Sự Thụ Thai, Làm Tổ Và Quá Trình Phát Triển Của Trứng
Có thể bạn quan tâm
Sự thụ tinh là sự kết hợp giữa một giao tử đực là tinh trùng và một giao tử cái là noãn để hình thành một tế bào mới gọi là trứng.
– Sự thụ thai là sự thụ tinh và làm tổ của trứng
– Sau khi làm tổ, trứng phát triển thành thai và phần thụ của thai
– Phần phụ của thai còn gọi là phần phụ của trứng gồm bánh rau, màng rau, dây rau và nước ối.
1. Sự thụ tinh
Ở người, ngay từ năm 1787 pallanzani đã chứng minh sự cần thiết phải có sự kết hợp tinh trùng với noãn và gọi là hiện tượng thụ tinh, thì mới trở thành trứng và phát triển thành thai trong tử cung
1.1 Tinh trùng
Tinh bào trưởng thành gọi là tinh trùng. Mỗi tinh trùng gồm 3 phần:
– Đầu: Hình bầu dục, phần trước có nguyên sinh chất, phần sau có một nhân to có nhiễm sắc thể
– Thân: ở giữa có dây trục, nằm giữa các dây xoắn ốc, gần phía đầu có trung thể
Đuôi dài ở giữa có dây trục
Các đặc điểm có tin
– Có chiều dài 65um
– Số lượng từ 60-120 triệu/ 1ml tinh dịch
– Tỷ lệ hoạt động (lúc mới phóng tinh) trên 80%
– Tốc độ di chuyển mỗi phút 1,5-2,5 mm
– Thời gian trùng sống trong đường sinh dục nữ phụ thuộc vào acid của môi trường
+ Ở âm đạo: pH toan sống được = < 2 giờ
+ Ở ống cổ tử cung: pH > 7,5 sống được 2-3 ngày
+ Trong vòi trứng: Tinh trùng sống được 2-3 ngày. Tóm lại trung bình tinh trùng có thể sống trong bộ phận sinh dục nữ từ 2 đến 3 ngày.
Dị dạng về hình thể tinh trùng
Có thể gặp tinh trùng dị dạng trong tinh dịch bình thường nhưng tỉ lệ dị dạng không được quá 10%.
– Tinh trùng 2 đầu, thân dính vào nhau và có 2 đuôi.
– Tinh trùng 2 đầu cùng thân.
– Tinh trùng 2 đầu, thân dính nhau, chung một đuôi.
Nơi sản sinh ra tinh trùng
Tinh hoàn sinh sản tinh trùng. Trong tinh hoàn có các ống sinh tinh, trong ống sinh tinh có những tinh nguyên bào là những tế bào nguyên thủy của tinh trùng
Tinh nguyên bào có 46 XY (nhiễm sắc thể). Phân bào lần thứ nhất (phân bào thường) thành tinh bào loại một có 46 XY. Phân bào lần thứ hai (phân bào giảm nhiễm) thành tinh bào loại hai có 23, X hoặc 23,Y. Sau đó tiếp tục phân bào tiền tinh trùng và tinh trùng loại 23, Y hoặc tinh trùng loại 23, X.
1.2 Noãn bào
Trong buồng trứng có các nang noãn nguyên thủy. Buồng trứng của một em bé gái mới lọt lòng mẹ có từ 1.200.000 đến 1.500.000 nang noãn nguyên thủy. Nhưng từ tuổi dậy thì đến lúc mãn kinh chỉ có 400 đến 450 nang trưởng thành, còn phần lớn thoái hóa và teo đi. Nang nguyên thủy phát triển dần trở thành nang graaf. Trong nang graaf có noãn và các tế bào hạt.
Noãn trưởng thành có đường kính từ 100 đến 150u. Noãn được phóng ra từ nang graaf đem theo nhiều lớp tế bào hạt bao bọc xung quanh.
Sự phát triển của noãn thành noãn trưởng thành:
Noãn nguyên bào trong nang noãn phân bào và phát triển thành noãn bào loại I, noãn bào loại II và cuối cùng là noãn trưởng thành. Quá trình phát triển từ noãn nguyên bào thành noãn bào loại II ở trong trước tuổi thành niên. Noãn bào loại II phát triển thành noãn trưởng thành chỉ xảy ra u phóng noãn
1.3 Di chuyển của tinh trùng và noãn
Tinh trùng và noãn đều phải di truyền được đến địa điểm để thụ tinh. Những đoạn đường và cách thức di chuyển của tinh trùng và noãn không giống nhau.
