Sử Dụng Vôi Trong Ao Nuôi Tôm Hiệu Quả đúng Cách - Microbe Lift

Đa phần bà con thường sử dụng rất nhiều vôi, vôi là 1 trong những nguyên liệu khá quen thuộc, nhất là từ khi có nghề nuôi tôm ra đời. Vậy lý do sử dụng vôi là gì? Nên sử dụng vôi vào thời điểm nào là hiệu quả nhất? Đa phần bà con thường nhìn người khác làm và sử dụng theo, chứ chưa thực sự chú ý chức năng thực sự của vôi.

Về cơ bản bà con thường sử dụng vôi để diệt khuẩn cũng như thấy trời mưa thì mình đánh để ổn định pH hay nước phèn xử lý vôi, hay dùng vôi để cắt tảo….tuy nhiên bà con cần phân biệt được công dụng của từng loại vôi, và thời gian thì phù hợp để bón vôi và vôi giúp cải tạo ao như thế nào thì bà con cũng chưa rõ.

Qua đây Biogency xin phép được chia sẻ để bà con có cách sử dụng vôi trong ao nuôi tôm đúng cách và đạt hiệu quả cao.

Các nội dung chính

Toggle
  • Tác dụng của sử dụng vôi trong ao nuôi tôm 
  • Nên sử dụng những loại vôi nào
  • Sử dụng vôi trong ao nuôi tôm ở thời điểm nào thì đạt hiệu quả tốt nhất?

Tác dụng của sử dụng vôi trong ao nuôi tôm 

Tác dụng vôi trong ao nuôi tôm

Thứ nhất, bà con cần hiểu được tác dụng của vôi là như thế nào: 

  • Vôi thường được sử dụng cho những ao có độ pH thấp, ao thiếu dinh dưỡng thì sử dụng vôi để bổ sung khoáng vào ao, tăng pH trong ao, ngưỡng pH thích hợp trong ao từ 7.5 đến 8.5 
  • Khi ao nuôi tôm nước bị phèn, đặc biệt nhiều vùng bị nhiễm phèn tiềm tàng, thì bà con cần sử dụng vôi để nâng độ pH để khử phèn đó
  • Những ao có độ kiềm thấp, hàm lượng dinh dưỡng cũng như lượng khoáng trong ao thấp thì mình cần bổ sung khoáng và tăng kiềm đặc biệt là những ao nước ngọt hay nước giếng
  • Khi hàm lượng CO2, cũng như tảo trong ao cao thì bà con sử dụng vôi để giảm CO2 và cắt tảo (Tham khảo cách giảm co2 ao tôm)
  • Nếu ao đã qua sử dụng nhiều lần, đã nuôi nhiều đợt tôm thì sẽ có nhiều bã hữu cơ sẽ gây nên mầm bệnh, thì sử dụng vôi để sát trùng, diệt khuẩn, khi đó sẽ diệt những nhóm, vi trùng, vi khuẩn, nấm, virus, ký sinh trùng, vi bào tử trùng…
  • Mình sử dụng vôi để lắng đục, ổn định pH khi trời mưa (Tham khảo cách xử lý ao tôm khi trời mưa)

Vôi có rất nhiều công dụng, nhưng phải tùy thuộc vào mục đích sử dụng của bà con để việc sử dụng vôi được hiệu quả, nhưng công dụng quan trọng nhất của vôi vẫn là ổn định độ pH, xử lý phèn.

Ngoại trừ sử dụng vôi, còn một số cách khác có thể tác động đến độ pH. Bà con có thể tham khảo thêm một số cách tăng giảm ph ao nuôi tôm.

Nên sử dụng những loại vôi nào

Đá vôi (CaCO3) vôi nông nghiệp: Sử dụng trong trường hợp độ pH nhỏ hơn 7 và độ kiềm nhỏ hơn 20mg/l. Ưu điểm của đá vôi là màu trắng nên khi sử dụng sẽ ít gây biến động cho môi trường hơn so với những loại vôi khác.

Vôi ngâm nước hay còn gọi là vôi tôi Ca(OH)2: sử dụng trong trường hợp độ pH cực thấp <4.5 và vôi tôi được sử dụng để kiểm soát dịch bệnh. 

