Sự Phát Triển Thai Nhi 7 Tuần Tuổi Và Thay đổi Của Mẹ | Huggies

MỤC LỤC BÀI VIẾT

  • Thai nhi 7 tuần tuổi phát triển như thế nào?
  • Những thay đổi của cơ thể mẹ trong tuần thai thứ 7
  • Mẹ mang thai tuần thứ 7 nên làm gì?
  • Những lưu ý khi mang thai tuần thứ 7 mẹ cần biết
  • Những câu hỏi thường gặp

Ở tuần thai thứ 7, mẹ đã bước vào giữa tam cá nguyệt đầu tiên và đã dần quen với việc mang thai. Mặc dù, thai nhi 7 tuần tuổi đã bắt đầu “lộ” rõ bụng, nhưng mẹ có thể cảm nhận rõ hơn sự phát triển của thai nhi trong bụng. Hãy cùng Huggies tìm hiểu về sự phát triển của thai nhi 7 tuần và những thay đổi của mẹ.

Tham khảo:

  • Mang thai 3 tháng đầu: Dấu hiệu thai nhi & mẹ phát triển tốt
  • Bảng các chỉ số thai nhi theo tuần chuẩn WHO mới nhất
  • Bảng cân nặng và chiều dài thai nhi theo tuần, tiêu chuẩn WHO

Thai nhi 7 tuần tuổi phát triển như thế nào?

  • Kích thước phát triển: Thai nhi của bạn lúc này còn rất nhỏ và chỉ mới dài được khoảng 1,3cm. Bé chỉ mới lớn bằng một quả ô-liu xanh, và không phải là quả ô-liu rất to như bạn đang nghĩ đâu, chỉ là một quả ô-liu cỡ trung bình mà thôi.
  • Màu mắt: Khi thai 7 tuần, mắt bé sẽ to hơn và thậm chí còn bắt đầu có màu nữa. Màu mắt vĩnh viễn của bé sẽ trở nên rõ ràng vào giai đoạn từ 6-9 tháng và bị ảnh hưởng rất lớn bởi gen di truyền từ bạn và bố của bé.
  • Các cơ quan hình thành: Tai của em bé bắt đầu được hình thành cả bên trong lẫn bên ngoài. Chiếc lưỡi bé tí ti cũng đã bắt đầu xuất hiện trong vòm miệng và chân răng cũng bắt đầu được hình thành trong hàm.
  • Nhịp tim thai nhi: Tim thai được hình thành từ giai đoạn thai 6 tuần. Nhịp tim của thai nhi tuần thứ 7 rơi vào khoảng 150 nhịp/phút. Trên thực tế, nhiều thai nhi đến giai đoạn thai 9 tuần, thai 10 tuần mới bắt đầu có nhịp tim. Tuy nhiên, mẹ không cần quá lo lắng về việc này vì sự phát triển của mỗi em bé là khác nhau và nhịp tim của bé phụ thuộc vào tâm trạng, sức khỏe của mẹ.
  • Thai máy: Thai nhi 7 tuần tuổi đã máy chưa là câu hỏi được nhiều mẹ bầu quan tâm. Theo các chuyên gia, thai nhi đã có thể bắt đầu máy (cử động) từ giai đoạn thai 7 tuần, thai 8 tuần tuổi của thai kỳ. Tuy nhiên sự cử động này khá yếu nên có thể mẹ bầu chưa cảm nhận được.

>> Tham khảo thêm:

  • Thai nhi 11 tuần phát triển như thế nào, đã bám chắc chưa
  • Thai 13 tuần phát triển như thế nào
  • Thai nhi 14 tuần tuổi: Sự phát triển của bé và thay đổi ở mẹ

Thai nhi 7 tuần tuổi phát triển như thế nào?

Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 7 (Nguồn: Sưu tầm)

Dấu hiệu thai nhi 7 tuần khỏe mạnh

Dưới đây là những dấu hiệu thai nhi 7 tuần khỏe mạnh thường gặp:

