Sư Sãi Và đồng Bào Dân Tộc Khmer Bạc Liêu đón Mừng Tết Cổ Truyền ...
Có thể bạn quan tâm
Nghi thức Tắm tượng Phật trong ngày tết
Chôl Chnăm Thmây của sư sãi và đồng bào Phật tử Khmer
Hàng năm cứ đến trung tuần tháng Tư dương lịch, các vị sư sãi 22 chùa Phật giáo Nam tông Khmer và đồng bào dân tộc Khmertrong tỉnh nô nức đón mừng ChôlChnămThmây (vào năm mới) còn gọi là Tết “chịu tuổi” của dân tộc mình. Tết diễn ra trong 03 ngày (từ ngày 14,15 và 16 tháng 4 dương lịch), theo thông lệ hằng năm những ngày này đồng bào dân tộc Khmer tập trung vào chùa. Tại chùa các vị sư sãi tổ chức lễ với những nghi lễ, ý nghĩa khác nhau. Ngày thứ nhất có tên gọilà “Sang-kran”; ngày thứ hai gọilà “Wana-bot”, ngày thứ ba gọilà “Lơn-sắtk”. Gần đếnngày Tết các vị chức việc, như: “A-Cha, Ban Quản trị”, quy tựu các con em Phật tử, mọi người cùng với vị sư tập trung dọn dẹp, trang trí, sơn phết lạingôi chùa với nhiều màu sắc sặc sỡ rất đẹp.
Riêng nhà các gia đình đồng bào dân tộc Khmer nào cũng tập trung ăn mặc đẹp, mọi nhà đều sửa sang, quét dọn, trang trí lại, chuẩn bị đồ ăn, thức uống, bánh trái, hoa quả, cá thịt… tất cả đều sẵn sàng đầy đủ cho những ngày Tết. Cho dùgia đình giàu hay nghèo đều không thể thiếu được Num-Chrụt (bánh tét),Num-tean (bánh ít) và Num-Kha-Nhây (bánh gừng)… các loại bánh này tượng trưng cho sự no ấm, làm ăn thịnh vượng, được mùa của người Khmer,dùng để cúng trên bàn thờ ông bà tổ tiên; dùng làm lễ vật đi chùa và để tiếp khách trong những ngày Tết.
Giao thừa năm nay diễn ra (lúc 14h 01 phút, ngày 13/4/2015) mọi nhà đều thắp nhang đèn, hoa quả, ly nước ướp hương hoa… cúng trên bàn thờ trước sân nhà để tiễn vị Chư thiên cũ (Khmer gọi là Thần Têu-va-đa) và rước vị Thần Têu-va-đa mới xuống cai quản đất đai, thổ trạch. Đồng bào dân tộc Khmer tin rằnghàng năm Thần Têu-va-đađều luân phiên nhau xuống một vị để cai quản dương thế trong một năm.Cho nên, đồng bào dân tộc Khmer rất tôn kính, ngưỡng mộ và trong giờ phút giao thừa mọi người ngồi xếp chân trước bàn thờ sân nhà, khấn vái để vị Thần Têu-va-đa năm mới ban phước lành cho cả gia đình trong năm.
Sángngày Tết thứ nhất 14/4/2015 gọi là ngày “Chôl Sang-kran Thmây”, mọi ngườiăn mặc đẹp, đem theo nhang, đèn, phẩm vật đến chùalàm lễ rước đại lịch (Ma-ha-sang-kran). Maha sang-kran đặt trong khay sơn son thếp vàng đưa lên kiệu khiêng, theo sự hướng dẫn của các vị A-Cha, Ban Quản trị, đồng bào Phật tử Khmer mọi người đứng xếp hàngđiquanh chánh điện ba vòng, sau đó vào bên trong chánh điện mọi người cùng Tụng kinh lễ bái Tam bảo để chào mừng năm mới. Đến đêm những người Phật tử lớn tuổi vân tậptrong ngôi giảng đường hoặc chánh điện nghe sư thuyết pháp, còn lớp thanh thiếu niên nam, nữ trẻ tuổi thì ra sân chùa tổ chức các trò chơi dân gian và xem văn nghệ truyền thống như múa Rom vong, Rô băm, Du kê, xem phim ảnh.
Ngày Tết thứ hai 15/4/2015 gọi là ngày “Wanabot”, sáng mọi người làm lễ dânghuê ẩm thực đến các vị sư, đến chiều thì đắp những núi cát (gọi Puôn-Panum-Khsách) thành nhiều ngọn núi nhỏ theo tám hướng và một núi ở trung tâm, tượng trưng cho sự bền vững của vũ trụ. Tục lệ này dẫn đến tích truyện lâu đời… và cho Phật tử thắp hương cầu cho các nghiệp chướng từ kiếp trước đã tạo để tai qua nạn khỏi, bệnh tật tiêu trừ trong năm và cầu phúc theo sự ước nguyện của mình.
