SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NỒI CƠM ĐIỆN

Ý tưởng về việc dùng điện để nấu cơm lần đầu xuất hiện vào giai đoạn Âu hóa của thời kỳ Meiji. Cuối thời Taisho (giữa thập niên 1920), người ta đã bắt đầu sản xuất thử nghiệm bếp lò điện và nồi cơm điện.

Cuối thập niên 1940, công ty điện tử Mitsubishi đã sản xuất ra một loại nồi cơm điện. Thực chất, đó chỉ là một chiếc nồi có gắn thêm dây điện truyền nhiệt không có chức năng tự động. Nó chỉ đơn giản là một chiếc nồi nấu cơm nhờ sức nóng truyền từ dây điện thay vì nấu trên bếp củi hay bếp gas. Thiết bị này rất bất tiện, đòi hỏi người sử dụng phải chú ý theo dõi nó từ khi bật công tắc nấu cho đến khi cơm được nấu xong. Vậy nên, số lượng sản phẩm bán ra rất chậm. Thay vì được xem là bước đi tiên phong cho chiếc nồi cơm điện hiện đại, nó lại bị xem như là dấu chấm hết cho lịch sử các thiết bị điện.

Năm 1945, nồi cơm điện đầu tiên xuất hiện do Tập đoàn Mitsubishi, Nhật Bản sản xuất

Nồi cơm điện đầu tiên do Tập đoàn Mitsubishi, Nhật Bản sản xuất năm 1945

Vào khoảng tháng 7-1951 với niềm tin rằng các thiết bị điện tử rồi sẽ trở thành một phần trong cuộc sống thường nhật ở Nhật Bản, công ty Toshiba quyết định tiếp tục với thử thách mà các nhà sản xuất hàng đầu như Mitsubishi và Matsushita đã thất bại: tạo ra một chiếc nồi cơm điện hoàn chỉnh. Dự án do Shogo Yamada, trưởng phòng phát triển thiết bị điện tử, điều hành.

Toshiba đã tiến hành những cuộc thử nghiệm với gạo và phát hiện ra rằng chỉ cần đun gạo trong 20 phút sau khi nó bắt đầu sôi thì sẽ có nồi cơm chín. Họ cũng nhận thấy rằng gạo bắt đầu chuyển sang dạng tinh bột ở nhiệt độ 57,8°C. Ở nhiệt độ này, cần phải mất 15 đến 16 giờ để chuyển 1,5 kg gạo sang dạng tinh bột (cơm). Tiếp tục với các thí nghiệm tăng dần nhiệt độ, nhóm nghiên cứu nhận thấy nếu gạo chuyển sang dạng tinh bột ở 73°C. Nó sẽ tiếp tục biến đổi ở nhiệt độ đó. Đây chính là nguyên tắc của chiếc nồi cơm điện cách nhiệt.

Họ tiếp tục đun gạo ở nhiệt độ 90°C trong 20 phút, với nhiệt độ này gạo sẽ được chuyển hoàn toàn sang dạng tinh bột. Theo đó, thì trên lý thuyết chỉ cần nấu gạo ở nhiệt độ đó trong 20 phút hẹn giờ là có thể có cơm chín ngon.

Vấn đề là làm thế nào để biết khi nào gạo thực sự bắt đầu sôi, và làm thế nào để có thể tắt nút sau đó đúng 20 phút. Giải pháp là một chiếc nồi hai lớp. Với một cốc nước, nồi sẽ làm lượng nước này bốc hơi trong 20 phút. Khi nước bốc hơi, nhiệt độ nồi sẽ vượt 100°C. Một bộ ổn nhiệt lưỡng kim sẽ nhận biết và tự động tắt công tắc. Hơi nước đã được sử dụng như một bộ phận hẹn giờ, một ý tưởng hết sức đơn giản và độc đáo theo phong cách Nhật Bản.

