Thai Nhi 21 Tuần - Sự Phát Triển Của Bé, Những Thay đổi Của Cơ Thể ...

Quảng cáo top page 01
  • Trang chủ
  • Sản phẩm
    • Sản phẩm cho bé
    • Sản phẩm cho mẹ
    • Khuyến mãi & Combo
    • Phụ nữ & Làm đẹp
    • Sản phẩm chuẩn bị mang thai
    • Sản phẩm khác
  • Trước mang thai
    • Chăm sóc cơ thể
    • Dấu hiệu thụ thai
    • Hiếm muộn
    • Làm thế nào để có thai
  • Đang mang thai
    • 40 tuần thai
    • Dinh dưỡng
    • Hoạt động thể chất
    • Mang thai an toàn
    • Mang thai lần thứ 2
    • Sinh nở
    • Sức khỏe
  • Sau khi sinh
    • Bệnh thường gặp ở trẻ
    • Cho con bú
    • Dinh dưỡng
    • Hoạt động của mẹ và bé
    • Sự phát triển của trẻ sơ sinh
    • Đặt tên con
  • Chăm sóc trẻ em
  • Đại lý
  • Báo chí nói về Avisure
  • Tin tức
  • Liên hệ
  • Videos
  • Chính sách và quy định
  • Menu
Logo 0 Logo 0 Hotline liên hệ 1800 0016
  • Trang chủ
  • Sản phẩm
    • Sản phẩm cho bé
    • Sản phẩm cho mẹ
    • Khuyến mãi & Combo
    • Phụ nữ & Làm đẹp
    • Sản phẩm chuẩn bị mang thai
    • Sản phẩm khác
  • Trước mang thai
    • Chăm sóc cơ thể
    • Dấu hiệu thụ thai
    • Hiếm muộn
    • Làm thế nào để có thai
  • Đang mang thai
    • 40 tuần thai
    • Dinh dưỡng
    • Hoạt động thể chất
    • Mang thai an toàn
    • Mang thai lần thứ 2
    • Sinh nở
    • Sức khỏe
  • Sau khi sinh
    • Bệnh thường gặp ở trẻ
    • Cho con bú
    • Dinh dưỡng
    • Hoạt động của mẹ và bé
    • Sự phát triển của trẻ sơ sinh
    • Đặt tên con
  • Chăm sóc trẻ em
  • Đại lý
  • Báo chí nói về Avisure
  • Tin tức
  • Liên hệ
Tư vấn 24/7 Ship COD toàn quốc Tích điểm thành viên 8000 Đại lý phân phối Tư vấn 24/7 Ship COD toàn quốc Tích điểm thành viên 8000 Đại lý phân phối Đang mang thai Thai nhi 21 tuần - sự phát triển của bé, những thay đổi của cơ thể mẹ và cách đối phó với các nguy cơ 05:34 | 27/06/2017 485 lượt xem

Thai nhi 21 tuần nghĩa là bạn đã ở nửa sau của hành trình mang thai rồi, tuần này bé sẽ thử thách sự kiên nhẫn của bạn bằng việc hoạt động và đá xung quanh bụng ngay thời điểm mà bạn cố gắng chợp mắt một chút! Nghe vẻ thật hồi hộp và ly kỳ phải không? Hãy để mắt tới cân nặng của bạn và tận hưởng từng khoảnh khắc trong thời gian chờ đợi ngày bé cưng chào đời.

Nội dung
  • Những thay đổi trong cơ thể bạn
  • Những Dấu hiệu bạn cần chú ý
  • Thay đổi ở cơ thể thai nhi 21 tuần tuổi
  • Lời khuyên chăm sóc cơ thể dành cho mẹ
Hormone thai kỳ hỗ trợ cho sự phát triển của em bé, nhưng cũng làm xáo trộn cơ thể của bạn như làm giãn toàn bộ khớp xương, tăng thể tích máu, thay đổi trọng tâm của bạn hoặc đùa giỡn với huyết áp của bạn. Sự phát triển của bụng bầu làm cho tư thế ngủ không thoải mái và thậm chí là đau mỏi.

