Sự Khác Biệt Giữa Quảng Cáo Và PR Là Gì? - MBA Andrews

Quảng cáo và Quan hệ công chúng là hai công cụ quan trọng để quảng bá sản phẩm và dịch vụ mà công ty cung cấp. Quảng cáo là khái niệm dùng để chỉ một hình thức truyền thông mà công ty sử dụng để thu hút khách hàng tiềm năng lựa chọn sản phẩm do công ty cung cấp thay vì các sản phẩm khác.

Mặt khác, PR – Quan hệ công chúng là xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt đẹp, với các bên liên quan của công ty, bằng cách thu hút sự quan tâm của công chúng, xây dựng danh tiếng tốt, v.v.

Tuy nhiên, do một số đặc điểm giống nhau, nhiều người thường nhầm lẫn giữa Quảng cáo và PR. Trong bài viết này, hãy cùng Andrews – The Power MBA phân tích chi tiết để hiểu rõ hơn về khái niệm cũng như sự khác biệt của hai khái niệm này.

So sánh tổng quan

CÁC KHÍA CẠNH  QUẢNG CÁO  PR
Khái niệm  Một kỹ thuật dùng để thu hút sự chú ý của công chúng đến các sản phẩm hoặc dịch vụ, chủ yếu thông qua các công cụ có trả tiền.  Một hoạt động giao tiếp chiến lược nhằm mục đích xây dựng mối quan hệ cùng có lợi giữa công ty và công chúng.
Phương tiện truyền thông  Phải trả phí  Có thể nhận được miễn phí
Tương tác  Một chiều  Hai chiều
Tập trung vào  Quảng cáo sản phẩm hoặc dịch vụ, nhằm thu hút đối tượng khách hàng tiềm năng.  Duy trì hình ảnh tích cực của doanh nghiệp trên các phương tiện truyền thông.
Sự kiểm soát  Công ty có toàn quyền kiểm soát các hoạt động quảng cáo của mình.  Công ty có thể khơi mào, nhưng không có quyền kiểm soát các phương tiện truyền thông.
Vị trí trên các trang truyền thông  Được đảm bảo.  Không được đảm bảo.
Thời điểm xuất hiện  Có thể xuất hiện bất cứ khi nào doanh nghiệp muốn, và duy trì cho đến khi doanh nghiệp còn trả tiền. Chỉ một lần, vào những thời điểm thích hợp.
Sự uy tín  Thấp  Cao

Định nghĩa chi tiết

Định nghĩa về Quảng cáo

Quảng cáo được mô tả là hình thức truyền thông một chiều có trả tiền nhằm thu hút sự giao tiếp của công chúng đối với sản phẩm, dịch vụ, công ty hoặc bất kỳ thứ nào khác thông qua các phương tiện truyền thông khác nhau, để thông báo, ảnh hưởng và thúc đẩy đối tượng mục tiêu phản hồi trong như mong muốn của nhà quảng cáo.

Quảng cáo có thể được thực hiện thông qua việc quảng cáo trên báo in, quảng cáo trên đài phát thanh hoặc truyền hình, bảng quảng cáo, tờ rơi, quảng cáo biểu ngữ trên internet, thư trực tiếp, v.v. Nhà quảng cáo có quyền kiểm soát độc quyền đối với nội dung, cách thức và thời điểm quảng cáo sẽ được phát sóng hoặc xuất bản. Hơn nữa, quảng cáo sẽ luôn hoạt động miễn là ngân sách của nhà quảng cáo cho phép.

Vì quảng cáo là một công cụ tiếp thị hiệu quả, nó phổ biến và luôn hiện hữu trong đời sống hiện đại ngày nay.

Định nghĩa về PR

PR (Quan hệ công chúng) là một công cụ giao tiếp chiến lược sử dụng các kênh khác nhau để tạo dựng các mối quan hệ tích cực cho công ty. Đây là một hoạt động nhằm xây dựng hình ảnh hoặc danh tiếng tốt đẹp của công ty trong mắt công chúng bằng cách truyền đạt hoặc trưng bày các sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty, dưới dạng các câu chuyện hoặc bài báo nổi bật thông qua các phương tiện báo chí hoặc truyền hình.

