Sự Phát Triển Thai Nhi 17 Tuần Tuổi Và Những Thay đổi Của Mẹ | Huggies

MỤC LỤC BÀI VIẾT

  • Thai 17 tuần là mấy tháng?
  • Những thay đổi và sự phát triển của thai 17 tuần tuổi như thế nào là bình thường?
  • Những thay đổi của mẹ bầu 17 tuần
  • Thai 17 tuần nặng bao nhiêu?
  • Dấu hiệu thai 17 tuần khỏe mạnh
  • Hình ảnh siêu âm thai 17 tuần tuổi cho biết điều gì?
  • Những câu hỏi thường gặp về thai 17 tuần

Thai nhi 17 tuần đánh dấu sự phát triển vượt bậc với nhiều cơ quan quan trọng đang dần hoàn thiện. Việc nhận diện sớm những dấu hiệu bất thường có tác động lớn đến sức khỏe của mẹ và bé. Vậy sự phát triển của thai nhi trong tuần 17 như thế nào được coi là bình thường? Hãy cùng Huggies tìm hiểu về dấu hiệu thai nhi tuần 17 phát triển khỏe mạnh và những lưu ý cho mẹ bầu.

>> Tham khảo thêm:

  • Sự phát triển thai nhi 18 tuần tuổi và lời khuyên cho mẹ
  • Thai nhi 19 tuần tuổi phát triển như thế nào? Sự thay đổi ở cơ thể mẹ
  • Thai 20 tuần phát triển như thế nào? Kế hoạch và lời khuyên phát triển thai kỳ

Thai 17 tuần là mấy tháng?

Cách tính tuổi thai phổ biến thường được tính theo tuần, mỗi tháng thường có khoảng 4 tuần. Vì vậy, thai 17 tuần tương đương với tháng thứ 4 đầu tam cá nguyệt thứ 2 thai kỳ và chỉ còn khoảng 5 tháng nữa, mẹ sẽ chào đón thiên thần nhỏ. Lúc này, em bé trong bụng mẹ to bằng một quả lê và trông bụ bẫm hơn trước. Mẹ có thể dễ dàng quan sát sự phát triển của bé qua các buổi khám thai hay siêu âm.

>> Tham khảo thêm:

  • Sự phát triển của thai nhi 21 tuần tuổi và những dấu hiệu thai khỏe mạnh
  • Tìm hiểu sự phát triển của thai nhi 22 tuần tuổi

Một số dấu hiệu mang thai sớm khác

Khi thai nhi 17 tuần tuổi tức là giai đoạn cuối tháng 4 của thai kỳ. (Nguồn: Sưu tầm)

Những thay đổi và sự phát triển của thai 17 tuần tuổi như thế nào là bình thường?

Ở tuần thai thứ 17, một số thay đổi và phát triển bình thường của thai nhi mà mẹ có thể quan sát:

Sự phát triển kích thước và làn da thai nhi 17 tuần

Theo tiêu chuẩn của WHO, chỉ số thai nhi tuần 17 dài khoảng 20,4cm tính từ đỉnh đầu đến chân. Da bé trong suốt đến mức có thể nhìn thấy các mạch máu dưới da. Còn quá sớm để hình thành nên các lớp mỡ dưới da. Tuy nhiên, tuần này xuất hiện một chất đặc biệt giúp bé bảo vệ các cơ quan nội tạng khỏi tác động từ nhiệt độ bên ngoài của môi trường sau khi sinh.

Một lớp mỏng màu trắng nhờ, trơn bóng được gọi là gây phủ khắp cơ thể bé, giúp bảo vệ da trong môi trường nước ối cũng như giúp bé di chuyển dễ dàng hơn. Đa phần trẻ sơ sinh vẫn tiếp tục mang chất trắng dinh dính này sau khi sinh.

>> Tham khảo thêm:

  • Sự phát triển thai nhi 23 tuần tuổi và lời khuyên cho mẹ
  • Thai 24 tuần phát triển như thế nào? Mẹ bầu thay đổi ra sao

Một số dấu hiệu mang thai sớm khác

Hình ảnh thai nhi 17 tuần tuổi (Nguồn: Sưu tầm)

Sự phát triển của tóc và hệ bài tiết

Bé bắt đầu biết nuốt dịch nước ối và thận đã bắt đầu làm việc để sản xuất ra nước tiểu. Nếu bạn có siêu âm trong tuần này, bạn sẽ được nhìn thấy thận của bé.

