiện thứ hai là 20 điểm/câu, dữ kiện thứ ba là 10 điểm/câu. Mỗi dữ kiện cách nhau 10 giây. - Phương tiện tổ chức: Dùng phần mềm powerpoint để thiết kế trò chơi và trình chiếu trên máy tính và học sinh dành quyền ưu tiên trả lời bằng cách giơ tay hoặc bấm chuông (nếu có). Hoặc đơn giản hơn là viết các câu hỏi theo thứ tự rồi cho học sinh bốc thăm, khi bốc được số nào thì ban giảm khảo đọc từng dữ kiện theo thời gian qui định. Thực hiện theo cách này dễ làm và không mất nhiều thời gian cho việc thiết kế trên máy tính. - Hình thức chơi: Chia đội. Thực hiện ngay trên lớp học hoặc vào các buổi sinh hoạt dưới cờ. 5.5. Trò chơi miêu tả vật lí: -Nguyên tắc: Người chơi sẽ cầm trên tay danh sách từ (hay khái niệm vật lí) mà ban tổ chức yêu cầu miêu tả. Khi đó, người miêu tả có nhiệm vụ dùng bất kì từ ngữ hoặc hành động nào (có thể là dùng định nghĩa, từ đồng nghĩa, trái nghĩa, , liệt kê các từ cùng nhóm hoặc có liên quan đến từ trong danh sách) để diễn đạt cho đồng đội mình đoán đúng từ trong danh sách. Người miêu tả không được nói bất kì từ nào trong danh sách với đồng đội của mình. Đội nào đoán đúng nhiều từ hơn trong khoảng thời gian qui định sẽ chiến thắng (xem phụ lục 5.5). -Phương tiện tổ chức: Viết các từ cần miêu tả vào các tờ giấy và xếp lại để người chơi bốc thăm ngẫu nhiên. -Hình thức chơi: Chia đội. Có thể chia mỗi lớp học thành 2 đội. 5.6. Trò chơi hoa thơm tặng thầy: - Nguyên tắc: Sử dụng một cây (hay nhánh cây) có nhiều cành, chuẩn bị một số bông hoa (số loại hoa phụ thuộc vào số đội tham gia trò chơi). Mỗi đội lần lượt lên hái hoa, ẩn dưới mỗi búp hoa là một câu hỏi, nếu trả lời đúng thì hoa sẽ nở và dùng để tặng thầy cô. Trả lời sai thì bỏ qua câu hỏi đó và nhường quyền hái hoa cho đội còn lại. (xem phụ lục 5.6). - Phương tiện tổ chức: Dùng cành cây trong tự nhiên hoặc tự làm theo ý thích nhưng phải có thẩm mỹ. Hoặc có thể thiết kế trên powerpoint. - Hình thức chơi: Chia đội. Mỗi đội sẽ chọn một loài hoa mà ban tổ chức đưa ra. Đội nào trả lời nhiều câu hỏi nhất ứng với nhiều hoa nở trên cành sẽ chiến thắng. IV/ Đo lường : Mô tả công cụ đo : Mô tả một bài kiểm tra trước tác động cho lớp thực nghiệm và lớp đối chứng : 1.1.1. Nội dung: Kiểm tra bài : Nhận biết ánh sáng- ngồn sáng và vật sáng. Sự truyền ánh sáng. Sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan và tự luận. Số lượng câu hỏi : Trắc nghiệm : 5 câu ( 5 điểm ). Tự luận : 2 câu ( 5 điểm ). 1.2. Mô tả một bài kiểm tra sau tác động cho lớp thực nghiệm và lớp đối chứng : 1.2.1. Nội dung : Kiểm tra chương I : “ Quang học “, vật lý 7. Sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan và tự luận. Số lượng câu hỏi : Trắc nghiệm : 8 câu ( 5 điểm ). Tự luận : 3 câu ( 5 điểm ). Mô tả quy trình đánh giá : 2.1. Bài kiểm tra trước tác động cho lớp thực nghiệm và lớp đối chứng : ( Nội dung xem phần phụ lục ). - Phần trắc nghiệm : Có 5 câu hỏi điền khuyết, mỗi câu điền đúng được 1 điểm. - Phần tự luận : Câu 1 : Trả lời đúng được 2 điểm . Câu 2 : Trả lời đúng được 3 điểm . 