Văn Mẫu Lớp 8: Thuyết Minh Về Chiếc Nồi Cơm điện Dàn ý & 9 Bài ...

TOP 11 bài Thuyết minh về chiếc nồi cơm điện hay, đặc sắc nhất, giúp các em học sinh lớp 9 có thêm nhiều thông tin bổ ích về nguồn gốc, xuất xứ, cấu tạo và cách thức hoạt động của chiếc nồi cơm điện để viết bài văn thuyết minh thật hay.

Nồi cơm điện

Nồi cơm điện là thiết bị gia dụng không thể thiếu trong mỗi gia đình, mang tới những bữa cơm nóng hổi, thơm ngon. Với 11 bài thuyết minh nồi cơm điện dưới đây, hy vọng sẽ giúp các em hiểu rõ hơn. Vậy mời các em cùng theo dõi bài viết của Download.vn:

TOP 11 bài thuyết minh về chiếc nồi cơm điện

  • Dàn ý thuyết minh về chiếc nồi cơm điện
  • Thuyết minh nồi cơm điện ngắn gọn
  • Thuyết minh về chiếc nồi cơm điện hay
  • Thuyết minh nồi cơm điện chi tiết (9 mẫu)

Dàn ý thuyết minh về chiếc nồi cơm điện

1. Mở bài

  • Giới thiệu chiếc nồi cơm điện: Một vật dụng không thể thiếu trong gia đình người Việt.

2. Thân bài

- Giới thiệu khái quát: Nồi cơm điện là một thiết bị gia dụng dùng để làm chín cơm, gồm một nguồn nhiệt, một nồi nấu, một thiết bị cảm ứng nhiệt và vỏ ngoài.

- Nguồn gốc xuất xứ của chiếc nồi cơm điện: Thời gian, địa điểm, ai sáng chế, ra mắt công chúng vào thời điểm nào, trải qua thời gian có những cải tiến gì so với chiếc nồi cơm điện ban đầu.

- Cấu tạo: Gồm phần vỏ, phần nhiệt, dây cắm điện và hệ thống điều khiển điện tử:

  • Dây dẫn được thiết kế nhỏ gọn, có thể rút gọn, vỏ làm bằng nhựa chuyên dụng, chịu được nhiệt độ cao.
  • Ruột nồi làm bằng gang hoặc kim loại bền, có những vạch đều nhau phân chia lượng nước.
  • Phía ngoài vỏ là bảng cảm ứng điện tử có các nút phù hợp với nhu cầu của người sử dụng như nấu, hấp... Có nồi cơm điện cơ thì chỉ có chức năng nấu cơm.

- Cách thức hoạt động:

  • Sau khi vo gạo và đổ lượng nước phù hợp, đặt phần lõi vào khoảng trống trong nồi, cắm dây điện và bấm nút nấu.
  • Cơm chín, nồi cơm sẽ có báo hiệu như tiếng kêu, bảng cảm ứng điện tử hiện màu báo hiệu đặc trưng và chuyển về chế độ ủ ấm.

- Vai trò:

  • Việt Nam là một nước nông nghiệp với lúa gạo là thành phần chính trong bữa cơm nên nồi cơm điện là vật dụng không thể thiếu trong mỗi gia đình.
  • Tùy thuộc vào nhu cầu và giá thành, nồi cơm điện có nhiều loại nhưng sẽ đáp ứng nhu cầu tối thiểu nhất. Ngoài ra, nồi cơm điện hiện đại được trang bị thêm chức năng làm bánh, hấp cách thủy...

- Bảo quản:

  • Lựa chọn nồi cơm điện vừa phải đúng nhu cầu sử dụng.
  • Lau vỏ nồi và ruột nồi thường xuyên, đặc biệt chú ý khu vực thoát hơi nước do dễ dính cặn bẩn.
  • Sau mỗi ngày đều rửa nồi gang sạch sẽ, hong khô. Trước khi cho nồi vào cắm điện phải lau sạch nước xung quanh để tránh cháy vỏ nồi.

3. Kết bài

  • Nồi cơm điện là một phần không thể thiếu trong căn bếp Việt.

Thuyết minh nồi cơm điện ngắn gọn

Trên thế giới, để phục vụ nhu cầu cho cuộc sống hằng ngày thì con người ta đã phát minh ra rất nhiều thứ từ bóng đèn, phích nước, bàn ủi hay các vật dụng, máy móc khác. Và một trong số đó phải kể đến là chiếc nồi cơm điện của chúng ta.

Nồi cơm điện là thuật ngữ nhen nhóm từ đầu thế kỷ 20. Khi ấy con người ta đã có ý định dùng điện để nấu chín thành cơm. Nhưng phải đến những năm 1940 thì mới có những nghiên cứu ban đầu để chế tạo ra nồi cơm điện. Đặc biệt là nghiên cứu từ công ty Mitsubishi đã sản xuất ra chiếc nồi cơm điện sơ khai đầu tiên. Khi đó, chiếc nồi được gắn thêm dây điện truyền nhiệt để tạo nhiệt làm chín gạo thành cơm. Nhưng thời này, chiếc nồi cơm điện có một hạn chế là phải theo dõi thường xuyên, nên lượng tiêu thụ cũng rất ít. Tiếp đến là công cuộc nghiên cứu và phát triển vào năm 1970 để cho ra được chiếc nồi cơm điện hoàn chỉnh như ngày nay.

Về cấu tạo cơ bản của một chiếc nồi cơm điện bao gồm thân nồi, mâm nhiệt và xoong. Thân nồi gồm ba lớp: lớp ngoài được gọi là vỏ nồi để bao bọc và bảo quản. Ngoài ra còn mang tính thẩm mĩ cho chiếc nồi. Màu sắc thì tùy vào từng thiết kế của nhà sản xuất, nhưng nhìn chung luôn có màu sắc đa dạng và bắt mắt. Lớp trong cùng là lớp tiếp xúc với xoong, cũng để tỏa nhiệt. Lớp thứ hai là lớp sứ cách nhiệt giúp nồi giữ nhiệt được lâu. Mâm nhiệt chính là bộ phận quan trọng nhất. Bởi nó sẽ giúp tạo nhiệt làm gạo chín thành cơm. Cách thiết kế là cứ một mâm sẽ có một rãnh truyền nhiệt để tạo nhiệt dưới đáy xoong. Đối với xoong thường được làm từ chất liệu nhẹ và chống dính. Hiện nay các nhà sản xuất rất lưu ý điểm này để cơm nấu lên chín đều và không bị cháy. Ngoài các bộ phận quan trọng như trên thì chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy nồi cơm điện còn có các bộ phận khác như điều khiển thông minh, nút ấn tự động… Đây là một số tính năng mà hiện nay các nhà sản xuất lưu ý và thiết kế thêm cho chiếc nồi thêm đa năng hơn.

Sau những cải tiến để có được chiếc nồi như bây giờ thì cách sử dụng của nó cũng khá đơn giản. Khi mua về, trước tiên hãy kiểm tra thật kĩ các bộ phận của nồi và hướng dẫn sử dụng kèm theo. Một số loại nồi cao cấp sẽ có thêm nhiều tính năng kèm theo như có thể làm bánh, nấu cháo, hầm xương ngoài chỉ nấu cơm như các nồi cơm điện thông thường khác. Vì vậy, các bạn phải đọc kĩ hướng dẫn để biết cách sử dụng chuẩn xác nhất. Trong suốt quá trình sử dụng, cần phải vệ sinh và lau chùi cẩn thận giúp nồi luôn sạch sẽ và không nhanh hỏng. Khi cho gạo vào nồi phải dàn đều và cho lượng nước phù hợp, thường thì các xoong đều có cốc nước để đong và có vạch chia. Khi cơm chín, nên mở nồi và xới đều tay để cơm chín đều và không bị nhão hay quá khô.

