Thai 17 Tuần Tuổi: Bé Phát Triển Mạnh Mẽ, Mẹ ăn Gì Tốt Nhất Cho Con ...
Có thể bạn quan tâm
Ở tuần thai này, tình trạng ốm nghén sẽ chấm dứt hẳn. Đây cũng là thời kỳ cả mẹ và thai nhi đều bắt đầu tăng cân nhanh, bụng bầu của mẹ sẽ lộ rõ. Khi thai 17 tuần mẹ cũng nên lưu ý về ăn các thực phẩm tốt, bổ dưỡng cho thai nhi giúp bé phát triển theo tiêu chuẩn, khỏe mạnh.
Sự phát triển của thai 17 tuần
1. Trọng lượng cơ thể
Tuần 17 bé đã tăng về trọng lượng cơ thể, cụ thể thai đạt cân nặng là 140g và chiều dài cơ thể khoảng 13cm. Bé được đo từ đỉnh đầu tới mông.
Lúc này bé có kích thước tương đương với củ cải tròn.
Bé tương đương với 1 củ cải tròn (Ảnh minh họa)
2. Các chỉ số phát triển thai 17 tuần theo từng ngày
Với các chỉ số của kết quả siêu âm các mẹ có thể so sánh với bảng chỉ số thai nhi tuần 17 theo từng ngày dưới đây để biết con yêu có phát triển theo đúng tiêu chuẩn hay không.
(Nguồn: Internet)
Lưu ý:
- Các chỉ số phát triển thai 17 tuần theo từng ngày tính dựa trên số tuần tuổi cộng với ngày xê dịch từ 0 - 6 ngày trong tuần thai.
- Thai nhi có thể lớn hoặc nhỏ hơn bảng chỉ số phát triển trên, không nhất thiết phải đạt đúng chỉ số đó.
3. Thai nhi 17 tuần phát triển ra sao?
Tuần 17 thai đã có sự phát triển đáng kể, các chỉ số của bé cũng tăng lên và bé bắt đầu có hoạt động tích, phản ứng rõ rệt trong bụng mẹ như:
- Tuyến mồ hôi bắt đầu phát triển
- Tóc bắt đầu mọc: Những sợi tóc tơ đầu tiên bắt đầu mọc trên đỉnh đầu bé.
- Da của trong suốt: Tuần này, da của bé trong suốt và có thể nhìn thấy qua các mạch máu dưới da bé. Lớp da mỏng trơn bóng, màu trắng phủ khắp cơ thể bé có tác dụng bảo vệ da trong nước ối, giúp bé di chuyển dễ dàng hơn.
- Não phát triển mạnh, hệ thần kinh liên quan tới vị giác đã hoàn thiện.
- Bé bắt đầu biết nuối dịch nước ối.
- Thận bắt đầu hoạt động để sản xuất ra nước tiểu.
- Cơ quan sinh dục đã hình thành: Tuần này mẹ có thể siêu âm giới tính thai nhi, tuy nhiên độ chính xác chưa tuyệt đối.
- Thính giác bắt đầu hoạt động: Khi thai 17 tuần, bé đã cảm nhận được và phản ứng được với âm thanh trong bụng mẹ như tiếng nhịp tim đập, co bóp của dạ dày, hệ tiêu hóa hoặc âm thanh ngoài bụng mẹ như tiếng cười nói, tiếng nhạc…
- Xương sụn của bé dần thay đổi thành xương cứng.
- Dấu vân tay đang hình thành: Thời gian này các dấu vân tay đang hình thành, trong một vài tuần tới ở ngón tay bé sẽ xuất hiện các vòng xoáy (dấu vân tay).
- Dây rốn của bé dày và khỏe mạnh hơn.
Dây rốn của bé đã dày hơn (Ảnh minh họa)
- Đầu chân tay và cơ thể bé đã cứng cáp hơn trước.
- Bé bơi lội trong nước ối: Thai 17 tuần trọng lượng cơ thể vẫn nhỏ, tử cung lại có không gian rộng để bé thoải mái bơi lội, nhào lộn, xoay người. Mẹ có thể cảm nhận khi bé trườn, di chuyển trong bụng.
- Bé đã biết máy: Mẹ có thể cảm nhận được điều này qua mỗi này bé chuyển động trong tử cung.
- Bé biết khép mở miệng: Tuần này bé đã mở khép miệng để hít thở và tập dược để có kỹ năng hô hấp, bú sữa mẹ trong thời gian sắp tới.
- Bé biết đi tiểu: Lượng nước tiểu bé và chất thải bé bài tiết ra sẽ theo nhau thai của mẹ bài tiết ra ngoài.