2.2. Bài kiểm tra sau tác động cho lớp thực nghiệm và lớp đối chứng : ( Nội dung xem phần phụ lục ). - Phần trắc nghiệm : + Có 6 câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn, mỗi câu chọn đúng được 0,5 điểm. + Có 2 câu hỏi điền khuyết, mỗi ý điền đúng được 0,25 điểm. + Có 1 câu hỏi ghép đôi, mỗi ý ghép đúng được 0,25 điểm . - Phần tự luận : Câu 1 : Trả lời đúng được 2 điểm . Câu 2 : Trả lời đúng được 1,5 điểm. Câu 3 : Trả lời đúng được 1,5 điểm . V. Phân tích dữ liệu và bình luận kết quả : Phân tích dữ liệu : 1.1. Mô tả dữ liệu: ( Xem phần phụ lục: Kết quả bài kiểm tra của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng trước tác động và sau tác động ). Bảng 2 : So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động. Số học sinh Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Lớp thực nghiệm 7A3 39 7,9 0,77 Lớp đối chứng 7A2 38 6,4 1,37 Liên hệ dữ liệu : Như trong Bảng 2 trên đây, điểm TB bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là 7,9 (SD=0,77) và của nhóm đối chứng là 6,4 (SD= 1,37). Thực hiện phép kiểm chứng t-test độc lập với các kết quả trên tính được giá trị p là 0,02. Kết luận chênh lệch giá trị trung bình giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng là có ý nghĩa (thay đổi không phải do ngẫu nhiên ) . Bình luận kết quả : Vật lí học là khoa học thực nghiệm, vì vậy giáo viên cần thiết phải thực hiện thành thạo các hành động vật lí như: thiết kế, chế tạo dụng cụ thí nghiệm, mô hình hóa một hiện tượng hoặc một thực thể vật lí cho đến các hoạt động cụ thể như lắp ráp thực hiện thí nghiệm, sử dụng thông thạo các máy đo, lấy số liệu, phán đoán kết quả, Như vậy, muốn học tốt vật lí thì phải luôn thực hiện tốt các hành động vật lí. Hành động vật lí còn là cách suy nghĩ, cách làm bên những sự việc cụ thể hàng ngày có tính chất vật lí. Khi tiếp xúc với những hiện tượng vật lí, quá trình vật lí, học sinh biết đặt câu hỏi đúng chỗ, có khả năng giải thích các hiện tượng và các quá trình ấy, Để học sinh có nhiều cơ hội thực thi những hành động vật lí thì chúng ta nên lồng ghép nhiều phương pháp và phương tiện dạy học, nhằm thu hút học sinh cả lớp tham gia hoạt động, trong đó có hình thức dạy học thông qua trò chơi vật lí. Tức là từ trò chơi mà lồng ghép kiến thức vật lí vào, làm cho học sinh có những giây phút thoải mái hoạt động, làm giảm bớt căng thẳng nhưng vẫn đảm bảo học tốt. Muốn trò chơi đem đến hiệu quả giáo dục cao thì cần phải thiết kế trò chơi với các yêu cầu như sau: Trò chơi phải có mục đích giáo dục rõ rệt. Trò chơi phải có nội dung phong phú, dựa trên kiến thức chuyên môn, mang tính khoa học và phải gắn liền với các yêu cầu giáo dục trong trường và ngoài xã hội ở từng thời điểm cụ thể. Hình thức tổ chức phải gọn nhẹ, dễ hiểu, dễ nhớ, hấp dẫn, vui tươi, lành mạnh và thời lượng vừa phải hợp lý. Trò chơi phải thu hút đông đảo học sinh tham gia, nhằm phát huy sự ham hiểu biết, giàu trí tưởng tượng, biết suy luận, nhanh trí, khéo léo, sôi nổi nhưng không ồn ào, tư duy sâu sắc nhưng không quá trầm lặng. - Trong trò chơi, người làm chủ là học sinh. Song giáo viên có vai trò rất quan trọng, là người hướng dẫn học sinh tổ chức trò chơi, khéo léo dẫn dắt các em học sinh tự giác tham gia. VI. Kết luận và kiến nghị : 1. Kết luận : Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng tôi trình bày trên đây đã thực hiện trên một số lớp ở trường THCS Quang Trung Quy Nhơn và tôi đã thấy được những hiệu quả nhất định, trong quá trình thực hiện có thể có những điểm chưa thực sự hiệu quả cao hoặc cần chỉnh sửa thêm để hoàn chỉnh, rất mong quý thầy cô đồng nghiệp xem tham khảo, áp dụng , và đóng góp thiện hơn, nhằm một mục đích chung là nâng cao chất lượng dạy học, phát huy tính tích cực trong dạy và học. 2. Kiến nghị : Các trò chơi này không chỉ được áp dụng trong tiết học, trong những buổi ôn tập mà còn có thể mở rộng thành những buổi thi đua sinh hoạt dưới cờ. Trường THCS có thể nghiên