Những thay đổi trong cơ thể bạn

  • Bụng bầu của bạn đã to ra trông thấy sau lớp áo váy, trừ khi bạn cố tình che giấu nó.
  • Rốn của bạn có thể đã bắt đầu lồi ra bên ngoài.
  • Khi thai nhi 21 tuần, đỉnh tử cung nằm trên rốn của bạn khoảng chừng 1,2 cm.
  • Không chỉ bụng và ngực của bạn đang to ra mà bàn chân hoặc bàn tay có thể cũng phồng lên.
  • Mức tăng cân nặng trung bình cho tuần 21 sẽ rơi vào khoảng 6.8kg. Đây là thời gian mà dường như lúc nào bạn cũng có cảm giác thèm ăn.
Một số thay đổi khác mà bạn sẽ cảm nhận thấy khi thai nhi 21 tuần tuổi: 1. Chuột rút ở chân: Những thay đổi của cơ thể sẽ khiến bạn gặp phải những cơn co rút đau đớn và khó chịu ở chân. Hãy thay thế những đôi giày cao gót bằng những đôi bệt và mặc những bộ quần áo khiến bạn cảm thấy thoải mái. 2. Thay đổi về tâm trạng Đến thời điểm mang thai tuần 21, bạn sẽ cảm thấy an bình và an toàn hơn. Bởi việc biết mình đã vượt qua một cột mốc quan trọng có thể mang đến nhiều nét tích cực trong tâm trạng của bạn. 3. Chứng ợ nóng Chứng ợ nóng vẫn có thể tiếp diễn do tử cung tiếp tục phát triển và đẩy các cơ quan nội tạng lên cao 4. Nám da: Trên mặt của bạn xuất hiện những đốm đen: điều này xảy ra ở khoảng 50% phụ nữ mang thai do hormone thai kỳ làm gia tăng sắc tố ở da. Hãy sử dụng kem chống nắng để bảo vệ làn da của bạn.