Những sợi tóc đầu tiên xuất hiện trên đỉnh đầu và một lớp lông tơ mịn phủ đầy khắp cơ thể. Thông thường, những em bé sinh non khi sinh ra sẽ có nhiều lông tơ trên lưng và cánh tay. Một số bé lại có khuynh hướng hói trong vài tháng và có một chỏm tóc mọc trên đầu. Lưu ý là sự phát triển của mỗi thai nhi là hoàn toàn khác nhau.

Sự phát triển cơ bản của cơ bắp và xương

Trong giai đoạn thai kỳ 17 tuần, con sẽ có sự phát triển đáng kể về cơ bắp và xương mạnh mẽ hơn. Thai nhi sẽ trở nên linh hoạt và mẹ cũng có thể cảm nhận được một vài chuyển động nhỏ của con.

>> Tham khảo thêm:

  • Thai nhi 25 tuần tuổi phát triển như thế nào? Mẹ bầu thay đổi ra sao?
  • Thai nhi tuần 26 phát triển như thế nào? Những thay đổi ở mẹ và bé

Một số dấu hiệu mang thai sớm khác

Đoạn thai kỳ 17 tuần, con sẽ có sự phát triển đáng kể về cơ bắp và xương mạnh mẽ (Nguồn: Sưu tầm)

Sự hình thành các cơ quan quan trọng

Giai đoạn thai nhi ở tuần 17 có sự hình thành cơ quan tiêu hóa như: Dạ dày, ruột non, thận và hệ tuần hoàn, con đã bắt đầu chuẩn bị nhận chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ và đảm bảo sự phát triển của con trong giai đoạn tiếp theo.

Sự phát triển của hệ thống thần kinh và các giác quan trọng

Thai nhi ở tuần thứ 17, hệ thống thần kinh, các giác quan: thính giác và thị giác của thai nhi cũng đang dần dần phát triển. Đặc biệt, sự phát triển mạnh mẽ của não bộ, giúp con cảm nhận rõ hơn các kích thích từ môi trường bên ngoài (âm thanh, ánh sáng).

Giai đoạn này, bé sẽ ngủ nhiều và tích lũy năng lượng cho sự hình thành và phát triển cơ thể. Tuy nhiên, bạn sẽ nhận ra những hoạt động của bé khi bé chuyển động xoay người và máy đạp bụng mẹ, nhất là khi bạn đang ngủ.

>> Tham khảo thêm:

  • Thai nhi 27 tuần tuổi: Sự thay đổi và phát triển ở em bé và mẹ
  • Sự phát triển của thai nhi tuần 28 và những thay đổi ở cơ thể mẹ

Một số dấu hiệu mang thai sớm khác

Thai nhi ở tuần thứ 17, hệ thống thần kinh, các giác quan cũng đang dần dần phát triển (Nguồn: Sưu tầm)

Những thay đổi của mẹ bầu 17 tuần

Khi bước vào tuần thứ 17 của thai kỳ, mẹ bầu sẽ trải qua nhiều sự thay đổi đáng chú ý, song song với sự phát triển của thai nhi. Dưới đây là những thay đổi khi mang thai phổ biến mà mẹ bầu có thể gặp phải:

  • Cảm giác thèm ăn tăng lên: Ở giai đoạn này, thai nhi cần nhiều dinh dưỡng để phát triển. Mẹ bầu có thể sẽ cảm thấy thèm ăn và ăn uống ngon miệng hơn.
  • Xuất hiện các vết rạn da: Khi kích thước thai nhi ngày càng lớn, da bụng và chân có thể bắt đầu hình thành vết rạn. Mức độ bụng rạn sau sinh có thể khác nhau ở mỗi người. Để cải thiện và điều trị rạn da cho bà bầu có thể sử dụng kem bôi dưỡng ẩm.
  • Triệu chứng đau nhức và chóng mặt: Một số mẹ bầu có thể gặp triệu chứng đau đầu khi mang thai do sự thay đổi nội tiết tố. Ngoài ra, cảm giác chóng mặt hoặc thậm chí ngất xỉu cũng có thể xảy ra. Nếu gặp tình trạng này, hãy đi kiểm tra sức khỏe để được bác sĩ tư vấn và điều trị.
  • Trào ngược dạ dày - thực quản: Nếu bà bầu bị nóng rát cổ họng sau khi ăn no, hãy tránh nằm ngay sau bữa ăn để hạn chế tình trạng trào ngược.
  • Đau lưng: Sự phát triển của thai nhi có thể gây ra cảm giác đau lưng khi mang thai, điều này hoàn toàn bình thường trong giai đoạn này.

Việc nắm rõ các thay đổi này sẽ giúp mẹ bầu tự tin hơn trong suốt hành trình mang thai, đồng thời tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của thai nhi.