Như vậy chỉ với vài bước hết sức đơn giản, không tốn nhiều thời gian, chúng ta đã có một bữa cơm ngon. Thật không thể phủ nhận được tầm quan trọng cũng như sự hữu ích của chiếc nồi cơm điện phải không nào? Cho đến tận ngày nay, chiếc nồi cơm điện đã trở thành vật dụng không thể thiếu trong bếp của những bà nội trợ.

Thuyết minh về chiếc nồi cơm điện hay

Trong thời đại công nghệ phát triển như ngày nay, con người đã và đang sáng tạo ra rất nhiều những sản phẩm gia dụng điện tử nhằm tối ưu hóa chất lượng và giảm thiểu sức lao động của con người. Một vật dụng không thể thiếu trong căn bếp của người Việt nói riêng và người châu Á nói chung là chiếc nồi cơm điện, sản phẩm trí tuệ con người giúp cải thiện cuộc sống, tiết kiệm thời gian và công sức con người.

Nồi cơm điện là một thiết bị gia dụng tự động dùng để làm chín cơm, một chiếc nồi cơm điện bao gồm một nguồn nhiệt, một nồi nấu, một thiết bị cảm ứng nhiệt và vỏ ngoài. Nồi cơm điện có thể được trang bị thêm các chức năng và công dụng khác như cảm biến nhiệt, hấp, nướng không dầu,..

Chiếc nồi cơm điện đầu tiên trên thế giới có nguồn gốc từ Nhật Bản, một quốc gia nổi tiếng với ngành công nghiệp điện tử rất phát triển và chất lượng cuộc sống của người dân rất cao. Xuất hiện trước công chúng lần đầu vào năm 1925, hơn hai thập kỉ sau, nồi cơm điện được cải tiến thành loại nồi nấu chín bằng hơi, hoạt động giống chức năng của nồi áp suất. Đến năm 1956, công ty đồ điện tử Toshiba đã cho ra mắt loại nồi cơm điện có thể tự động ngắt nguồn điện khi cơm chín để chuyển sang chế độ hâm nóng, khắc phục toàn bộ các khuyết điểm. Kể từ đó đến nay, nồi cơm điện ngày càng được hoàn thiện về kiểu dáng, kích thước, màu sắc sao cho phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng.

Về cấu tạo, một chiếc nồi cơm điện hoàn chỉnh gồm phần vỏ, phần nhiệt, dây cắm điện và hệ thống điều khiển điện tử. Dây dẫn được thiết kế nhỏ gọn, có thể rút gọn hoặc tháo rời. Vỏ được làm bằng nhựa chuyên dụng, chịu được nhiệt độ cao và va đập mạnh. Ruột nồi làm bằng gang hoặc kim loại bền, có những vạch đều nhau phân chia lượng nước tương ứng với số lượng gạo. Phía ngoài vỏ là bảng cảm ứng điện tử có các nút phù hợp với nhu cầu của người sử dụng như nấu, hấp,... Nồi cơm điện cơ thì chỉ có chức năng nấu cơm với một nút bấm duy nhất.

Cách thức hoạt động của một chiếc nồi cơm điện phụ thuộc vào lượng nhiệt dùng năng lượng điện truyền dẫn. Sau khi vo gạo và đổ lượng nước phù hợp, ta đặt phần lõi vào khoảng trống trong nồi, cắm dây điện và bấm nút nấu. Gạo và nước được đun sôi nhờ nhiệt điện, nước sẽ sôi và làm mềm hạt gạo, đồng thời hơi nước được nồi cơm giữ lại, áp suất ngược lại khiến hạt gạo chín đều cả trên và dưới. Cơm chín, nồi cơm sẽ có báo hiệu như tiếng kêu, tiếng nhạc, trên bảng cảm ứng điện tử hiện màu báo hiệu đặc trưng và chuyển về chế độ ủ ấm.

Việt Nam là một nước nông nghiệp với lúa gạo là thành phần chính trong bữa cơm nên nồi cơm điện là vật dụng không thể thiếu trong mỗi gia đình. Tùy thuộc vào nhu cầu và giá thành, nồi cơm điện có nhiều loại nhưng sẽ đáp ứng nhu cầu tối thiểu nhất. Ngoài ra, nồi cơm điện hiện đại được trang bị thêm chức năng làm bánh, hấp cách thủy,... Hình ảnh đại gia đình ngồi quây quần bên mâm cơm tối đã trở thành truyền thống văn hóa Việt Nam.

Bảo quản nồi cơm điện đúng cách là phương pháp giữ nồi sử dụng được lâu, bền đẹp. Khi mua nồi cơm điện, cần lựa chọn những nhãn hiệu uy tín, có thâm niên trong ngành đồ gia dụng. Chọn loại nồi kín nắp, chắc chắn, chất liệu bên bỉ, bên ngoài không bị móp, méo, trầy xước, ruột nồi không bị tróc hay vỡ nứt. Lựa chọn nồi cơm điện vừa phải đúng nhu cầu sử dụng, không mua nồi quá to hay quá bé so với diện tích căn bếp. Lau vỏ nồi và ruột nồi thường xuyên, đặc biệt chú ý khu vực thoát hơi nước do dễ dính cặn bẩn. Sau mỗi ngày đều rửa nồi gang sạch sẽ, hong khô. Trước khi cho nồi vào cắm điện phải lau sạch nước xung quanh ruột để tránh cháy.

Nồi cơm điện đã và đang được cải tiến để phù hợp với nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng. Một chiếc nồi cơm điện tốt sẽ sử dụng được rất lâu, vì vậy, nên lựa chọn một chiếc nồi chất lượng với giá thành phù hợp, thay vì tiếc tiền mua một chiếc tạm bợ, kém an toàn.

Thuyết minh nồi cơm điện chi tiết

Thuyết minh về chiếc nồi cơm điện - Mẫu 1

Ý tưởng về việc dùng điện để nấu cơm lần đầu xuất hiện vào giai đoạn Âu hóa của thời kỳ Meiji. Cuối thời Taisho (giữa thập niên 1920), người ta đã bắt đầu sản xuất thử nghiệm bếp lò điện và nồi cơm điện. Cuối thập niên 1940, công ty điện tử Mitsubishi đã sản xuất ra một loại nồi cơm điện.

Thực chất, đó chỉ là một chiếc nồi có gắn thêm dây điện truyền nhiệt không có chức năng tự động. Nó chỉ đơn giản là một chiếc nồi nấu cơm nhờ sức nóng truyền từ dây điện thay vì nấu trên bếp củi hay bếp gas. Thiết bị này rất bất tiện, đòi hỏi người sử dụng phải chú ý theo dõi nó từ khi bật công tắc nấu cho đến khi cơm được nấu xong. Vậy nên, số lượng sản phẩm bán ra rất chậm.

Thay vì được xem là bước đi tiên phong cho chiếc nồi cơm điện hiện đại, nó lại bị xem như là dấu chấm hết cho lịch sử các thiết bị điện. Năm 1952, công ty điện tử Matsushita cũng đưa ra một sản phẩm cùng loại với Mitsubishi với kết quả tương tự. Sony cũng chẳng khá hơn.

