Thiết Kế Trò Chơi Vật Lý Cho Trường THPT Trong Các Tiết ôn Tập - 123doc

Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Giáo án - Bài giảng
  4. >>
  5. Vật lý
Thiết kế trò chơi vật lý cho trường THPT trong các tiết ôn tập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.03 KB, 17 trang )

I. MỞ ĐẦUI.1. Lý do chọn đề tài:Dạy học ngày nay ở nước ta và trên thế giới không chỉ dừng lại ở việctruyền thụ cho học sinh những tri thức, kỹ năng mà loài người đã tích lũy đượctrước đây, mà còn đặc biệt quan tâm đến việc bồi dưỡng cho học sinh năng lựcsáng tạo ra những tri thức mới, phương pháp mới, cách giải quyết vấn đề mớiphù hợp với hoàn cảnh của mỗi đất nước, mỗi dân tộc. Vì lẽ đó, người giáo viêncần phải nghiên cứu cải thiện chất lượng dạy họcNghiên cứu tâm lý học lứa tuổi trung học phổ thông , chúng ta thấy học sinhphổ thông rất có ý thức trong học tập, thích nghiên cứu, tự học và thích tìm tòinhưng các em cũng rất dễ sa đà nếu nhà trường và gia đình không quan tâmđúng mức đến tâm tư, nguyện vọng của các em. Do đó, cần có hình thức dạy họcvui vẻ, cuốn hút để thực hiện thắng lợi mục đích của quá trình dạy học. Thực tếcuộc sống luôn tác động đến các em, làm hình thành ở các em động cơ học tậpcó thể tích cực hoặc ngược lại. Vì lẽ đó, chúng ta cần làm cho các em thêm yêumôn học hơn để phát huy tối đa những yếu tố tích cực và hạn chế những động cơtiêu cực không có lợi cho quá trình dạy học.Nghiên cứu các quan điểm của quá trình dạy học, tôi thấy đa số các tiết dạythường là thầy chỉ đạo, học trò có hoạt động tích cực và biết tự điều chỉnh đểhọc tốt hơn. Như vậy, yếu tố này tạo điều kiện thuận lợi cho việc tìm kiếm mộthình thức dạy học mới phù hợp hơn.Nghiên cứu về các nhiệm vụ của người giáo viên vật lí, tôi thấy cần phải chúý tới việc vừa dạy học, vừa phát triển tư duy nhận thức của học sinh.Nghiên cứu các hình thức dạy học vật lí, tôi nhận thấy rằng hình thức dạyhọc thông qua trò chơi có thể góp phần thực hiện tốt mục đích của quá trình dạyhọc, đáp ứng yêu cầu thực tiễn ở các trường trung học phổ thông giai đoạn hiệnnay.Vì tất cả những lí do nêu trên mà tôi đã lựa chọn hình thức dạy học thông quatrò chơi để tăng cường tri thức, kỹ năng vật lí cho học sinh. Với sáng kiến “Thiếtkế trò chơi vật lí cho trường trung học phổ thông”, tôi mong muốn sẽ đem đếnnhiều kiến thức và kinh nghiệm thực tế đóng góp vào việc hình thành và pháttriển nhân cách học sinh, tạo tiền đề để học sinh được vững bước vào cuộc sốnglao động trong tương lai.I.2. Mục đích nghiên cứu:- Về lý thuyết: Đưa ra nguyên tắc thiết kế một số trò chơi vật lí, qui trìnhthiết kế và hướng dẫn sử dụng một số lệnh trong Powerpoint để hỗ trợ cho thiếtkế.- Về thực nghiệm: Tổ chức được ít nhất 3 tiết dạy trong một học kì cólồng ghép trò chơi vào bài giảng.I.3. Đối tượng nghiên cứuBản thân hiện đã và đang hướng dẫn trên đối tượng học sinh lớp12B2,12B3 – trường THPT Yên Định 2, hầu hết các em đều có nguyện vọng thivào đại học khối A, 1số đã được chọn vào đội tuyển học sinh giỏi cấp Tỉnh1Tôi chia thành 2 nhóm đối tượng: nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm.I.4. Phương pháp nghiên cứu:I.4.1. Nghiên cứu lý thuyết:- Nghiên cứu các trò chơi qua tài liệu, trên internet và trên truyền hình.- Tổng hợp và lựa chọn trò chơi phù hợp với đặc thù của môn học.- Xây dựng nguyên tắc trò chơi dựa trên lý thuyết đã nghiên cứu.- Nghiên cứu một số công cụ hỗ trợ cho việc thiết kế trò chơi trên phầmmềm powerpoint 2007.I.4.2. Nghiên cứu thực nghiệm:- Thiết kế trên phần mềm powerpoint một số trò chơi vật lý.