Những Dấu hiệu bạn cần chú ý

1. Dấu hiệu khát nước gia tăng: Điều này là tự nhiên và tương ứng với sự gia tăng cảm giác thèm ăn trong thời gian mang thai. Nhưng nếu hiện tượng khát nước xuất hiện đột ngột và có thể đi kèm với nước tiểu có màu vàng đậm thì đây có thể là một dấu hiệu cho thấy bạn đang mất nước. Hãy uống nhiều chất lỏng khác để thay thế lượng nước mất đi trong cơ thể. 2. Chứng Đau Bụng: Khi mang thai tuần 21, hãy đề phòng nếu có những cơn đau bụng dữ dội cộng với đau lưng bởi đây có thể là dấu hiệu của chứng tiền sản giật.
  • Tiền sản giật là một tình trạng nguy hiểm xảy ra khi nhau thai hoạt động không bình thường dẫn đến thai nhi bị thiếu oxy và chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển.
  • Bạn cần phải được điều trị ngay lập tức để ngăn ngừa bất kỳ tổn thương vĩnh viễn đối với em bé đang phát triển.
  • Nguy cơ tiền sản giật tăng lên trong nửa sau của tam cá nguyệt thứ hai, nhưng có thể hoàn toàn vô hại nếu bạn biết cách coi chừng nó.
Những triệu chứng của tiền sản giật như là huyết áp cao và có chứa protein trong nước tiểu. Triệu chứng này khó để có thể phát hiện ngay lập tức, vì ko dễ gì để đo lường những thay đổi như vậy. Do đó, bạn có thể theo dõi các triệu chứng khác dưới đây:
  • Hiện tượng sưng nề chân tay diễn ra nhanh và mạnh hơn
  • Sưng mặt
  • Buồn nôn
  • Đau nhói ở bụng trên hoặc giữa bụng
  • Chứng nhức đầu
  • Thị lực bị mờ
  • Thấy chớp sáng trước mắt
  • Cảm giác cơ thể bạn có gì đó không đúng
Đừng thờ ơ các triệu chứng bên trên, hãy điều trị sớm để đảm bảo an toàn cho cả Mẹ và Bé. Đau ở bụng dưới hoặc ở hai bên bụng cũng không được bỏ qua. Thông thường những cơn đau sẽ giảm dần mà chẳng cần điều trị gì cả. Nhưng đau dai dẳng hoặc nghiêm trọng có thể là dấu hiệu của:
  • Sinh non
  • Sẩy thai
  • Mang thai ngoài tử cung.
  • Nhau thai tách biệt tử cung, hay được biết đến như là hiện tượng “bong nhau thai”
  • Vỡ hoặc chảy máu u xơ tủ cung.
3. Nhiệt độ cơ thể tăng lên: Thông thường bạn không phải lo lắng mỗi khi có sự tăng nhẹ thân nhiệt, tuy nhiên sốt cũng có thể là dấu hiệu một số loại bệnh nhiễm trùng, hãy hỏi ý kiến của bác sĩ để ngăn ngừa bất cứ nguy hại nào cho em bé. 4. Chảy máu: Chảy máu âm đạo dù dưới bất kỳ hình thức nào cũng không được bỏ qua. Cần phải báo cho bác sĩ của bạn để có thể chắc chắn rằng không có nguy hiểm cho mẹ và bé. Tuy nhiên, việc chảy máu đi kèm với các triệu chứng sau đây có thể chỉ ra một số các vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng:
  • Đau ở một bên bụng
  • Đông máu
  • Chảy máu nặng
  • Đau lưng và đau bụng không dứt
  • Không đau đớn và chảy máu bất thường
Chảy máu âm đạo có thể là dấu hiệu của:
  • Tiền sản giật
  • Có thai ngoài tử cung
  • Sẩy thai
  • Bong nhau thai
  • Nhau tiền đạo ( tình trạng mà nhau thai nằm quá thấp )
  • Sinh non
Đừng lờ đi khi thấy bất kỳ chất dịch nào chảy ra từ âm đạo. Nó có thể là dấu hiệu bạn bị vỡ ối non, và đây rõ ràng không phải là một dấu hiệu tốt trừ khi bạn đã qua tuần 37 của thai kỳ.

Thay đổi ở cơ thể thai nhi 21 tuần tuổi

1. Khả năng vận động: Mang thai tuần 21, với những cú đá và những huých mạnh mẽ của bé, bạn có thể tự hỏi liệu có phải bạn đang nuôi dưỡng một chuyên gia võ thuật trong bụng mình chăng! Mặc dù có làn da nhăn nheo hồng hào nhưng bé trông rất dễ thương khi bơi lội trong nước ối. 2. Cảm nhận của Thị giác : Bé có đôi lông mày và lông mi đẹp để tô điểm cho đôi mắt vẫn còn chưa mở của bé. Khi thai nhi 21 tuần thì ngay khi đang nhắm mắt bé vẫn có thể phân biệt được ánh sáng và bóng tối và phản ứng rõ ràng với ánh sáng 3. Sự sản xuất ra chất sáp bao bọc cơ thể bé Móng tay và chân của bé sắc tới nỗi có thể làm rách da của chính bé nếu không có lớp sáp bảo vệ phủ dày trên da của thai nhi. 4. Hệ tiêu hóa đã hoàn thành: Thai nhi 21 tuần vẫn đang hoàn thiện hệ thống tiêu hóa để chuẩn bị cho cuộc sống bên ngoài tử cung của bạn. Lượng phân su tiếp tục tăng. 5. Phát triển: Khi bé phát triển về kích thước, các cử động của bé sẽ ảnh hưởng mạnh đến thành tử cung của bạn. Đối với một bé gái, sự trưởng thành của âm đạo bắt đầu diễn ra từ lúc này. 6. Khả năng nuốt: Bạn có thể sẽ ngạc nhiên khi biết mùi vị của dịch ối sẽ thay đổi tùy theo thực phẩm mà bạn chọn ăn. Do đó, bất cứ cái gì bạn nếm sẽ được chuyển cho em bé của bạn qua nước ối mà bé sẽ nuốt trong bụng bạn. Kích thước của bé: Kích cỡ của thai nhi 21 tuần giống như như một củ cà rốt hoặc quả chuối to
  • Chiều dài trung bình tính từ đỉnh cho tới gót chân xấp xỉ khoảng 26.7 cm.
  • Cân nặng của bé khoảng chừng 360 gram