Vào khoảng tháng 7/1951 với niềm tin rằng các thiết bị điện tử rồi sẽ trở thành một phần trong cuộc sống thường nhật ở Nhật Bản, công ty Toshiba quyết định tiếp tục với thử thách mà các nhà sản xuất hàng đầu như Mitsubishi và Matsush*ta đã thất bại: tạo ra một chiếc nồi cơm điện hoàn chỉnh. Dự án do Shogo Yamada, trưởng phòng phát triển thiết bị điện tử, điều hành.

Toshiba đã tiến hành những cuộc thử nghiệm với gạo và phát hiện ra rằng chỉ cần đun gạo trong 20 phút sau khi nó bắt đầu sôi thì sẽ có nồi cơm chín. Họ cũng nhận thấy rằng gạo bắt đầu chuyển sang dạng tinh bột ở nhiệt độ 57,80C. Ở nhiệt độ này, cần phải mất 15 đến 16 giờ để chuyển 1,5 kg gạo sang dạng tinh bột (cơm). Tiếp tục với các thí nghiệm tăng dần nhiệt độ, nhóm nghiên cứu nhận thấy nếu gạo chuyển sang dạng tinh bột ở 730C. Nó sẽ tiếp tục biến đổi ở nhiệt độ đó. Đây chính là nguyên tắc của chiếc nồi cơm điện cách nhiệt.

Họ tiếp tục đun gạo ở nhiệt độ 900C trong 20 phút, với nhiệt độ này gạo sẽ được chuyển hoàn toàn sang dạng tinh bột. Theo đó, thì trên lý thuyết chỉ cần nấu gạo ở nhiệt độ đó trong 20 phút hẹn giờ là có thể có cơm chín ngon.Vấn đề là làm thế nào để biết khi nào gạo thực sự bắt đầu sôi, và làm thế nào để có thể tắt nút sau đó đúng 20 phút. Giải pháp là một chiếc nồi hai lớp.

Với một cốc nước, nồi sẽ làm lượng nước này bốc hơi trong 20 phút. Khi nước bốc hơi, nhiệt độ nồi sẽ vượt 1000C. Một bộ ổn nhiệt lưỡng kim sẽ nhận biết và tự động tắt công tắc. Hơi nước đã được sử dụng như một bộ phận hẹn giờ, một ý tưởng hết sức đơn giản và độc đáo theo phong cách Nhật Bản.Tháng 10/1956, khoảng năm năm rưỡi sau khi dự án bắt đầu, 700 chiếc nồi cơm điện được đưa ra thị trường.

Các nhà phân phối đã từng biết đến thất bại trước đây của loại sản phẩm này nên họ tỏ ra hết sức e ngại.Trước tình hình đó, Toshiba đã tự tạo một hệ thống phân phối mới. Lúc đó, tình trạng sản xuất điện dư thừa đang đặt các công ty điện lực vào một tình thế khó khăn. Toshiba đã đề nghị Vonfram giúp làm nhà phân phối cho sản phẩm nồi cơm điện tự động và họ đã vui vẻ hợp tác.

Các nhân viên cùng với chiếc nồi cơm điện đã đi đến tận các hộ gia đình để giới thiệu và bán sản phẩm. Nhờ những nỗ lực như vậy, sản phẩm đã bắt đầu bán chạy. Một thời gian ngắn sau đó, công ty đã phải tăng sản lượng lên 200.000 chiếc một tháng. Bốn năm sau, nồi cơm điện đã có mặt ở 50% các gia đình Nhật Bản. Năm 1970, chiếc nồi cơm điện tiện dụng này đã có mặt trong nhà bếp của các bà nội trợ trên toàn thế giới.

Nồi cơm điện được cấu tạo bởi một bếp điện và các linh kiện điện tử tắt tự động. Cơm chín do sức nóng của mâm lửa đặt trong nồi. Vì vậy, nếu không chú ý bảo quản đúng cách, nồi dễ bị hỏng. Chọn mua nồi Khi mua, bạn yêu cầu nơi bán cắm điện để thử các bóng đèn (nấc đun, cạn cơm) để xem xét nồi hoạt động tốt hay không.

Yêu cầu mở vít đáy nồi, xem có chỗ nào rỉ sét không. Nhìn đáy nồi nếu thấy không còn bằng phẳng là đồ cũ. Nếu ưng bên trong thì tiếp tục xem bên ngoài có bị trầy xước không. Theo kinh nghiệm của nhiều bà nội trợ, nồi cơm điện Trung Quốc giá rẻ nhưng men chống dính kém bền, chỉ dùng vài ba lần đã bị tróc.

Sử dụng Phải lau khô mặt ngoài của nồi trước khi đặt vào vỏ để giữ sạch đĩa nhiệt và bộ cảm ứng nhiệt, đồng thời tránh tiếng kêu khi cấp nhiệt. Nồi có một lỗ thoát hơi ở trên vùng nên phải giữ cho lỗ thông thoáng, không bịt kín. Khi nấu, bạn không mở nắp. Khi cho gạo đã vo sạch vào nồi, nhớ dàn đều mặt gạo để cơm chín đều. Muốn cơm tơi khi nồi chuyển chế độ giữ ấm, hãy mở nắp nồi và xới nhanh, sau đó đậy lại.

Không nên để chế độ hâm cơm quá 12 giờ. Để lâu, cơm biến màu và kém thơm ngon. Khi vệ sinh nồi phải làm cả vỏ, lưu ý không dùng vật nháp cứng, dùng giẻ mềm. Ngâm nồi một chút trong chậu nước ấm rồi rửa, tránh cọ xát làm trầy xước lớp men chống dính. Dùng muỗng nhựa hoặc gỗ xúc cơm. Có thể dùng nồi cơm điện luộc rau, nấu canh nhưng không hầm thức ăn vì nồi sẽ mau hỏng. Không xào thức ăn bằng nồi cơm điện vì bộ phận kiểm soát sẽ ngắt mạch.

Nếu cơm sống, có thể mở đáy nồi, chỉnh ốc nhiệt độ cho 2 mặt công tắc điện sát nhau hơn. Nhưng nếu chỉnh quá sát 2 mặt công tắc điện, cơm sẽ bị khét. Có thể thử bằng cách cho một ít nước vào nồi, đun lên rồi điều chỉnh. Khi nước vừa cạn, hai mặt công tắc điện cũng vừa rời xa nhau.

Sửa chữa với loại nồi có dây điện trở quấn trên lõi mica (hình vành khăn tròn), khi dây điện đứt có thể nối, thay mới khá dễ. Loại nồi có dạng thanh điện trở, trong ống hợp kim và magie hỏng, đứt thì phải thay đáy mới. Nồi bị chạm điện, mát vỏ cần ngưng dùng. Nếu dây cháy hay vỡ công tắc nguồn thì phải thay mới. Nếu do ướt bị chạm thì có thể dùng máy sấy tóc làm khô dây hay chỗ bị ướt. Cầu chì bảo vệ nồi có thể bị cháy do phích cắm lỏng hoặc dây dẫn bị chập bên trong, cần kiểm tra kỹ để thay cái mới.

Thuyết minh về chiếc nồi cơm điện - Mẫu 2

Trong những đồ vật được con người phát minh mang lại tình hữu ích cho con người phải nhắc đến nồi cơm điện, chiếc nồi sử dụng điện giúp nấu cơm chín nhanh hơn, cơm ngon và không cần phải tốn thời gian theo dõi.