Ngày Tết thứ ba16/4/2015 gọi là “Lơn-sắtk” là ngày có rất nhiều ý nghĩa quan trọng đối với đồng bào Khmer, buổi sáng mọi ngườiđến chùa dâng huê ẩm thực đến sư, các vị sư cùng mọi người tắmcác tượng Phật, giữa trưa cùng ngày, A-Cha, Ban Quản trị đại diện đồng bào Phật tử Khmer tác bạch Cung thỉnh các vị sư làm lễ cầu siêu (Khmer gọi là Băng-Sa-Kôl) nhằm để hồi hướng phước đến vong linh những người đã mất có quan hệ quyết thống với mình, nhất là những người có công tạo lập, các vị sư sãi quá cố đã hy sinh vì Đạo pháp dân tộc, các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì Quốc gia dân tộc.
Các vị sư sãi mở khóa kinh cầu an, cầu siêu hồi hướng phước
an lành đến đồng bào Phật tử Khmer trong ngày Tết Chôl Chnăm Thmây
Đến vào buổi chiều đồng bào Khmer mọi người đều Cung thỉnh sư đến gia đình Tụng kinh cầu siêu cho bàn thờ tổ tiên và những mộ phạm vi gia tộc mình thể hiện lòng thành kính tri ân đến tổ tiên, ông bà đã quá cố trong năm. Chùa Phật giáo Nam tông Khmer là nơi sinh hoạt văn hóa, là chỗ dựa tinh thần, là nơi tín ngưỡng tôn nghiêm nhất dành cho cả cộng đồng. Nên bất kỳ tổ chức cuộc lễ, hay tết của đồng bào dân tộc Khmercũng đều được diễn ra hoặc kết thúc tại chùa. Trong những ngày Tết, một số chùa có đông đồng bào dân tộc Đoàn Nghệ thuật Tổng hợp Khmer Bạc Liêu đến diễn xuất các tuồng cổ truyền thống để phục vụ, còn lại các chùa đều có tổ chức tiết mục văn nghệ, nhạc ngũ âm, trò chơi vui dân gian, để cho nam, nữ thanh thiếu niên con em đồng bào dân tộc Khmer vui chơi ca hát thỏa thích tại sân chùa.
Tết Chôl Chnăm Thmây là dịp để mọi người gặp gỡ nhau chia phúc, chúc mừng, thăm hỏi, bàn bạc, trao đổi kinh nghiệm về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Những ngày Tết này đã làm cho 3 dân tộc “Kinh, Khmer, Hoa” luôn gắn chặt tình làng nghĩa xóm và với tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc. Bên cạnh đó, Tết Chôl Chnăm Thmây còn là dịp để đồng bào dân tộc Khmer gửi gắm ước mơ hạnh phúc, ý thức hướng thiện và lòng báo ân với tổ tiên, ông bà, cha mẹ của mình trong năm.
Đào Sơn - Ủy banMTTQVN tỉnh
Từ khóa » Sư Tụng Kinh Khmer
-
Tụng Kinh Tiếng Pali Và Khmer Phật Giáo Nam Tông ... - YouTube
-
Kinh Phật Trên Lá Buông | HGTV - YouTube
-
Đọc Kinh Cầu An Cho Gia Đình Buổi Sáng - YouTube
-
Hội Nghị Chuyên đề Phật Giáo Nam Tông Khmer Lần Thứ VIII Tại Cà ...
-
នមាស្សការ Nghe Kinh Phật, Tho Khmer BUDDHA - YouTube
-
Sư Nhỏ Tụng Kinh Pali - Phật Pháp Chùa Khmer Sóc Trăng - YouTube
-
Nghe Tụng Kinh Cầu An Pali - Nghe Kinh Phật, Tho Khmer - YouTube
-
Chủ Tịch Nước Nguyễn Xuân Phúc Chúc Mừng Tết Cổ Truyền Chôl ...
-
Tổ Chức Lễ Kathina Chu đáo, Trang Nghiêm Phù Hợp Với Tình Hình ...
-
Nghi Thức Tắm Phật Tại Chùa Candaransi - Lễ Hội
-
Đồng Bào Khmer Rộn Ràng đón Tết Chol Chnam Thmay
-
Vị Trí, Vai Trò Của Phật Giáo Nam Tông Khmer ở Tây Nam Bộ
-
Lễ Cầu An (người Khmer) – Wikipedia Tiếng Việt