Các hoạt động PR nhằm mục đích xây dựng mối quan hệ dựa trên niềm tin giữa thương hiệu và khách hàng, chủ yếu thông qua việc tiếp xúc và đưa tin trên các phương tiện truyền thông. Doanh nghiệp có thể không cần phải trả phí cho các hoạt động PR mà được PR thông qua thiện chí, truyền miệng, các bài phát biểu, thông cáo tin tức…

Những điểm khác biệt chủ chốt

Những sự khác biệt chính giữa quảng cáo và PR có thể được chỉ ra rõ ràng dựa trên những cơ sở sau:

  • Quảng cáo là một kỹ thuật thu hút sự chú ý của công chúng đến các sản phẩm hoặc dịch vụ, chủ yếu thông qua các phương tiện truyền thông phải trả tiền. PR là một hoạt động giao tiếp chiến lược nhằm mục đích xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa công ty và công chúng.
  • Quảng cáo thường phải sử dụng các phương tiện được mua hoặc trả tiền, trong khi PR là có thể sử dụng các phương tiện không mất phí.
  • Quảng cáo là một hoạt động độc thoại. Ngược lại, PR là một quá trình giao tiếp hai chiều, trong đó công ty truyền tải thông điệp và lắng nghe công chúng rồi phản hồi.
  • Quảng cáo được thực hiện nhằm quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ, với mục đích thu hút các đối tượng khách hàng tiềm năng. Còn PR được thực hiện nhằm duy trì hình ảnh tích cực của công ty trên các phương tiện truyền thông.
  • Trong quảng cáo, nhà quảng cáo có toàn quyền với quảng cáo; tức là kiểm soát khi nào, như thế nào và những gì sẽ được hiển thị cho mọi người. Ngược lại, với PR, công ty có thể đưa ra câu chuyện hoặc thông điệp, nhưng không có quyền kiểm soát cách các phương tiện truyền thông sử dụng hoặc hoàn toàn không sử dụng chúng như thế nào.
  • Khi quảng cáo, vị trí của quảng cáo tại các phương tiện truyền thông luôn được đảm bảo, nhưng không có sự đảm bảo nào về vị trí đó khi hoạt động PR
  • Khi quảng cáo, các mẫu quảng cáo sẽ được duy trì xuất bản hoặc phát sóng miễn là bạn sẵn sàng trả tiền. Ngược lại, với PR, thông điệp hoặc câu chuyện của doanh nghiệp sẽ chỉ được đăng tải một lần.
  • Sự tín nhiệm của mọi người với PR cao hơn so với quảng cáo. Bởi vì người tiêu dùng ngày nay đã có hiểu biết về cách thức hoạt động của quảng cáo và họ không dễ dàng tin tưởng. Còn với PR, họ cảm thấy bớt hoài nghi hơn vì có sự xác thực từ bên thứ ba giúp nâng cao độ tin cậy.

Kết luận

Quảng cáo và PR đều là những hoạt động sử dụng các kênh truyền thông để cung cấp thông tin và ảnh hưởng đến công chúng. Dù quảng cáo là một công cụ tiếp thị tốn kém hơn, nhưng nó có thể tiếp cận một số lượng lớn người cùng một lúc. Còn PR, tuy doanh nghiệp không thể kiểm soát nhưng nó lại có thể miễn phí và có mức độ tin cậy cao hơn từ sự xác nhận của bên thứ ba. Vậy nên, để có thể phát triển hiệu quả và lâu dài, doanh nghiệp cần có chiến lược và kế hoạch để thực hiện tốt cả hai hoạt động này.

HỌC MBA ANDREWS DANH GIÁ – BỨT PHÁ TƯƠNG LAI

Nhận ngay HỌC BỔNG 100% khóa học “Global Leadership” tại khuôn viên Đại học Andrews, Hoa Kỳ khi đăng ký tuyển sinh và nhập học từ 08/11/22 đến 31/12/2022.

*Đăng ký nhận tư vấnTẠI ĐÂY.

Từ khóa » Sự Khác Nhau Giữa Quảng Bá Và Quảng Cáo