Từ thế kỷ XX con người đã có ý định dùng điện để nấu chín gạo. Vào những năm 1940, công ty Mitsubishi nghiên cứu và sản xuất ra nồi cơm điện sơ khai, chiếc nồi gắn thêm dây điện truyền nhiệt nhưng chưa có chức năng tự động như ngày nay. Chiếc nồi nhờ sức nóng truyền từ dây điện để nấu chín gạo trong nồi. Với thời kì sơ khai này chiếc nồi cơm điện phải tốn thời gian theo dõi vì vậy việc tiêu thụ rất chậm chạp.

Sau thời gian nghiên cứu và phát triển thêm chiếc nồi cơm điện hoàn chỉnh vào năm 1970 và đến tận tay những bà nội trợ trên toàn thế giới. Đây chính là sự nghiên cứu và thành quả của người Nhật Bản, có thể khẳng định nguồn gốc nồi cơm điện từ đất nước Nhật Bản.

Cấu tạo của nồi cơm điện ngày nay chủ yếu gồm các bộ phận: Thân nồi nằm bên ngoài cùng có tác dụng bảo vệ xong tránh bị va đập và giúp giữ nhiệt. Thân nồi được làm từ ba lớp, lớp trong cùng tiếp xúc với xoong tỏa nhiệt, lớp thứ hai là lớp sứ cách nhiệt giữ nhiệt cho nồi giúp nhiệt độ được duy trì ổn định. Lớp ngoài cùng vỏ nồi tạo tính thẩm mỹ cho chiếc nồi cơm điện. Mâm nhiệt là bộ phận rất quan trọng giúp tạo nhiệt độ khi nấu. Một mâm có các rãnh truyền nhiệt tạo nhiệt cho đáy xoong khi nấu. Xoong thường làm từ chất liệu nhẹ, chống dính giúp nấu cơm ngon hơn. Nồi cơm điện ngoài ba bộ phận chính trên còn có các bộ phận tinh vi khác như bộ điều khiển thông minh, điều khiển đồng bộ hệ thống…đều là các chức năng tự động khi cơm chín.

Khi mua nồi cơm điện chọn lựa rất quan trọng, trước tiên thu các công tắc bật mở, kiểm tra bên ngoài có rỉ sét hoặc bị trầy xước. Tốt nhất người dùng nên dùng những chiếc nồi cơm xuất xứ từ Nhật Bản sẽ đảm bảo độ an toàn và bền khi sử dụng trong nhiều năm. Với các chiếc nồi cơm điện Trung Quốc giá thành rẻ nhưng nhanh hỏng và tốn kém khi mua mới. Người tiêu dùng cũng có thể mua những chiếc nồi cơm điện xuất xứ từ Việt Nam giá thành rẻ và bền.

Một trong các yếu tố giúp sử dụng nồi cơm điện dài lâu đó là sử dụng đúng cách. Sau khi vo gạo xong nên lau sạch nước bám trên thành xoong và cả dưới đáy xoong, khi nấu chú ý lỗ thông khí trên cùng phải giữ cho thoáng khí. Lúc vo gạo phải dàn trải đều khi nấu cơm chín mới ngon, trong khi nấu không nên mở nắp nhiều. Khi cơm chín nhớ mở nắp và xới đều rồi đậy nắp lại. Sau một đến hai tháng sử dụng, người dùng nên vệ sinh định kỳ để đảm bảo nồi cơm điện hoạt động hiệu quả và sử dụng lâu dài. Cần vệ sinh ngâm vào nước ấm, chà rửa xoong nên dùng giẻ mềm lau nhẹ nhàng, không dùng vật cứng làm trầy lớp men bên trong.

Nồi cơm điện là một phát minh hữu ích của người Nhật Bản đang được ứng dụng rộng rãi trong nhiều gia đình giúp tiết kiệm thời gian và công sức rất lớn cho những người nội trợ.

Thuyết minh về chiếc nồi cơm điện - Mẫu 3

Trong thời đại hiện nay thì với cuộc sống bận rộn dường như mọi phụ nữ hay cả khi đàn ông ông vào bếp thì họ phần lớn đều không thích cảnh nấu cơm bằng củi hay ga nữa vì sẽ rất lâu và khó mà có nồi cơm ngon được. Cơm điện được dùng qua hiện tượng tỏa nhiệt của lò xo gắn ở trong nó nhờ làm nóng bởi nguồn điện nhờ vậy mà cơm có thể chín đều và ngon.

Nồi cơm điện thường được làm bằng gang, thiếp, inox… Nó gồm có hai phần chính là vỏ nồi và ruột nồi. Vỏ nồi thường được phủ nhựa để cách nhiệt, gồm có bộ phận điều khiển, ổ cắm điện, nắp nồi. Ruột nồi bên trong có một lò xo được cấu tạo rất đặc biệt, được làm để chịu lực và truyền nhiệt tốt, thành nồi được mạ kim loại để làm ấm đều xoong.

Khi sử dụng, ta chỉ cần đặt nhẹ xoong vào nồi, đậy nắp lại, găm phích điện rồi nhấn nút Cook trên bộ phận điều khiển là đã có thể sử dụng được. Một chiếc nồi cơm điện vừa nhỏ gọn, rất dễ đem theo đi xa cho những bữa picnic. Ngoài công dụng nấu cơm, nồi cơm điện còn có thể nấu cháo, luộc khoai… Thao tác sử dụng đơn giản, vừa tiết kiệm thời gian công sức. Muốn giữ nồi cơm điện bền thì không được tác dụng lực mạnh lên nồi cơm điện vì sẽ dễ làm móp méo, nên biết sử dụng đúng cách để đảm bảo độ bền của nồi cơm...

Hiện nay nồi cơm điện hiện đang là một vận dụng không thể thiếu, đối với hầu hết người tiêu dùng Việt từ nông thôn đến thành thị. Chính vì vậy mà nhu cầu tìm được một sản phẩm vừa túi tiền và có chất lượng luôn được đặt ra.

Theo tìm hiểu trên thị trường, nồi cơm điện có rất nhiều loại, những loại nồi thông dụng dùng trong gia đình thường có dung tích từ 0,6 đến 1,8 lít và được phân làm hai loại là nồi cơm điện cơ và nồi cơm điện tử, với giá khoảng từ bốn trăm nghìn đến một triệu đồng. Vì vậy, khi mua nồi cơm điện người tiêu dùng nên chú ý dung tích của nồi, để phụ thuộc vào số người trong gia đình. Ví dụ như một người ăn thì nên chọn 0,6 lít, 2 - 4 người nên chọn dung lượng nồi là 1,2 lít…

Đặc biệt đối với nồi cơm điện cơ loại nồi có rơ le tự ngắt, xuất hiện trên thị trường từ khá lâu, hoạt động dựa trên nguyên lý cơ học, khi nhiệt độ đạt đến mức nhiệt nhất định khoảng 102 độ C thì rơ le này sẽ tự ngắt và chuyển sang chức năng giữ ấm. Loại nồi này chỉ có hai chức năng: nấu chín và giữ ấm thông thường. Các loại nồi cơm điện cơ phổ biến và được nhiều người tiêu dùng lựa chọn, là các loại Panasonic, Sharp, Cuckoo….