  • Khuôn mặt và ngũ quan: Đầu thai nhi lúc này tròn trịa hơn, các chi tiết trên khuôn mặt như mắt, mũi, miệng, tai dần rõ nét. Phần đầu, thân và cổ phân hóa rõ ràng, trong khi ống bán nguyệt của tai, vòm miệng và các tế bào thần kinh dạng lưới cũng phát triển mạnh. Tại mắt, giác mạc, mống mắt, thủy tinh thể, đồng tử và võng mạc bắt đầu hình thành và tiếp tục hoàn thiện. Ở giai đoạn này, thai nhi cũng có những phản ứng đầu tiên với các kích thích từ xúc giác.
  • Tay và chân: Ở tuần thai thứ 7, tứ chi của thai nhi bắt đầu kéo dài hơn so với thai 6 tuần, và hình dạng của đôi tay và bàn chân cũng đang dần được định hình rõ nét hơn. Phần đầu của mỗi chi trở nên bằng phẳng, chuẩn bị phát triển thành bàn tay và bàn chân của bé. Bàn tay và bàn chân này sẽ nhanh chóng phát triển, hình thành các ngón tay và ngón chân nhỏ, được bao phủ bởi một lớp màng bảo vệ.

Xem thêm:

  • Sự phát triển của thai nhi 15 tuần tuổi trong bụng mẹ
  • Thai nhi 16 tuần tuổi phát triển như thế nào trong bụng mẹ?
  • Dấu hiệu sự phát triển thai nhi 17 tuần tuổi khoẻ mạnh

Dấu hiệu thai nhi 7 tuần khỏe mạnh

Những dấu hiệu thai nhi 7 tuần khỏe mạnh (Nguồn: Sưu tầm)

  • Não bộ: Ở tuần thai thứ 7, hệ thần kinh của thai nhi phát triển vượt bậc, với ống thần kinh đã khép kín và dần hình thành cột sống cùng não bộ. Lúc này, bộ não chia thành ba phần: não trước, não giữa và não sau, liên tục tạo ra khoảng 250.000 tế bào thần kinh mỗi phút. Mẹ bầu hoàn toàn có thể "cải thiện chất lượng" của các tế bào thần kinh cho thai nhi thông qua những yếu tố kích thích từ môi trường bên ngoài như việc vuốt ve bụng bầu, thưởng thức những bản nhạc nhẹ nhàng, nghe tiếng mẹ hát, hoặc kể chuyện cho bé nghe,...
  • Các cơ quan nội tạng: Trong giai đoạn này, các cơ quan nội tạng của thai nhi bắt đầu quá trình hình thành và phát triển. Ống dẫn khí kéo dài từ họng đến các nhánh phổi, trong khi hai lá phổi đang dần được hình thành. Về phía tim thai tuần 7, các van và tâm thất đã bắt đầu xuất hiện, vì vậy mà thai nhi 7 tuần thường đã có nhịp tim. Bên cạnh đó, các cơ quan trong hệ tiêu hóa như dạ dày, thực quản, gan và tuyến tụy cũng đang trong quá trình hình thành và phát triển trong tuần thai này.

Thai 7 tuần đã bám chắc chưa?

Trong giai đoạn 7 tuần đầu thai kỳ, thai nhi chưa bám hoàn toàn vào niêm mạc tử cung của mẹ. Do đó, mẹ bầu nên chú ý theo dõi sức khỏe thường xuyên và tuân thủ các hướng dẫn từ bác sĩ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Túi thai 7 tuần bao nhiêu mm?

Từ tuần thứ 7, thai nhi bắt đầu phát triển mạnh mẽ với nhiều bộ phận và cơ quan như chân, tay, mắt, cột sống, và tim. Các bác sĩ có thể theo dõi qua siêu âm bằng đường âm đạo. Kích thước thai nhi 7 tuần có sự phát triển đáng kể với đường kính túi thai trung bình vào khoảng 25-28mm. Nếu đường kính thấp hơn khoảng chỉ số này thì các mẹ nên theo dõi tình trạng thai và lên lịch siêu âm sau 2 tuần để bác sĩ đánh giá quá trình phát triển của thai.

Thai 7 tuần CRL bao nhiêu?

Thai nhi tuần thứ 7 có chiều dài đầu đến mông (CRL) khoảng 9 - 15 mm và trọng lượng đạt từ 0,5 đến 2 gram.

