Sự Phát Triển Thai Nhi 21 Tuần Tuổi Và Những Thay đổi Của Mẹ | Huggies
Có thể bạn quan tâm
MỤC LỤC BÀI VIẾT
- Thai 21 tuần phát triển như thế nào? Dấu hiệu thai 21 tuần khỏe mạnh
- Những thay đổi của mẹ khi mang thai tuần 21
- Thai nhi 21 tuần tuổi đạp nhiều bụng dưới có nguy hiểm không?
- Những lưu ý khi mang thai 21 tuần mẹ cần biết
- Những câu hỏi thường gặp về thai 21 tuần
Thai nhi 21 tuần tuổi đánh dấu giai đoạn phát triển quan trọng, khi mẹ bầu đã bước vào tam cá nguyệt thứ 2 của thai kỳ. Mẹ có thể nhìn thấy rõ các khoang tim và mạch máu của bé qua siêu âm, cùng với những cử động mạnh mẽ hơn. Hãy cùng Huggies tìm hiểu về sự phát triển của thai 21 tuần và những thay đổi ở mẹ bầu.
>> Tham khảo thêm:
- Bảng cân nặng và chiều dài thai nhi theo tuần, tiêu chuẩn WHO
- Cách tính tuổi thai theo ngày quan hệ và chu kỳ kinh chính xác
- Quan hệ tình dục khi mang thai 3 tháng đầu: Lưu ý gì để an toàn?
Thai 21 tuần phát triển như thế nào? Dấu hiệu thai 21 tuần khỏe mạnh
Khi mang thai 21 tuần, mẹ bầu đang ở giai đoạn giữa của thai kỳ, thời điểm mà thai nhi đã phát triển đáng kể và thể hiện nhiều dấu hiệu khỏe mạnh.
Dấu hiệu thai 21 tuần khỏe mạnh
Thai nhi khỏe mạnh thường có một số dấu hiệu đặc trưng:
- Cử động thường xuyên: Mẹ có thể nhận thấy những cử động mạnh hơn như đạp, xoay hay vặn mình từ thai nhi, đặc biệt khi nằm yên hoặc nghỉ ngơi.
- Phản ứng với âm thanh: Tai của thai nhi đã có khả năng nghe được các âm thanh từ bên ngoài như tiếng nhạc, giọng nói của mẹ và có thể phản ứng lại những âm thanh đó.
- Tăng trưởng đều đặn: Với cân nặng từ 0,345 đến 0,458 kg và chiều dài khoảng 26,7 cm, thai nhi có tốc độ tăng trưởng ổn định, cho thấy sự phát triển bình thường.
- Hình thành các cơ quan: Hệ tiêu hóa và thận bắt đầu hoạt động nhịp nhàng, giúp thai nhi có thể nuốt nước ối và thải nước tiểu. Mẹ có thể nhìn thấy các khoang tim và những mạch máu chính của tim bé qua các hình ảnh siêu âm thai. Mặc dù còn rất nhỏ, nhưng những cơ quan chính này sẽ phát triển cùng với các bộ phận khác của cơ thể bé.
- Khung xương phát triển: Xương và cơ cũng đang cứng cáp, chuẩn bị cho giai đoạn cử động mạnh mẽ hơn khi thai phát triển.
>>Tham khảo thêm:
- Tìm hiểu sự phát triển của thai nhi 22 tuần tuổi
- Sự phát triển thai nhi 23 tuần tuổi và lời khuyên cho mẹ
- Thai 24 tuần phát triển như thế nào? Mẹ bầu thay đổi ra sao
Dấu hiệu thai 21 tuần khỏe mạnh (Nguồn: Sưu tầm)
Chỉ số thai 21 tuần
Ở tuần thai thứ 21, các chỉ số thai nhi thường được theo dõi để đánh giá sự phát triển của bé. Dưới đây là những chỉ số cơ bản và chuẩn để tham khảo:
- Chu vi đầu (HC): Dao động từ 19,5 - 21 cm.