Di chuyển của tinh trùng
Khi giao hợp tinh trùng được trộn với tinh tương trở thành tinh dịch tống vào âm đạo. Từ các cùng độ âm đạo, tinh trùng còn được khoảng cách chừng 20 cm để tới nơi thụ tinh ( ở 1/3 ngoài vòi trứng). Người ta tính tới nhiệt độ có thể thì tốc độ di chuyển của tinh trùng là 1,5-2,5 mm trong 1 phút, thời gian cần thiết để tinh trùng tới được nơi thụ tinh khoảng từ 90 phút đến 2 giờ. Thực ra tinh trùng di chuyển được đến nơi thụ tinh phải vượt qua cổ tử cung, tử cung và 2/3 trong của vòi trứng, thì ngoài khả năng tự di chuyển của nó ( nhờ có đuôi) còn có thêm nhiều yếu tố khác tác động vào cho nên thời gian để tinh trùng đến được nơi thụ tinh có thể ngắn hoặc dài hơn bình thường.
Đầu tiên tinh trùng ngay sau khi xuất tinh được tập trung nhiều tại cùng đồ của âm đạo. Nếu ở người bình thường, với tử cung hơi ngả trước thì lỗ của tử cung hướng về phía sau, nghĩa là nằm ngay trong đám tinh dịch. Tại đây, nhờ những co bóp của các thớ cơ âm đạo, sức hút của cổ tử cung, độ pH thích hợp của vùng cổ tử cung nên tinh trùng di chuyển được tương đối nhanh đến lỗ ngoài của tử cung. Từ đó tinh trùng vượt qua ống cổ tử cung để tới tử cung. Tuy nhiên tinh trùng qua được nhanh và nhiều như thế ngoài sự tự chuyển động, còn tùy thuộc khối lượng và đặc điểm lý hóa của niêm dịch cổ tử cung. Tùy theo từng thời gian trong vòng kinh dưới tác động của các loại nội tiết tố mà niêm dịch cổ tử cung có nhiều thay đổi. Ở thời điểm có phóng noãn thì lượng niêm dịch, độ nhầy, độ trong suốt của nó là thích hợp nhất cho tinh trùng qua được ống cổ tử cung dễ dàng hơn so với bất cứ thời điểm nào khác.
Qua ống cổ tử cung, tinh trùng được chuyển lên phía vòi trứng cũng do khả năng tự di động của chúng, nhưng cũng có những yếu khác tác động vào như nhu động của tử cung và vòi trứng, nồng dịch vận chuyển trong tử cung và vòi trứng tác động của các đoạn thắt sinh lí như lỗ trong cổ tử cung lỗ trong vòi trứng, sự vận động của các nhung mao của niêm mạc tử cung và vòi trứng… những yếu tố tác động này trên thực tế đã có tác dụng chọn lọc về chất đặc điểm là tại vùng cổ tử cung.
So sánh tình hình các tinh trùng ở âm đạo cổ tử cung, buồng tử cung, vòi trúng thì tỉ lệ tinh trùng không bình thường ngày một giảm và đến vòi trứng số lượng tinh trùng tuy ít đi rất nhiều nhưng chủ yếu là tinh trùng bình thường. Hiện tượng tinh trùng bị tiêu diệt được coi là một điểm cần thiết về sinh lí, vì nếu tinh trùng đến được địa điểm quá đông, có những con không tốt thì trứng thụ tinh sẽ không được bình thường.
Di chuyển của noãn
Đoạn đường đi của noãn đến nơi thụ tinh ngắn hơn so với của tinh trùng, nhưng noãn lại không thể tự chuyển được, mà phải nhờ những nhân tố xung quanh. Lúc đầu khi nang noãn vỡ ra noãn được thoát ra khỏi nang và nằm trên mặt của buồng trứng, lúc này noãn ở giai đoạn noãn bào cấp 2, chung quanh noãn là màng trong và lớp tế bào hạt, sau đó noãn được hút về phía vòi trứng (cơ chế của sự hút cung chưa biết thật rõ ). Có thuyết cho rằng: noãn bị hút về phía vòi là do tác động phối hợp của nhu động vòi trứng và các nhung mao trong vòi trứng. Tác động đó càng mạnh nếu các tua của loa vòi vào gần noãn.
