Sự Kiện Mousemove Trong Javascript (di Chuyển Chuột) - Freetuts

Trong bài này chúng ta sẽ tìm hiểu sự kiện di chuyển chuột mousemove trong Javascript, đây là sự kiện giúp bạn biết được là con trỏ chuột đang được di chuyển trên trang web.

test php

banquyen pngBài viết này được đăng tại freetuts.net, không được copy dưới mọi hình thức.

Chúng ta thường sử dụng sự kiện này để bắt được tọa độ của con trỏ chuột mỗi khi nó di chuyển. Bạn có thể áp dụng nó cho hầu hết các loại thẻ html, và nó chỉ có công dụng trong phạm vi hiển thị của thẻ đó.

1. Cú pháp onmousemove trong javascript

Chúng ta có ba cách khác nhau để thêm sự kiện di chuyển chuột onmousemove vào một thẻ HTML bất kì.

Cách 1: Sử dụng mã HTML

<element onmousemove="hanh_dong()">

Trong đó hanh_dong chính là một hàm đã được định nghĩa. Ví dụ dưới đây sẽ hiển thị tọa độ X và Y của con trỏ chuột mỗi khi nó di chuyển.

Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]

Demo RUN <div style="height: 500px; background: blue" onmousemove="showCoordinates(event)"> </div> <p>Tọa độ X: <span id="x"></span> - Tọa độ Y: <span id="y"></span></p> <script> function showCoordinates(e){ var x = e.clientX; var y = e.clientY; document.getElementById("x").innerHTML = x; document.getElementById("y").innerHTML = y; } </script>

Cách 2: Sử dụng Javascript

object.onmousemove = function(){/*mã code*/};

Trong đó phần mã code chính là nội dung của hành động bạn muốn thêm vào. Đoạn code dưới đây là mình viết lại ví dụ ở cách 1.

Ví dụ RUN <div id="container" style="height: 500px; background: blue"> </div> <p>Tọa độ X: <span id="x"></span> - Tọa độ Y: <span id="y"></span></p> <script> var object = document.getElementById('container'); object.onmousemove = function(e){ var x = e.clientX; var y = e.clientY; document.getElementById("x").innerHTML = x; document.getElementById("y").innerHTML = y; }; </script>

Cách 3: Sử dụng hàm addEventListenter

Ta có thể sử dụng hàm addEventListenter để thêm một sự kiện vào một đối tượng HTML.

object.addEventListener("mousemove", hanh_dong);

Trong đó hanh_dong là một hàm đã được định nghĩa trước. Ví dụ dưới đây mình viết lại theo hai cách trên.

Ví dụ RUN <div id="container" style="height: 500px; background: blue"> </div> <p>Tọa độ X: <span id="x"></span> - Tọa độ Y: <span id="y"></span></p> <script> var object = document.getElementById('container'); object.addEventListener('mousemove', function(e){ var x = e.clientX; var y = e.clientY; document.getElementById("x").innerHTML = x; document.getElementById("y").innerHTML = y; }); </script>

2. Các thẻ HTML có thể sử dụng sự kiện onmousemove

Ta có thể sử dụng sự kiện di chuyển chuột onmousmove cho tất cả các thẻ HTML trừ những thẻ sau: <base>, <bdo>, <br>, <head>, <html>, <iframe>, <meta>, <param>, <script>, <style>, and <title>.

Điểm khác biệt giữa sự kiện này so với các sự kiện onmouseenter onmouseover như sau:

  • Sự kiện onmousemove xảy ra mỗi khi con trỏ chuột được di chuyển qua phần tử HTML.
  • Sự kiện mouseenter chỉ xảy ra khi con trỏ chuột vào phần tử HTML.
  • Sự kiện onmouseover xảy ra khi con trỏ chuột đi vào phần tử HTML và các phần tử con của nó.

Xem ví dụ dưới đây từ trang W3school để hiểu rõ hơn.

Ví dụ RUN <div onmousemove="myMoveFunction()"> <p>onmousemove: <br> <span id="demo">Mouse over me!</span></p> </div> <div onmouseenter="myEnterFunction()"> <p>onmouseenter: <br> <span id="demo2">Mouse over me!</span></p> </div> <div onmouseover="myOverFunction()"> <p>onmouseover: <br> <span id="demo3">Mouse over me!</span></p> </div> <script> var x = 0; var y = 0; var z = 0; function myMoveFunction() { document.getElementById("demo").innerHTML = z += 1; } function myEnterFunction() { document.getElementById("demo2").innerHTML = x += 1; } function myOverFunction() { document.getElementById("demo3").innerHTML = y += 1; } </script>

Như vậy là mình đã giới thiệu xong sự kiện di chuyển chuột mousemove trong Javascript. Hy vọng qua bài này sẽ giúp bạn hiểu và sử dụng mousemove một cách đúng nhất.

Từ khóa » Sự Kiện Di Chuyển Chuột