Thai 17 tuần tuổi đã có những bước phát triển rõ rệt, các hệ thống bài tiết, tuần hoàn đã đi vào hoạt động giúp bé phản ứng nhanh với các chất xúc tác bên ngoài và cứng cáp hơn.
Để theo dõi thai 17 tuần phát triển như thế nào, mẹ có thể đi siêu âm để thấy rõ nhất.
Sự thay đổi của mẹ khi thai 17 tuần
Tuần này, mẹ sẽ nhận thấy cơ thể mình sẽ có những thay đổi rõ rệt, biểu hiện qua từng triệu chứng, dấu hiệu sau:
1. Thèm ăn, ăn ngon miệng hơn
Sang tam nguyệt cá thứ 2, mẹ sẽ có cảm giác thèm ăn, muốn ăn nhiều hơn. Tuần 17 bé đang lớn, phát triển nhanh đòi hỏi mẹ phải bổ sung đủ dưỡng chất. Từ tuần thai này mẹ nên tranh thủ ăn những món bổ dưỡng, tốt cho thai nhi.
2. Vết rạn da xuất hiện
Khi thai 17 tuần, bụng mẹ hoặc mông, đùi có những vết rạn da xuất hiện do tăng cân và bụng bầu to ra. Mẹ nên sử dụng dầu dừa để chống rạn da ngay từ tháng thứ 4.
Vết rạn da bắt đầu xuất hiện ở bụng, mông, đùi mẹ (Ảnh minh họa)
3. Thường xuyên đau, nhức đầu
Tuần 17, mẹ sẽ phải đối mặt với những cơn đau, nhức đầu thường xuyên diễn ra. Để hạn chế, giảm tình trạng này các mẹ nên đi bộ, tập yoga, tránh stress…
4. Ợ nóng, khó tiêu
Lượng hormone tăng cao làm chậm quá trình tiêu hóa, axit tiết ra nhiều hơn. Mẹ sẽ có cảm giác nóng rát ngực và gây ra hiện tượng ợ nóng (do axit trào ngược lên thực quản).
Mẹ có thể ăn các món có tính cay nóng để giảm bớt tình trạng này.
5. Chóng mặt, ngất xỉu
Thiếu máu, máu không lưu thông tốt dẫn đến hiện tượng mẹ bị chóng mặt, hoa mắt ngất xỉu do thiếu sắt và thiếu nước. Mẹ nên bổ sung các thực phẩm giàu sắt hoặc viên uống sắt, uống 2 - 2,5 lít nước mỗi ngày để giảm thiểu tình trạng này.
6. Đau lưng
Thai 17 tuần đã tăng trưởng về trọng lượng, nằm về phía khung xương chậu khiến mẹ thường xuyên đau mỏi lưng. Tốt nhất, mẹ nên ngồi, nằm ở tư thế thoải mái nhất và tập yoga để giảm triệu chứng này.
7. Thở mệt nhọc, mệt mỏi hơn
Thai 17 tuần phát triển mạnh mẽ vì thế hệ tuần hoàn phải hoạt động tích cực để bơm đủ lượng máu đi nuôi cơ thể và đi vào cuống nhau cho bé. Mẹ sẽ có cảm giác mệt mỏi, thở mệt nhọc hơn những tuần thai trước.
Mẹ thấy khó thở, mệt mỏi vào tuần thai này (Ảnh minh họa)
8. Thân nhiệt tăng, đổ mồ hôi nhiều
Thời gian này mẹ luôn cảm thấy nóng bức, khó chịu, dễ đổ mồ hôi do thân nhiệt tăng lên. Mẹ nên ngồi ở chỗ thoáng mát, có điều hòa và mặc quần áo làm từ vải cotton.
9. Bụng lộ rõ
Đến tuần 17, bụng mẹ đã lộ rõ, cuống rốn đã nhô ra. Mẹ nên chọn những bộ đồ bầu rộng, thoải mái nhất tránh mắc những đồ bó không tốt cho thai nhi.
10. Huyết áp thấp hơn bình thường
Hệ tim mạch của mẹ ở tuần này có những thay đổi mạnh mẽ, vì thế huyết áp của mẹ sẽ giảm. Các mẹ tránh thay đổi tư thế ngồi, nằm đột ngột để hạn chế các triệu chứng chóng mặt, hoa mắt do huyết áp tụt.
11. Đi tiểu nhiều hơn
Tử cung đang lớn dần lên, tác động gây sức ép lên bàng quang khiến mẹ buồn tiểu, đi tiểu liên tục nhất là về đêm.
Thai 17 tuần mẹ nên ăn gì để con khỏe, phát triển tốt?