Một thuyết khác nêu lên vai trò của chất dịch thường có trong ổ bụng, chất dịch này luôn luôn chuyển động về phía loa vòi trứng nên hút noãn về hướng đó. Ngoài ra còn có những yếu tố khác nhưng sự co thắt các thớ cơ trơn trong các tua vòi, vai trò của các nội tiếp tố … khi tới lỗ vòi trứng noãn sẽ vượt qua và di chuyển được trong vòi trứng tương đối nhanh, chỉ sau vài giờ là có thể tới địa điểm thụ tinh.
1.4. Sự thụ tinh
Vào khoảng ngày thứ 14 của vòng kinh 28 ngày, noãn từ buồng trứng được phóng ra ngoài, được loa vòi trứng hút vào trong vòi trứng. Nếu có tinh trùng ở âm đạo, tinh trùng chạy nhanh về phía cổ tử cung, lên buồng tử cung và vòi trứng để gặp noãn và thụ tinh. Hiện tượng thụ tinh thường diễn ra ở 1/3 ngoài của vòi trứng.
– Tinh trùng và noãn gặp nhau, tinh trùng bị hút vào noãn do mối liên kết lý hoá của một chất có trong màng trong suốt (chất fertilysine) và các men của tinh trùng .
– Tinh trùng vào màng trong: cực đầu (acrosom) của đầu tinh trùng tiết ra men hyaluronidase làm tan lớp tế bào hạt để tinh trùng đi đến được màng trong và tinh trùng đi qua được màng trong là nhờ sức đẩy của đuôi và cũng nhờ các men của acrosom. Đầu tiên tinh trùng tiết ra men protease tác động lên màng trong để nó chui qua dễ dàng sau đó nó tiết ra neuraminidase làm thay đổi cấu trúc của màng trong, làm cho các tinh trùng khác không qua được nữa.
– Tinh trùng vào trong noãn: khi tới màng bào tương của noãn, cực đầu của tinh trùng mất đi và đuôi của tinh trùng cũng ở ngoài. Nhân của tinh trùng nằm trong bào tương của noãn không khác gì nhân của bản thân noãn. Tinh trùng chui được vào trong noãn thì bào tương của noãn co lại và ở cách xa với màng trong để tránh không cho các tinh trùng khác vào.
– Sự biến đổi ở nhân:
+ Nhân của đầu tinh trùng chui vào noãn trở thành tiền nhân đực có 1n nhiễm sắc thể. Lúc ấy noãn loại cực cầu II và trở thành tiền nhân cái cũng có 1n nhiễm sắc thể.
+ Hai tiền nhân tiếp tục phát triển riêng rẽ nhau, các chất trong nhân tăng lên. ADN tập trung nhiều hơn và đông đặc lại.
+ Hai tiền nhân xích lại gần nhau, tiền nhân cái được hút vào tiền nhân đực hợp thành một nhân và phân bào.
Nếu tinh trùng xâm nhập vào noãn mang nhiễm sắc thể giới tính Y sẽ trở thành tế bào hợp nhất mang nhiễm sắc thể XY sẽ là thai trai. Nếu tinh trùng xâm nhập vào noãn mang nhiễm sắc thể giới tính X sẽ trở thành tế bào hợp nhất mang nhiễm sắc thể XX sẽ là thai gái
2. Sự di chuyển của trứng
Sau khi thụ tinh ở 1/3 ngoài của vòi trứng, trứng tiếp tục di chuyển trong vòi trứng để đến làm tổ ở buồng tử cung mất khoảng 3 – 4 ngày và sống tự do trong tử cung từ 2 – 3 ngày rồi mới làm tổ.
Trứng di chuyển nhờ 3 cơ chế:
– Nhu động của vòi trứng.
– Hoạt động của nhung mao niêm mạc vòi trứng.
– Luồng chất dịch hút từ ổ bụng chảy từ phía loa vòi trứng về buồng tử cung.
Nội tiết tố của buồng trứng (estrogen, progesteron) có tác dụng điều chỉnh sự co bóp của vòi trứng, ảnh hưởng đến nhu động của vòi trứng.