- Chu vi bụng (AC): Trong khoảng 15,5 - 17 cm.
- Chiều dài xương đùi (FL): Xương đùi thai nhi dài khoảng 3,3 - 3,6 cm.
Những chỉ số này có thể khác nhau một chút giữa các thai nhi, và bác sĩ sẽ là người cung cấp hướng dẫn chính xác nhất dựa trên siêu âm. Đây là thời điểm quan trọng để mẹ bầu theo dõi đều đặn nhằm đảm bảo bé phát triển đúng chuẩn, khỏe mạnh.
Xem thêm:Bảng các chỉ số thai nhi theo tuần chuẩn WHO mới nhất
Thai nhi 21 tuần nặng bao nhiêu?
Khi thai nhi đạt tuần thứ 21, bé đã có sự phát triển nổi bật về kích thước, cân nặng từ 340 - 450g, dài khoảng 26 - 27 cm, tương đương kích thước của một quả chuối.
Thai 21 tuần máy như thế nào?
Thai nhi ở tuần 21 thường máy với cường độ và tần suất cao hơn trước, giúp mẹ dễ dàng cảm nhận hơn. Những cử động này có thể bao gồm các cú đá nhẹ, đạp mạnh hoặc xoay người trong bụng mẹ, thường xuyên hơn vào buổi tối hoặc khi mẹ thư giãn. Đây là dấu hiệu quan trọng cho thấy sự phát triển tích cực của thai nhi trong giai đoạn này.
>>Tham khảo thêm:
- Thai nhi 25 tuần tuổi phát triển như thế nào? Mẹ bầu thay đổi ra sao?
- Thai nhi tuần 26 phát triển như thế nào? Những thay đổi ở mẹ và bé
- Thai nhi 27 tuần tuổi: Sự thay đổi và phát triển ở em bé và mẹ
Dấu hiệu nhận biết thai 21 tuần khỏe mạnh với những cử động và đạp mạnh trong bụng mẹ. (Nguồn: Sưu tâm)
Hình ảnh siêu âm thai nhi 21 tuần tuổi
Hình ảnh siêu âm thai nhi 21 tuần tuổi giúp cha mẹ thấy rõ sự phát triển của bé, nhờ công nghệ siêu âm 4D. Ở tuần này, khuôn mặt, xương sườn, cột sống, tay chân, và các ngón tay của thai nhi đã hình thành rõ nét, đồng thời có thể thấy các cử động như đá chân hoặc đưa tay lên mặt. Nhịp tim thai nhi đập đều đặn, cùng với các cơ quan nội tạng như gan và thận có thể được quan sát rõ ràng. Đặc biệt, giới tính của bé thường có thể xác định qua siêu âm, hỗ trợ bác sĩ đánh giá sức khỏe và sự phát triển toàn diện của thai nhi.
Xem thêm:
- Có nên dự đoán giới tính của trẻ qua nhịp tim thai không?
- Lịch khám thai 3 tháng cuối mẹ bầu cần ghi nhớ
- Công cụ tính ngày dự sinh chuẩn nhất cho mẹ bầu
Hình ảnh siêu âm thai nhi 21 tuần tuổi (Nguồn: Sưu tầm)
Những thay đổi của mẹ khi mang thai tuần 21
Khi bước vào tuần thứ 21 của thai kỳ, mẹ bầu sẽ trải qua nhiều thay đổi đáng chú ý cả về thể chất lẫn tâm lý. Dưới đây là một số thay đổi của mẹ khi mang thai tuần 21 thường gặp:
Bầu 21 tuần bụng to chưa?
Khi thai nhi bước vào tuần thứ 21, mẹ bầu sẽ nhận thấy bụng bầu đã phát triển rõ rệt. Tử cung bắt đầu mở rộng lên đến khu vực rốn, tạo ra sự thay đổi đáng kể về hình dáng cơ thể. Tại thời điểm này, cân nặng mẹ bầu thường tăng thêm khoảng từ 4,5 đến 6,3 kg. Đây là dấu hiệu bình thường cho thấy thai nhi đang phát triển khỏe mạnh và cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng bà bầu phù hợp cũng như chăm sóc sức khỏe trong giai đoạn này.
