Sự Nóng Chảy Là Gì? Cho Ví Dụ Về Sự Nóng Chảy - TopLoigiai

Câu hỏi: Sự nóng chảy là gì? Cho ví dụ về sự nóng chảy.

Trả lời: 

Mục lục nội dung 1. Nóng chảy là gì?2. Đặc điểm sự nóng chảy của các chất rắn:3. Các ví dụ về sự nóng chảy4. Ứng dụng về sự nóng chảy1. Sự đông đặc là gì?2. Hãy so sánh quá trình nóng chảy và đông đặc.3. Các ví dụ về sự đông đặc4. Ứng dụng cho sự đông đặc

1. Nóng chảy là gì?

- Nóng chảy là một quá trình vật lý đặc trưng với quá trình chuyển đổi của một chất chuyển từ trạng thái rắn sang trạng thái lỏng. Nóng chảy xảy ra khi nội năng của chất rắn tăng lên, thường là do nhiệt hoặc áp suất đẩy nhiệt độ của chất rắn đến nhiệt độ nóng chảy.

- Ở nhiệt độ nóng chảy, trật tự của các ion hoặc phân tử trong chất rắn bị giảm xuống thành trạng thái kém trật tự hơn, và chất rắn tan chảy trở thành chất lỏng.                    

Sự nóng chảy là gì? Cho ví dụ về sự nóng chảy

2. Đặc điểm sự nóng chảy của các chất rắn:

- Mỗi chất rắn kết tinh (ứng với một cấu trúc tinh thể) có một nhiệt độ nóng chảy không đổi xác định ở mỗi áp suất cho trước.

- Các chất rắn vô định hình (thủy tinh, nhựa dẻo, sáp nến,…) không có nhiệt độ nóng chảy xác định.

- Đối với đa số các chất rắn, thể tích của chúng sẽ tăng khi nóng chảy và giảm khi đông đặc. (Riêng nước đá lại có khối lượng riêng nhỏ hơn so với nước). 

- Nhiệt độ nóng chảy của chất rắn thay đổi phụ thuộc vào áp suất bên ngoài.

3. Các ví dụ về sự nóng chảy

- Một cục đá lạnh (hay 1 chiếc kem lạnh), khi để ngoài trời nắng sẽ tan ra thành nước.

- Băng phiến khi được đun nóng, tan chảy ra.

- Đốt một ngọn nến, ngọn nến chảy ra, ngắn đi.

- Trong việc đúc đồng, người thợ nung nóng đồng cho chảy ra rồi đổ vào khuôn.

- Ở nhiệt độ cao, que kem tan chảy.

4. Ứng dụng về sự nóng chảy

+ Nước đá bị tan khi để ngoài trời nóng

+ Đúc tượng đồng

+ Thắp nến sáp

+ Làm đồ trang sức vàng- bạc

+ Làm đồ mỹ nghệ kim loại

Nội dung câu hỏi này nằm trong phần kiến thức về sự nóng chảy và sự đông đặc, hãy cũng Top lời giải tìm hiểu chi tiết hơn nhé!

1. Sự đông đặc là gì?

Đông đặc là một quá trình chuyển trạng thái khi một chất chuyển từ trạng thái lỏng sang trạng thái rắn khi nhiệt độ của nó giảm xuống dưới nhiệt độ đông đặc.

Đối với hầu hết các chất, quá trình nóng chảy và đông đặc xảy ra ở cùng một nhiệt độ; Tuy nhiên, một số chất có nhiệt độ chuyển trạng thái rắn-lỏng khác nhau.

Ví dụ thạch cho thấy có độ trễ giữa nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ đông đặc. Nó nóng chảy tại 85 °C (185 °F) và đông đặc từ 32 °C đến 40 °C (89.6 °F đến 104 °F).

2. Hãy so sánh quá trình nóng chảy và đông đặc.

- Giống nhau:

+ Sự nóng chảy và sự đông đặc đều là quá trình chuyển thể giữa thể rắn và thể lỏng.

+ Trong thời gian nóng chảy hay đông đặc thì nhiệt độ của vật không thay đổi.

+ Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ đông đặc là các giá trị xác định.

+ Các chất nóng chảy ở nhiệt độ nào thì cũng đông đặc ở nhiệt độ đó. Tức là nhiệt độ nóng chảy bằng nhiệt độ đông đặc.

- Khác nhau:

+ Sự nóng chảy là sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng.

+ Sự đông đặc là sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn.

+ Nóng chảy và đông đặc là hai quá trình ngược nhau

3. Các ví dụ về sự đông đặc

- Nước dạng lỏng bỏ trong tủ lạnh một thời gian sẽ đông lại thành cục nước đá.

- Kem bỏ trong tủ lạnh sẽ thành dạng rắn.

- Thép sau khi đun nóng sẽ đông cứng lại thành dạng rắn 

4. Ứng dụng cho sự đông đặc

- Chế tạo các bình thủy tinh mỹ nghệ.

- Làm nước đá để sử dụng 

- Đông lạnh thực phẩm để bảo quản lâu hơn.

Từ khóa » Ví Dụ Về Sự đông đặc Và Nóng Chảy