Sự Ra đời Của Nghề Nông Trồng Lúa Nước Có Tầm Quan Trọng Như Thế ...
Có thể bạn quan tâm
Việt Nam được xem như là quốc gia xuất khẩu lúa gạo lớn thứ 2 Đông Nam Á. Cây lúa cây gạo cũng đã trở thành biểu tượng mỗi khi nhắc đến Việt Nam. Và cho đến hôm nay, lúa gạo vẫn là nguồn lương thực cốt yếu, nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của người dân Việt. Vậy, sự ra đời của nghề nông trồng lúa nước có tầm quan trọng như thế nào? Cùng GiaiNgo tìm hiểu ngay bài viết dưới đây!
Nguồn gốc của nghề trồng lúa nước
Nguồn gốc của nghề trồng lúa nước bắt đầu từ thời xa xưa, khi chưa biết đến sự có mặt của hạt thóc, hạt gạo, người dân chỉ sống bằng nguồn thức ăn có sẵn trong thiên nhiên. Vậy sự ra đời của nghề nông trồng lúa nước có tầm quan trọng như thế nào đối với người dân?
Theo truyền thuyết, tại vùng đất Việt Trì (Phú Thọ), vùng đất ven sông xưa kia được bồi đắp phù sa màu mỡ có những cây lúa mọc hoang. Một hôm, các con gái Vua Hùng đi đánh cá, thấy từng đàn chim bay lượn trên khắp bãi sông.
Bỗng nhiên, con chim trong đàn thả bông kê rơi xuống tóc công chúa. Người liền đem về trình báo vua cha. Nghĩ rằng hạt này chim ăn được chắc người cũng ăn được, nhà vua vui mừng cho đó là điềm lành.
Vua bảo các Mỵ Nương ra bãi tuốt các bông kê đó đem về. Xuân sang, trong sự sinh sôi, nảy nở của vạn vật, nhà vua, công chúa và người dân vui mừng, phấn khởi đem hạt lúa ra đồng.
Lần đầu tiên gieo trồng, đích thân Vua xuống bãi, lấy que nhọn chọc lỗ để tra hạt và khi mạ lên, cũng chính nhà vua đã lội ruộng, tự tay nhổ mạ và cấy vào ruộng nước để mọi người học cách làm theo. Nhờ vậy mà người dân mới biết cách trồng và phát triển lúa nước.
Tuy nhiên sau này, người ta cũng phát hiện được vết tích của những hạt gạo cháy ở Đồng Đậu và hạt phấn lúa ở Tràng Kênh có niên đại cách đây hàng nghìn năm. Bởi vậy, có thể khẳng định rằng, ngay từ thời kì Hùng Vương, nhân dân ta đã bắt đầu trồng lúa.
Sự ra đời của nghề nông trồng lúa nước có tầm quan trọng như thế nào?
Sự ra đời của nghề nông trồng lúa nước có tầm quan trọng to lớn đối với xã hội nguyên thủy. Ngoài ra, nó còn mang ý nghĩa như một cuộc cải cách từ săn bắt hái lượm, phụ thuộc vào tự nhiên đến tự trồng trọt thức ăn và sản sinh ra của cải dư thừa.
Mặt khác, nghề trồng lúa ra đời và phát triển đã giúp con người có cuộc sống ổn định hơn, ấm no hơn. Họ định cư lâu dài, là tiền đề hình thành nên các xóm làng.
Ý nghĩa cây lúa nước
Cây lúa nước mang ý nghĩa tượng trưng cho nền văn minh lúa nước không chỉ của Việt Nam nói riêng mà còn của cả Đông Nam Á nói chung. Cây lúa nước là biểu tượng cho sự no ấm, đầy đủ.
Chính điều này đã tạo ra một nền văn hoá ẩm thực đặc sắc của Việt Nam với các món ăn đầy ý nghĩa như bánh chưng tượng trưng cho đất, bánh giầy tượng trưng cho trời. Cùng với đó là nền văn hóa đậm chất cộng đồng, làng xóm ở Việt Nam và còn tồn tại đến ngày nay.
Ngoài ra, đến tận ngày nay, cây lúa nước vẫn còn có vai trò và vị trí đặc biệt trong việc phát triển nền kinh tế, đời sống của người nông dân Việt Nam. Mai sau, dù cho công nghiệp có phát triển thì vẫn không có loại thực phẩm chính nào thay thế được cây lúa. Cây lúa sẽ luôn là người bạn thân thiết gắn bó với đời sống người nông dân Việt Nam nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung.
Thông qua bài viết trên chắc các bạn đã phần nào hiểu được sự ra đời của nghề nông trồng lúa nước có tầm quan trọng như thế nào? Theo dõi GiaiNgo và nhớ chia sẻ bài viết này cho bạn bè cùng biết nhé!
Từ khóa » Trồng Lúa Nước ở Việt Nam
-
Nghề Trồng Lúa Nước Của Dân Tộc Kinh
-
Văn Minh Lúa Nước – Wikipedia Tiếng Việt
-
Nghề Trồng Lúa Nước - UBND Tỉnh Cà Mau
-
Nền Văn Minh Lúa Nước Việt Nam - Làng Tre Việt
-
Cái Nôi Của Nền Văn Minh Lúa Nư - Hànộimới
-
Thành Tựu Của Ngành Trồng Trọt – Một Năm Nhìn Lại
-
Học Nghề Trồng Lúa Nước - Báo Đại Đoàn Kết
-
Sơ Lược Lịch Sử Trồng Lúa Việt Nam
-
Chuỗi Giá Trị Lúa Gạo Bền Vững Và Bao Trùm ở Việt Nam
-
Nền Nông Nghiệp Lúa Nước Việt Nam Hiện Nay
-
Khơi Nguồn Và Tôn Vinh Nền Văn Minh Lúa Nước Việt Nam
-
Đưa Cây Lúa Nước Lên Ngàn