Thay đổi về mặt thể chất của mẹ bầu 21 tuần
Trong tuần thai thứ 21, mẹ bầu sẽ trải qua nhiều thay đổi thể chất đáng chú ý:
- Đau đầu: Các thay đổi hormone trong cơ thể có thể làm gia tăng tần suất đau đầu khi mang thai. Để giảm bớt triệu chứng này, mẹ nên chú trọng đến việc nghỉ ngơi đầy đủ và duy trì lượng nước uống hợp lý.
- Thay đổi về da: Nhiều mẹ bầu có thể nhận thấy sự xuất hiện của vết rạn da và thay đổi sắc tố da, đặc biệt là ở vùng bụng và quanh núm vú. Sự thay đổi này thường do áp lực từ sự mở rộng của cơ thể.
- Sự khó chịu vùng bụng và lưng: Sự phát triển của tử cung và thai nhi có thể dẫn đến cảm giác khó chịu ở vùng bụng dưới và lưng. Áp lực lên các cơ và dây chằng xung quanh tử cung có thể gây ra những cơn đau bụng dưới khi mang thai.
- Vấn đề về tiêu hóa: Khi tử cung mở rộng, nó có thể tạo áp lực lên dạ dày, dẫn đến các triệu chứng như ợ nóng hoặc khó tiêu. Mẹ bầu có thể cần điều chỉnh chế độ ăn uống để giảm thiểu cảm giác này.
- Tăng tiết dịch âm đạo: Mẹ bầu cũng có thể nhận thấy dịch âm đạo tiết nhiều hơn, thường có màu trắng hoặc trong, không mùi. Đây là hiện tượng tự nhiên nhằm ngăn ngừa nhiễm trùng. Tuy nhiên, nếu dịch tiết có màu sắc hoặc mùi hôi bất thường, mẹ nên liên hệ với bác sĩ để được tư vấn.
- Cân nặng mẹ bầu: Cân nặng tăng lên sẽ tạo áp lực lên tử cung, làm gia tăng lưu lượng máu và có thể gây ra tình trạng giãn tĩnh mạch, dẫn đến mẹ bầu bị phù chân và bàn chân vào cuối ngày. Mặc dù đây thường không phải là dấu hiệu nghiêm trọng, nhưng mẹ vẫn nên chú ý đến sự thoải mái của cơ thể.
- Vết rạn da: Sự giãn nở của da bụng để thích ứng với kích thước của thai nhi có thể gây ra các vết rạn da bụng khi mang thai. Những vết rạn này có thể xuất hiện ở vùng bụng, mông, đùi, hông và ngực.
Xem thêm:
- Sự phát triển của thai nhi tuần 28 và những thay đổi ở cơ thể mẹ
- Sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi 29 tuần tuổi
- Sự phát triển của thai nhi tuần 30 và những thay đổi ở cơ thể mẹ
Những thay đổi của mẹ bầu khi thai nhi được 16 tuần tuổi (Nguồn: Sưu tầm)
Thay đổi về mặt cảm xúc của mẹ bầu 21 tuần
Trong tuần thai thứ 21, mẹ bầu có thể trải qua nhiều thay đổi cảm xúc mạnh mẽ do sự biến đổi hormone, áp lực từ sự phát triển của thai nhi, và những suy nghĩ về tương lai. Dưới đây là một số cảm xúc thường gặp:
- Tâm trạng thay đổi liên tục: Mẹ bầu có thể cảm thấy vui vẻ, lo âu, hoặc thậm chí buồn bã một cách bất ngờ. Sự thay đổi hormone, cùng với những lo lắng về việc chăm sóc trẻ sơ sinh, có thể tạo ra những tâm trạng bất ổn.
