Sứa Có Chất Dinh Dưỡng Gì? 9+ Lợi ích Và Lưu ý Khi ăn Sứa - Monkey
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận tư vấn về sản phẩm và lộ trình học phù hợp cho con ngay hôm nay!
*Vui lòng kiểm tra lại họ tên *Vui lòng kiểm tra lại SĐT *Vui lòng kiểm tra lại Email Học tiếng Anh cơ bản (0-6 tuổi) Nâng cao 4 kỹ năng tiếng Anh (3-11 tuổi) Học Toán theo chương trình GDPT Học Tiếng Việt theo chương trình GDPT *Bạn chưa chọn mục nào! Đăng Ký Ngay XĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN THÀNH CÔNG!
Monkey sẽ liên hệ ba mẹ để tư vấn trong thời gian sớm nhất! Hoàn thành XĐÃ CÓ LỖI XẢY RA!
Ba mẹ vui lòng thử lại nhé! Hoàn thành xĐăng ký nhận bản tin mỗi khi nội dung bài viết này được cập nhật
*Vui lòng kiểm tra lại Email Đăng Ký- Trang chủ
- Ba mẹ cần biết
- Gia đình
- Dinh dưỡng gia đình
27/06/20223 phút đọc
Mục lục bài viết
Sứa là một món ăn được nhiều người yêu thích bởi sự thanh mát, dai giòn cùng vị ngọt nhất định. Nhưng có thể bạn chưa biết, sứa không chỉ ngon mà còn chứa những lợi ích về dinh dưỡng đáng ngạc nhiên. Vậy sứa có chất dinh dưỡng gì? Sau đây là những lợi ích sứa mang lại cho sức khỏe và những lưu ý khi ăn.
Sứa có chất dinh dưỡng gì?
Sứa là sinh vật đa bào lâu đời nhất được biết đến cách đây hơn 500 triệu năm, chúng bơi lội tự do dưới biển với cơ thể trong suốt gần giống hình chiếc ô nhỏ. Hầu hết mọi người luôn nghi ngờ rằng sứa có chất dinh dưỡng gì với 95% hình dạng của nó đều là nước?
Trong sứa có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng như năng lượng, protein, canxi,... Cụ thể như bảng dưới đây:
Dữ liệu từ Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ - US Department of Agriculture
Từ bảng trên, ta có thể thấy sứa chứa rất ít calo và mang đến một danh sách khổng lồ những thành phần thiết yếu của cơ thể. Bên cạnh nguồn chất đạm, canxi, sắt, i-ot, vitamin cùng các nguyên tố vi lượng (phốt – pho, selen, magie,…) dồi dào, những thành phần nổi bật nhất mà sứa mang lại trong một khẩu phần ăn khoảng 58g đó là:
-
Lượng calo: 21g
-
Chất đạm: 3g
-
Chất béo: 1g
-
Selenium: 45% hàm lượng khuyến nghị hàng ngày
-
Choline: 10% hàm lượng khuyến nghị hàng ngày
-
Sắt: 7% hàm lượng khuyến nghị hàng ngày
-
Sứa cũng chứa một hàm lượng nhỏ canxi, magiê và phốt pho.
-
Axit béo không bão hòa đa (PUFAs): Mặc dù sứa có rất ít chất béo nhưng các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, một nửa chất béo có trong sứa từ các axit béo không bão hòa đa (PUFAs), bao gồm axit béo omega-3 và omega-6 - đây đều là những chất cần thiết trong chế độ ăn uống.
-
PUFA và axit béo omega-3 nói riêng được tìm thấy trong sứa có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đặc biệt là khi sử dụng nó thay thế cho chất béo bão hòa.
-
Polyphenol: Cuối cùng, nghiên cứu đã phát hiện ra trong một số loài sứa chứa hàm lượng polyphenol rất cao. Đây đều là những hợp chất tự nhiên được chứng minh có tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ.
9+ lợi ích từ các chất dinh dưỡng có trong sứa
Sau khi đã trả lời được câu hỏi sứa có chất dinh dưỡng gì, ở phần này, chúng ta cùng tìm hiểu 9+ lợi ích từ các chất dinh dưỡng có trong sứa.
Giảm cân
Với một lượng calo thấp cùng sự hiện diện của lượng carbohydrate đáng kể giúp sứa trở thành một lựa chọn thực phẩm tuyệt vời để thực hiện chế độ ăn kiêng. Trên thực tế, sứa cung cấp một nguồn protein tuyệt vời giúp duy trì sự hoạt động tốt của các tế bào, giúp cơ bắp khỏe mạnh trong quá trình ăn kiêng.