>> Tham khảo thêm:

  • Sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi 29 tuần tuổi
  • Sự phát triển của thai nhi tuần 30 và những thay đổi ở cơ thể mẹ
  • Sự phát triển của thai nhi tuần 31 và lưu ý cho mẹ bầu

Một số dấu hiệu mang thai sớm khác

Mẹ bầu tuần 17 có thể tăng cân từ 2 đến 4 kg so với lúc chưa mang thai. (Nguồn: Sưu tầm)

Thai 17 tuần nặng bao nhiêu?

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, cân nặng của thai nhi là một trong những yếu tố then chốt để đánh giá sức khỏe và sự phát triển của bé. Vậy thai 17 tuần nặng bao nhiêu kg là bình thường?

Ở tuần thứ 17, thai nhi có trọng lượng trung bình khoảng 181 gram, theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Đây là giai đoạn quan trọng trong quá trình phát triển, khi nhiều cơ quan và hệ thống của bé đang dần hoàn thiện. Sự gia tăng trọng lượng này phản ánh sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi. Tuy nhiên, ba mẹ cũng không nên quá lo lắng về con giai đoạn này thừa/thiếu cân, bởi trọng lượng và kích thước trên còn tùy thuộc vào thể trạng của cơ thể mẹ.

>> Tham khảo thêm:

  • Khi thai nhi 32 tuần tuổi, mẹ bầu cần chú ý và chuẩn bị những gì?
  • Sự phát triển của thai nhi tuần 33 và thay đổi ở mẹ bầu
  • Sự phát triển thai nhi 34 tuần tuổi và thay đổi của mẹ

Một số dấu hiệu mang thai sớm khác

Ở tuần thứ 17 thai nhi sẽ to bằng cỡ một củ khoai tây, cân nặng khoảng chừng 150 - 180 gram (Nguồn: Sưu tầm)

Dấu hiệu thai 17 tuần khỏe mạnh

Mẹ có thể nhận biết thai nhi khỏe mạnh thông qua tim thai, nhịp tim của thai 17 tuần thường dao động khoảng 140-150 nhịp/phút, gần gấp đôi so với nhịp tim của mẹ. Bên cạnh đó, trong giai đoạn thai kỳ 17 tuần, thai nhi bắt đầu thể hiện những cử động nhỏ nhưng rõ rệt, như duỗi tay và đạp chân. Những cử động này không chỉ mang lại niềm vui cho mẹ bầu mà còn là dấu hiệu tích cực cho sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi, cho thấy hệ thần kinh của bé đang hoạt động mạnh mẽ.

Mẹ bầu có thể cảm nhận những chuyển động này một cách rõ ràng, đặc biệt khi nằm nghỉ hoặc tham gia vào những hoạt động yên tĩnh. Cảm giác nhận diện được các cử động nhỏ này là một trải nghiệm thú vị, minh chứng cho sự sống và sức khỏe của thai nhi trong bụng mẹ.

Hơn nữa, việc theo dõi sự chuyển động của thai nhi cũng giúp mẹ bầu xây dựng một kết nối đặc biệt với con, đồng thời tạo ra cảm giác yên bình và tin tưởng trong suốt quá trình mang thai. Những cử động này là một phần quan trọng trong hành trình trở thành mẹ, mang lại sự an tâm cho mẹ và sự phát triển tốt nhất cho thai nhi.

>> Tham khảo thêm:

  • 9 mốc khám thai quan trọng mẹ bầu cần ghi nhớ trong thai kỳ
  • Lịch khám thai 3 tháng cuối mẹ bầu cần ghi nhớ
  • Mấy tuần có tim thai? Thời điểm siêu âm và lưu ý

Một số dấu hiệu mang thai sớm khác

Xem hình ảnh thai nhi 17 tuần tuổi mẹ có thể thấy được cử động chân, tay, hay duỗi chân,… (Nguồn: Sưu tầm)

Hình ảnh siêu âm thai 17 tuần tuổi cho biết điều gì?

Khi mang thai 17 tuần, hình ảnh siêu âm không chỉ giúp mẹ bầu xác định giới tính thai nhi mà còn cung cấp nhiều thông tin quan trọng khác. Ở giai đoạn này, thai nhi có chiều dài khoảng 13cm và nặng khoảng 140g, vẫn còn rất nhỏ bé trong bụng mẹ.

