Sứa Biển: Ăn Thế Nào để Không Bị Ngộ độc?
Có thể bạn quan tâm
Sứa đỏ - món ngon chỉ có dịp giao mùa ở Hà Nội | |
Tiêu hủy hàng trăm tấn sứa 'đóng băng' sau 1 năm sự cố môi trường biển |
Theo các tài liệu khoa học, sứa là loại động vật không xương sống, sống ở các vùng biển hay nơi có nước mặn. Đây là loại hải sản chứa nhiều độc tố, nếu con người vô tình chạm phải thì sẽ bị dị ứng. Sau khi xâm nhập vào cơ thể người, độc tố của sứa biển có thể gây đau đầu, đau bụng, mày đay toàn thân, chảy nước mắt, vã mồ hôi hoặc hôn mê khó thở... Đặc biệt, nếu ăn sứa không được chế biến đảm bảo, độc tố sẽ đi vào cơ thể, nhẹ thì gây dị ứng da, nặng hơn thì dẫn tới tức ngực, buồn nôn, khó thở, ngộ độc nặng.
Sứa là loại động vật không xương sống, sống ở các vùng biển hay nơi có nước mặn. (Ảnh: VietTimes) |
Về thành phần dinh dưỡng và tác dụng chữa bệnh của sứa biển, trên báo Sức khỏe & Đời sống, tiến sĩ Nguyễn Đức Quang có viết: “Trong sứa biển có nhiều protein, ít lipid, các chất khoáng P, Ca, Fe và các sinh tố B1, B2, Na, choline, chứa nhiều iod. Sứa biển có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hoá đờm, hạ áp, khứ phong trừ thấp, nhuận trường bình gan, an thai, có thể trị liệu được các bệnh ho hen nhiều đờm, đại tiện táo kết, phong thấp viêm khớp, cao huyết áp, viêm loét, phù chân”.
Ăn sứa biển thế nào để không bị ngộ độc?
Có rất nhiều loại sứa khác nhau và không phải loại nào cũng ăn được. Một số loại sứa có chứa độc tố rất mạnh và có thể gây chết người, chẳng hạn như sứa hộp, sứa tầm ma biển, sứa bờm sư tử, sứa mặt trăng...
Để đảm bảo an toàn, các chuyên gia khuyên bạn chỉ nên dùng những loại sứa được bán tại quầy thực phẩm ở chợ hoặc siêu thị, không tự bắt và chế biến sứa ngoài thiên nhiên để tránh ăn nhầm sứa độc.
Có rất nhiều loại sứa khác nhau và không phải loại nào cũng ăn được. (Ảnh: 7monngonmoingay.info) |
Đặc biệt, không được cho trẻ em dưới 8 tuổi ăn sứa, kể cả những loại sứa đã được chế biến. Bởi đây là lứa tuổi vô cùng nhạy cảm, sức đề kháng còn kém, nếu ăn sứa sẽ rất dễ bị dị ứng hoặc ngộ độc. Do vậy, các bậc phụ huynh cần chú ý điều này khi đưa gia đình đi du lịch nghỉ mát ở biển hoặc trong những bữa ăn thường ngày.
Bên cạnh đó, những người bị dị ứng với hải sản, người mới ốm dậy, người bị suy nhược cơ thể, người đã từng bị ngộ độc thực phẩm trong quá khứ thì cũng không nên dùng sứa biển, kể cả loại đã được chế biến cẩn thận và nấu chín.
Người dân cũng cần lưu ý là chỉ sử dụng sứa biển đã được chế biến đúng cách. Tuyệt đối không tự ý mua sứa biển không rõ nguồn gốc hay những sản phẩm sứa đóng gói không có nhãn mác đầy đủ… Vì rất có thể những loại sứa biển này vẫn chưa được loại bỏ hoàn toàn độc tố, chất lượng kém, không tốt cho cơ thể.