Còn đối với nồi điện tử là loại nồi dành cho những gia đình thích hình thức đẹp và có nhiều tính năng. Bởi vì nồi cơm điện này được thiết kế với kỹ thuật khá cao, có khả năng tự điều chỉnh các chức năng nấu khác nhau, nhờ một chip điện tử đã được cài đặt sẵn các chương trình nấu nướng, hầm canh…. Với đặc thù là một nồi có nhiều tính năng hiện đại, nên loại nồi này thường có giá đắt hơn khoảng trên một triệu đồng/cái. Những loại nồi cơm điện tử phổ biến hiện nay và được nhiều người lựa chọn dùng là Tiger, Panasonic, Fuji xuất xứ Nhật…

Với những tính năng và phân tích như trên, người tiêu dùng có thể lựa chọn những sản phẩm phù hợp với sở thích và nhu cầu của từng gia đình. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của các chủ kinh doanh thì loại nồi phổ biến mà người tiêu dùng hay lựa chọn đó là nồi cơm điện cơ. Bởi giá cả phải chăng, đơn giản, có thể dùng tự động và độ bền cao, phù hợp với những gia đình có kinh tế trung bình. Riêng đối với những gia đình khá giả hơn, thích nhiều tính năng và công dụng khác nhau thì có thể dùng nồi cơm điện tử. Mẫu mã khá đa dạng và bắt mắt, tuy nhiên độ bền không được cao như nồi cơm điện cơ. Ngoài ra, thì người tiêu dùng cần lưu ý không nên chọn những loại nồi cơm quá rẻ, nhãn hiệu và xuất xứ không rõ ràng. Nguyên nhân là do những loại nồi này thường có lớp cách nhiệt rất kém, tiếp xúc giữa mâm nhiệt và đáy xoong không đều, hay nắp nồi không kín sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cơm. Đặc biệt, thời gian sử dụng không được bền.

Nhắc tới nồi cơm điện thì hầu hết đã quá quen thuộc đối với chúng ta. Chính bởi công dụng tuyệt vời của nó cũng như sự tiện lợi cũng như hiệu quả trong đời sống của con người.

Thuyết minh về chiếc nồi cơm điện - Mẫu 4

Thật dễ có thể nhận thấy được rằng chính trong những đồ vật được con người phát minh mang lại tình hữu ích cho con người phải nhắc đến nồi cơm điện. Không thể phủ nhận được rằng, chiếc nồi sử dụng điện giúp nấu cơm chín nhanh hơn, cơm ngon và không cần phải tốn thời gian theo dõi như chúng ta nấu những các bếp khác.

Theo tài liệu ghi lại thì ta biết được từ thế kỷ XX con người đã có ý định dùng điện để nấu chín gạo, tức là vào giai đoạn Âu hóa. Và ta như thấy được chính vào những năm 1940, thì lúc này ta như thấy được công ty Mitsubishi nghiên cứu và sản xuất ra nồi cơm điện sơ khai.

Và lúc này đây thì ta như thấy được chính chiếc nồi gắn thêm dây điện truyền nhiệt nhưng chưa có chức năng tự động như ngày nay. Chiếc nồi lúc này cũng như đã nhờ sức nóng truyền từ dây điện để nấu chín gạo trong nồi. Đặc biệt ta như thấy được, chính với thời kì sơ khai này chiếc nồi cơm điện phải tốn thời gian theo dõi vì vậy việc tiêu thụ rất chậm chạp biết bao nhiêu.

Thế rồi, trải qua một thời gian nghiên cứu và phát triển thêm chiếc nồi cơm điện hoàn chỉnh vào năm 1970. Chiếc nồi đầu tiên được hoàn chỉnh nó dường như cũng đã đến tận tay những bà nội trợ trên toàn thế giới. Có thể công nhận được đây chính là một sự nghiên cứu và thành quả đáng tự hào của người Nhật Bản. Thông qua đây ta cũng như đã có thể khẳng định nguồn gốc nồi cơm điện từ đất nước Nhật Bản.

Cấu tạo của nồi cơm điện mà chúng ta ngày nay chủ yếu gồm các bộ phận đó chính là thân nồi. Thân nồi thì ở bên ngoài cùng có tác dụng bảo vệ xong tránh bị va đập và giúp giữ nhiệt. Và cũng dễ nhận thấy được thân nồi được làm từ ba lớp, lớp trong cùng tiếp xúc với xoong nó dường như cũng đã được tỏa nhiệt, thế rồi ta như thấy được chính với lớp thứ hai là lớp sứ cách nhiệt giữ nhiệt cho nồi giúp nhiệt độ được duy trì ổn định. Thêm một lớp nữa đó chính là ở lớp ngoài cùng vỏ nồi tạo tính thẩm mỹ cho chiếc nồi cơm điện như chúng ta dùng như hiện nay.

Mâm nhiệt cũng được đánh giá chính bộ phận rất quan trọng giúp tạo nhiệt độ khi nấu. Dễ nhận thấy được cứ một mâm có các rãnh truyền nhiệt tạo nhiệt cho đáy xoong khi nấu. Còn đối với bộ phận xoong thường làm từ chất liệu nhẹ, chống dính giúp nấu cơm ngon hơn không bị cháy.

Nhận thấy được một chiếc nồi cơm điện ngoài ba bộ phận chính trên còn có các bộ phận tinh vi khác như bộ điều khiển thông minh, và lại còn có bộ điều khiển đồng bộ hệ thống… đều là các chức năng tự động khi cơm chín giúp người dùng tiết kiệm thời gian và công sức.

Việc lựa chọn được một chiếc nồi cơm điện phù hợp vô cùng quan trọng. Bước đầu tiên đó chính là kiểm tra và thử các công tắc bật mở, kiểm tra bên ngoài có rỉ sét hoặc bị trầy xước. Lời khuyên tốt nhất cho người dùng nên dùng những chiếc nồi cơm xuất xứ từ Nhật Bản sẽ đảm bảo độ an toàn và bền khi sử dụng trong nhiều năm.

Khi muốn nồi cơm điện bền, cần sử dụng đúng cách. Sau khi vo gạo xong nên lau sạch nước bám trên thành xoong và cả dưới đáy xoong. Đồng thời cần phải chú ý mực nước khi nấu cơm. Đặc biệt hơn bạn cũng phải nhớ đó chính là khi vo gạo phải dàn trải đều khi nấu cơm chín mới ngon và dẻo được. Còn trong khi nấu không nên mở nắp nhiều. Khi cơm chín nhớ mở nắp và xới đều rồi đậy nắp lại.

Tóm lại, ta như thấy được chính chiếc nồi cơm điện là một phát minh hữu ích của người Nhật Bản. Và nó dường như cũng đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nhiều gia đình giúp tiết kiệm thời gian và công sức rất lớn cho những người nội trợ chúng ta hiện nay.

Thuyết minh về chiếc nồi cơm điện - Mẫu 5

Với truyền thống là nghề nông nghiệp trồng lúa nước, từ lâu cơm đã trở thành một phần không thể thiếu trong bữa ăn chính của người Việt. Chính vì vậy, nồi cơm điện là một thiết bị gia dụng quan trọng trong gia đình, giúp cả nhà có một bữa cơm ngon, nhanh gọn và tiện lợi.

Nồi cơm điện ra đời cùng sự phát triển của công nghệ hiện đại nên vào những năm 1940 công ty Mitsubishi tại Nhật Bản đã nghiên cứu và sản xuất ra loại nồi cơm điện sơ khai. Sau đó, trải qua một thời gian nghiên cứu và phát triển, nồi cơm điện đã được hoàn thành vào năm 1970.

Có thể thấy nhờ có sự ra đời nồi cơm điện đã thay thế cho các loại nồi nấu bằng bếp than, bếp củi... vừa tốn nhiều thời gian lại dễ bị bụi bẩn trước kia. Cũng từ đây, khi đến được tay người tiêu dùng, những người nội trợ cũng đã tiết kiệm được rất nhiều thời gian, công sức cho việc nấu cơm.

