Sự Phát Sinh Giao Tử
Có thể bạn quan tâm
I. Sự phát sinh giao tử đực và giao tử cái
- Giống nhau :
- Các tế bào mầm (noãn nguyên bào, tinh nguyên bào) đều thực hiện nguyên phân liên tiếp nhiều lần.
- Noãn bào bậc 1 và tinh bào bậc 1 đều thực hiện giảm phân để tạo ra giao tử.
- Khác nhau :
Phát sinh giao tử cái | Phát sinh giao tử đực |
- Noãn bào bậc 1 qua giảm phân I cho thể cực thứ nhất (kích thước nhỏ) và noãn bào bậc 2 (kích thước lớn). - Noãn bào bậc 2 qua giảm phân II cho thể cực thứ 2 (kích thước nhỏ) và 1 tế bào trứng (kích thước lớn). - Kết quả : Mỗi noãn bào bậc I qua giảm phân cho hai thể cực và 1 tế bào trứng. | - Tinh bào bậc 1 qua giảm phân I cho 2 tinh bào bậc 2. - Mỗi tinh bào bậc 2 qua giảm phân II cho 2 tinh tử, các tinh tử phát sinh thành tinh trùng. - Từ tinh bào bậc 1 qua giảm phân cho 4 tinh tử phát sinh thành tinh trùng. |
1. Sự phát sinh giao tử ở động vật
Phát sinh giao tử đực và cái ở động vật có những điểm chung:
- Đều xảy ra ở tuyến sinh dục.
- Đều xảy ra quá trình Nguyên phân và Giảm phân để tạo giao tử.
*Khác nhau:
| Sự phát sinh giao tử đực | Sự phát sinh giao tử cái |
Nơi diễn ra | - Xảy ra ở tuyến sinh dục đực là Tinh hoàn | - Xảy ra ở tuyến sinh dục cái là Buồng trứng |
Giảm phân I | Tạo ra 2 Tinh bào bậc 2 (n) có kích thước như nhau | Tạo ra 2 tế bào có kích thước khác nhau. Trong đó, có 1 thể cực thứ nhất (n) có kích thước bé và 1 Noãn bào bậc 2(n) có kích thước lớn. |
Giảm phân II | Tạo ra 4 Tinh tử phát triển thành 4 Tinh trùng (n) đều có khả năng thụ tinh. | Tạo ra 4 tế bào có kích thước khác nhau.Trong đó, có 3 Thể cực thứ hai (n) có kích thước bé (không có khả năng thụ tinh và dần bị thoái hóa) và 1 trứng có kích thước lớn (n) có khả năng thụ tinh. |
Kết quả | - Kết quả: từ 1 tế bào sinh Tinh (2n) tạo ra 4 Tinh trùng (n) - (giao tử đực) đều có khả năng thụ tinh. | - Kết quả: từ 1 tế bào sinh Trứng (2n) tạo ra 1 Trứng (n) - (giao tử cái) duy nhất có khả năng thụ tinh. |
2. Sự phát sinh giao tử ở thực vật
- Sự phát sinh giao tử đực:
Mỗi tế bào mẹ của tiểu bào tử Giảm phân cho 4 tiểu bào tử đơn bội từ đó sẽ hình thành 4 hạt phấn. Trong hạt phấn, 1 nhân đơn bội phân chia cho 1 nhân ống phấn và 1 nhân sinh sản. Tiếp theo, nhân sinh sản lại phân chia tạo thành 2 giao tử đực.
- Sự phát sinh giao tử cái:
Tế bào mẹ của đại bào tử Giảm phân cho 4 đại bào tử, nhưng chỉ có 1 sống sót rồi lớn lên và nhân của nó Nguyên phân liên tiếp 3 lần tạo ra 8 nhân đơn bội trong 1 cấu tạo được gọi là túi phôi. Trứng là 1 trong 3 tế bào ở phía cuối lỗ noãn của túi phôi
2. So sánh sự Phát sinh giao tử ở động vật và thực vật?
*Giống nhau:
- Đều xảy ra ở cơ quan sinh sản.