cứu và ứng dụng, đưa ra kế hoạch với từng chủ đề hoạt động theo tháng hoặc tổ chức ngoại khóa, Khi đó sẽ tổ chức một buổi thi giữa các khối lớp, hoặc chọn mỗi lớp một học sinh, chia thành 2 đội chơi, kết hợp với trò chơi dành cho khán giả. Có như vậy thì buổi sinh hoạt dưới cờ sẽ thêm đa dạng về nội dung, phong phú về hình thức, kích thích tư duy của học sinh, góp phần tạo tình yêu đối với môn học, đối với thầy cô, trường lớp, bạn bè. Tôi xin chân thành cảm ơn. Quy Nhơn, ngày 22/02/2014 Người viết Nguyễn Xuân Đại TÀI LIỆU THAM KHẢO Thạc sĩ Nguyễn Văn Cần, Nghiên cứu, khai thác Visual Basic trong Microsoft PowerPoint để thiết kế trò chơi đoán ô chữ phục vụ đố vui để học và dạy học, 2007. Tô Xuân Giáp, Phương tiện dạy học, Nhà xuất bản giáo dục, 1998. Nguyễn Minh Hoàng, Tìm hiểu khoa học qua trò chơi vật lý, Nhà xuất bản trẻ, 2003. Nguyễn Trí Hoàng, Thiết kế mẫu một số môđun giáo dục môi trường ngoài giờ lên lớp, Nhà xuất bản giáo dục,1998. Nguyễn Đức Thâm, Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh trong dạy học vật lý ở trường phổ thông, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội, 1999. PHỤ LỤC 2.2. Một số công cụ hỗ trợ thiết kế trò chơi trong Powerpoint 2007: - Tạo liên kết trang: + Vào Insert\Shapes, lựa chọn đối tượng, vẽ lên slide. + Click phải lên đối tượng, chọn Hyperlink. + Trong hộp thoại Insert Hyperlink chọn , sau đó vào và chọn trang cần liên kết đến. + Mở đến trang đã liên kết, cũng thực hiện các bước tương tự để tạo liên kết ngược lại vị trí ban đầu. Chú ý nên chọn hình mũi tên quay ngược trở lại để dễ dàng lựa chọn khi trình chiếu. - Tạo hiệu ứng biến mất: Chọn đối tượng cần biến mất, vào Animations\ Custom Animation\Add effect\exit, sau đó có thể lựa chọn kiểu biến mất tùy ý. - Tạo hiệu ứng gỡ đối tượng: Tức là khi nhấp chuột vào đối tượng thì đối tượng đổi màu (xem phần hiệu ứng đổi màu), sau đó biến mất (xem phần hiệu ứng biến mất), khuất bên dưới là thông tin cần cung cấp sau câu trả lời đúng của học sinh. + Xếp hiệu ứng theo thứ tự là đổi màu trước khi biến mất. + Vào dấu mũi tên bên phải hiệu ứng chọn Effect options. + Trong hộp thoại Diamond chọn Timing, sau đó đánh dấu check vào Start effect on click of . Tiếp theo vào danh sách chọn đối tượng muốn nhấp chuột vào và chọn Ok. - Tạo âm thanh: Cũng vào Effect options\Sound và chọn âm thanh cần trình diễn. 5.1. TRÒ CHƠI TRẮC NGHIỆM VẬT LÝ NỘI DUNG CÂU HỎI STT CÂU HỎI ĐÁP ÁN 1 Chọn câu phát biểu sai: Vật dẫn điện là........ A.Vật cho dòng điện đi qua. B. Vật cho điện tích đi qua. C. vật cho electron đi qua. D. Vật có khả năng nhiễm điện. D 2 Phát biểu nào dưới đây sai? Vật cách điện là vật......... A.Không có khả năng nhiễm điện. B.Không cho dòng điện đi qua. C.Không cho điện tích đi qua. D.Không cho electron đi qua. A 3 Ba vật liệu thường dùng để làm vật cách điện là: A.Sứ, thủy tinh, nhựa. B.Sơn, gỗ, cao su. C.Nilông, sứ, nước nguyên chất. D.Nhựa bakelit, không khí. A 4 Chọn câu trả lời đúng. Trong kim loại, electron tự do là những electron... A.quay xung quanh hạt nhân. B.chuyển động được từ vị trí này sang vị trí khác. C.thoát ra khỏi nguyên tử và chuyển động tự do trong kim loại. D.chuyển động có hướng. C 5 Chọn câu kết luận đúng: Dòng điện trong kim loại là........... A.dòng điện tích dịch chuyển có hướng. B.dòng các electron tự do. C.dòng các electron chuyển dời tù cực âm sang cực dương của nguồn điện ngược với chiều quy ước của dòng điện. D.dòng các electron tự do dịch chuyển có hướng. D 6 Chọn câu trả lời đúng. Trong nguyên tử: Hạt có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyển tử khác, từ vật này sang vật khác là: A.hạt nhân. B.hạt nhân và electron. C.electron. D.không có loại hạt nào. C 5.2. TRÒ CHƠI LẬT HÌNH NỘI DUNG CÂU HỎI STT CÂU HỎI ĐÁP ÁN 1 Khi dùng chân đá vào quả bóng thì kết quả tác dụng của lực này là gì ? Quả bóng bị biến dạng và dịch chuyển. 