- Cảm giác kết nối với thai nhi: Khi cảm nhận được những chuyển động của bé, nhiều mẹ bầu 21 tuần cảm thấy một sự kết nối mạnh mẽ hơn với thai nhi. Điều này có thể mang lại cảm giác hạnh phúc và mong đợi, đồng thời làm tăng cảm giác trách nhiệm và tình yêu thương dành cho con.
- Lo âu và căng thẳng: Mẹ bầu tuần thứ 21 có thể cảm thấy lo lắng về sức khỏe của mình và sự phát triển của thai nhi. Áp lực từ công việc, gia đình, hoặc những thay đổi lớn trong cuộc sống có thể gia tăng căng thẳng.
>> Xem thêm:
- Sự phát triển của thai nhi tuần 31 và lưu ý cho mẹ bầu
- Khi thai nhi 32 tuần tuổi, mẹ bầu cần chú ý và chuẩn bị những gì?
- Sự phát triển của thai nhi tuần 33 và thay đổi ở mẹ bầu
Khi mẹ bầu 21 tuần, hormone thai kỳ có thể gây ra những cảm xúc không ổn định. (Nguồn: Sưu tầm)
Thai nhi 21 tuần tuổi đạp nhiều bụng dưới có nguy hiểm không?
Ở tuần thứ 21 của thai kỳ, việc thai nhi đạp nhiều ở bụng dưới là một hiện tượng phổ biến và hoàn toàn bình thường. Nhiều mẹ bầu sẽ nhận thấy những cú đạp mạnh mẽ trong vùng bụng dưới, điều này không gây nguy hiểm cho thai nhi. Nguyên nhân chủ yếu là do tư thế của thai nhi: đầu thường nằm ở trên và chân hướng xuống dưới.
Tuy nhiên, mẹ có một số trường hợp thai nhi 21 tuần tuổi đạp nhiều là dấu hiệu cảnh báo bé đang bị ngạt; bị dây rốn quấn cổ hai vòng… Vì vậy, khi nhận ra thai nhi đạp hơn 20 lần trong 2 giờ thì mẹ nên đi khám ngay để đảm bảo con yêu được khỏe mạnh và an toàn. Ngoài ra, mẹ bầu cũng cần chú ý nếu cảm thấy cơn đạp trở nên quá mạnh hoặc kèm theo các triệu chứng bất thường như đau bụng, ra máu, hoặc cảm giác không thoải mái.
>> Xem thêm:
- Sự phát triển thai nhi 34 tuần tuổi và thay đổi của mẹ
- Thai nhi 35 tuần: Sự phát triển của bé và mẹ bầu cần lưu ý gì?
- Thai 36 tuần nặng bao nhiêu kg? Sự phát triển của thai nhi tuần 36
Hình ảnh thai 21 tuần tuổi đạp nhiều (Nguồn: Sưu tầm)
Những lưu ý khi mang thai 21 tuần mẹ cần biết
Khi bước vào tuần thứ 21 của thai kỳ, việc chăm sóc sức khỏe bản thân là vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số lời khuyên giúp mẹ bầu duy trì sức khỏe tốt:
- Chế độ ăn uống cân bằng: Đảm bảo bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết như protein, sắt, canxi và vitamin. Hạn chế tiêu thụ thực phẩm không an toàn, chứa nhiều chất bảo quản, cũng như rượu, thuốc lá và các chất kích thích khác.
- Uống đủ nước: Giữ cơ thể được hydrat hóa là rất quan trọng, đặc biệt khi thai nhi cần nhiều nước. Mẹ bầu nên cố gắng uống ít nhất 3 lít nước mỗi ngày.
- Duy trì vận động: Tập thể dục khi mang thai nhẹ nhàng như đi bộ và tham gia lớp yoga cho bà bầu giúp tăng cường sức khỏe và giảm căng thẳng.
- Nghỉ ngơi đầy đủ: Đảm bảo ngủ đủ giấc và nghỉ ngơi hợp lý để cơ thể có thời gian phục hồi và phát triển tốt nhất.
