Sự Thật Việc Trị Bệnh Bằng Phương Pháp 'hỏa Trị Liệu' - Công An

Mới đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng lan truyền clip trị liệu bằng lửa. Theo đó, một người nằm trên giường ở một cơ sở spa được trùm mấy lớp khăn và được nhân viên spa tưới cồn đốt lửa cháy phừng phực. Không ít người hoang mang vì ngọn lửa có thể gây phỏng cho người nằm dưới lớp khăn.

Các chuyên gia y tế đã có những chia sẻ sự thật việc trị bệnh bằng phương pháp 'hỏa trị liệu'. Phương pháp này chỉ có hiệu quả với một số bệnh cụ thể, chứ không phải chữa “bách bệnh” như quảng cáo trên mạng.

Hỏa trị liệu không phải là phương pháp mới

TS BS Trương Thị Ngọc Lan, Phó Viện trưởng Viện Y dược học dân tộc TP.HCM cho biết, phương pháp này không mới và có tên gọi là hỏa trị liệu đã được Bộ Y tế cấp phép cho Bệnh viện Châm cứu Trung ương triển khai thực hiện và đào tạo phương pháp này.

Kĩ thuật hỏa liệu là một loại chữa trị chăm sóc Đông y, sử dụng sức nóng đốt cồn để thúc đẩy sự hấp thu xuyên qua da của Đông dược, kết hợp với xoa bóp bấm huyệt bằng tinh dầu thảo dược, đạt được mục đích trị liệu đối với nhiều bệnh tật có tính hàn (lạnh) như: Đau thắt lưng, đau vai gáy, viêm mũi dị ứng, viêm đại tràng, viêm khớp gối.

Kĩ thuật hỏa liệu là một loại chữa trị chăm sóc Đông y, sử dụng sức nóng đốt cồn để thúc đẩy sự hấp thu xuyên qua da của Đông dược, đạt được mục đích trị liệu đối với nhiều bệnh tật như: viêm cột sống dính khớp, đau phong thấp, đau thần kinh, đau eo lưng, đau gân cơ, bệnh cột sống cổ,.... Ảnh: NĐ

Theo BS Lan, sở dĩ hỏa liệu pháp có thể dùng để phòng trị bệnh nguyên nhân chủ yếu chính là ở 'hỏa tính ôn nhiệt-ấm nóng'.

Hỏa trị liệu có thể đơn độc điều trị, nhất là trong những trường hợp bệnh lý cấp tính như cảm, viêm mũi dị ứng cấp tính, đau đầu do hàn cấp tính. Hỏa trị liệu cũng có thể kết hợp với nhiều phương pháp điều trị khác như các phác đồ điều trị Tây y, các phương pháp dùng thuốc y học cổ truyền, các phương pháp không dùng thuốc y học cổ truyền như châm cứu, xoa bóp,... để làm tăng thêm tác dụng điều trị của phương pháp này.

Theo BS Lan, xem hỏa trị liệu là phương pháp chữa bách bệnh hoặc sợ hãi vì cảm giác như ngọn lửa có thể làm bệnh nhân bị bỏng nặng đều sai lầm. Một nghiên cứu cho thấy, nếu làm đúng quy trình kỹ thuật, hỏa trị liệu là phương pháp rất an toàn. Trong một thống kê với 94 trường hợp dùng hỏa trị liệu, nhiệt độ cao nhất khoảng 44,8 độ C, không có trường hợp nào bị bỏng.

Làm không đúng cách có thể tổn thương cơ thể

TS BS Trương Thị Ngọc Lan chia sẻ, hỏa là nguồn của động lực, sức nóng truyền đến kinh lạc, có thể ôn thông khí huyết. Tuy nhiên, nếu sử dụng không xác đáng có thể đổ quá nhiều mồ hôi mà làm tổn thương tân dịch. Do đó, hỏa tuy có thể trị bệnh, nhưng làm không đúng cách có thể dẫn đến tai hại, tổn thương cơ thể người.

Khi nhiệt độ tăng quá cao sẽ nảy sinh rủi ro phỏng thương, nhiệt độ quá thấp ảnh hưởng hiệu quả điều trị, 44 độ C là trị số giáp ranh nhiệt độ phỏng thương.

Tuy nhiên, nếu áp dụng hỏa trị liệu đốt người bệnh ở nhiệt độ 44 độ C liên tục trong 6 giờ sẽ dẫn đến bỏng; nếu nhiệt độ lên đến 49 độ C kéo dài chỉ trong 3 phút cũng dẫn đến bỏng. Do đó, chữa bệnh bằng hỏa trị liệu phải được bác sĩ có bằng cấp thực hiện.