Mẹ bầu nên bổ sung các thực phẩm thuộc những nhóm chất dinh dưỡng sau:
1. Nhóm thực phẩm giàu chất đạm
Mẹ bầu nên lựa chọn, ăn nhiều các thực phẩm giàu chất đạm như:
- Thịt nạc
- Sữa
- Trứng gà
- Cá hồi
- Tôm
- Các loại đậu
- Ngô, khoai, vừng…
Nhóm thực phẩm này sẽ cung cấp năng lượng, sức đề kháng cho cả mẹ và bé và giúp bé phát triển, tăng cân theo tiêu chuẩn.
Nhóm thực phẩm giàu protein tốt cho bà bầu (Ảnh minh họa)
2. Nhóm thực phẩm giàu chất sắt
Khi thai 17 tuần tuổi trở đi mẹ cần bổ sung những loại thực phẩm giàu chất sắt để phòng chống các hiện tượng như thiếu máu, hễ miễn dịch kém, sảy thai, sinh non, con suy dinh dưỡng, thấp lùn bẩm sinh…
Mẹ nên bổ sung những thực phẩm giàu sắt như:
- Lòng đỏ trứng gà
- Thịt bò
- Thịt lợn
- Yến mạch
- Các loại hạt…
- Viên uống sắt
- Cải bó xôi
- Bí đỏ
3. Nhóm thực phẩm giàu canxi
Canxi giúp hình thành xương và răng cho bé yêu chắc khỏe, làm tăng chiều dài của bé.
Mẹ nên bổ sung các thực phẩm như:
- Các loại sữa như: Sữa tươi, sữa bà bầu, sữa chua, phô mai…
- Ngũ cốc
- Các loại rau có màu xanh đậm
- Viên uống canxi
- Cua biển
- Quả kiwi
- Tôm
- Cá hồi
Nhóm thực phẩm giàu canxi tốt cho bà bầu (Ảnh minh họa)
4. Nhóm thực phẩm giàu DHA
DHA rất cần thiết cho sự phát triển về thần kinh, thị giác của bé, giúp bé phát triển não bộ, thông minh, nhanh nhẹn hơn.
Khi thai 17 tuần tuổi mẹ có thể ăn các loại thực phẩm giàu DHA như:
- Cá hồi, cá ngừ, cá da trơn
- Các loại sữa như: Sữa tươi tiệt trùng, sữa đậu nành, sữa công thức, váng sữa, sữa chua…
- Các loại hạt như: Hạnh nhân, óc chó, mắc ca, hạt điều…
- Lòng đỏ trứng gà
- Đậu phộng
- Đậu phụ
- Tôm
- Thịt gà
- Bí ngô
- Ngũ cốc nguyên hạt
5. Nhóm thực phẩm giàu Vitamin
Các loại vitamin C, D, E, K… rất cần thiết với mẹ bầu, giúp trẻ đủ cân, phát triển não bộ và phòng tránh dị tật bẩm sinh ở trẻ.
Mẹ bầu có thể bổ sung vitamin từ các loại trái cây tốt cho sức khỏe như:
- Cam
- Việt quất
- Ổi
- Dưa hấu
- Bưởi
- Thanh long
- Dâu tây…
- Nước dừa
- Ngũ cốc nguyên hạt
- Cà rốt
- Hạnh nhân
- Đậu hũ
Nhóm thực phẩm giàu vitamin tốt cho bà bầu (Ảnh minh họa)
Thai 17 tuần có nên đi khám thai không?
Tuần thai này, mẹ nên đi khám thai theo lịch hẹn của bác sĩ để biết bé yêu đã phát triển về các chỉ số cân nặng, kích thước, các hoạt động của bé và phát hiện những dấu hiệu bất thường ở thai nhi và mẹ.
Thai 17 tuần có thể làm sàng lọc trước sinh để phát hiện các dị tật bẩm sinh như: Hội chứng Down, thừa nhiễm sắc thể 13, sứt môi, khoèo chân tay, khuyết tật, suy tim…
Khám, siêu âm thai là cách giúp mẹ biết mình có bổ sung đủ chất dinh dưỡng, bé có phát triển tốt, khỏe mạnh hay không.
Nếu đi khám thai, các mẹ hãy đặt câu hỏi, thắc mắc của mình về thai nhi, sức khỏe bà bầu để bác sĩ tư vấn, nắm rõ tình trạng sức khỏe mẹ và bé tốt nhất.
Khi nào bà bầu cần gặp bác sĩ?
Khi có các dấu hiệu bất thường dưới đây, mẹ nên tới gặp bác sĩ ngay để có thể theo dõi, phát hiện và điều trị kịp thời.
- Đau bụng dưới bất thường, dữ dội.
- Ra nhiều dịch nhầy kèm máu đỏ.
- Ra máu âm đạo.