Lựa chọn và chế biến sứa biển đúng cách, an toàn
Nếu mua sứa tươi, người tiêu dùng nên chọn sứa có bề ngoài màu phớt hồng hơi trắng, có phấn như muối, không dính bết. Khi sờ vào thịt sứa phải rắn chắc, lấy ngón tay ấn thử vào mình sứa không có nước chảy ra. Còn nếu là sản phẩm đông lạnh hay sứa khô thì cần mua những loại có thông tin của nhà sản xuất, hạn sử dụng rõ ràng.
Sứa đỏ - món ngon chỉ có dịp giao mùa ở Hà Nội. (Ảnh: Saostar) |
Để tránh bị ngộ độc khi ăn sứa biển, khâu quan trọng nhất đó là phải sơ chế và chế biến đúng cách. Bạn lưu ý là sứa sứa tươi phải được ngâm 3 lần trong nước muối và phèn chua, khi nào thịt sứa chuyển sang màu đỏ nhạt hoặc vàng nhạt thì mới đem chế biến làm thức ăn.
Không nên ăn sứa biển trong mùa sinh sản của chúng, vì thời điểm này sứa tích lũy rất nhiều độc tố trong cơ thể. Lưu ý không cho trẻ em ăn thịt sứa để phòng ngừa tiêu chảy. |
Ngoài ra, nếu sử dụng loại sứa đã được ép khô thì bạn cũng cần ngâm, rửa nhiều lần trước khi chế biến. Cách làm này có thể giúp hạn chế những hóa chất được dùng trong quá trình sơ chế sứa, tốt cho sức khỏe hơn. Tuyệt đối không ăn gỏi hay nộm sứa, sứa chỉ nên ăn khi đã được chế biến kĩ và nấu chín.
Để chế biến các món ngon từ sứa, thông thường phần thân sứa được sơ chế bằng cách cắt, ngâm trong nước muối để giữ nước (vì cơ thể sứa phần lớn là nước). Trước khi chế biến, thịt sứa được ngâm nước lạnh vài giờ cho nhạt bớt muối.
Sứa đỏ - món ngon chỉ có dịp giao mùa ở Hà Nội | |
Ngon thế nhỉ: Sữa chua dâu tây Hàng Tre |
Từ khóa » Có Nên ăn Gỏi Sứa
-
Những Lưu ý Khi ăn Gỏi Sứa Tươi để Tránh Nguy Hiểm - ()
-
Những điều Cần Biết Khi ăn Gỏi Sứa Biển
-
Ăn Sứa Biển Có Tốt Không? Cách Sơ Chế Sứa Không Tanh đơn Giản Tại ...
-
Những Người Tuyệt đối Không Nên ăn Sứa Biển
-
Ăn Sứa Biển Ngon Miệng Nhưng Vẫn Có Rủi Ro - Hello Bacsi
-
SỨA BIỂN CÓ TỐT KHÔNG - TÁC DỤNG CỦA SỨA BIỂN VÀ CÁCH ...
-
Sứa Biển – Món Ngon Nhưng Dễ Gây Dị ứng Và Ngộ độc
-
Lưu ý Khi ăn Sứa Biển để Tránh Bị Ngộ độc | .vn
-
Cẩn Trọng Khi ăn Gỏi Sứa Tươi - Pháp Luật Và Xã Hội
-
Sứa Biển Và Những Công Dụng Tuyệt Vời đối Với Sức Khỏe
-
Những điều Cần Biết Khi ăn Gỏi Sứa Biển - Báo Khánh Hòa
-
Ăn Sứa Có Tốt Không? - Báo Phụ Nữ - Phunuonline
-
Sứa Có Chất Dinh Dưỡng Gì? 9+ Lợi ích Và Lưu ý Khi ăn Sứa - Monkey
-
Những 'tín đồ' Nghiện Sứa Không Muốn Ngộ độc Món ăn Này, Hãy ...