Nồi cơm điện được thiết kế rất gọn gàng, phù hợp với không gian bếp của mỗi gia đình. Nó có một dây dẫn nguồn nhiệt, vỏ chứa, ruột nồi nấu và thiết bị cảm ứng. Phần vỏ được làm từ nhựa cứng chịu được sức nóng tốt, có nắp đậy phía trên, bên dưới có nút điều khiển và đèn báo hiệu cơm đang nấu hoặc đã chín. Xung quanh vỏ nồi còn được phủ một lớp sơn để trang trí cho nồi thêm đẹp mắt.

Vì vậy có rất nhiều loại nồi được trang trí khác nhau phù hợp với sở thích của người tiêu dùng. Ruột nồi là nơi chứa gạo, thường được làm từ kim loại. Ngày nay người ta đã cải tiến phần ruột có khả năng chống dính cao, dễ dàng tách rời phần ruột để tiện cho người dùng khi đổ gạo vào bên trong cũng như vệ sinh nồi. Ngoài ra, bên trong ruột nồi còn có khắc nổi những vạch chia đo gạo và nước để giúp chúng ta nấu cơm ngon hơn với lượng nước và gạo vừa đủ.

Là một thiết bị gia dụng phổ biến, nồi cơm điện rất dễ sử dụng. Chúng ta chỉ cần đổ nước sạch và gạo vào bên trong của ruột nồi sau đó đậy nắp, bấm nấc cảm nhiệt về vị trí ban đầu là có được một nồi cơm ngon chỉ sau khoảng 20 phút. Khi nồi cơm điện hoạt động, nhờ có dây dẫn nhiệt hỗn hợp gạo và nước sẽ được làm nóng dần, đến khi nhiệt độ đạt 100 độ C, nước sẽ chuyển sang dạng hơi nóng nên nồi cơm cũng chuyển theo sang chế độ hâm nóng để giữ nồi cơm chín ở nhiệt độ an toàn.

Để giữ cho nồi cơm được bền, người sử dụng cũng cần biết cách để bảo vệ nồi. Chúng ta nên thường xuyên vệ sinh nồi sau mỗi lần nấu cơm và trước khi nấu cơm cần lau khô đáy của ruột nồi rồi mới cho vào. Khi nấu chúng ta không nên mở nắp nồi quá nhiều cũng như để nồi ủ lâu quá mười hai tiếng đồng hồ. Đặc biệt không được để nồi gần các vị trí gần lửa dễ gây cháy nổ.

Hiện nay, có rất nhiều loại nồi cơm điện khác nhau không chỉ đa dạng về mẫu mã, hình dáng, kích thước mà còn đa dạng cả về chức năng. Ngoài chức năng nấu cơm nồi cơm điện còn tích hợp được cả chức năng hầm các món ăn, nấu cháo, nấu chè... rất tiện lợi, đáp ứng được nhu cầu hằng ngày của con người.

Có thể nói, nồi cơm điện đã trở thành người bạn thân thiết không thể thiếu trong mỗi căn bếp của gia đình Việt. Chúng ta không thể phủ nhận được những tiện ích mà nồi cơm điện đã đem đến. Chính vì vậy, chiếc nồi cơm điện đã và đang được sử dụng vô cùng rộng rãi không chỉ ở Việt Nam mà còn trên khắp cả thế giới.

Thuyết minh về chiếc nồi cơm điện - Mẫu 6

Trong thời đại khoa học công nghệ phát triển, con người đã phát minh ra nhiều sản phẩm tiện ích. Một vật dụng không thể thiếu trong căn bếp của người Việt nói riêng và người châu Á nói chung là chiếc nồi cơm điện.

Nồi cơm điện là một thiết bị gia dụng tự động dùng để làm chín cơm, một chiếc nồi cơm điện bao gồm một nguồn nhiệt, một nồi nấu, một thiết bị cảm ứng nhiệt và vỏ ngoài. Ngoài ra nó còn được trang bị thêm các chức năng và công dụng khác như cảm biến nhiệt, hấp, nướng không dầu…

Chiếc nồi cơm điện đầu tiên trên thế giới có nguồn gốc từ Nhật Bản, một quốc gia nổi tiếng với ngành công nghiệp điện tử rất phát triển và chất lượng cuộc sống của người dân rất cao. Xuất hiện trước công chúng lần đầu vào năm 1925, hơn hai thập kỷ sau, nồi cơm điện được cải tiến thành loại nồi nấu chín bằng hơi, hoạt động giống chức năng của nồi áp suất. Đến năm 1956, công ty đồ điện tử Toshiba đã cho ra mắt loại nồi cơm điện có thể tự động ngắt nguồn điện khi cơm chín để chuyển sang chế độ hâm nóng, khắc phục toàn bộ các khuyết điểm. Kể từ đó đến nay, nồi cơm điện ngày càng được hoàn thiện về kiểu dáng, kích thước, màu sắc sao cho phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng.

Xét về mặt cấu tạo, một chiếc nồi cơm điện hoàn chỉnh gồm phần vỏ, phần nhiệt, dây cắm điện và hệ thống điều khiển điện tử. Dây dẫn được thiết kế nhỏ gọn, có thể rút gọn hoặc tháo rời. Vỏ được làm bằng nhựa chuyên dụng, chịu được nhiệt độ cao và va đập mạnh. Ruột nồi làm bằng gang hoặc kim loại bền, có những vạch đều nhau phân chia lượng nước tương ứng với số lượng gạo. Phía ngoài vỏ là bảng cảm ứng điện tử có các nút phù hợp với nhu cầu của người sử dụng như nấu, hấp... Nồi cơm điện cơ thì chỉ có chức năng nấu cơm với một nút bấm duy nhất.

Nguyên lý hoạt động của một chiếc nồi cơm điện phụ thuộc vào lượng nhiệt dùng năng lượng điện truyền dẫn. Sau khi vo gạo và đổ lượng nước phù hợp, ta đặt phần lõi vào khoảng trống trong nồi, cắm dây điện và bấm nút nấu. Gạo và nước được đun sôi nhờ nhiệt điện, nước sẽ sôi và làm mềm hạt gạo, đồng thời hơi nước được nồi cơm giữ lại, áp suất ngược lại khiến hạt gạo chín đều cả trên và dưới.

Việt Nam là một nước thuần nông nghiệp. Cơm là một “món ăn” chính không thể thiếu trong cuộc sống. Chính vì vậy, việc có một chiếc nồi cơm điện trong nhà là vô cùng cần thiết. Trên thị trường ngày nay, nồi cơm điện có rất nhiều loại. Mỗi loại đều có ưu nhược điểm riêng. Chính vì vậy khi lựa chọn, mỗi người cần dựa vào nhu cầu của gia đình mình. Ngoài ra, nồi cơm điện hiện đại được trang bị thêm chức năng làm bánh, hấp cách thủy...