- Bước đầu tổ chức thực nghiệm ở các lớp mà tôi đang giảng dạy.2II. NỘI DUNG:II. 1. Những yêu cầu của một trò chơi vật lí:Vật lí học là khoa học thực nghiệm, vì vậy người học vật lí cần thiếtphải thực hiện thành thạo các hành động vật lí như: thiết kế, chế tạo dụng cụ thínghiệm, mô hình hóa một hiện tượng hoặc một thực thể vật lí cho đến các hoạtđộng cụ thể như lắp ráp thực hiện thí nghiệm, sử dụng thông thạo các máy đo,lấy số liệu, phán đoán kết quả,… Như vậy, muốn học tốt vật lí thì phải luôn thựchiện tốt các hành động vật lí.Hành động vật lí còn là cách suy nghĩ, cách làm bên những sự việc cụthể hàng ngày có tính chất vật lí. Khi tiếp xúc với những hiện tượng vật lí, quátrình vật lí, học sinh biết đặt câu hỏi đúng chỗ, có khả năng giải thích các hiệntượng và các quá trình ấy,…Để học sinh có nhiều cơ hội thực thi những hành động vật lí thì chúngta nên lồng ghép nhiều phương pháp và phương tiện dạy học, nhằm thu hút họcsinh cả lớp tham gia hoạt động, trong đó có hình thức dạy học thông qua trò chơivật lí. Tức là từ trò chơi mà lồng ghép kiến thức vật lí vào, làm cho học sinh cónhững giây phút thoải mái hoạt động, làm giảm bớt căng thẳng nhưng vẫn đảmbảo học tốt. Muốn trò chơi đem đến hiệu quả giáo dục cao thì cần phải thiết kếtrò chơi với các yêu cầu như sau:- Trò chơi phải có mục đích giáo dục rõ rệt.- Trò chơi phải có nội dung phong phú, dựa trên kiến thức chuyênmôn, mang tính khoa học và phải gắn liền với các yêu cầu giáo dục trong trườngvà ngoài xã hội ở từng thời điểm cụ thể.- Hình thức tổ chức phải gọn nhẹ, dễ hiểu, dễ nhớ, hấp dẫn, vui tươi,lành mạnh và thời lượng vừa phải hợp lý.- Trò chơi phải thu hút đông đảo học sinh tham gia, nhằm phát huysự ham hiểu biết, giàu trí tưởng tượng, biết suy luận, nhanh trí, khéo léo, sôi nổinhưng không ồn ào, tư duy sâu sắc nhưng không quá trầm lặng.- Trong trò chơi, người làm chủ là học sinh. Song giáo viên có vai tròrất quan trọng, là người hướng dẫn học sinh tổ chức trò chơi, khéo léo dẫn dắtcác em học sinh tự giác tham gia.II.2. Một số trò chơi vật lí:II.2.1. Trắc nghiệm vật lí:- Nguyên tắc: Các câu trắc nghiệm được lựa chọn trong chương trìnhhọc sách giáo khoa, mỗi câu có một lựa chọn đúng nhất trong 4 lựa chọn A, B,C, D. Các đội sẽ được chuẩn bị trước các bảng trả lời với các chữ cái “A, B, C,D”. Mỗi đội sẽ thảo luận trong thời gian qui định và đưa ra đáp án đúng nhấtbằng cách giơ đáp án trả lời theo yêu cầu của ban tổ chức (có thể là 10 giây saukhi nghe ban tổ chức đọc xong câu hỏi). Đội nào có số câu trả đúng nhiều hơn sẽchiến thắng.- Phương tiện tổ chức: Thiết kế các câu trắc nghiệm, quy định thờigian trả lời câu hỏi trên powerpoint và trình chiếu trên máy tính.- Hình thức chơi: Chia đội.3II.2.2. Trò chơi lật hình:- Nguyên tắc: Khuất sau các câu hỏi là một bức tranh của nhà Khoahọc hoặc nội dung mà chúng ta cần truyền tải kiến thức tới học sinh. Chia bứctranh thành nhiều mảnh nhỏ tùy theo số câu hỏi, mỗi mảnh sẽ mang nội dungcủa một câu hỏi đố vui. Nếu học sinh trả lời đúng thì phần khuất sau câu hỏi đósẽ hiện ra và các em có thể đoán nội dung của bức tranh. Khi đã đoán đúng nộidung bức ảnh thì trò chơi kết thúc (xem phụ lục 1).- Phương tiện tổ chức: Thiết kế trò chơi trên powerpoint và trìnhchiếu trên máy tính hoặc in trên giấy khổ lớn, hay có thể sử dụng bảng dính.- Hình thức chơi: Chia đội. Các đội chọn câu hỏi và trả lời theo lượt.