Mẹ sẽ bắt đầu cảm nhận rõ ràng hơn những cử động của bé trong những tuần tới, khi bé thường xuyên co duỗi tay chân. Đến tuần thứ 17, đôi tai của thai nhi đã được đặt đúng vị trí, tuy nhiên có thể hướng ra ngoài một chút. Đồng thời, một lớp chất béo bảo vệ đang hình thành quanh các dây thần kinh và sẽ tiếp tục phát triển sau khi bé chào đời trong suốt năm đầu đời.

Khi siêu âm, bộ phận sinh dục của bé trai thường dễ nhận diện hơn so với bé gái, nhờ vào sự hiện diện của dương vật. Tuy nhiên, do sự phát triển chưa hoàn thiện của các bộ phận này, việc xác định giới tính thai nhi qua hình ảnh siêu âm có thể xảy ra nhầm lẫn. Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng này bao gồm:

  • Cử động liên tục của thai nhi khiến việc quan sát trở nên khó khăn hơn.
  • Nếu thai nhi khép chặt hoặc co chân, bộ phận sinh dục sẽ bị che khuất.
  • Nhầm lẫn giữa dây rốn và bộ phận sinh dục.
  • Trong trường hợp mang thai đôi hoặc đa thai, không gian trong buồng tử cung có thể trở nên chật chội, gây khó khăn cho việc quan sát.

Thông qua việc khám thai định kỳ và xem hình ảnh siêu âm ở tuần thứ 17, mẹ bầu không chỉ nắm bắt được giới tính mà còn theo dõi sự phát triển của thai nhi, từ đó có những chuẩn bị tốt nhất cho hành trình làm mẹ.

>> Tham khảo thêm:

  • Thai nhi 35 tuần: Sự phát triển của bé và mẹ bầu cần lưu ý gì?
  • Thai 36 tuần nặng bao nhiêu kg? Sự phát triển của thai nhi tuần 36
  • Thai 37 tuần phát triển như thế nào? Lưu ý gì cho mẹ

Một số dấu hiệu mang thai sớm khác

Hình ảnh siêu âm thai 17 tuần (Nguồn: Sưu tầm)

Những câu hỏi thường gặp về thai 17 tuần

Em bé 17 tuần làm gì trong bụng mẹ?

Ở tuần thứ 17, bé bắt đầu dành nhiều thời gian hơn để ngủ, giúp tích lũy năng lượng cho những giai đoạn phát triển tiếp theo. Mẹ sẽ cảm nhận được những chuyển động như xoay người hay những cú đạp nhẹ vào bụng.

Thai nhi 17 tuần mẹ nên ăn gì?

Khi thai nhi ở tuần thứ 17, chế độ ăn cho bà bầu đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của bé. Những nhóm thực phẩm khi thai nhi 17 tuần mẹ nên ăn thịt nạc, cá, trứng, sữa và bổ sung vitamin, Folate, sắt, canxi cho bà bầu,...

Thai nhi 17 tuần đã biết đạp chưa?

Mẹ bầu sẽ cảm nhận được thai máy khi bước sang tuần thứ 17. Lúc này, bé sẽ đùa nghịch, đạp, nấc cụt, uốn éo, nháy mắt, mút tay, nghịch dây rốn trong bụng mẹ. Nhưng sẽ có một số tường hợp các mẹ vẫn chưa nhận thấy được bất cứ cử động nào của con.

>> Tham khảo thêm:

  • Thai 38 tuần: Sự phát triển của bé, dấu hiệu chuyển dạ mẹ cần lưu ý
  • Thai nhi 39 tuần đủ ngày chưa, dấu hiệu chuyển dạ là gì
  • Thai nhi 40 tuần tuổi: Sự phát triển của bé và thay đổi ở mẹ

Huggies hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp các mẹ có thêm những kiến thức về sự phát triển của thai nhi 17 tuần tuổi. Xem thêm sự phát triển của thai nhi, thay đổi cơ thể ở cơ thể mẹ và những lời khuyên dành cho mẹ bầu trong các tuần tiếp theo: Xem thêm thông tin liên quan ở mục Mang thai hoặc Thai nhi theo tuần

Bố mẹ tìm kiếm nhiều nhất:

tã dán sơ sinh Huggies, Huggies newborn, tã dán Huggies size s, tã dán Huggies size m, miếng lót sơ sinh Huggies 100 miếng, tã quần Huggies size m, Huggies platinum, tã dán Huggies platinum, tã quần Huggies platinum

Nguồn tham khảo:

  • 17 weeks pregnant - Week-by-week guide | NHS
  • 17 Weeks Pregnant: Baby Development, Symptoms & Signs | Week by Week
  • 17 Weeks Pregnant: Belly, Symptoms, Baby Size & More | BabyCenter

Từ khóa » Hình ảnh Siêu âm Be Trai 17 Tuần