Hình ảnh thai nhi 7 tuần tuổi

Hình ảnh thai nhi 7 tuần tuổi

Hình ảnh siêu âm thai nhi 7 tuần tuổi (Nguồn: Sưu tầm)

Xem thêm:

  • Sự phát triển thai nhi 18 tuần tuổi và lời khuyên cho mẹ
  • Thai nhi 19 tuần tuổi phát triển như thế nào? Sự thay đổi ở cơ thể mẹ
  • Thai 20 tuần phát triển như thế nào? Kế hoạch và lời khuyên phát triển thai kỳ

Những thay đổi của cơ thể mẹ trong tuần thai thứ 7

Những thay đổi của cơ thể mẹ trong tuần thai thứ 7

Nghiên cứu cho thấy, ở tuần thai thứ 7, mẹ bầu có thể gặp một số thay đổi cơ thể như sau:

  • Tử cung thay đổi: Dù tử cung đang dần mở rộng, bụng vẫn chưa nhô lên rõ ràng và sẽ còn được xương chậu che chắn cho đến khi thai nhi 12 tuần.
  • Mạch máu nổi rõ: Mạch máu có thể thấy rõ hơn, đặc biệt ở ngực và chân. Đứng lâu có thể gây sưng đau chân; hãy nâng chân khi có thể để hỗ trợ tuần hoàn máu.
  • Dịch âm đạo tăng: Dịch nhầy âm đạo có thể nhiều hơn, đây là hiện tượng bình thường trong thai kỳ. Chỉ cần lo lắng nếu dịch có mùi lạ, màu vàng hoặc gây kích ứng.
  • Chuột rút và đau bụng dưới khi mang thai: Thi thoảng mẹ sẽ gặp chuột rút và đau bụng dưới, tương tự trước kỳ kinh nguyệt. Nếu đau kéo dài hoặc có dấu hiệu bất thường, nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
  • Thay đổi ở ngực: Đầu vú có thể sưng, thâm và có nốt Montgomery xung quanh quầng vú để chuẩn bị cho việc tiết sữa. Đừng tự ý nặn bỏ những nốt này.
  • Nổi mụn trên mặt: Hormon thai kỳ dễ gây mụn, hãy chọn mỹ phẩm phù hợp và tránh một số loại kem không phù hợp cho mẹ bầu.

Xem thêm:

  • Sự phát triển của thai nhi 21 tuần tuổi và những dấu hiệu thai khỏe mạnh
  • Tìm hiểu sự phát triển của thai nhi 22 tuần tuổi
  • Sự phát triển thai nhi 23 tuần tuổi và lời khuyên cho mẹ

Những thay đổi của cơ thể mẹ trong tuần thai thứ 7

Cơ thể mẹ bầu có sự thay đổi khi thai 7 tuần (Nguồn: Huggies)

Những thay đổi về cảm xúc của mẹ bầu 7 tuần

Có thể bạn sẽ bị xuống tinh thần một chút khi thai ở tuần 7. Cảm giác mệt mỏi khi mang thai và buồn nôn thường trực vẫn còn nguyên đó, mà bạn cũng không có cách gì để cảm thấy khá hơn. Cứ bình tĩnh. Hầu hết phụ nữ mang thai đều cảm thấy khỏe hơn vào cuối thời kỳ 3 tháng đầu tiên. Từ lúc này, bạn sẽ bắt đầu đếm ngược tới ngày em bé ra đời.

Ở giai đoạn này, nhiều ông bố chưa thực sự cảm nhận được sự thay đổi lớn lao nào như người mẹ. Trải nghiệm làm bố mới chỉ đơn giản là nghe bạn tả lại những triệu chứng, những thay đổi trên cơ thể người mẹ, chứ chưa thực sự được nhìn thấy hay cảm thấy khác biệt nào đáng kể. Không nên nghĩ rằng các ông bố thiếu quan tâm hay kém hào hứng với việc có em bé. Cũng cần vài tuần nữa các ông bố mới thực sự cảm nhận được rằng bạn đang mang thai và em bé sắp ra đời.

Một số bà mẹ sẽ có chút cảm giác tội lỗi vì không mấy hết lòng với tình yêu dành cho em bé trong giai đoạn này. Họ lo lắng rằng em bé sẽ “biết” được những suy nghĩ tiêu cực của mẹ và thấy mình không được nhiệt tình chào đón. Nếu bạn nằm trong số này thì cũng đừng lo lắng và buồn phiền. Bởi đơn giản, em bé không có khả năng biết được bạn đang cảm giác thế nào đâu.

Xem thêm:

  • Mang thai bao lâu thì nghén? Cách giảm ốm nghén hiệu quả
  • Bảng tăng cân của mẹ bầu theo từng tam cá nguyệt
  • Những thay đổi cơ thể và tâm lý khi mang thai

Mẹ mang thai tuần thứ 7 nên làm gì?