Đội nào không trả lời được sẽ chuyển câu hỏi cho khán giả. Đội nào có nhiềucâu trả lời đúng sẽ chiến thắng.II.2.3. Trò chơi miêu tả vật lí:- Nguyên tắc: Người chơi sẽ cầm trên tay danh sách từ (hay kháiniệm vật lí) mà ban tổ chức yêu cầu miêu tả. Khi đó, người miêu tả có nhiệm vụdùng bất kì từ ngữ hoặc hành động nào (có thể là dùng định nghĩa, từ đồngnghĩa, trái nghĩa, …, liệt kê các từ cùng nhóm hoặc có liên quan đến từ trongdanh sách) để diễn đạt cho đồng đội mình đoán đúng từ trong danh sách. Ngườimiêu tả không được nói bất kì từ nào trong danh sách với đồng đội của mình.Đội nào đoán đúng nhiều từ hơn trong khoảng thời gian qui định sẽ chiến thắng(xem phụ lục 2)- Phương tiện tổ chức: Viết các từ cần miêu tả vào các tờ giấy và xếplại để người chơi bốc thăm ngẫu nhiên.- Hình thức chơi: Chia đội. Có thể chia mỗi lớp học thành 2 đội.II.2.4. Đố vui ô chữ vật lí:- Nguyên tắc:+ Cách tạo ô chữ thường: Để có ô chữ vật lý có ý nghĩa và hay thìchúng ta nên chọn chủ đề cho ô chữ. Chủ đề đó chính là nội dung của ô chữhàng dọc. Từ ô chữ hàng dọc này, chúng ta đặt từ khóa cho các ô hàng ngang.Dựa vào từ khóa để đặt câu hỏi cho từng hàng ngang.+ Ô chữ ở mức độ khó hơn: Tương tự như trên nhưng chủ đề của ôchữ không nhất thiết phải đặt trong ô hàng dọc mà đặt trong từng ô riêng rẽ củaô hàng ngang. Mỗi câu hỏi trả lời đúng ở ô hàng ngang sẽ cung cấp một từ khóacho chủ đề. Khi các từ khóa từ từ hiện ra thì chúng được xếp theo trình tự giảiđáp, sau đó người chơi phải sắp xếp lại tất cả các từ khóa và dự đoán chủ đề củaô chữ. Chú ý, người chơi không nhất thiết phải trả lời hết các câu hỏi, khi đoánđúng chủ đề thì trò chơi kết thúc. Đội nào có số câu trả lời đúng nhiều nhất sẽchiến thắng (xem phụ lục 3).- Phương tiện tổ chức: Sử dụng phần mềm powerpoint để thiết kế tròchơi và trình chiếu trên máy tính.- Hình thức chơi: Chia đội hoặc sử dụng chơi cho cả lớp vào cuối tiếthọc để củng cố bài.4II.2.5. Đố vui ba dữ kiện vật lí:- Nguyên tắc: Đầu tiên ta đưa ra câu hỏi ở dạng khái niệm hoặc vềlịch sử vật lí, kiến thức vật lí, hiện tượng vật lí,.. Ví dụ như: Ông là ai? Đạilượng nào? Hiện tượng gì? Sau đó đưa ra từng dữ kiện (thông thường là ba dữkiện) gợi ý dần dần cho câu trả lời đúng. Dữ kiện thứ nhất ở mức độ khó nhất(hầu như chưa gợi ý gì), dữ kiện thứ hai ở mức độ trung bình (có gợi ý) và dữkiện thứ ba ở mức độ dễ nhất (gợi ý gần tới câu trả lời đúng) (xem phụ lục 4).Nếu học sinh trả lời đúng ở dữ kiện thứ nhất sẽ được 30 điểm/câu, dữ kiện thứhai là 20 điểm/câu, dữ kiện thứ ba là 10 điểm/câu. Mỗi dữ kiện cách nhau 10giây.- Phương tiện tổ chức: Dùng phần mềm powerpoint để thiết kế tròchơi và trình chiếu trên máy tính và học sinh dành quyền ưu tiên trả lời bằngcách giơ tay hoặc bấm chuông (nếu có). Hoặc đơn giản hơn là viết các câu hỏitheo thứ tự rồi cho học sinh bốc thăm, khi bốc được số nào thì ban giảm khảođọc từng dữ kiện theo thời gian qui định. Thực hiện theo cách này dễ làm vàkhông mất nhiều thời gian cho việc thiết kế trên máy tính.- Hình thức chơi: Chia đội. Thực hiện ngay trên lớp học hoặc vào cácbuổi sinh hoạt dưới cờ.II.2.6. Hoa thơm tặng thầy:- Nguyên tắc: Sử dụng một cây (hay nhánh cây) có nhiều cành, chuẩn bịmột số bông hoa (số loại hoa phụ thuộc vào số đội tham gia trò chơi). Mỗi độilần lượt lên hát hoa, ẩn dưới mỗi búp hoa là một câu hỏi, nếu trả lời đúng thì hoasẽ nở và dùng để tặng thầy cô. Trả lời sai thì bỏ qua câu hỏi đó và nhường quyềnhái hoa cho đội còn lại.- Phương tiện tổ chức: Dùng cành cây trong tự nhiên hoặc tự làm theo ýthích nhưng phải có thẩm mỹ. Hoặc có thể thiết kế trên powerpoint.- Hình thức chơi: Chia đội. Mỗi đội sẽ chọn một loài hoa mà ban tổ chứcđưa ra. Đội nào trả lời nhiều câu hỏi nhất ứng với nhiều hoa nở trên cành sẽchiến thắng.II.3. Qui trình tổ chức trò chơi vật lí:Để thực hiện một trò chơi vật lí, người dạy vật lí cần phải thực hiện theomột qui trình cụ thể như sau:- Bước 1: Xây dựng thể lệ trò chơi. Thể lệ có thể dựa trên nguyên tắc đãnêu, cũng có thể bỏ bớt hay bổ sung thêm tùy điều kiện thực tế.