Cấu tạo nồi cơm điện

Tháng 10-1956, khoảng 5 năm rưỡi sau khi dự án bắt đầu, 700 chiếc nồi cơm điện được đưa ra thị trường. Các nhà phân phối đã từng biết đến thất bại trước đây của loại sản phẩm này nên họ tỏ ra hết sức e ngại.

Trước tình hình đó, Toshiba đã tự tạo một hệ thống phân phối mới. Lúc đó, tình trạng sản xuất điện dư thừa đang đặt các công ty điện lực vào một tình thế khó khăn. Toshiba đã đề nghị Vonfram giúp làm nhà phân phối cho sản phẩm nồi cơm điện tự động và họ đã vui vẻ hợp tác. Các nhân viên cùng với chiếc nồi cơm điện đã đi đến tận các hộ gia đình để giới thiệu và bán sản phẩm. Nhờ những nỗ lực như vậy, sản phẩm đã bắt đầu bán chạy. Một thời gian ngắn sau đó, công ty đã phải tăng sản lượng lên 200.000 chiếc một tháng. Bốn năm sau, nồi cơm điện đã có mặt ở 50% các gia đình Nhật Bản. Năm 1970, chiếc nồi cơm điện tiện dụng này đã có mặt trong nhà bếp của các bà nội trợ trên toàn thế giới.

Năm 1986, nồi nấu cơm bằng khí đốt tự động đầu tiên đã được sáng chế bởi Công ty Điện và Khí đốt Kema. Sản phẩm này về sau đã trở thành sản phẩm chủ lực và tạo nên tên tuổi cho công ty này. Cấu tạo của nồi cơm điện này bao gồm một nồi nấu bên trong, lớp bọc bên ngoài, mâm hấp thu nhiệt của bếp gas bên dưới, cảm biến nhiệt, bảng điều khiển. Cảm biến nhiệt sẽ kích hoạt và tự động tắt bếp, dừng cung cấp nhiệt cho nồi khi đã đạt nhiệt độ mong muốn. Loại nồi này thích hợp khi cần nấu cơm với số lượng lớn hoặc tại nơi không có nguồn điện dồi dào.

Năm 1989, nồi cơm nấu bằng lò vi sóng được đề cập lần đầu tiên trong sáng chế số US 4853509, do Công ty Hairo Kabushiki Kaisa đăng ký. Đây là một trong những sáng tạo về nồi nấu cơm khi cấu tạo hoàn toàn không có mâm nhiệt, không dây hoặc các nút điều khiển. Thay vào đó, cần có một lò vi sóng và nồi nấu được làm từ một chất liệu đặc biệt để có thể nung nóng trong lò vi sóng đến một nhiệt độ đủ cao để đun sôi gạo. Khi nhiệt độ tăng, áp lực được tạo ra bên trong nồi và gạo được nấu chín nhanh hơn. Với loại nồi này, nhiệt độ phân bố khắp nồi, từ đáy đến thành nồi, làm cho quá trình nấu diễn ra nhanh chóng và cơm ngon. Tuy nhiên, công suất nấu của nồi khá thấp, chỉ khoảng 600g gạo.

noicomdien

Năm 2003, công ty Matsushita đã phát triển một loại nồi cơm điện sử dụng hơi nước ở nhiệt độ cao (130 độ C) để nấu cơm nhằm giữ được vị ngọt và mùi hương tự nhiên của gạo.

Hiện nay, ít người biết rằng nồi cơm điện thế hệ mới đã sử dụng công nghệ làm nóng bằng từ trường để nấu, gọi là nồi cơm điện cao tần hay nồi cảm ứng từ. Ruột nồi cơm điện cao tần thường được cấu tạo bằng nhiều lớp kim loại khác nhau như nhôm, đồng, thép,…, nhằm đảm bảo việc tạo ra từ trường, truyền nhiệt tốt và chống dính. Từ trường được tạo ra khi dòng điện chạy qua các cuộn dây bằng đồng ở bên dưới của nồi cơm điện và lớp bên ngoài của ruột nồi bằng thép không rỉ để tương tác với từ trường được tạo ra và sinh nhiệt cho nồi nấu. Lớp trong cùng của ruột nồi bằng nhôm có phủ lớp chống dính. Ngoài ra còn có bộ phận cảm biến nhiệt và rơle, khi đủ nhiệt độ, rơle nhiệt sẽ ngắt điện bộ phận phát nhiệt, khi nhiệt độ xuống đến giới hạn nhất định, rơle sẽ tiếp tục cho điện vào bộ phận phát nhiệt, giúp tiết kiệm điện.