Đây là thời điểm quan trọng vì lúc này mẹ và bé đều rất nhạy cảm. Bố mẹ cần chuẩn bị thật kỹ lưỡng để việc chăm sóc hai mẹ con được thuận lợi nhất có thể.

Một số điều cần lưu ý khi chăm sóc thai nhi 7 tuần tuổi:

  • Bổ sung Vitamin, khoáng chất và sắt cần thiết cho mẹ và bé: Để đảm bảo cả mẹ và bé nhận đủ sắt, nên bổ sung hàm lượng gấp đôi so với bình thường. Mẹ nên dùng nhiều các loại thực phẩm như thịt bò, trứng, rau xanh và hạnh nhân. Ngoài chế độ ăn, cũng nên bổ sung các khoáng chất cần thiết và vitamin cho bà bầu, kết hợp với một số loại thuốc tăng cường sức đề kháng theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Giảm ốm nghén với chế độ ăn chia nhỏ: Để giảm những cơn ốm nghén trong giai đoạn này, mẹ có thể chia nhỏ bữa ăn và nên ăn nhiều lần trong ngày thay vì giữ thói quen ăn uống 3 bữa như trước đây. Mẹ bầu chỉ nên ăn thực phẩm đã nấu chín, uống đủ nước và tránh những loại thức ăn kích thích hệ tiêu hoá.
  • Lựa chọn bài tập nhẹ nhàng: Thể dục nhẹ nhàng là lựa chọn tốt cho mẹ bầu. Mẹ có thể đăng ký lớp yoga hoặc tìm các hoạt động vận động nhẹ gần nhà để kết nối với những mẹ bầu khác. Các môn thể thao tạo chấn động như chạy bộ nên được thay thế bằng hình thức nhẹ nhàng hơn.
  • Khám thai định kỳ: Khám sức khỏe định kỳ cũng là cách giúp kiểm soát tình trạng thai kỳ của mẹ và theo dõi sự phát triển của thai nhi, đảm bảo một hành trình mang thai nhẹ nhàng và an toàn.
  • Cải thiện tuần hoàn máu khi làm việc tại văn phòng: Nếu phải làm việc ở văn phòng, thường xuyên ngồi một chỗ trong phòng máy lạnh thì mẹ nên dành một khoảng thời gian đứng dậy đi lại, ra ngoài hít thở để máu được lưu thông.
  • Tránh xa khói thuốc lá: Mẹ không nên đến những khu vực có người hút thuốc lá. Khói thuốc là nguyên nhân chính dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho con khi còn trong bụng mẹ.
  • Tránh xa rượu bia: Nếu trước đây mẹ có thói quen uống bia, rượu thì khi mang thai, mẹ cần bỏ ngay những thói quen này vì nó sẽ tác động trực tiếp đến quá trình phát triển của thai nhi hoặc thậm chí khiến thai nhi bị ngộ độc.
  • Tìm lớp dạy kỹ năng cho mẹ: Mẹ bầu nên bắt đầu tìm kiếm các lớp học chuẩn bị sinh sớm, vì có thể cần đặt chỗ trước và thời gian chờ đăng ký cũng có thể kéo dài.

Các mẹ có thể tham khảo:

  • Hướng dẫn bổ sung sắt và canxi cho bà bầu đúng cách
  • Điểm danh top 11 các loại hạt tốt cho bà bầu dinh dưỡng cao
  • 5 loại thuốc canxi cho bà bầu cần phải bổ sung suốt thai kỳ

Mẹ mang thai tuần thứ 7 nên làm gì?

Mẹ bầu nên bổ sung các thực phẩm tốt cho thai nhi (Nguồn: Sưu tầm)

Những lưu ý khi mang thai tuần thứ 7 mẹ cần biết

Tuần thứ 7 của thai kỳ, mẹ bầu cần quan tâm đặc biệt đến sức khỏe và nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Rối loạn giấc ngủ, tâm lý và cảm xúc không ổn định.
  • Cơ thể mệt mỏi, thường xuyên đau nhức, đặc biệt là vùng chân.
  • Viêm nhiễm vùng sinh dục do vệ sinh không đúng cách.
  • Rối loạn tiêu hóa gây khó chịu như đầy hơi, khó tiêu.
  • Tình trạng mẹ bầu bị táo bón.
  • Tiểu nhiều lần, tiểu buốt hoặc có nguy cơ viêm nhiễm đường tiểu.
  • Dễ mắc các loại virus như thủy đậu, sởi, cảm cúm, Adenovirus… nếu chưa tiêm phòng trước khi mang thai.
  • Rối loạn thần kinh thực vật với các biểu hiện như hồi hộp, rối loạn nhịp tim, hoặc tăng thân nhiệt.
  • Nguy cơ thiếu máu toàn thân, đặc biệt thiếu máu lên não gây chóng mặt, mất tập trung, khó ngủ.
  • Hạ huyết áp khi thay đổi tư thế.
  • Thiếu hụt chất điện giải như Kali, Canxi, Magie… dẫn đến vọp bẻ, chướng bụng, mệt mỏi, buồn nôn, căng thẳng tinh thần.