- Bước 2: Lựa chọn nội dung, chủ đề cần tuyên truyền. Muốn xác địnhđược chủ đề thì phải trả lời câu hỏi: “Trò chơi đem đến cho học sinh kiến thứcmới gì? Hay khắc sâu nội dung gì mà giáo viên cần truyền tải, nhấn mạnh?”- Bước 3: Xây dựng hình thức và kết cấu câu hỏi.- Bước 4: Thiết kế trò chơi trên phần mềm. Lựa chọn phần mềm thíchhợp, sao cho đảm bảo dễ thiết kế, dễ sửa chữa, hiệu chỉnh, giao diện đẹp. Phảithiết kế sao cho thí sinh lựa chọn từ câu hỏi một cách ngẫu nhiên. Mỗi lần thísinh chọn câu hỏi nào thì câu đó đổi màu hoặc nhấp nháy đồng thời xuất hiệnnội dung gợi ý. Nếu học sinh trả lời đúng, đáp án sẽ được mở ra, ngược lại, câuhỏi đó vẫn là bí mật nhưng màu sắc phải khác để thông báo với người chơi rằng5câu hỏi này đã được chọn. Nên thiết kế trên một trang màn hình. Cần thiết lậphiệu ứng thời gian, chuông đồng hồ, chấm điểm để trò chơi thêm sinh động, gaycấn và hấp dẫn hơn .- Bước 5: Tổ chức trò chơi.- Bước 6: Tổng kết và rút kinh nghiệm.II.4. Một số công cụ hỗ trợ thiết kế trò chơi trong Powerpoint 2007:- Tạo liên kết trang:+ Vào Insert\Shapes, lựa chọn đối tượng, vẽ lên slide.+ Click phải lên đối tượng, chọn Hyperlink.+ Trong hộp thoại Insert Hyperlink chọn <Place in this document>,sau đó vào <Slide Titles> và chọn trang cần liên kết đến.+ Mở đến trang đã liên kết, cũng thực hiện các bước tương tự để tạoliên kết ngược lại vị trí ban đầu. Chú ý nên chọn hình mũi tên quay ngược trở lạiđể dễ dàng lựa chọn khi trình chiếu.- Tạo hiệu ứng đổi màu: Chọn đối tượng cần đổi màu, vào Animations\Custom Animation\Add effect\Emplasic\Complementary Color 2.- Tạo hiệu ứng biến mất: Chọn đối tượng cần biến mất, vào Animations\Custom Animation\Add effect\exit, sau đó có thể lựa chọn kiểu biến mất tùy ý.- Tạo hiệu ứng gỡ đối tượng: Tức là khi nhấp chuột vào đối tượng thì đốitượng đổi màu (xem phần hiệu ứng đổi màu), sau đó biến mất (xem phần hiệuứng biến mất), khuất bên dưới là thông tin cần cung cấp sau câu trả lời đúng củahọc sinh.+ Xếp hiệu ứng theo thứ tự là đổi màu trước khi biến mất.+ Vào dấu mũi tên bên phải hiệu ứng chọn Effect options.+ Trong hộp thoại Diamond chọn Timing, sau đó đánh dấu checkvào Start effect on click of. Tiếp theo vào danh sách chọn đốitượng muốn nhấp chuột vào và chọn Ok.- Tạo âm thanh: Cũng vào Effect options\Sound và chọn âm thanh cầntrình diễn.II.5. Kiểm nghiệm thực tế:Xuất phát từ thực tế giảng dạy, từ khả năng vận dụng của học sinh vàkhả năng xử lí tình huống của học sinh, tôi thấy cần phải lồng ghép vào mộtphương pháp dạy học mới để giúp học sinh hiểu sâu hơn kiến thức bài học trongsách giáo khoa. Vì vậy, tôi đã lựa chọn từng trò chơi và lồng ghép phù hợp vàotừng nội dung bài giảng. Thời gian lồng ghép thường là đầu tiết học với mụcđích kiểm tra bài cũ và cuối tiết học để củng cố bài. Thời gian tối đa cho việc tổchức trò chơi dạng này thường là khoảng 5 phút. Ngoài ra, tôi còn lồng ghép vàotiết ôn tập cuối chương để rèn luyện cho học sinh biết tổng hợp kiến thức đãhọc, phát hiện ra mối tương quan của toàn chương trình học để khắc sâu hơn nữakiến thức vật lí. Thời gian có thể khoảng 15 phút. Trong trường hợp này nênphối hợp nhiều trò chơi để tăng sức hấp dẫn và thu hút được nhiều học sinhtham gia.6Vận dụng lí thuyết nêu trên vào thực tế, tôi đã tổ chức được các trò chơiở các lớp như 12B2, 12B3, 12B8 với trò chơi đã nêu ở trên. Kết quả là tất cả họcsinh đều hứng thú tham gia, kiến thức bài học nhớ lâu hơn. Hôm nào có trò chơilà