- Kiểm soát stress: Giữ tinh thần thoải mái, tránh lo lắng và căng thẳng. Mẹ bầu có thể thực hiện các bài tập thở, thiền hoặc tham gia các lớp học dành cho bà bầu để giảm stress.
- Thăm khám định kỳ: Thực hiện các cuộc hẹn khám thai định kỳ để theo dõi sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Đây cũng là cơ hội để thảo luận về bất kỳ mối lo ngại nào với bác sĩ.
- Chú ý đến dấu hiệu bất thường: Nếu nhận thấy bất kỳ triệu chứng bất thường nào như đau bụng dữ dội, chảy máu, hoặc giảm cảm giác cử động của thai nhi, mẹ bầu nên liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn kịp thời.
Xem thêm:
- Thai 37 tuần phát triển như thế nào? Lưu ý gì cho mẹ
- Thai 38 tuần: Sự phát triển của bé, dấu hiệu chuyển dạ mẹ cần lưu ý
- Thai nhi 39 tuần đủ ngày chưa, dấu hiệu chuyển dạ là gì
Mẹ bầu tuần thứ 21 cần lưu ý một số điều để đảm bảo thai nhi phát triển an toàn và khỏe mạnh. (Nguồn: Sưu tầm)
Những câu hỏi thường gặp về thai 21 tuần
Thai 21 tuần là mấy tháng?
Thai 21 tuần tương đương với tháng thứ 5 của thai kỳ. Nếu tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng, mẹ bầu đang ở giữa giai đoạn phát triển quan trọng của thai nhi. Tại thời điểm này, thai nhi đã phát triển và có những hoạt động mạnh mẽ, cho thấy sự phát triển khỏe mạnh của bé yêu.
Thai 21 tuần mẹ tăng bao nhiêu kg?
Ở tuần thai thứ 21, mẹ bầu có thể nhận thấy bụng bầu phát triển rõ rệt, với tử cung bắt đầu mở rộng lên phần rốn. Tại thời điểm này, cân nặng của sản phụ thường tăng thêm từ 4,5 đến 6,3 kg. Sự tăng cân này chủ yếu là do sự phát triển của thai nhi, nhau thai, và các mô liên kết trong cơ thể, cũng như sự tăng cường lưu lượng máu.
Thai 21 tuần có nên siêu âm 4D không?
Ở tuần thai thứ 21, mẹ bầu hoàn toàn có thể thực hiện siêu âm 4D. Thông thường, việc siêu âm sẽ được chỉ định vào tuần 22 của thai kỳ. Tuy nhiên, nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, mẹ nên liên hệ với bác sĩ để có thể đẩy lịch siêu âm lên tuần 21. Giai đoạn từ tuần 21 đến tuần 22 được xem là thời điểm quan trọng để siêu âm, giúp theo dõi sự phát triển của thai nhi và phát hiện sớm các vấn đề tiềm ẩn, đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Xem thêm: Thai nhi 40 tuần tuổi: Sự phát triển của bé và thay đổi ở mẹ
Mẹ có biết:
Em bé được 21 tuần tức là mẹ đã bước vào tháng thứ 6 của thai kỳ rồi, rất nhanh thôi em bé sẽ ra đời và được mẹ ôm ấp trong vòng tay. Bên cạnh việc giữ một sức khỏe ổn định thì mẹ cũng nên chuẩn bị dần các đồ dùng cần thiết cho bé. Chuẩn bị tã bỉm cho con là một trong những việc mẹ bầu quan tâm nhất. Tã sơ sinh cao cấp Huggies Naturemade cỡ NB đạt chất lượng 5 sao từ Viện nghiên cứu Đức an toàn cho da bé sơ sinh có bề mặt làm từ sợi thiên nhiên 100% nhập khẩu từ châu Âu, cùng vitamin E từ dầu mầm lúa mạch. Hơn nữa, sản phẩm còn sở hữu công nghệ ZeroFeel siêu mỏng chỉ 5mm, bề mặt thấm hút nhanh, không chứa các hóa chất độc hại, đảm bảo tốt lành cho làn da bé. Bên cạnh đó, hãng tã, bỉm Huggies còn có tã dán lọt lòng Huggies Tràm Trà Tự Nhiên cỡ NB chứa tinh chất tràm trà tự nhiên, làm dịu làn da mỏng manh của bé và đã được chứng minh lâm sàng giúp ngừa hăm. Ngoài ra, công nghệ bong bóng 3D khóa ẩm và ngăn thấm ngược giúp mẹ yên tâm, không lo tràn tã. Mẹ cân nhắc chuẩn bị đón bé chào đời của mình bằng những siêu phẩm của nhà Huggies nhé.