2 Lực nào có phương thẳng đứng có chiều hướng về phía trái đất ? Trọng lực 3 Một máy bay đang bay , thả rơi một quả đạn, quỹ đạo của quả đạn như thế nào ? Có dạng đường cong ( một nhánh của Parabol). 4 Hai lực cùng phương, cùng đặt vào một vật, cùng độ lớn , ngược chiều nhau gọi là gì ? Hai lực cân bằng 5 Muốn đưa một vật lên cao với một lực nhỏ hơn trọng lượng của vật, ta dùng ròng rọc nào? Ròng rọc động. 6 Lực nâng vật............khoảng cách từ điểm tựa đến điểm tác dụng của lực kéo khi dùng đòn bẩy ? Tỉ lệ nghịch. 7 Một người muốn đưa các bao tải gạo lên xe ô tô thường dùng cái gì ? Mặt phẳng nghiêng. 8 Đối với dây cao su khi bị kéo dãn thì lực gì xuất hiện ? Lực đàn hồi 9 Một vật có khối lượng 50kg. Vật đó có trọng lượng là bao nhiêu ? Trọng lượng của vật là 500N 10 Khi ta thả một quả táo, nó rơi như thế nào? Theo phương thảng đứng về phía Trái Đất. Từ khóa Những thông tin trên làm ta nhớ đến nhà bác học nào ? ISAAC NEWTON 5.3: ĐỐ VUI Ô CHỮ VẬT LÍ NỘI DUNG CÂU HỎI Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến của gương tại ? Góc phản xạ quan hệ như thế nào với góc tới ? Góc phản xạ là góc hợp bởi pháp tuyến của gương tại điểm tới và ? Gương soi thường dùng có mặt gương là mặt phẳng và ? Mặt nước trong phẳng lặng có thể coi như là một ? Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng nằm ở phía nào của gương. Sự phản xạ ánh sáng là hiện tượng tia sáng..................một mặt gương, bị hắt lại theo một hướng xác định.( điền từ còn thiếu ) Góc tới là góc hợp bởi pháp tuyến của gương tại điểm tới và ? Hàng dọc trong khung in đậm là từ gì? ĐÁP ÁN: Đ I Ể M T Ớ I B Ằ N G T I A P H Ả N X Ạ N H Ẵ N B Ó N G G Ư Ơ N G S O I P H Í A S A U G Ư Ơ N G T R U Y Ề N T Ớ I T I A T Ớ I Ô TỪ KHÓA : P H Ả N X Ạ Á N H S Á N G 5.4 : ĐỐ VUI BA DỮ KIỆN VẬT LÍ NỘI DUNG CÂU HỎI STT Câu hỏi Ba dữ kiện Đáp án 1 Ông là ai? - Ông là nhà bác học sinh năm 1745 tại Cô - mô - Năm 24 tuổi ông công bố công trình khoa học đầu tiên của mình. - Tên của ông được lấy làm đơn vị đo hiệu điện thế. Alessandro Volta 2 Đây là dụng cụ gì ? - Có thang đo trên mặt. - Có các chốt để nối dây. - Dùng để đo cường độ dòng điện trong mạch. Ampe kế. 3 Đây là gì? - Xuất hiện khi vật dao động. - Có thể nhận biết nó bằng tai. - Phát ra âm thanh. Nguồn âm. 4 Đây là hiện tượng gì ? - Có xuất hiện gương phẳng. - Có tia sáng truyền tới gương. - Có tia sáng phản xạ từ gương. Phản xạ ánh sáng. 5 Đây là vật gì ? - Sử dụng trong các thí nghiệm phần điện học. - Chỉ sử dụng được một thời gian nhất định. - Có hai cực. Pin. 5.5: TRÒ CHƠI MÔ TẢ VẬT LÝ NỘI DUNG CÂU HỎI STT Từ yêu cần miêu tả Cách miêu tả gợi ý 1 Vật nhiễm điện Có khả năng hút, đẩy các vật nhẹ khác sau khi được cọ xát. 2 Điện tích dương Là điện tích của thanh thủy tinh sau khi cọ xát vào lụa 3 Đẩy nhau Hai vật nhiễm điện cùng loại đặt gần nhau. 4 Nguyên tử Có hạt nhân ở giữa, xung quanh có các electron. 5 Dòng điện Dòng các điện tích dịch chuyển có hướng. 6 Pin ( ắc quy ) Có hai cực là cực dương và cực âm. 7 Kim loại Ở trong nó có rất nhiều electron tự do. 8 Ê lectroon tự do Tách ra khỏi