- Chóng mặt, hoa mắt ngất xỉu.
- Thai không chuyển động.
- Ốm, sốt cao, co giật
Khi có các dấu hiệu bất thường mẹ nên đi bệnh viện kiểm tra (Ảnh minh họa)
Một số câu hỏi của mẹ về thai nhi 17 tuần tuổi
Khi mang thai nhiều mẹ bầu sẽ có những thắc mắc về con yêu và chưa tìm được lời giải đáp. Vậy thai nhi 17 tuần tuổi mẹ thường có những câu hỏi gì?
Thai 17 tuần là được mấy tháng?
Thai được 17 tuần tức là mẹ bầu đang mang thai ở cuối tháng thứ 4. Đây là tam nguyệt cá thứ 2, thời kỳ mẹ cảm thấy nhàn nhã và không mệt mỏi, khổ sở như mang thai 3 tháng đầu và 3 tháng cuối.
Thai 17 tuần có nên siêu âm 4D?
Tuần thai này mẹ chưa nên siêu âm 4D, thai lúc này vẫn còn quá nhỏ, kích thước của bé mới bằng củ cải tròn nên những hình ảnh siêu âm bằng phương pháp này không đem lại kết chuẩn, chính xác cao.
Mẹ bầu nên đi siêu âm 4D khi thai ở tuần 24 trở đi.Với những mẹ mang thai đôi, thai ba thì nên đi siêu âm 4D ở tuần 24 - 27 của thai kỳ.
Thai 17 tuần đạp chưa?
Ở tuần 17, thai nhi đã biết đạp tuy nhiên những hoạt động của bé như đạp, máy, nhào lộn vẫn rất nhẹ nhàng và chưa biểu hiện rõ nên mẹ khó cảm nhận được. Khi thai càng lớn thì những cú huých, đạp vào mẹ sẽ mạnh và rõ rệt hơn.
Thai 17 tuần tuổi máy như thế nào?
Để biết con máy hay không mẹ có thể đặt tay lên bụng và cảm nhận. Tuy nhiên thai nhi lại ngủ nhiều và có thời gian ngủ và thức trái ngược với mẹ nên rất khó để mẹ cảm nhận được con máy vào thời điểm nào, máy như thế nào.
Lời khuyên cho mẹ khi thai ở tuần 17
Thai nhi 17 tuần, mẹ bầu nên làm những việc sau đây để giúp con phát triển tốt nhất, khỏe.
- Cho bé yêu nghe nhạc.
- Trò chuyện cùng con mỗi ngày.
- Tham gia các lớp yoga, đi bơi, đi bộ.
- Bổ sung các thực phẩm thiết yếu, đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.
- Dành thời gian thư giãn, nghỉ ngơi.
- Tham gia các lớp tiền sản.
- Đi khám thai định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ.
Bảng cân nặng thai nhi theo tuần Thông qua bảng cân nặng thai nhi theo tuần tuổi, mẹ bầu có thể so sánh với kết quả siêu âm thai về cân nặng và chiều dài cơ thể bé ở từng tuần tuổi.... Bấm xem >>Từ khóa » Hình ảnh Siêu âm Be Trai 17 Tuần
-
Siêu âm Thai 17 Tuần Tuổi Kiểm Tra Những Gì? Những điều Mẹ Cần Biết
-
Siêu âm Thai 17 Tuần Tuổi – Mốc Quan Trọng Mẹ Bầu Cần Lưu ý
-
Nhịp Tim Lúc Thai Nhi 17 Tuần Bao Nhiêu Là Bình Thường? | Vinmec
-
Hình ảnh Siêu âm Be Trai 17 Tuần - Cùng Hỏi Đáp
-
Thai 17 Tuần Biết Trai Hay Gái Chưa? - Mẹo Xác Định Gái Trai
-
Siêu âm Thai 17 Tuần Tuổi Hình ảnh Ra Sao, đã Máy Chưa, Chọn Gói ...
-
100+ Hình ảnh Siêu âm Bé Trai 17 Tuần
-
Hình Ảnh Siêu Âm Bé Trai 17 Tuần, Sự Phát Triển Của Thai Nhi 17 ...
-
Sự Phát Triển Thai Nhi 17 Tuần Tuổi Và Những Thay đổi Của Mẹ | Huggies
-
Chỉ Số Siêu âm Thai Tuần 17
-
Thai Nhi 17 Tuần Tuổi Phát Triển Như Thế Nào Mẹ Biết Chưa?
-
Hình Ảnh Siêu Âm Bé Trai 17 Tuần, Please Wait
-
Thai 16 Tuần Phát Triển Như Thế Nào Và Lưu ý Dành Cho Mẹ | Huggies