BS Nguyễn Tuyết Mai, Trưởng đơn vị Hỏa trị liệu Bệnh viện Châm cứu Trung ương, người có nhiều kinh nghiệm trong điều trị bệnh bằng phương pháp Hỏa trị liệu cho biết thêm, hỏa trị liệu đơn giản, thuận tiện, chi phí thấp, hiệu quả cao, hỗ trợ và điều trị một số chứng bệnh có tính hàn.

Tuy nhiên, hỏa trị liệu cũng có một số tác dụng không mong muốn như: Bỏng do tiếp xúc với nhiệt, mất nước và điện giải, kích ứng da hoặc dị ứng với tinh dầu. Do đó, đòi hỏi kỹ thuật viên phải được đào tạo bài bản và có nhiều kinh nghiệm thực hành để xử lý tình huống ngoài dự liệu.

Hỏa trị liệu cũng giống như các kỹ thuật điều trị y học cổ truyền khác, có tính an toàn khi tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật, các chỉ định và chống chỉ định.

Kĩ thuật hỏa liệu là một loại chữa trị chăm sóc Đông y, sử dụng sức nóng đốt cồn để thúc đẩy sự hấp thu xuyên qua da của Đông dược, đạt được mục đích trị liệu. Ảnh: NĐHỏa trị liệu cũng giống như các kỹ thuật điều trị y học cổ truyền khác, có tính an toàn khi tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật, các chỉ định và chống chỉ định. Ảnh: NĐBS Nguyễn Tuyết Mai cho hay, mặc dù hỏa trị liệu có hiệu quả trong việc điều trị một số bệnh, tuy nhiên không phải ai cũng có thể dùng phương pháp này. Ảnh: NĐ

BS Nguyễn Tuyết Mai cho hay, mặc dù hỏa trị liệu có hiệu quả trong việc điều trị một số bệnh, tuy nhiên không phải ai cũng có thể dùng phương pháp này.

Cấm kỵ trong hỏa trị liệu là người bị tăng huyết áp (150/100mmHg) phải có chỉ định của bác sĩ; người có các bệnh lý nặng về thận; người có các bệnh truyền nhiễm, bệnh ngoài da có viêm nhiễm; các bệnh viêm nhiễm nặng đường tiết niệu; bệnh nhân ung thư; phụ nữ có thai; phụ nữ đang trong kì kinh nguyệt; các bệnh lý về tim mạch; bệnh nhân tinh thần không ổn định, bệnh nhân tâm thần;...

Tuyệt đối cấm kỵ thực hiện hỏa trị liệu trong điều kiện thời tiết nắng to 39-40 độ C hoặc mưa quá to. Thận trọng khi thực hiện ở các vùng có nhiều gân, da sát xương, những vùng bị mất cảm giác, bệnh nhân có silicon trong cơ thể.

Ngoài ra, BS Mai cũng khuyến cáo những chú ý sau hỏa trị liệu là bệnh nhân không tắm nước lạnh, không ăn đồ lạnh ít nhất sau 4 giờ với mùa hè và mùa đông là 6 giờ. Tránh gió, tránh lạnh, luôn giữ ấm cơ thể. Uống nước ấm trước và sau khi hỏa trị liệu. Kiêng quan hệ tình dục trong vòng 4 giờ sau hỏa trị liệu. Bệnh nhân không ăn quá no cũng không để quá đói khi thực hiện hỏa trị liệu, tốt nhất là sau ăn 1 giờ;...

Theo các chuyên gia y tế, hỏa trị liệu không trị được bách bệnh, qua một số nghiên cứu và được Bộ Y tế thẩm định, hỏa trị liệu hiện được áp dụng cho những nhóm bệnh lý mang tính chất hàn, gồm: Đau thắt lưng, đau vai gáy, viêm mũi dị ứng, viêm đại tràng, viêm khớp gối.

Tại TP.HCM, chưa có cơ sở nào được cấp phép thực hiện phương pháp hỏa trị liệu.

Viện Y học dân tộc TP.HCM đang học chuyển giao phương pháp hỏa trị liệu từ Bệnh viện Châm cứu Trung ương và đang xin phép thực hiện chính thức tại Viện Y học dân tộc TP.HCM.

Khi hỏa trị liệu, vùng da được điều trị có nhiệt độ tối đa là 45 độ C nên không có nguy cơ bỏng, tất nhiên đòi hỏi kỹ thuật viên được đào tạo bài bản và có nhiều kinh nghiệm thực hành để xử lý tình huống ngoài dự liệu.

Hỏa trị liệu cũng giống như các kỹ thuật điều trị y học cổ truyền khác: có tính an toàn khi tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật, các chỉ định và chống chỉ định.

Ngô Đồng

Từ khóa » Hoả Liệu Mắt