Bảo quản nồi cơm điện đúng cách là phương pháp giữ nồi sử dụng được lâu, bền đẹp. Khi mua nồi cơm điện, cần lựa chọn những nhãn hiệu uy tín, có thâm niên trong ngành đồ gia dụng. Chọn loại nồi kín nắp, chắc chắn, chất liệu bên bỉ, bên ngoài không bị móp, méo, trầy xước, ruột nồi không bị tróc hay vỡ nứt. Lựa chọn nồi cơm điện vừa phải đúng nhu cầu sử dụng, không mua nồi quá to hay quá bé so với diện tích căn bếp. Lau vỏ nồi và ruột nồi thường xuyên, đặc biệt chú ý khu vực thoát hơi nước do dễ dính cặn bẩn. Sau mỗi ngày đều rửa nồi gang sạch sẽ, hong khô. Trước khi cho nồi vào cắm điện phải lau sạch nước xung quanh ruột để tránh cháy.

Chiếc nồi cơm điện ở hiện tại đã có thêm rất nhiều chức năng. Chất lượng của nồi cũng được nâng cao. Một chiếc nồi cơm điện tốt sẽ sử dụng được rất lâu, vì vậy, nên lựa chọn một chiếc nồi chất lượng với giá thành phù hợp, thay vì tiếc tiền mua một chiếc tạm bợ, kém an toàn.

Như vậy, nồi cơm điện đã trở thành vật dụng vô cùng quan trọng trong cuộc sống của con người, đặc biệt là ở Việt Nam.

Thuyết minh về chiếc nồi cơm điện - Mẫu 7

Khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển, nhiều phát minh được con người tạo ra nhằm phục vụ các nhu cầu trong cuộc sống. Một trong số đó phải kể đến chiếc nồi cơm điện.

Nồi cơm điện được hiểu đơn giản là một thiết bị gia dụng tự động, được thiết kế để nấu cơm bằng cách hấp hơi gạo. Nồi cơm điện có nguồn gốc từ đất nước Nhật Bản. Ý tưởng ban đầu dùng điện để nấu cơm xuất hiện lần đầu tiên vào những năm giữa thập niên 1920. Khoảng 20 năm sau, một công ty điện tử cho ra đời thành công loại nồi cơm điện làm chín cơm nhờ chuyển năng lượng điện thành năng lượng hơi. Nhưng, vấn đề nằm ở chỗ, chiếc nồi này yêu cầu người dùng phải chú ý theo dõi từ khi bật công tắc nấu cho đến lúc cơm được nấu xong - đây chính là nhược điểm lớn nhất của chiếc nồi cơm điện này. Đến năm 1956, công ty Toshiba của Nhật Bản đã cải tiến và khắc phục nhược điểm rồi từ đó cho ra đời một sản phẩm hợp lý hơn.

Cấu tạo của một chiếc nồi cơm điện gồm có: gồm dây dẫn nguồn nhiệt, vỏ chứa, ruột nồi nấu và thiết bị cảm ứng nhiệt. Dây dẫn dùng để dẫn điện từ nguồn vào nồi. Vỏ nồi cơm điện thường làm bằng nhựa chịu sức nóng tốt, thường có nắp để đậy lại. Trên nắp nồi có một lỗ nhỏ để thoát hơi ra ngoài. Ruột nồi nằm bên trong, thường làm từ kim loại bền, chống dính cao. Trên ruột có các mức nước được kẻ thành vạch, dựa vào đó mà chọn lượng nước phù hợp với gạo để cơm ngon hơn. Thiết bị cảm ứng là thiết bị điện tử, đo nhiệt độ của nồi và kiểm soát nhiệt lượng, báo hiệu tình trạng nồi cơm. Ngoài ra, một chiếc nồi cơm điện hoàn chỉnh sẽ còn có nhiều phụ kiện khác. Ngày nay, xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu sử dụng của con người cũng thay đổi. Nhiều chiếc nồi cơm điện được sản xuất không chỉ nấu cơm. Mà nó còn phục vụ với nhiều mục đích khác.

Nguyên lý họa động của một chiếc nồi cơm điện như sau: Để nấu cơm, cho gạo và nước sạch vào ruột nồi trước, chọn nấc cảm ứng nhiệt về vị trí nấu. Trong thời gian nấu, nước và gạo được làm nóng với toàn bộ công suất nhờ một dây dẫn điện tạo ra. Khi đạt đến nhiệt độ 100 °C, nước sẽ chuyển từ lỏng sang dạng hơi, thoát ra theo lỗ thông của vỏ nồi. Nhiệt độ cao tạo ra sẽ nấu chín gạo, đèn báo chuyển chế độ thì kết thúc nấu. Thông thường, sau đó nồi cơm điện sẽ chuyển sang chế độ "hâm nóng" để tiết kiệm năng lượng, giữ cơm đã chín ở nhiệt độ an toàn, tự động ngắt nguồn điện.

Cuộc sống hằng ngày của con người cần bổ sung một lượng tinh bột cần thiết có từ cơm. Vậy nên, trong bất cứ một gia đình nào, chiếc nồi cơm điện đã trở thành một vật dụng không thể thiếu. Nhờ có chiếc nồi cơm điện mà con người đã tiết kiệm thời gian, công sức hơn rất nhiều trong công việc nội trợ so với trước đây.

Trên thị trường hiện nay, nồi cơm điểm có rất nhiều mẫu mã. Một số hãng nồi cơm điện phổ biến ở Việt Nam như: Sunhouse, Sharp, Happycook, Hitachi, Toshiba, Kangaroo… Khi sử dụng nồi cơm điện, chúng ta cần lưu ý thường xuyên lau chùi, giữ cho lỗ thông hơi trên vỏ sạch sẽ, thoáng. Không mở nắp quá nhiều khi nồi đang nấu để tiết kiệm điện. Cũng không nên để cơm chín quá 12 giờ mà không dùng, không rút điện gây hại cho nguồn điện…

Nồi cơm điện có một vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của con người. Trong tương lai, dù cuộc sống có ngày càng trở nên hiện đại, nhưng nó vẫn là một vật dụng quan trọng của con người.

Thuyết minh về chiếc nồi cơm điện - Mẫu 8

Khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển, cuộc sống của con người cũng ngày càng hiện đại hơn. Với sự bao phủ của các thiết bị điện tử thông minh, đời sống được cải thiện bởi những phát minh mới. Một trong những phát minh hữu ích cho đời sống sinh hoạt là chiếc nồi cơm điện.

Nồi cơm điện đến với loài người từ đất nước công nghệ phát triển vượt bậc - Nhật Bản. Ý tưởng về việc dùng điện để nấu cơm xuất hiện lần đầu tiên vào những năm giữa thập niên 1920. Khoảng 20 năm sau, một công ty điện tử cho ra đời thành công loại nồi cơm điện làm chín cơm nhờ chuyển năng lượng điện thành năng lượng hơi. Tuy nhiên, chiếc nồi này yêu cầu người dùng phải chú ý theo dõi từ khi bật công tắc nấu cho đến lúc cơm được nấu xong, khá bất tiện. Năm 1956, công ty Toshiba (Nhật Bản) cải tiến và khắc phục nhược điểm đó, cho ra đời một chiếc nồi thuận tiện sử dụng hơn. Theo đó, hơn bảy trăm chiếc nồi cơm điện được đưa ra thị trường và có mặt trong nhà bếp của các bà nội trợ trên toàn thế giới.

Nồi cơm điện bao gồm dây dẫn nguồn nhiệt, vỏ chứa, ruột nồi nấu và thiết bị cảm ứng nhiệt. Dây dẫn dùng để dẫn điện từ nguồn vào nồi. Vỏ nồi cơm điện thường làm bằng nhựa chịu sức nóng tốt, thường có nắp để đậy lại. Trên nắp nồi có một lỗ nhỏ để thoát hơi ra ngoài. Ruột nồi nằm bên trong, thường làm từ kim loại bền, chống dính cao. Trên ruột có các mức nước được kẻ thành vạch, dựa vào đó mà chọn lượng nước phù hợp với gạo để cơm ngon hơn. Thiết bị cảm ứng là thiết bị điện tử, đo nhiệt độ của nồi và kiểm soát nhiệt lượng, báo hiệu tình trạng nồi cơm. Một chiếc nồi hoàn chỉnh sẽ có thêm nhiều phụ kiện khác.