Xem thêm:

  • Thai 24 tuần phát triển như thế nào? Mẹ bầu thay đổi ra sao
  • Thai nhi 25 tuần tuổi phát triển như thế nào? Mẹ bầu thay đổi ra sao?
  • Thai nhi tuần 26 phát triển như thế nào? Những thay đổi ở mẹ và bé

Những câu hỏi thường gặp

Thai 7 tuần mẹ có cảm nhận được tim thai không?

Ở tuần thai thứ 7, tim thai đã hình thành và mẹ có thể nghe nhịp tim thai nhi qua siêu âm. Thai nhi 7 tuần tuổi có sự thay đổi rõ rệt trong cơ thể và các cơ quan nội tạng: bàn tay và bàn chân bắt đầu phát triển, và các ngón tay, ngón chân đã có lớp màng bao quanh.

Nhịp tim thai 7 tuần biết trai hay gái chưa?

Khi thai nhi lớn lên, hệ tim mạch cũng dần hình thành và hoạt động. Bắt đầu từ tuần thứ 7, nhịp tim thai nhi trở nên đủ mạnh để quan sát, giúp hỗ trợ xác định giới tính thai nhi một cách chính xác hơn.

Dấu hiệu thai 7 tuần không phát triển là gì?

Dấu hiệu nhận biết thai ngừng phát triển:

  • Không cảm nhận được cử động của thai nhi.
  • Vòng bụng có xu hướng thu nhỏ lại và ngực không còn cảm giác căng tức.
  • Xuất hiện dịch tiết màu đỏ sẫm hoặc nâu đen ở âm đạo.
  • Tử cung ngừng phát triển, không còn cảm giác căng ở vùng bụng.
  • Không xuất hiện các triệu chứng thai nghén.
  • Kết quả siêu âm cho thấy thai nhi không có tim thai.

Thai nhi tuần 7 cần bổ sung gì?

Để đảm bảo thực đơn phong phú, đầy đủ dưỡng chất và hạn chế đồ ăn mặn, mẹ bầu nên bổ sung thêm sắt và axit folic trong giai đoạn thai nhi 7 tuần này. Các thực phẩm như thịt bò, trứng, rau xanh và hạnh nhân là những nguồn dinh dưỡng lý tưởng. Mẹ bầu cũng nên ưu tiên ăn thực phẩm đã được nấu chín, uống đủ nước và tránh xa những món có thể gây kích ứng hệ tiêu hóa.

Huggies rất hy vọng rằng những thông tin và kiến thức được chia sẻ trong bài viết này sẽ mang lại giá trị hữu ích cho các mẹ trong hành trình chăm sóc và nuôi dưỡng thai nhi 7 tuần tuổi. Đây là giai đoạn quan trọng, nơi sự phát triển của bé diễn ra nhanh chóng và đầy kỳ diệu. Việc nắm vững những thay đổi trong cơ thể mẹ và sự phát triển của thai nhi sẽ giúp các mẹ chuẩn bị tốt nhất cho hành trình mang thai.

>>Tìm hiểu tiếp sự phát triển thai nhi của các tuần kế tiếp tại đây:

  • Thai nhi 27 tuần tuổi: Sự thay đổi và phát triển ở em bé và mẹ
  • Sự phát triển của thai nhi tuần 28 và những thay đổi ở cơ thể mẹ
  • Sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi 29 tuần tuổi

Nguồn tham khảo

  • 7 Weeks Pregnant - Week-by-week guide - NHS
  • 7 Weeks Pregnant - American Pregnancy Association
  • 7 Weeks Pregnant: Baby Development, Symptoms & Signs | Week by Week

Từ khóa » Hình ảnh Em Bé Trong Bụng Mẹ Tháng Thứ 7