Lời khuyên chăm sóc cơ thể dành cho mẹ

1. Những hoạt động vui vẻ: Khi mang thai tuần 21, hãy để chồng của bạn cảm nhận những di chuyển đầu tiên của em bé trong bụng của bạn. 2. Ham muốn tình dục: Sẽ có thay đổi về ham muốn tình dục của bạn trong thời gian mang thai. Có thể bắt đầu tăng ham muốn tình dục hoặc cảm thấy không muốn quan hệ tình dục thêm một lần nào nữa trong cuộc đời. Cả hai thái cực đều bình thường và không phải vĩnh viễn.
  • Nếu bạn khao khát tình dục và muốn tận hưởng quan hệ âu yếm thân thiết với bạn đời, tốt hơn hết là bạn nên tìm hiểu một số tư thế an toàn.
  • Nếu bạn không muốn, hãy giải thích với bạn đời rằng bạn yêu anh ấy, nhưng hiện tại bạn không có cảm hứng cho chuyện đó. Chồng bạn chắc chắn sẽ hiểu điều này.
► Xem tiếp: ​Thai nhi 22 tuần – Sự phát triển của bé, thay đổi ở cơ thể người mẹ và những lời khuyên cần thiết Đang mang thai
  • 40 tuần thai
  • Dinh dưỡng
  • Hoạt động thể chất
  • Mang thai an toàn
  • Mang thai lần thứ 2
  • Sinh nở
  • Sức khỏe
Bài viết nổi bật Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối mẹ cần chú ý

Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối mẹ cần chú ý

Một số dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối điển hình mẹ có thể ... Cảnh báo dấu hiệu rỉ ối 3 tháng giữa cho mẹ

Cảnh báo dấu hiệu rỉ ối 3 tháng giữa cho mẹ

Dấu hiệu rỉ ối 3 tháng giữa thường không rõ ràng và rất khó nhận biết. ... Tiểu đường thai kỳ ăn gì để con tăng cân? Mẹ đã biết chưa?

Tiểu đường thai kỳ ăn gì để con tăng cân? Mẹ đã biết chưa?

Tiểu đường thai kỳ ăn gì để con tăng cân luôn là chủ đề được bàn ... Tiểu đường thai kỳ có sinh thường được không? Nguy hiểm thế nào?

Tiểu đường thai kỳ có sinh thường được không? Nguy hiểm thế nào?

Trả lời cho câu hỏi tiểu đường thai kỳ có sinh thường được không? Các bác ... Dấu hiệu rỉ ối 3 tháng đầu là gì? Các trường hợp nguy hiểm mẹ cần biết

Dấu hiệu rỉ ối 3 tháng đầu là gì? Các trường hợp nguy hiểm mẹ cần biết

Rỉ ối 3 tháng đầu có thể khiến nhiều mẹ bầu lo lắng, nhưng nếu nắm ... Tại sao ra máu báo nhưng không có thai? Chuyên gia giải đáp

Tại sao ra máu báo nhưng không có thai? Chuyên gia giải đáp

Ra máu báo thường là dấu hiệu cho thấy trứng đã thụ tinh và quá trình ... Bà bầu nên ăn cá gì để con thông minh, đủ chất cả thai kỳ?