Ưu điểm của vôi tôi:

 Bổ sung Ca tăng độ kiềm và độ cứng cho ao nuôi

  • Giúp nâng cao ổn định độ pH của nước ao
  • Hỗ trợ tiêu diệt mầm bệnh, vôi tôi thường được sử dụng để đánh vôi với liều cao tương đương liều diệt khuẩn thông thường 
  • Khi trời mưa thì vôi tôi sẽ hỗ trợ kiểm soát tảo và chất lượng nước
  • Vôi tôi hỗ trợ rất tốt để cải tạo đất phèn, nâng cao pH của đáy ao

—> Vôi tôi thường được bà con ít sử dụng vì không thể kiểm soát vi khuẩn Vibrio, bà con cần nắm rõ lý do vì sao vôi tôi bị hạn chế, đặc biệt những ao tôm nếu đã xuất hiện vi khuẩn như Vibrio parahaemolyticus và V. Alginolyticus, nếu phải sử dụng đến 4.000 kg/ha vôi tôi để kiểm soát V. Alginolyticus và 9.000 kg/ha với vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus nếu dùng với liều lượng vôi tôi cao như vậy thì sẽ diệt được loại vi khuẩn này nhưng sẽ gây nên sự biến đổi về độ pH rất lớn trong ao nuôi tôm, đồng thời tôm sẽ bị sốc(Thí nghiệm này đã được thực hiện tại khoa thủy sản trường ĐH Tumbes)

Vôi sống hay còn gọi là vôi nung(nóng) tên hoá học CaO: khi để vôi này vào nước thì sẽ toả nhiệt, giúp tăng độ pH và tăng kiềm rất nhanh, và vôi sống được sử dụng khá an toàn trong ao khô, cải tạo ao ban đầu để diệt mầm bệnh.

Dolomite CaMg(CO3)2 hay còn gọi là vôi đen: Thường được sử dụng để cân bằng độ pH, và bổ sung khoáng và bổ sung lượng magie cho nước để tăng kiềm, áp dụng cho những ao thiếu dinh dưỡng độ kiềm thấp. Vôi này được sử dụng cho những ao nuôi tôm lâu, dư hàm lượng chất dinh dưỡng hoặc lượng thức ăn tồn dư xuống đáy ao, dư thừa chất hữu cơ/trầm tích.

Sử dụng vôi trong ao nuôi tôm ở thời điểm nào thì đạt hiệu quả tốt nhất?

vôi trong ao nuôi tôm

  • Buổi sáng sớm: đây là thời điểm thích hợp nhất bà con nên sử dụng vì lúc này độ pH ở ao thấp, nhưng thường bà con sẽ ít đánh vôi vào thời điểm này
  • Buổi trưa: thời điểm này nhiệt độ tăng cao, nên hạn chế việc đánh vôi/rải vôi lúc này độ pH tăng rất cao sẽ gây nguy hiểm cho ao tôm của mình 
  • Buổi chiều: từ 16h đến 18h khi mặt trời lặn, nhiệt độ giảm xuống bà con có thể sử dụng vôi, khi đánh vôi như vậy sẽ tạo thêm khoáng để buổi tối tôm hấp thu được khoáng tốt hơn, tôm mau lột vỏ giúp vỏ tôm cứng vỏ, nhất là từ vôi nông nghiệp CaCO3 sẽ hỗ trợ ổn định độ pH, ít ảnh hưởng đến tảo.
  • Buổi tối: chỉ nên sử dụng vôi vào buổi tối khi có nhu cầu giảm CO2 hay cắt tảo mới nên sử dụng vôi vào lúc này, trong khi về đêm thì thực vật sẽ lấy oxi và thải ra CO2, lúc này CO2 cao, từ 0h đêm đến 6h sáng thì sẽ làm giảm pH, nếu bà con để lượng CO2 tăng quá ngưỡng 10ppm thì con tôm dễ bị sốc dẫn đến việc hô hấp kém, tôm khó lột vỏ, gây chết hàng loạt. Công thức giảm CO2: Giảm 1 ppm CO2 thì cần 2,77gr CaCO3.

Tham khảo: Ao tôm mất màu nước và cách xử lý

____________________

Những chia sẻ ở trên không phải là quá nhiều những chắc chắn cũng vừa đủ để giúp bà con có thể sử dụng vôi trong ao nuôi tôm hiệu quả và đúng cách. Để các kỹ sư chuyên nghiệp đến từ Biogency tư vấn chi tiết hơn xin hãy liên hệ qua HOTLINE: 0909 538 514

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký

Từ khóa » Sử Dụng Vôi Cao Trong Nuôi Tôm