Tã cao cấp Huggies Platinum Naturemade có bề mặt Naturesoft êm mềm từ sợi thiên nhiên, 100% nhập khẩu từ Châu Âu (Nguồn: Huggies)
Giai đoạn mang thai là cột mốc đáng nhớ, đánh dấu sự phát triển tuyệt vời của bé yêu trong bụng mẹ. Đặc biệt là thai nhi 21 tuần tuổi là những khoảnh khắc kỳ diệu khi con có những cử động mạnh mẽ mà chỉ mẹ bầu mới có thể cảm nhận được. Đừng quên chăm sóc bản thân mẹ thật tốt và chuẩn bị những sản phẩm an toàn và chất lượng như bỉm, tã cho bé từ Huggies chuẩn bị cho sự chào đời của bé.
Nguồn tham khảo
- 21 weeks pregnant - Week-by-week guide - NHS
- 21 Weeks Pregnant: Baby Development, Symptoms & Signs | Week by Week
- 21 Weeks Pregnant: Symptoms, Tips, and More | Healthline
>> Mẹ bầu có thể tham khảo thêm những bài viết về mang thai và sự phát triển của thai nhi được tư vấn bởi bác sĩ Bùi Thị Thu Hà:
- Chiều dài xương đùi của thai nhi theo tuần tiêu chuẩn mẹ cần biết
- Chiều Dài Xương Mũi Thai Nhi Bao Nhiêu Là Chuẩn?
- 9 mốc khám thai quan trọng mẹ bầu cần ghi nhớ trong thai kỳ
Từ khóa » Tiêu Chuẩn Thai Nhi 21 Tuần Tuổi
-
Bố Mẹ Có Biết Thai Nhi Tuần 21 Phát Triển Như Thế Nào Hay Không?
-
Tìm Hiểu Sự Phát Triển Của Thai Nhi 21 Tuần Tuổi | Vinmec
-
Thai Nhi 21 Tuần Tuổi Phát Triển Như Thế Nào, Nặng Bao Nhiêu ...
-
Chỉ Số Siêu âm Thai Tuần 21
-
Giải đáp Thắc Mắc: Thai 21 Tuần Nặng Bao Nhiêu Cân?
-
Bảng Các Chỉ Số Thai Nhi Theo Tuần Chuẩn WHO Mới Nhất | Huggies
-
Thai 21 Tuần Nặng Bao Nhiêu? Chỉ Số Thai Nhi 21 Tuần Chuẩn Nhất
-
[CHI TIẾT] Kích Thước Thai Nhi Bình Thường Mà Mẹ Bầu Cần Biết
-
Các Chỉ Số Thai Nhi Chi Tiết Theo Từng Tuần - MarryBaby
-
Bảng Cân Nặng Thai Nhi Theo Tuần Tuổi Chuẩn Quốc Tế 2022 WHO
-
Thai Nhi 21 Tuần Mẹ Tăng Bao Nhiêu Cân Là Bình Thường? - Eva
-
Mang Thai Tuần 21: Bắt đầu Hành Trình Nửa Sau Thai Kỳ - YouMed
-
Thai Nhi 21 Tuần - Sự Phát Triển Của Bé, Những Thay đổi Của Cơ Thể ...
-
Chỉ Số Thai Nhi Theo Tuần Và Những điều Mẹ Bầu Nên Biết - AiHealth