Trên đường di chuyển trứng phân bào rất nhanh. Từ một tế bào mầm phân chia thành hai tế bào mầm, rồi thành 4 tế bào mầm bằng nhau. Sau đó lại phân chia thành 8 tế bào mầm: 4 tế bào mầm to và 4 tế bào mầm nhỏ các tế bào mầm nhỏ phát triển nhanh hơn các tế bào mầm to, và khi các tế bào mầm nhỏ bao quanh các tế bào mầm to thì trứng ở trong giai đoạn phôi dâu. Gồm từ 16 – 32 tế bào. Trong phôi dâu dần dần xuất hiện một buồng nhỏ chứa chất dịch đẩy các tế bào sang một bên và trở thành phôi nang (vào ngày thứ 6, 7 kể từ ngày thụ tinh).
Các tế bào mầm nhỏ tạo thành lá nuôi có tác dụng nuôi dưỡng bào thai. Các tế bào mầm to nằm ở giữa sẽ trở thành các lá thai, sau này sẽ trở thành thai nhi.
Trứng tự do trong buồng tử cung khoảng 2 – 3 ngày có lẽ là để đạt mức phát triển cần thiết và cũng để cho niêm mạc tử cung chuẩn bị được thích hợp với sự làm tổ của trứng.
Nếu thời gian di chuyển của trứng kéo dài, vì một lý do nào đó (vòi trứng quá dài, vòi trứng gấp khúc, hẹp vòi trứng…) trứng chưa về buồng tử cung làm tổ mặc dù trứng vẫn tiếp tục phát triển gây chửa ngoài tử cung.
3. Sự làm tổ của trứng
Trứng bắt đầu làm tổ vào ngày thứ 6 – 8 sau khi thụ tinh (tức là ngày thứ 20 – 22 của vòng kinh), khi niêm mạc tử cung đã phát triển đầy đủ để chuẩn bị nhận trứng về làm tổ. Nơi làm tổ thường là ở vùng đáy tử cung, mặt sau nhiều hơn mặt trước. Các bước làm tổ bao gồm: dính, bám rễ, qua lớp biểu mô và nằm sâu trong lớp đệm.
Quá trình diễn biến như sau:
– Ngày thứ 6 – 8 sau thụ tinh: phôi nang dính vào niêm mạc tử cung. Các chân giả xuất phát từ các tế bào nuôi bám vào biểu mô, gọi là hiện tượng bám rễ. Một số liên bào bị tiêu huỷ và phôi nang chui sâu qua lớp biểu mô.
– Ngày thứ 9 -10 sau thụ tinh: phôi thai đã chui qua lớp biểu mô trụ nhưng chưa nằm sâu trong lớp đệm, bề mặt chưa được biểu mô phủ kín.
– Ngày 11 – 12 sau thụ tinh: phôi nằm hoàn toàn trong lớp đệm nhưng chỗ nó chui qua biểu mô cũng chưa được che kín.
– Ngày thứ 13 – 14 sau thụ tinh: phôi nằm sâu trong niêm mạc và thường đã được biểu mô phủ kín. Trung sản mạc được biệt hoá thành hai lớp tế bào (lớp hội bào và lớp tế bào Langhans) và hình thành những gai rau đầu tiên.
4. Sự phát triển của trứng và phần phụ của trứng:
Sau khi thụ tinh trứng phân chia rất nhanh để cấu tạo thành thai và phần phụ của thai.
– Về phương diện tổ chức, quá trình phát triển của trứng chia làm hai phần:
+ Phần trứng sau này trở thành thai.
+ Phần trứng sau này trở thành phần phụ của thai giúp cho thai phát triển.
– Về phương diện thời gian, quá trình phát triển của trứng chia làm hai thời kỳ:
+ Thời kỳ sắp xếp tổ chức: bắt đầu từ lúc thụ tinh đến hết tháng thứ hai.
+ Thời kỳ hoàn chỉnh tổ chức: từ tháng thứ 3 đến khi thai đủ tháng.
4.1. Thời kỳ sắp xếp tổ chức
Sự hình thành bào thai
Trong quá trình trứng di chuyển từ nơi thụ tinh trứng tiếp tục tăng trưởng thành phôi dâu và khi đến làm tổ ở buồng tử cung trứng đang ở giai đoạn phôi nang. Các tế bào mầm to tiếp tục phân chia và phát triển thành bào thai với hai lớp tế bào: lá thai ngoài và lá thai trong.
