Sự Sụp đổ Của Chế độ Bản Vị Vàng Cổ điển - 123doc

  1. Trang chủ >
  2. Kinh tế - Quản lý >
  3. Tài chính - Ngân hàng >
Sự sụp đổ của chế độ bản vị vàng cổ điển: Chế độ bản vị vàng mới:

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (361.58 KB, 29 trang )

Nước Anh, nước tư bản công nghiệp đầu tiên trên thế giới đã bỏ qua chế độ song bản vị mà đi thẳng từ chế độ bản vị bạc sang chế độ bản vị vàng từ cuối thế kỉ XVIII.Từ năm 1870 Đức cũng chuyển từ song bản vị sang bản vị vàng. Đến cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX để phù hợp với sự phát triển nhanh chóng củathời đại cơng nghiệp hóa, hầu hết các nước tư bản châu Âu và Bắc Mỹ cũng đã chuyển sang chế độ bản vị vàng. Trong khi trên một phần lớn diện tích thế giới ở cả ba châulục: Á, Phi, Mỹ Latinh, các nước chậm phát triển vẫn duy trì chế độ bản vị bạc. Ở Việt Nam, mãi đến năm 1931, Ngân hàng Đông Dương mới chuyển sang chế độbản vị vàng nhưng là chế độ bản vị vàng cắt xén.

b. Đặc điểm:

 Chế độ bản vị vàng cổ điển có 3 đặc điểm cơ bản sau đây: Mọi người được tự do đúc tiền vàng theo tiêu chuẩn giá cả do Nhà nước quy định.Tiền giấy được tự do đổi lấy vàng theo giá trị ghi trên giấy, từ đó hình thành tỷ giá hối đối giữa các quốc gia. Ví dụ, trước chiến tranh thế giới 1USD có thể đổi được gần120 lượng vàng, 1GBPcó thể đổi được gần 14 lượng vàng, nên tỷ giá hối đối giữa GBP và USD là gần 5 đơla.Vàng được tự do luân chuyển giữa các nước, nghĩa là vàng vừa là tiền tệ quốc gia, vừa là tiền tệ quốc tế. Với những đặc trưng trên, chế độ bản vị vàng cổ điển có tác dụng tích cực đối với sự phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa:- Thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của nền sản xuất Tư bản chủ nghĩa - Góp phần thúc đẩy sự phát triển của hệ thống tín dụng Tư bản chủ nghĩa- Tạo điều kiện phát triển ngoại thương  Tuy nhiên, chế độ bản vị vàng cũng có những hạn chế của nó như:- Chính phủ các nước khơng còn kiểm sốt được chính sách tiền tệ của mình vì lượng cung ứng tiền tệ của nước đó được xác định bởi các luồng vàng được di chuyểngiữa các nước. - Chính sách tiền tệ trên toàn thế giới bị chi phối rất lớn bởi việc sản xuất vàng vàviệc phát hiện các mỏ vàng. Khi lượng vàng đủ cho lưu thơng thì nền kinh tế phát triển tốt, khơng có lạm phát. Nhưng nếu lượng vàng cung ứng không ngăn nhịp với tốc độtăng trưởng kinh tế sẽ làm giá cả hàng hóa sụt giảm, ngược lại nếu lượng cung ứng tiền vàng quá lớn sẽ làm giá cả hàng hóa tăng lên.

c. Sự sụp đổ của chế độ bản vị vàng cổ điển:

