Sự Khác Nhau Giữa động Cơ SOHC Và DOHC - Blog Xe Hơi Carmudi
Có thể bạn quan tâm
Về mặt cơ khí, cả 2 động cơ đều có chung các bộ phận như trục cam, cò mổ, piston, lò xo, tuy nhiên điểm các biệt là số lượng trục cam khác nhau trên từng loại. Cụ thể, SOHC sở hữu chỉ một trục cam duy nhất và DOHC sử dụng đến 2 trục cam, nên 2 động cơ này sẽ mang mục đích khác nhau trên từng chiếc ô tô được lắp.
Cả 2 loại động cơ đều có chung các bộ phận như trục cam, cò mổ, piston, lò xo
Cấu tạo
SOHC (Single OverHead Camshaft) – trục cam đơn: như đã đề cập, SOHC chỉ sử dụng 1 trục cam nằm ở phía trên nắp máy để kéo các van nạp và xả thông qua con đội hoặc cò mổ. Thông thường trục cam sẽ kéo 2 van, nhà sản xuất vẫn có thể lắp nhiều van hơn nhưng độ phức tạp và chi phí sẽ gia tăng gây sai mục đích sử dụng.
Động cơ SOHC
DOHC (Double OverHead Camshaft) – trục cam kép: vẫn có cách bố trí như SOHC, nhưng DOHC sử dụng 2 trục cam kép kéo 4 van xả và hút riêng biệt. Nhờ tính độc lập này mà DOHC có thể lắp nhiều van khá dễ dàng và chu kỳ nạp, xả cũng diễn ra nhanh hơn giúp tốc độ vòng quay cũng lớn hơn.
Hiệu suất
Ở cùng 1 mức dung tích, DOHC sẽ sinh công lớn hơn SOHC, do có tốc độ vòng quay nhanh hơn, ngoài ra góc đánh lửa của Bugi tối ưu và nhiều van đảm trách nhiệm vụ hút, xả hơn nên DOHC giúp làm giảm rung lắc và giải nhiệt động cơ nhanh hơn. Thêm vào đó, do dùng 2 trục cam nên góc tạo thành của van nạp và van xả là hình chữ V, điều này giúp nhà sản xuất có thể lắp bugi trên đỉnh máy tạo nên góc đánh lửa tối ưu, hỗn hợp nhiên liệu và khí nén sẽ được đốt cháy triệt để hơn. Ngoài ra, rất nhiều hãng xe sử dụng động cơ DOHC vì nó có thế áp dụng được công nghệ van biến thiên và điều chỉnh trục cam để đạt hiệu suất cao nhất cho xe.
Động cơ DOHC
Nhược điểm của DOHC nằm ở kích thước lớn, khối lượng nặng nề và khi hỏng hóc thì rất khó sửa chữa vì tính phức tạp của nó. SOHC được áp dụng trên các mẫu xe như Honda City nhờ trọng lượng nhẹ, kết cấu đơn giản nên động cơ không cần dùng nhiều sức để kéo các bánh ở vận tốc thấp. Ngược lại, nhờ đạt số vòng quay nhanh hơn nên những mẫu xe như Ford Focus áp dụng công nghệ DOHC đạt hiệu suất lớn hơn ở vận tốc cao. Giá thành của DOHC cũng cao hơn SOHC nên SOHC thường được trang bị cho các dòng xe nhỏ, giá rẻ để nhà sản xuất có thể tập trung trang bị các tính năng nội thất hơn cho xe này.
Điều kiện đường xá ở Việt Nam vẫn còn kém và xe ô tô được sử dụng phần nhiều trong thành thị ở vận tốc thấp, cộng thêm việc sở hữu giá bán rẻ, dễ sửa chữa, bảo trì, nên động cơ SOHC có phần chiếm ưu thế hơn DOHC.
Từ khóa » Sự Khác Biệt Giữa Sohc Và Dohc
-
Sự Khác Biệt Giữa động Cơ DOHC Và SOHC - Báo Thanh Niên
-
[Công Nghệ] Phân Biệt Giữa SOHC Và DOHC. Tại Sao ...
-
Sự Khác Biệt Giữa SOHC Và DOHC - VnExpress
-
Động Cơ DOHC, SOHC Là Gì Và Cái Nào Tốt Hơn?
-
So Sánh DOHC Và SOHC - Mèo Nào Cắn Mỉu Nào? - OKXE
-
Sự Khác Biệt Giữa động Cơ DOHC Và SOHC - Kiến Thức
-
DOHC , SOHC Là Gì? Phân Biệt Giữa DOHC Và SOHC
-
DOHC, SOHC Là Gì? So Sánh 2 Loại động Cơ ưu Việt Hiện Nay
-
Sự Khác Biệt Giữa động Cơ Dohc Và Sohc - Hồ Nam Photo
-
Sự Khác Biệt Giữa động Cơ Loại SOHC Và DOHC
-
Sự Khác Biệt Giữa động Cơ DOHC Và SOHC | OTO-HUI
-
So Sánh DOHC Và SOHC Để Biết Cách Chọn DOHC ... - Vinfast Fadil
-
SỰ KHÁC BIỆT GIỮA ĐỘNG CƠ SOHC VÀ DOHC
-
TẠP CHÍ XE HƠI - Sự Khác Biệt Giữa SOHC Và DOHC ... - Facebook