Tài liệu đính kèm:

  • docnghien cuu khoa hoc 2013.doc
Tài liệu liên quan
  • Giáo án Vật lý lớp 9 - Bài 44: Thấu kính phân kì

    Lượt xem 1318 Lượt tải 1

  • Giáo án môn Vật lý 9 - Trường THCS Bồ lý

    Lượt xem 1393 Lượt tải 0

  • Giáo án môn Vật lý 9 (cả năm)

    Lượt xem 1663 Lượt tải 2

  • Giáo án Vật lý lớp 9 - Bài 45: Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì

    Lượt xem 1397 Lượt tải 1

  • Giáo án môn Vật lý - Bài 10: Biến trở - Điện trở dùng trong kỹ thuật

    Lượt xem 1334 Lượt tải 0

  • Giáo án môn Vật lý 9 - Trường THCS Cẩm yên

    Lượt xem 1395 Lượt tải 0

  • Giáo án Vật lý 9 - Tiết 14 Bài 13 - Điện năng và công của dòng điện

    Lượt xem 1136 Lượt tải 0

  • Một số Chuyên đề bồi dưỡng hsg vật lý phần điện học

    Lượt xem 18982 Lượt tải 1

  • Giáo án môn Vật lý 9 - Bài tập vận dụng định luật jun - Len xơ

    Lượt xem 1619 Lượt tải 0

  • Giáo án môn Vật lý 9 - Chuyên đề: Điện học

    Lượt xem 2601 Lượt tải 0

Copyright © 2024 ThuVienGiaoAn.com - Tổng hợp thủ thuật word, excel hay, Top sáng kiến kinh nghiệm, Thư viện đề thi và kiểm tra

Facebook Twitter

Từ khóa » Trò Chơi Vật Lý