Nguyên nhân sâu xa dẫn tới sự sụp đổ của chế độ bản vị vàng cổ điển chính là những hạn chế trong chính bản thân nó. Từ đầu thế kỉ XX, để chuẩn bị chiến tranh và cảtái thiết sau chiến tranh, họ mua q nhiều hàng hóa, vũ khí đến mức khơng còn đủ vàngđể trả và phải phát hành tiền giấy nhiều hơn là giới hạn được bảo đảm bằng vàng, đặt cược vào kết cục chiến tranh và thu bồi thường chiến tranh như nước Đức đã làm trongChiến tranh Pháp- Phổ 1870. Đầu tiên, chính phủ các nước lớn ra sức tích trữ vàng, đình chỉ đổi tiền ngân hàng lấy vàng, đình chỉ xuất khẩu vàng, thực hiện chế độ bảo hộ mậudịch... Chẳng hạn như Ngân hàng Anh không đổi tiền ra vàng kể từ năm 1914. Cho đến cuối Thế chiến, nước Anh ban hành hàng loạt các quy định sử dụng “tiền luật định” nhưnộp thuế, trả trợ cấp xã hội, thu chi chính phủ… Tuy nhiên, hiệu quả của các chính sách ấy khơng như mong muốn vì các chính phủ phải chi tiêu quá nhiều. Lượng tiền mặt in raquá nhiều làm xuất hiện lạm phát với quy mô khủng khiếp, như siêu lạm phát ở Đức với tỷ lệ lạm phát 1000 và sau 2 năm giá cả hàng hóa tăng 30 tỷ lần. Bên cạnh đó, luồngvàng di chuyển giữa các nước không đồng đều, 23 lượng vàng trên thế giới tập trung vào 5 nước lớn là Anh, Mỹ, Pháp, Đức, Nga, còn dự vàng các nước khác sụt giảmnghiêm trọng làm mất khả năng chuyển tiền giấy ra vàng. Chế độ bản vị vàng cổ điển sụp đổ, sau hơn 40 năm đem lại sự thịnh vượng cho các nước.

1.3. Chế độ bản vị vàng mới:

Cùng với sự sụp đổ của chế độ bản vị vàng cổ điển, lưu thông tiền tệ giữa các nước gặp nhiều khó khăn. Để có một chế độ tiền tệ ổn định, hàng loạt các cố gắng củacác nước trong thập niên 1920 để quay trở lại bản vị vàng mà đi đầu là Mỹ năm 1919. Ở Anh quốc, với sự tư vấn của các nhà kinh tế học bảo thủ, đồng bảng trở lại bản vị vàngnăm 1925 dưới thời Bộ trưởng Tài chính Winston Churchill dù ơng làm việc này một cách miễn cưỡng. Bất kể giá vàng cao hơn và lạm phát nghiêm trọng sau Thế chiến thứnhất chấm dứt chế độ bản vị vàng, Churchill đã trở lại bản vị vàng mức trước chiến tranh. Trong 5 năm từ 1920 đến 1925, giá vàng bị hạn xuống dần tới mức trước chiếntranh,đồng nghĩa với nó là giảm phát của nền kinh tế. Tiếp theo đó là Thụy Sĩ, Pháp và các quốc gia Bắc Âu khác cũng lần lượt khôi phục lại chế độ bản vị vàng.Tuy nhiên, hầu hết các nước lúc bấy giờ không còn đủ vàng để chế độ bản vị vàng theo kiểu cổ điển mà phải thực hiện chế độ bản vị vàng mới, khơng trọn vẹn hay còn gọilà chế độ bản vị vàng bị cắt xén. Chế độ bản vị vàng mới bao gồm chế độ bản vị vàng thoi và chế độ bản vị hối đoái vàng.GBP đến Ngân hàng Anh để đổi Những nước có lượng dữ trữ vàng hạn chế thì thực hiện chế độ bản vị hối đoáivàng, tức là chuyển đổi gián tiếp lấy vàng thoi thơng qua quan hệ hối đối với đồng GBP. Các nước muốn có vàng thoi phải bán hàng cho Anh đổi lấy GBP bằng giấy hoặcGBP trong tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Anh, rồi từ đó sẽ chuyển đổi ra vàng thoi. Ngân hàng Anh trở thành trung tâm tài chính, tiền tệ, tín dụng và thanh tốn quốc tế củatồn thế giới, London trở thành thị trường vàng và ngoại hối lớn nhất thế giới. Ngay từ khi ra đời, chế độ bản vị vàng mới đã bộc lộ tính chất khơng ổn định nênkhi cuộc đại khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 bùng nổ đã thật sự phá sập hệ thống tiền tệ dựa trên bản vị vàng thoi và bản vị hối đối vàng. Đến đây, chế độ bản vịvàng mới hồn tồn sụp đổ dưới mọi hình thức.

1.4. So sánh chế độ bản vị vàng cổ điển và chế độ bản vị vàng mới:

Xem Thêm

Tài liệu liên quan

  • VAI TRÒ CỦA VÀNG VÀ SO SÁNH VỚI TIỀN ĐỒNGVAI TRÒ CỦA VÀNG VÀ SO SÁNH VỚI TIỀN ĐỒNG
    • 29
    • 1,315
    • 4
Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(429 KB) - VAI TRÒ CỦA VÀNG VÀ SO SÁNH VỚI TIỀN ĐỒNG-29 (trang) Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Chế độ Bản Vị Vàng Sụp đổ