các em rất hứng thú học tập, tâm lí thoải mái và tham gia tích cực cho cáchoạt động giữa thầy và trò.Cụ thể là năm học 2015-2016, tôi dạy 3 lớp 12 với tổng số có 132 họcsinh thì số học sinh đạt yêu cầu ở học kì I là 59 học sinh, chiếm tỉ lệ 44,6%. Kỳ2 năm học 2015-2016 tôi đã áp dụng lồng ghép trò chơi vào một số bài học trênlớp và trong tiết ôn tập cuối chương, kết quả mang lại cũng khả quan hơn với 84học sinh đạt yêu cầu trên tổng số học sinh là 132, chiếm tỉ lệ 63,6%. Vậy tăng19% so với khi chưa áp dụng lồng ghép trò chơi. Tuy kết quả đem lại chưa caolắm nhưng cũng khẳng định rằng phương pháp này đã mang lại hiệu quả trongquá trình dạy và học. Vì vậy, trò chơi vật lí cần được nghiên cứu và lồng ghépvào bài giảng vật lí để góp phần thực hiện tốt hơn mục đích dạy học.III. KẾT LUẬN:Các trò chơi này không chỉ được áp dụng trong tiết học, trong những buổiôn tập mà còn có thể mở rộng thành những buổi thi đua sinh hoạt dưới cờ.Trường phổ thông có thể nghiên cứu và ứng dụng, đưa ra kế hoạch với từng chủđề hoạt động theo tháng. Ví dụ: Chủ đề tháng 2 là “Tháng Vật lí” và phát độngphong trào thi đua học tốt vật lí. Khi đó sẽ tổ chức một buổi thi giữa các khốilớp, hoặc chọn mỗi lớp một học sinh, chia thành 2 đội chơi, kết hợp với trò chơidành cho khán giả. Có như vậy thì buổi sinh hoạt dưới cờ sẽ thêm đa dạng vềnội dung, phong phú về hình thức, kích thích tư duy của học sinh, góp phần tạotình yêu đối với môn học, đối với thầy cô, trường lớp, bạn bè.Ngày nay, ngành giáo dục đang lồng ghép nhiều chương trình giáo dụcvào bài giảng, chú trọng giáo dục và giảng dạy theo hướng tích cực, chủ động,sáng tạo nên việc lồng ghép trò chơi vào các tiết dạy là rất thuận lợi. Thông quatrò chơi, học sinh không chỉ hiểu bài, mà còn biết nắm bắt vấn đề và giải quyếtvấn đề trong thực tế khi gặp phải một cách nhanh lẹ hơn. Để tạo nên những buổisinh hoạt định kì cho môn học, trường phổ thông nên hình thành Câu lạc bộ vậtlí. Với các trò chơi nêu trên, kết hợp với các buổi báo cáo khoa học, trình diễnthí nghiệm vật lí, hóa trang vật lí,… sẽ tạo nên những buổi sinh hoạt lí thú, đadạng, đáng nhớ và ấn tượng, đồng thời bổ sung nhiều kiến thức vật lí mới kịpthời cho học sinh. Khi đó, chắc chắc các em sẽ “yêu vật lý biết chừng nào” vàviệc truyền đạt kiến thức không có gì là khó khăn nữa.IV. Kiến NghịĐây chỉ là những kinh nghiệm của bản thân về cách đưa ra một số trò chơiVật Lý giúp học sinh linh hội thêm những kiến thức Vật lý, giảm bớt sự căngthẳng, nhàm chán trong những tiết Ôn tập. Tôi mong được học tập và trao đổikinh nghiệm với đồng nghiệp để có những phương pháp tốt hơn, nhằm giúp chohọc sinh đạt kết quả cao nhất trong các kì thi đại học, cao đẳng và học sinh giỏicấp Tỉnh.7XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNGĐƠN VỊThanh Hóa, ngày 15 tháng 5 năm2016.Tôi xin cam đoan đây là SKKN củamình viết, không sao chép nội dung củangười khác.Người viếtNguyễn Huy Đại8TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Thạc sĩ Nguyễn Văn Cần, Nghiên cứu, khai thác Visual Basic trongMicrosoft PowerPoint để thiết kế trò chơi đoán ô chữ phục vụ đốvui để học và dạy học, email: , 2007.2. Tô Xuân Giáp, Phương tiện dạy học, Nhà xuất bản giáo dục, 1998.3. Nguyễn Minh Hoàng, Tìm hiểu khoa học qua trò chơi vật lý, Nhàxuất bản trẻ, 2003.4. Nguyễn Trí Hoàng, Thiết kế mẫu một số môđun giáo dục môitrường ngoài giờ lên lớp, Nhà xuất bản giáo dục,1998.5. Lê Phước Lộc và nhiều tác giả, Lý luận dạy học, Trường Đại họccần Thơ, 2002.6. Lê Phước Lộc và nhiều tác giả, Lý luận dạy học vật lý, Trường Đạihọc cần Thơ, 2004.7. Phạm Thị Năm và nhiều tác