Vào ngày thứ 6 – 7 (kể từ khi thụ tinh) lớp tế bào mầm to đã biệt hoá thành lá thai trong.
Đến ngày thứ 8 sau thụ tinh tiếp tục biệt hoá thành lá thai ngoài.
Vào tuần lễ thứ 3 sau thụ tinh, ở giữa hai lá thai trong và lá thai ngoài sẽ phát triển thêm lá thai giữa.
Các lá thai này tạo ra bào thai (phôi thai) và sau tuần lễ thứ 8 sau thụ tinh phôi thai chuyển sang giai đoạn thai nhi.
Ở một phôi thai mới thành lập sẽ biệt hoá thành ba vùng:
– Vùng trước là đầu.
– Vùng giữa nhô về phía bụng, lưng có rãnh thần kinh.
– Vùng sau là phần đuôi.
Vùng trước và sau dần dần phình ra tạo thành chi trên và chi dưới.
Cuối thời kỳ phôi thai, phần đầu phôi to một cách không cân đối đã có những phác hình của mũi, miệng, tai ngoài. Tứ chi có những chồi ngón. Những bộ phận chính của cơ thể (tuần hoàn, tiêu hoá) đa số thành lập ở thời kỳ phôi.
Bài thai cong hình lưng tôm, về phía bụng của bài thai phát sinh ra nang rốn, trong có chứa các chất bổ dưỡng.
Từ các cung động mạch của thai, các mạch máu được phát ra đi vào nang rốn, lấy các chất bổ dưỡng về nuôi thai. Đó là hệ tuần hoàn thứ nhất hay hệ tuần hoàn nang rốn.
Về sau ở phía đuôi và bụng của bào thai lại mọc ra một túi khác gọi là nang niệu. Trong nang này có phần cuối của động mạch chủ. Trong thời kỳ sắp xếp tổ chức, hệ tuần hoàn nang niệu mới bắt đầu hoạt động.
Phát triển của phần phụ:
– Nội sản mạc: về phía lưng bào thai một số tế bào của lá thai ngoài tan đi làm thành một buồng gọi là buồng ối trong chứa nước ối. Thành của màng ối là một màng mỏng gọi là nội sản mạc.
– Trung sản mạc: các tế bào mầm nhỏ phát triển thành trung sản mạc. Trung sản mạc có hai lớp
+ Lớp ngoài là hội bào.
+ Lớp trong là các tế bào Langhans.
Trung sản mạc làm thành các chân giả bao vây quanh trứng, thời kỳ này gọi là thời kỳ trung sản mạc rậm hay thời kỳ rau toàn diện.
– Ngoại sản mạc: trong khi trứng làm tổ, niêm mạc tử cung phát triển thành ngoại sản mạc. Người ta phân biệt ba phần:
+ Ngoại sản mạc tử cung là phần chỉ liên quan đến tử cung.
+ Ngoại sản mạc trứng là phần chỉ liên quan đến trứng.
+ Ngoại sản mạc tử cung – rau là phần ngoại
sản mạc xen giữa lớp cơ tử cung và trứng.
5.2. Thời kì hoàn chỉnh tổ chức
Sự phát triển của thai
Trong thời kì này bào thai (phôi thai)
gọi là thai nhi . Nó đã bắt đầu đã có đủ bộ phận chỉ còn việc lớn lên và hoàn chỉnh tổ chức mà thôi.
Bộ phận sinh dục ngoài giúp nhận rõ giới tính, chỉ nhận ra rõ rệt ở tháng thứ 4 ( tuần lễ thứ 16 ). Chức năng vận động bắt đầu từ sau tuần lễ thứ 16, người mẹ cảm thấy thai máy.
Cuối tháng thứ 6, da thai còn nhăn, được bao bọc chất gây. Vào tháng thứ 7, lớp mỡ dưới da bớt nhăn. Ngón tay và chân co móng. Tuần lễ 36 có điểm cốt hóa ở đầu dưới xương đùi. Đầu có tóc, vành tai màng mền thường bị gấp nhăn lại vì thiếu sụn. Tuần lễ thứ 38 có điểm cốt hóa ở đầu trên xương chầy. Thai đủ tháng có da mịn trơn, được bao phủ bằng chất gây, có lông măng, móng tay dài hơn móng chân. Vành tai cứng hơn vì đầy đủ sụn.