- Đều trải qua các quá trình nguyên phân, giảm phân tạo giao tử.
Ở cùng loài, số giao tử đực được tạo thành nhiều hơn số giao tử cái.
* Khác nhau:
Sự phát sinh giao tử ở Động vật | Sự phát sinh giao tử ở Thực vật |
- Xảy ra ở tuyến sinh dục là Tinh hoàn và Buồng trứng. | - Xảy ra ở bao phấn và túi phôi |
- Quá trình tạo giao tử đơn giản. | - Quá trình tạo giao tử phức tạp. |
- Giao tử được hình thành sau quá trình giảm phân. | - Sau giảm phân, tế bào con nguyên phân một số lần rồi mới tạo giao tử. |
II. Thụ tinh
- Khái niệm: Thụ tinh là sự kết hợp ngẫu nhiên giữa 1 giao tử đực và 1 giao tử cái.
- Bản chất là sự kết hợp của 2 bộ nhân đơn bội tạo ra bộ nhân lưỡng bội ở hợp tử.
Vòng đời của người
- ý nghĩa
+ Duy trì ổn định bộ nhiễm sắc thể đặc trưng qua các thế hệ cơ thể.
+ Tạo nguồn biến dị tổ hợp cho chọn giống và tiến hóa.
III. Ý nghĩa của giảm phân và thụ tinh
Nhờ có giảm phân, giao từ được tạo thành mang bộ NST đơn bội. Qua thụ tinh giữa tử đực và giao tử cái, bộ NST lưỡng bội được phục hồi. Như vậy, sự phối hợp các quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh đã đảm bảo duy trì ổn định NST đặc trưng của những loài sinh sản hữu tính qua các thế hệ cơ thể.
Mặt khác, giảm phân đã tạo ra nhiều loại giao từ khác nhau về nguồn gốc NST và sự kết hợp ngẫu nhiên cúa các loại giao tử trone thụ tinh đã tạo ra các hợp tử mang những tổ hợp NST khác nhau. Đây là nguyên nhân chú yếu làm xuất hiện nhiều bién dị tổ hợp phong phú ở những loài sinh sản hữu tinh, tạo nguồn nguyên liệu tiên hoá và chọn giống. Do đó, người ta thường dùne phương pháp lai hữu tính để tạo ra nhiều biến dị tổ hợp nhằm phục vụ cho công tác chọn giống.
Từ khóa » Phát Sinh Giao Tử ở Thực Vật Có Hoa
-
Trình Bày Quá Trình Phát Sinh Giao Tử ở Thực Vật - Nguyễn Trà Giang
-
Sự Hình Thành Giao Tử đực ở Cây Có Hoa Diễn Ra Như Thế Nào?
-
Trình Bày Quá Trình Phát Sinh Giao Tử ở Thực Vật? Váo So Sánh Với ...
-
Giải Bài Tập Trang 36 SGK Sinh Lớp 9: Phát Sinh Giao Tử Và Thụ Tinh
-
Quá Trình Phát Sinh Giao Tử ở Cây Có Hoa - Trương Hoàng Anh
-
Trình Bày Quá Trình Phát Sinh Giao Tử ở Thực Vật? Váo So ... - Hoc24
-
Hình Thành Giao Tử – Wikipedia Tiếng Việt
-
Sự Hình Thành Giao Tử đực ở Cây Có Hoa Diễn Ra Như Thế Nào?
-
Khi Nói Về Thể Giao Tử ở Thực Vật Có Hoa, Có Bao Nhiêu Phát - Khóa Học
-
So Sánh Sự Giống Và Khác Nhau Giữa Quá Trình Phát Sinh Giao ...
-
Sự Phát Sinh Giao Tử | SGK Sinh Lớp 9
-
Mô Tả Quá Trình Hình Thành Hạt Phấn (thể Giao Tử ...
-
So Sánh Quá Trình Phát Sinh Giao Tử Đực Và Cái Ở Thực Vật ...