giả, Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý họcsư phạm, Trường Đại học Cần Thơ, 2001.8. Huỳnh Thị Xuân Thắm, Nguyễn Quốc Văn, Bùi Nguyên Vọng,Thiết kế nội dung Câu lạc bộ Vật lí cho trường trung học phổthông, Đại học Cần Thơ, 2004.9. Nguyễn Đức Thâm, Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinhtrong dạy học vật lý ở trường phổ thông, Nhà xuất bản Đại họcquốc gia Hà Nội, 1999.10. Bùi Sỹ Tụng và nhiều tác giả, Tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạychương trình và sách giáo khoa thí điểm lớp 11 môn Hoạt độnggiáo dục ngoài giờ lên lớp, Nhà xuất bản giáo dục, 2004.9PHỤ LỤC 1: TRÒ CHƠI LẬT HÌNH- Thể lệ: Xem phần 2.2.- Nội dung ôn tập: Chương IV, V, VI.- Mục đích giáo dục:+ Giúp học sinh nhớ lại kiến thức của ba chương nêu trên.+ Cung cấp thêm thông tin về nhà Vật lí nổi tiếng Albert Einstein.CÂU 1CÂU 2CÂU 3CÂU 4CÂU 5CÂU 6CÂU 7CÂU 8CÂU 9CÂU 10NỘI DUNG CÂU HỎISTTCÂU HỎIĐÁP ÁNMột cuộn cảm có độ tự cảm L mắc nốitiếp với tụ điện có điện dung C thànhmột mạch điện kín gọi là mạch dao động1Mạch dao động là gì?2= 50(m)Sóng có tần số là f=6MHz Vì λ = =f 6.106thuộc loại sóng nào?Vậy sóng trên thuộc loại sóng ngắn.3Bộ phận nào dùng để biếndao động âm thành dao Loađộng điện có cùng tần số?4Giải thích một số hiện tượng trong tựNêu ứng dụng của hiệnnhiên và ứng dụng trong máy quang phổtượng tán sắc ánh sáng?lăng kính.5Định nghĩa khoảng vân Là khoảng cách giữa hai vân sáng hoặcgiao thoa?hai vân tối liên tiếp nhau.6Kể tên các bộ phân cấu tạoBa bộ phận: Ống chuẩn trực, hệ tán sắc,nên máy quang phổ lăngbuồng tốikính?c3.108107Hiện tượng ánh sáng làm bật các electronHiện tượng quang điệnra khỏi mặt kim loại gọi là hiện tượngngoài là gì?quang điện (ngoài).8Lượng tử năng lượng là gì?Là lượng năng lượng mà mỗi lần mộtnguyên tử hay phân tử hấp thụ hay bứcxạ có giá trị hoàn toàn xác định và bằnghf; trong đó f là tần số của ánh sáng bịhấp thụ hay được phát ra, còn h là mộthằng số.9Phôtôn là gì?Ánh sáng được tạo thành bởi các hạt gọilà phôtôn. Hay phôtôn là 1 lượng tử nănglượng của ánh sáng.10Ánh sáng huỳnh quang có Là ánh sáng phát quang bị tắt rất nhanhđặc điểm gì?sau khi tắt ánh sáng kích thích.Từ Đây là bức tranh của nhà Bức ảnh của Albert Einstein năm 1921,khóa vật lí nổi tiếng thế kỉ 20?khi lãnh giải Nô-ben về vật lí.11PHỤ LỤC 2: TRÒ CHƠI MIÊU TẢ VẬT LÍ- Thể lệ: Xem phần 2.3.- Nội dung cần ôn tập: Chương I. Dao động điều hòa. Chương II. Sóng cơ vàsóng âm. Vật lí lớp 12 ban cơ bản.- Mục đích giáo dục:+ Ôn lại các kiến thức đã học ở 2 chương nêu trên.+ Giúp học sinh nhìn nhận được sự liên tục của kiến thức trong chươngtrình học.STT Từ yêu cầu miêu tả1Cách miêu tả gợi ýDao động cơSự di chuyển qua lại của vật nào đó quanh mộtvị trí cân bằng2x = A cos(ωt + ϕ )Dạng của phương trình dao động điều hòa là gì?3Biên độ dao độngx cực đại được gọi là gì?Chu kìKhoảng thời gian để vật thực hiện được một daođộng toàn phần gọi là gì?5Tần sốNghịch đảo của chu kì là đại lượng nào?6RađianĐơn vị của tần số góc là gì?Cơ năngTrong dao dộng điều hòa, đại lượng này đượcbảo toàn?Con lắc đơnVật nhỏ (khối lượng m) treo vào đầu sợi dâykhông dãn (dài l), có khối lượng không đáng kể,đầu trên cố định.Gia tốc rơi tự doỨng dụng công thức tính chu kì của con lắc đơnđể đo đại lượng nào trên Trái đất?Dao động tắt dầnKéo con lắc đơn lệch khỏi vị trí cân bằng rồi thảtay, con lắc có biên độ giảm dần gọi là?Dao động duy trìCon lắc đồng hồ được bù phần năng lượng mấtđi sau mỗi chu kì là?Cộng hưởngHiện tượng biên độ dao động cưỡng bức tăngđến giá trị cực đại khi f=f0 là hiện tượng gì?Giản đồ FrenenSử dụng phương pháp gì để tổng hợp