Lợi thế của nồi cơm điện cao tần:

- Nhiệt độ phân bố ở toàn bộ diện tích nồi nấu, giúp cơm chín đều.

- Có thể thay đổi nhiệt độ nồi nấu ngay lập tức bằng cách tăng cường hoặc làm suy yếu từ trường xung quanh nồi.- Do nấu bằng cảm biến nhiệt nên có thể điều chỉnh nhiệt độ chính xác hơn.

Kết quả nhiệt phân bố đồng đều và chính xác giúp cơm chín hoàn hảo và nấu nhanh. Ngay cả trong trường hợp nấu cho quá nhiều hoặc ít nước, nhiệt độ nồi sẽ được tự động điều chỉnh thích hợp để cơm chín không quá nhão hay quá khô như khi nấu bằng nồi thường.

Thế hệ nồi cơm điện nấu cao tần mới nhất còn có cuộn cảm ứng ngay trên nắp nồi, để nồi nấu được gia nhiệt cao, đồng đều cả trên và dưới. Ngoài ra, nồi cơm điện cao tần có thể nấu các loại thực phẩm khác như nấu canh, món hầm, nướng bánh mì, bánh bông lan, hấp thịt, luộc rau… Một số nhà sản xuất còn đưa ra thị trường nồi cơm điện có thêm chức năng làm sữa chua hoặc đậu hũ.

noicomdiencamung

Không dừng lại, nồi cơm điện còn được nghiên cứu sử dụng hơi nước tạo áp suất cao trong quá trình nấu để hạt gạo chín đồng nhất, hấp thụ nước tốt và cơm trở nên dẻo và ngon hơn.

Kết quả nhiệt phân bố đồng đều và chính xác giúp cơm chín hoàn hảo và nấu nhanh. Ngay cả trong trường hợp nấu cho quá nhiều hoặc ít nước, nhiệt độ nồi sẽ được tự động điều chỉnh thích hợp để cơm chín không quá nhão hay quá khô như khi nấu bằng nồi thường.

Thế hệ nồi cơm điện nấu cao tần mới nhất còn có cuộn cảm ứng ngay trên nắp nồi, để nồi nấu được gia nhiệt cao, đồng đều cả trên và dưới. Ngoài ra, nồi cơm điện cao tần có thể nấu các loại thực phẩm khác như nấu canh, món hầm, nướng bánh mì, bánh bông lan, hấp thịt, luộc rau… Một số nhà sản xuất còn đưa ra thị trường nồi cơm điện có thêm chức năng làm sữa chua hoặc đậu hũ.

Không dừng lại, nồi cơm điện còn được nghiên cứu sử dụng hơi nước tạo áp suất cao trong quá trình nấu để hạt gạo chín đồng nhất, hấp thụ nước tốt và cơm trở nên dẻo và ngon hơn.

Có thể nói, nồi cơm điện ngày nay đã phát triển thành một công cụ nấu ăn đa dụng, và khi con người vẫn còn phải ăn để sống thì cuộc chạy đua công nghệ để phát triển nồi cơm điện vẫn sẽ tiếp tục.

______

* Nguồn: cuocsongviet, hizon

Nhắn tin cho tác giả Nguyễn Thị Thanh Thuỷ @ 15:14 24/07/2013 Số lượt xem: 6397 Số lượt thích: 0 người

Từ khóa » Nồi Cơm điện Có Từ Khi Nào