Theo sự phát triển và nhu cầu của từng thời đại mà nồi cơm điện lại được thiết kế theo kiểu mã, chức năng khác nhau. Hiện nay, nhiều loại nồi cơm điện phức tạp được phát minh có nhiều cảm biến hơn và đa chức năng hơn. Những chiếc nồi đơn giản thì có nút bật, chỉ để nấu cơm. Hiện đại hơn, sẽ có cả bảng chức năng cảm ứng, muốn dùng chức năng nào thì chọn nút đó.

Nguyên lý hoạt động của nồi cơm điện khá đơn giản. Để nấu cơm, cho gạo và nước sạch vào ruột nồi trước, chọn nấc cảm ứng nhiệt về vị trí nấu. Trong thời gian nấu, nước và gạo được làm nóng với toàn bộ công suất nhờ một dây dẫn điện tạo ra. Khi đạt đến nhiệt độ 100 °C, nước sẽ chuyển từ lỏng sang dạng hơi, thoát ra theo lỗ thông của vỏ nồi. Nhiệt độ cao tạo ra sẽ nấu chín gạo, đèn báo chuyển chế độ thì kết thúc nấu. Thông thường, sau đó nồi cơm điện sẽ chuyển sang chế độ “hâm nóng” để tiết kiệm năng lượng, giữ cơm đã chín ở nhiệt độ an toàn, tự động ngắt nguồn điện.

Nồi cơm điện đã trở thành vật dụng quen thuộc không thế thiếu trong mỗi gia đình. Nó giúp chúng ta tiết kiệm thời gian đun nấu mà lại có những bát cơm dẻo ngon. Không những thế, nồi cơm điện còn có nhiều chức năng như hấp, nấu cháo, làm bánh, hầm... Chỉ với một chiếc nồi, chúng ta có thể làm bất cứ món gì mình muốn. Nó giống như cầu nối gắn kết cả gia đình với những bữa cơm đầm ấm sum họp.

Trong quá trình sử dụng, cần biết cách để giữ cho nồi bền. Ngay khi đi chọn mua, bạn nên cắm điện thử ngay tại nơi bán, kiểm tra các nút nấu có hoạt động chính xác hay không. Kiểm tra cả trong lẫn ngoài đảm báo nồi không bị trầy xước bên ngoài và ruột men bên trong tráng chống dính không bị bong tróc. Trước khi cho ruột vào nấu, nên lau khô mặt ngoài của ruột nồi. Thường xuyên lau chùi, giữ cho lỗ thông hơi trên vỏ sạch sẽ, thoáng. Không mở nắp quá nhiều khi nồi đang nấu để tiết kiệm điện. Ngoài ra, không nên để cơm chín quá 12 giờ mà không dùng, không rút điện gây hại cho nguồn điện. Thường xuyên lau chùi vỏ nồi và vệ sinh ruột nồi đúng cách để bảo vệ lớp men chống dính. Sử dụng đúng chức năng có ở nồi. Nếu nồi chỉ dùng để nấu cơm, không xào nấu để giữ tuổi thọ của nồi. Chiếc nồi cơm điện có sử dụng tốt được lâu hay không là nhờ vào cách bảo quản của người dùng.

Với sự phát triển tốc độ của kỹ thuật số, giống như nhiều thiết bị, vật dụng khác, nồi cơm điện cũng được cải tiến từng ngày. Nồi cơm điện đi vào đời sống sinh hoạt, có mặt ở khắp thế giới và trở thành một phần trong cuộc sống của con người.

Thuyết minh về chiếc nồi cơm điện - Mẫu 9

Ngày nay, cuộc sống ngày càng trở nên công nghiệp, nồi cơm điện đã trở thành đồ dùng không thể thiếu trong gia đình Việt. Bà nội trợ không còn nhiều thời gian để dành cho việc vào bếp, nấu ăn cho gia đình. Công nghệ đang dần hiện đại hơn, đáp ứng được nhu cầu nấu ăn nhanh chóng và ngon miệng của chúng ta ngày nay. Cấu tạo nồi cơm điện cũng dần phức tạp hơn, đa tính năng hơn – phụ giúp hơn nữa bà nội trợ gia đình trong công việc nấu nướng.

Trong lịch sử phát triển của, nồi cơm điện chỉ đơn giản là nấu, bạn sẽ phải tự tắt bếp khi cơm chín, đảo hâm cơm. Nhưng ngày nay nồi cơm điện dần phức tạp hơn, nhiều chức năng hơn. Bạn chỉ cần vo gạo sẵn và để vào nồi, nồi sẽ tự động nấu và chuyển chế độ khi cần thiết, ngoài ra những nồi cơm điện thông minh ngày nay còn có chức năng hẹn giờ, điều khiển tự động có khả năng kết nối thiết bị từ xa. Bạn sẽ chỉ cần từ văn phòng hoặc từ bất cứ nơi đâu có internet bạn đã có thể điều khiển chiếc nồi nấu cơm theo ý muốn.

Về cơ bản, nồi vẫn hoạt động theo nguyên lý đun gạo để gạo chín thành cơm. Cấu tạo nồi cơm điện gồm các bộ phận chính:

Thân nồi: có tác dụng bảo vệ xong tránh bị va đập đồng thời cũng là bộ phận giữ nhiệt giúp câm được ấm. Với những nồi ngày nay, thân nồi thường có 3 lớp lớp trong cùng tiếp xúc với xong có tác dụng tỏa nhiệt tạo sức ấm đều cho xong. Lớp thứ 2 là lớp sứ cách nhiệt, sẽ là bộ phận quan trọng giữ nhiệt cho nồi. Lớp ngoài cùng là lớp vỏ nồi, mang lại vẻ đẹp cho chiếc nồi, thường được làm từ thép chống gỉ, chịu nhiệt.

Mâm nhiệt: Đây là bộ phận chính tạo nhiệt độ nấu ăn cho nồi cơm. Một mâm điện đạt tiêu chuẩn cần phải có các rãnh truyền nhiệt, giúp truyền đều nhiệt dưới đáy xong. Giúp cơm được chín đều. Mâm nhiệt được thiết kế bám sát xoong tạo nên hiệu suất nấu cơm cao hơn.

Cuối cùng là xoong, xoong là bộ phận nấu cơm trực tiếp, thiết kế xoong ngày nay có nhiều thay đổi. Xoong nhẹ hơn, được làm từ hợp kim nhôm, nhẹ hơn, chịu nhiệt tốt hơn.

Ngoài ra, xoong còn được phủ lớp chống dính giúp cơm nấu không bị dính nồi, hạt cơm sẽ đều hơn và bạn dễ dàng cọ rửa, lau chùi.

Nồi cơm điện ngày nay còn được trang bị thêm những thiết bị hiện đại như: kết nối thiết bị ngoại vi, bộ điều khiển thông minh, điều khiển đồng bộ cùng hệ thống. Những nồi cơm điện này sẽ tự động báo khi cơm chín, tự động bật tắt theo thiết đặt của người dùng.

Từ khóa » Nồi Cơm điện Có Từ Khi Nào