Bà bầu nên ăn cá gì để con thông minh, đủ chất cả thai kỳ?

Bà bầu nên ăn cá gì để con vừa thông minh, vừa khoẻ mạnh trong suốt ... 2 3 Đăng ký tư vấn sản phẩm Nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia của Avisure Đăng ký ngay Đặt hàng ngay Nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia của Avisure Gửi liên hệ Các tin bài khác Không có máu báo thai liệu có thai không? Chuyên gia giải đáp 30/11/2024 102 lượt xem

Không có máu báo thai liệu có thai không? Chuyên gia giải đáp

Không có máu báo thai liệu có thai không đang là câu hỏi của rất nhiều chị em phụ nữ hiện ... Máu báo thai có sau khi quan hệ bao lâu? Dấu hiệu nhận biết cho mẹ 30/11/2024 92 lượt xem

Máu báo thai có sau khi quan hệ bao lâu? Dấu hiệu nhận biết cho mẹ

Máu báo thai có sau khi quan hệ bao lâu là thắc mắc của nhiều chị em phụ nữ chưa có ... Máu báo thai xuất hiện khi nào? Cần làm gì khi thấy máu báo? 30/11/2024 98 lượt xem

Máu báo thai xuất hiện khi nào? Cần làm gì khi thấy máu báo?

Máu báo thai xuất hiện khi nào là câu hỏi của nhiều chị em phụ nữ. Giải đáp vấn đề này, ... Ra máu báo thai kéo dài mấy ngày thì hết? Chuyên gia giải đáp 30/11/2024 90 lượt xem

Ra máu báo thai kéo dài mấy ngày thì hết? Chuyên gia giải đáp

Các chị em thường thắc mắc về việc ra máu báo thai kéo dài mấy ngày? Để giải đáp cho vấn ... Máu báo thai sau chuyển phôi là gì? Khi nào cần đến bệnh viện? 30/11/2024 53 lượt xem

Máu báo thai sau chuyển phôi là gì? Khi nào cần đến bệnh viện?

Ra máu báo thai sau chuyển phôi là hiện tượng bình thường ở người phụ nữ sau khi phôi thai đã ... Máu báo rụng trứng như thế nào? Những vấn đề về máu báo rụng trứng? 30/11/2024 40 lượt xem

Máu báo rụng trứng như thế nào? Những vấn đề về máu báo rụng trứng?

Máu báo rụng trứng như thế nào là câu hỏi mà nhiều chị em thắc mắc. Giải đáp vấn đề này, ... Đăng ký tư vấn Nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia của Avisure Gửi liên hệ Công ty Cổ phần dược Bảo Minh Vi chất thế hệ mới cho mẹ và bé Thông tin liên hệ: Địa chỉ: 27A1- KĐT Đại Kim - Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội Email: avisure123@gmail.com Hotline: 1800.0016 Chủ sở hữu website: Bà Khuất Thị Hòa Số ĐKKD: 01T8008974 Trước mang thai
  • Chăm sóc cơ thể
  • Dấu hiệu thụ thai
  • Hiếm muộn
  • Làm thế nào để có thai
Đang mang thai
  • 40 tuần thai
  • Dinh dưỡng
  • Hoạt động thể chất
  • Mang thai an toàn
  • Mang thai lần thứ 2
  • Sinh nở
Sau khi sinh
  • Bệnh thường gặp ở trẻ
  • Cho con bú
  • Dinh dưỡng
  • Hoạt động của mẹ và bé
  • Sự phát triển của trẻ sơ sinh
  • Đặt tên con
Chúng tôi trên mạng xã hội Copyright 2024 © Avisure

Từ khóa » Tiêu Chuẩn Thai Nhi 21 Tuần Tuổi