hai daođộng điều hòa cùng tần số?Sóng cơ………….. là dao động lan truyền trong mộtmôi trường.Sóng ngangCác phần tử của môi trường dao động theophương vuông góc với phương truyền gọi là?47891011121314151216171819Sóng dọcCác phần tử của môi trường dao động theophương trùng với phương truyền gọi là?Chân khôngSóng cơ không truyền được trong môi trườngnào?Bước sóng………….. là quãng đường mà sóng truyềnđược trong một chu kì?Giao thoaHiện tượng hai sóng kết hợp gặp nhau tạo thànhcác gợn sóng ổn định gọi là hiện tượng gì?Sóng kết hợpHai nguồn dao động cùng phương, cùng tần sốvà có hiệu số pha không đổi theo thời gian gọi làhai nguồn gì?Sóng dừngKhi có dao động lan truyền trên sợi dây xuấthiện các nút và các bụng gọi là?Nút sóngNhững điểm đứng yên trên sợi dây có tên gọi là?Bụng sóngNhững dao động mạnh nhất trên sợi dây có têngọi là?Môi trường truyềnâmCác chất rắn, lỏng, khí và chân không có thể gọichung là gì?Âm sắc……………. giúp ta phân biệt các nguồn phátkhác nhau.20212223242513PHỤ LỤC 3: ĐỐ VUI Ô CHỮ VẬT LÍ- Thể lệ: Xem phần 2.4.- Nội dung cần ôn tập: Toàn chương trình Vật lý lớp 12 ban cơ bản.- Mục đích giáo dục:+ Ôn tập toàn kiến thức vật lí 12.+ Tạo cho học sinh khả nảng phản ứng linh hoạt trước các câu hỏi mìnhgặp phải đối mặt.1MẠCH23D4T2345ỘNTÁNSẮCOAYONNÁĐIỆNXTIÊNĐỀBOTIAXHUYẾTPHOTSÓNGDỪNGẢMKHÁNGPHÓNGXẠMÁYBIChủ đềSTT1ĐGC9ON78AÒ56DẾGNỘI DUNG CÂU HỎICÂU HỎIMột cuộn cảm có độ tự cảm L mắc nối tiếp vớimột tụ điện có điện dung C thành một mạch điệnkín gọi là?Hiện tượng ánh sáng trắng bị tách thành nhiềuchùm sáng có mà sắc khác nhau khi đi qua lăngkính gọi là hiện tượng gì?Đại lượng nào có thể tồn tại trong những mạchđiện có chứa tụ điện?Dùng lý thuyết gì để giải thích về cấu tạo củanguyên tử (hay giải thích quang phổ phát xạ vàhấp thụ của nguyên tử Hiđrô)?Mỗi khi một chùm tia catôt – tức là chùm electroncó năng lượng lớn tới đập vào một vật rắn thì vậtCHIỀUPĐÁP ÁNMạch dao độngTán sắcDòng điện xoaychiềuTiên đề BoTia X14đó phát ra gì?6Dùng thuyết này để giải thích tính chất hạt của ánhsáng?7Sóng truyền trên sợi dây trong trường hợp xuấthiện các nút và các bụng gọi là?8Đại lượng này có tính chất cản trở dòng điện xoaychiều và có tác dụng làm i trễ pha 900 so với u9Quá trình phân hủy tự phát của một hạt nhânkhông bền vững gọi là quá trình gì?Hàng Là một trong những thiết bị dùng trong nhà máyngang điện.Thuyết PhotonSóng dừngCảm khángPhóng xạMáy biến áp15PHỤ LỤC 4: ĐỐ VUI BA DỮ KIỆN VẬT LÍ- Thể lệ: Xem phần 2.5.- Nội dung ôn tập: Toàn bộ chương trình vật lý trung học phổ thông.- Mục đích giáo dục:+ Giúp học sinh phát hiện mối tương quan giữa toàn bộ chương trìnhVật lý trung học phổ thông.+ Cung cấp thêm nhiều thông tin bổ ích của các nhà khoa học, cũngnhư các hiện tượng vật lý,... thông qua các câu hỏi.STTCâu hỏiBa dữ kiệnĐáp án1Ôngai?là Dữ kiện 1: Ông là một trong số những nhà vật Ohmlí học người Đức sinh năm 1787(Ôm)Dữ kiện 2: Ông học rất giỏi và đã đậu vào Đạihọc tổng hợp Erlangen nhưng không đếntrường mà tự học đến học hàm giáo sư.Dữ kiện 3: Tại Đại hội các nhà điện học toànthế giới năm 1881 nhất trí lấy tên Ông đặt chođơn vị điện trở?2Đây là Dữ kiện 1: Đây là một trong các bộ phận dùng Máy hạ ápmáy gì? để truyền tải điện năng đi xa.