“Tá Hỏa” Với Phương Pháp đốt Lửa Lên Mặt để Làm đẹp Da - AFamily
Có thể bạn quan tâm
Đốt lửa lên mặt để làm đẹp da – Phương pháp làm đẹp nhiều người e ngại nhưng cũng lắm người “lao” theo
Mới đây, trên một nhóm kín facebook cập nhật dòng chia sẻ hình ảnh đốt lửa lên mặt để làm đẹp da khiến nhiều người không khỏi bàng hoàng. Theo đó, người nằm trên giường được chủ hàng trải khăn phủ kín mặt. Sau đó, người thực hiện sẽ đốt lửa cồn lên trên mặt khiến ngọn lửa bùng cháy lên. Theo nhiều người chia sẻ, đây là phương pháp "hỏa trị liệu" hay còn gọi là hỏa liệu pháp.
Theo đó, người thực hiện cần 4-5 khăn chống cháy tốt, đường cồn vẽ khóa huyệt phải chuẩn, tránh lửa lan. Khi thực hiện, kỹ thuật đòi hỏi sự dứt khoát. Phương pháp này được dùng trong điều trị thư giãn kinh lạc. Đối với làm đẹp thì nó không khác gì liệu pháp xông hơi.
Nhiều người nhận định, đây là phương pháp giúp chữa bệnh, làm giảm cân thay vì khả năng làm đẹp da bởi quá nguy hiểm. Việc áp lửa lên mặt dù trải qua lớp khăn trùm kín vẫn đặt ra nhiều nghi ngại. Vậy thực hư của phương pháp làm đẹp này hiệu quả đến đâu? Có gây ảnh hưởng gì cho sức khỏe không?
Lột da bằng vi tảo biển, mặt cô gái bị bong tróc đáng sợ: Chuyên gia đưa ra khuyến cáo mà chị em nào cũng cần phải biết về phương pháp làm đẹp nàyĐọc ngay
Thực hư của phương pháp "hỏa trị liệu" giúp chữa bệnh lại còn giảm cân, làm đẹp?
Theo cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), phương pháp "hỏa trị liệu" được sử dụng nhiều tại những cơ sở spa trong vài năm trở lại đây. Trong Đông y, các bác sĩ gọi "hỏa trị liệu" hay hỏa liệu pháp là hỏa long cứu. Ở các spa gọi là hỏa liệu pháp thì thường nằm trong các gói dịch vụ giảm béo.
Tác dụng của nhiệt, sức hút chân không sẽ tạo nên áp lực tại chỗ, có tác dụng chữa bệnh nhưng không phải mắc bệnh gì cũng có thể chữa được. Cơ thể bị bệnh khi hai yếu tố nóng và lạnh mất cân bằng nên phải đốt lửa bên trên cơ thể để cho cái lạnh bên trong thoát ra ngoài.
Tuy nhiên cho đến hiện nay, phương pháp "hỏa trị liệu" vẫn chưa được công nhận trong giới khoa học, chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào được công bố đây là cách chữa bệnh, làm đẹp đáng được hoan nghênh. Đặc biệt trong lĩnh vực làm đẹp, "hỏa trị liệu" rất nguy hiểm khi làm trực tiếp trên mặt là điều chuyên gia đặc biệt cảnh báo.
Những tai nạn xảy ra khi áp dụng "hỏa trị liệu" trên mặt có thể là bị bỏng nặng, tổn thương da mặt vĩnh viễn. Nói chung, không nên sử dụng phương pháp làm đẹp này lên mặt tiền của bạn. Cũng đừng quên, công dụng làm đẹp đến đâu chưa có chứng thực nghiên cứu. Chưa kể, làm đẹp da bằng cách này chưa chắc hơn những phương pháp khác, trong khi khá nguy hiểm với hình ảnh lửa đốt ngay trước mặt.
Làm đẹp da bằng laser cần chú ý điều này, tránh biến chứng "trời ơi" bỗng dưng ập đếnĐọc ngay
Không những thế, trước đây từng có người gặp nạn bởi cách chữa bệnh này khiến chúng ta không thể xem thường. Vào năm ngoái, truyền thông từng đưa tin rầm rộ về trường hợp của chị Nguyễn Thị Minh P (SN 1986). Chị là nhân viên của một cơ sở thẩm mỹ trên đường Điện Biên Phủ, TP Hải Phòng đã bị bỏng nặng khi thực hiện hỏa liệu pháp cho khách hàng. Nguyên nhân được xác định là do thời gian để lửa cháy lâu, cộng thêm dập lửa sai cách nên khi vào viện cấp cứu thì vết bỏng đã chiếm hơn 40% diện tích cơ thể chị P.
Đây là một dẫn chứng thực tế cho thấy mọi người cần hết sức cẩn thận khi sử dụng cách chữa bệnh, làm đẹp này. Được sử dụng trong phương pháp "hỏa trị liệu", cồn có tính chất để gần lửa là bùng cháy. Nếu không có kiến thức dập lửa cồn, dập sai cách thì sẽ gây nguy hiểm cho cả người thực hiện lẫn khách hàng.
Theo chuyên gia, việc sử dụng phương pháp "hỏa trị liệu" cho đến nay chưa được khoa học công nhận. Nếu bạn muốn thử thì cần đảm bảo làm ở những nơi uy tín có các kỹ thuật viên được đào tạo bài bản theo chuyên ngành Y học cổ truyền. Khi sử dụng phương pháp cũng không nên lạm dụng, có thể dẫn đến tác dụng phụ không mong muốn. Những người có thể sử dụng phương pháp "hỏa trị liệu" bao gồm cả nam, nữ bị béo phì, thừa cân, phụ nữ sau sinh, người mệt mỏi… Phụ nữ có thai, người bị bệnh tiểu đường, tim mạch hoặc mắc các bệnh mãn tính khác không nên sử dụng "hỏa trị liệu", nếu có ý định sử dụng thì cần có tư vấn cụ thể của bác sĩ.
Từ khóa » Hoả Liệu Mắt
-
Hỏa Trị Liệu Pháp Là Gì?
-
Kinh Hãi Hỏa Trị Liệu Chui, đốt Người Bằng Lửa Ngay Trung Tâm Sài Gòn
-
Sự Thật Việc Trị Bệnh Bằng Phương Pháp 'hỏa Trị Liệu' - Công An
-
Hỏa Trị Liệu Và Những điều Bạn Chưa Biết
-
Yu Spa - Hoả Trị Liệu Cho Mắt Hỏa Trị Liệu Là Gì? Hỏa... - Facebook
-
Dịch Vụ Hỏa Liệu Mắt | Vinmec
-
Cẩn Trọng Khi Sử Dụng Hỏa Trị Liệu để Làm đẹp, điều Trị Bệnh
-
Hỏa Trị Liệu - Chữa Bệnh Bằng Cách đốt Lửa Trên Cơ Thể - VnExpress
-
Hỏa Trị Liệu: Phương Pháp Trị Bệnh Cổ Truyền Nhiều Cấm Kị | Báo Dân Trí
-
Phương Pháp Hỏa Trị Liệu: Không Phải Ai Cũng Dùng được - PLO
-
Trị Nhiều Bệnh Bằng “hỏa Trị Liệu”: Thực Hư Thế Nào?
-
Hỏa Trị Liệu: Thực Hư Ra Sao? Làm Gì để Không Tiền Mất Tật Mang?
-
'Nổ' Trị Bá Bệnh Bằng Hỏa Trị Liệu - Báo Thanh Niên