Trong thời kì này thai sống bằng hệ tuần hoàn thứ 2 hay hệ tuần hoàn nang niệu. Nang niệu lôi kéo dần các mạch máu của nang rốn sang trong khi đó nang rốn dần dần teo đi. Cuối cùng hệ tuần hoàn nang liệu hoàn toàn thay thế nang rốn, rồi dần dần nang liệu cũng teo đi chỉ còn lại các mạch máu, đó là động mạch rốn và tĩnh mạch rốn.
Phát triển của phần phụ
Nội sản mạc : nội sản mạc ngày càng phát triển. Buồng ối ngày càng rộng ra và bao quanh khắp thai nhi. Thai nhi lúc đó như con cá nằm trong nước ối
Trung sản mạc: Các chân giả sẽ tan đi, trung sản mạc trở thành nhãn, chỉ còn khu trú phát triển bám vào tử cung. Ở đây trung sản mạc phát triển thành gai rau với hai lớp tế bào là hai lớp hội bào và lớp tế bào lnanghans. Trong lòng ga gai rau có tổ chức liên kết và các mao mạch của các mạch máu rốn. Lớp hội bào đục thủng niêm mạc tử cung thành của hồ huyết. Trong hồ huyết có hai loại gai rau.
– Loại lơ lửng trong hồ huyết gọi là gai rau dinh dưỡng, có nhiệm vụ đem các chất dinh dưỡng và O2 trong máu mẹ về nuôi thai và trả về hồ huyết các chất bã và CO2 để người mẹ bào thải.
– Loại gai rau bám : bám vào nóc hay vách hồ huyết, giữ cho bánh rau bám vào niêm mạc tử cung.
Ngoại sản mạc: Ngoại sản mạc chứng teo mỏng dần, ngoại sản mạc tử cung cũng teo mỏng dần và gần đến đủ tháng thì hai màng này hợp làm một và chỉ còn lơ thơ từng đám. Ngoại sản mạc tử cung – rau tiếp tục phát triển và bị đục thành các hồ huyết. Trong hồ huyết có máu người mẹ từ các nhánh động mạch tử cung chảy tới. Sau khi trao đổi dinh dưỡng, máu theo tĩnh mạch tử cung về tuần hoàn mẹ.
Để giải đáp thắc mắc hay có vấn đề về sức khỏe hãy liên hệ đến phòng khám Anh Sinh để được tư vấn, điều trị bệnh sớm nhất.
Phòng khám Sản, phụ khoa Anh Sinh
Địa chỉ: 64A nguyễn Duy Trinh – P. Hưng Dũng – TP Vinh ( Gần sân bóng Hưng Dũng)
Hotline: 0961354777
Từ khóa » Sự Thụ Tinh Và Làm Tổ Của Trứng
-
Bài Giảng Sự Thụ Thai, Làm Tổ Và Phát Triển Của Trứng
-
Phôi Hình Thành Và Làm Tổ Như Thế Nào? | Vinmec
-
SINH LÝ THỤ THAI VÀ SỰ LÀM TỔ CỦA TRỨNG - SlideShare
-
[PDF] SỰ THỤ TINH, LÀM TỔ VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRỨNG
-
Sự Thụ Tinh Diễn Ra Như Thế Nào? - YouTube
-
BỆNH VIỆN BƯU ĐIỆN HÀ NỘI QUÁ TRÌNH THỤ TINH Ở NGƯỜI
-
Quá Trình Thụ Thai: Sự Kết Hợp Hoàn Hảo Của Trứng Và Tinh Trùng
-
21 Sự Thật Về Quá Trình Thụ Tinh Mà Bạn Nên Biết - IVF Hồng Ngọc
-
Quá Trình Thụ Thai Diễn Ra Như Thế Nào Và Trong Bao Lâu?
-
Sự Thụ Tinh, Phát Triển Và Làm Tổ Của Trứng - Quizlet
-
Mách Bạn 8 Dấu Hiệu Trứng Bám Vào Tử Cung (thai Làm Tổ) Dễ Nhận Thấy
-
Phôi Thai Học Người: Sự Thụ Tinh Và Tuần đầu Tiên
-
Bài Giảng Sự Làm Tổ Của Phôi, Từ Làm Tổ đến Thai Lâm Sàng
-
Thụ Thai Là Gì Và Những điều Nên Biết Về Quá Trình Thụ Thai | Medlatec