(máyDữ kiện 2: Bộ phận chính của nó là các cuộn giảm áp)dây và lõi sắt, thường được gắn ở nơi tiêu thụđiện.Dữ kiện 3: Nó có số vòng dây ở cuộn thứ cấpnhỏ hơn ở cuộn sơ cấp.3ĐạiDữ kiện 1: Là một trong những đặc trưng của Bướclượng gì? sóng hình sin.sóngDữ kiện 2: Hai phần tử cách nhau một đạilượng này thì dao động cùng pha.Dữ kiện 3: Là quãng đường mà sóng truyền điđược trong một chu kì.4Sóng gì?5Ôngai?là Dữ kiện 1: Ông là nhà Vật lí học người Mỹ Henry (H)(1797-1878).Dữ kiện 2: Ông là người phát hiện ra sự tự cảmcủa cuộn dây.Dữ kiện 3: Tên ông được lấy làm đơn vị đo độtự cảm của cuộn dây.6ĐạiDữ kiện 1: Đặc trưng cho sự cản trở dòng điện DungDữ kiện 1: Dùng nó để thăm dò dưới đáy biển Siêu âmDữ kiện 2: Là loại sóng mà cá heo có thể ngheđược, nhưng tai người không nghe được.Dữ kiện 3: Có tần số lớn hơn 20 kHz .16lượngxoay chiều.kháng0này tên Dữ kiện 2: Có tác dụng làm cho i sớm pha 90gì?so với u.Dữ kiện 3: Kí hiệu là “ZC”.7Ôngai?là Dữ kiện 1: Ông là một trong số những nhà Frenenkhoa học vĩ đại người Pháp.Dữ kiện 2: Năm 1819 ông được bổ nhiệm phụtrách về hải đăng, từ đó ông phát minh ra loạithấu kính mang tên Ông?Dữ kiện 3: Ông là tác giả của phương phápgiản đồ dùng để tổng hợp hai dao động cùngphương, cùng tần số.8Máy gì?9HiệnDữ kiện 1: Hiện tượng này do Niu-tơn tìm ratượng gì? năm 1672.Dữ kiện 2: Hiện tượng này thường gặp sau cơnmưa rào nhẹ.Dữ kiện 3: Là hiện tượng ta nhìn thấy dãi màubiến thiên liên tục từ đỏ đến tím khi chiếu ánhsáng trắng qua lăng kính.10Ôngai?Dữ kiện 1: Đây là một trong các bộ phận dùng Máy tăngđể truyền tải điện năng đi xa.ápDữ kiện 2: Bộ phận chính của nó là các cuộndây và lõi sắt, thường được gắn ở nơi phátđiện.Dữ kiện 3: Nó có số vòng dây ở cuộn thứ cấplớn hơn ở cuộn sơ cấp.Hiệntượng tánsắcánhsánglà Dữ kiện 1: Là nhà vật lí người Đức.AnhDữ kiện 2: Năm 1905, Ông đề ra thuyết lượng xtanhtử ánh sáng hay thuyết photon.Dữ kiện 3: Năm 1921 Ông nhận giải Nô-ben vềcông trình giải thích các định luật quang điện.17

Tài liệu liên quan

  • Khai thác chương trình Crocodile Physics vào thiết kế thí nghiệm vật lý ở trường THCS Khai thác chương trình Crocodile Physics vào thiết kế thí nghiệm vật lý ở trường THCS
    • 36
    • 1
    • 18
  • Vừa học vừa chơi trong các tiết ôn tập và luyện tập và luyện tập Vừa học vừa chơi trong các tiết ôn tập và luyện tập và luyện tập
    • 7
    • 609
    • 5
  • skkn ứng dụng trò chơi đường lên đỉnh olympia khi dạy các tiết bài tập skkn ứng dụng trò chơi đường lên đỉnh olympia khi dạy các tiết bài tập
    • 29
    • 1
    • 23
  • Phương pháp thiết kế trò chơi cho học sinh lớp 5 Phương pháp thiết kế trò chơi cho học sinh lớp 5
    • 19
    • 1
    • 3
  • thiết kế trò chơi vật lí cho trường thpt thiết kế trò chơi vật lí cho trường thpt
    • 25
    • 576
    • 4
  • Kinh nghiệm Khai thác chương trình Crocodile Physics vào thiết kế thí nghiệm vật lý ở trường THCS Kinh nghiệm Khai thác chương trình Crocodile Physics vào thiết kế thí nghiệm vật lý ở trường THCS
    • 35
    • 862
    • 2
  • Thiết kế trò chơi góp phần đối mới PPDH trong giờ học Toán 3 Thiết kế trò chơi góp phần đối mới PPDH trong giờ học Toán 3
    • 44
    • 1
    • 9
  • SKKN Thiết kế trò chơi góp phần đối mới PPDH trong giờ học Toán 3 SKKN Thiết kế trò chơi góp phần đối mới PPDH trong giờ học Toán 3
    • 48
    • 1
    • 1
  • Thiết kế và sử dụng bản đồ khái niệm trong dạy học ôn tập, củng cố môn sinh học lớp 12 nâng cao   THPT Thiết kế và sử dụng bản đồ khái niệm trong dạy học ôn tập, củng cố môn sinh học lớp 12 nâng cao THPT
    • 148
    • 282
    • 0
  • skkn thiết kế trò chơi  nhằm gây hứng thú cho học sinh trong giờ học toán 3  chương trình mới skkn thiết kế trò chơi nhằm gây hứng thú cho học sinh trong giờ học toán 3 chương trình mới
    • 34
    • 780
    • 1

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(220.5 KB - 17 trang) - Thiết kế trò chơi vật lý cho trường THPT trong các tiết ôn tập Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Trò Chơi Vật Lý