Tăng cường trí nhớ
Choline là một chất dinh dưỡng thiết yếu của cơ thể nhưng trên thực tế ít người đạt được hàm lượng tiêu chuẩn. Choline được biết đến với nhiều chức năng quan trọng cho cơ thể, điển hình là: Tổng hợp DNA, hỗ trợ hoạt động hệ thần kinh, sản xuất chất béo cho màng tế bào, vận chuyển cũng như chuyển hóa chất béo. Choline cũng được chứng minh có khả năng cải thiện chức năng não bộ, hỗ trợ trí nhớ và giúp bạn xử lý thông tin tốt hơn, thậm chí còn có thể giảm các triệu chứng lo âu.
Lượng choline được tìm thấy trong 58g sứa khô đã chiếm tới 10% giá trị dinh dưỡng mà cơ thể cần hằng ngày. Như vậy, sứa có chứa một nguồn choline dồi dào đáng chú ý cho những ai đang muốn bổ sung loại chất này.
Giảm nguy cơ mắc bệnh liên quan tới não bộ
Sứa là một loại hải sản cực kỳ có lợi cho não bộ, giúp bạn phòng tránh số bệnh liên quan tới não bộ như: Alzheimer, mất trí nhớ và chống lại sự suy giảm nhận thức của người cao tuổi. Sứa có chất dinh dưỡng gì mà lại mang một lợi ích tuyệt vời đến vậy? Điều này được tạo ra do protein liên kết với canxi. Loại protein này được sản xuất ra bởi chính não bộ, nhưng sẽ bị giảm dần khi bạn già đi và bạn có thể nhận được lượng protein này ngay lập tức chỉ bằng cách ăn sứa.
Trong não có một hệ thống dây thần kinh cần được bảo vệ và duy trì. Ăn sứa với một hàm lượng đủ sẽ giúp tối ưu hóa quá trình tái tạo tế bào trong não, bao gồm cả hệ thống dây thần kinh của bạn.
Chống lão hóa
Collagen là một loại protein cực kỳ quan trọng với cơ thể, có chức năng chính trong cấu trúc của các mô da, gân và xương. Thật tuyệt vì trong sứa có chứa một hàm lượng collagen dồi dào với nhiều lợi ích sức khỏe, điển hình là cải thiện độ đàn hồi của da, giảm đau xương khớp. Với lượng collagen này, bạn không cần bổ sung vitamin C để cơ thể tự sản xuất collagen nữa vì trong sứa đã có sẵn.
Collagen có trong sứa còn có tác dụng bảo vệ tế bào da khỏi các tác hại của ánh nắng mặt trời, giúp vết thương mau lành và điều trị viêm khớp.
Tốt cho sức khỏe làn da
Collagen luôn có ảnh hưởng tích cực tới sức khỏe làn da. Collagen có trong sứa giúp bạn duy trì độ đàn hồi của da, hỗ trợ tái tạo tế bào da, giữ cho da săn chắc và tươi trẻ ngay cả khi bạn già đi. Với khả năng biến đổi các tế bào già thành tế bào trẻ hơn của sứa, bạn không nên chần chừ việc bổ sung thực phẩm giàu collagen này vào bữa ăn hàng ngày của mình.
Trong ngành mỹ phẩm, sứa đã được sử dụng như một thành phần mỹ phẩm chính bởi hàm lượng collagen tuyệt vời này.
Tốt cho tim mạch
Sứa chứa rất ít calo và carbohydrate nhưng lại có nhiều protein và axit amin, vì lý do này, nó là một trong những thực phẩm tốt cho tim mạch. Không giống như những loại hải sản khác, ngay cả khi có vấn đề về tim mạch, bạn vẫn có thể sử dụng sứa trong bữa ăn.
Bên cạnh đó, sứa rất giàu selenium - khoáng chất thiết yếu trong một số quá trình quan trọng của cơ thể. Việc cung cấp selenium đầy đủ cho cơ thể mỗi ngày có thể giúp bạn giảm nguy cơ mắc một số bệnh liên quan đến tim mạch, bệnh Alzheimer và một số dạng ung thư. Đây cũng là chất rất quan trọng trong quá trình trao đổi chất và chức năng của tuyến giáp. Loại hải sản ngon miệng này được chứng minh sở hữu đặc tính chống oxy hóa giúp bảo vệ các tế bào khỏe mạnh trong cơ thể.
Ngoài ra, hàm lượng chất béo có trong sứa chủ yếu là các axit béo không bão hòa như omega-3 và omega-6 - những chất béo thiết yếu cho cơ thể con người, được chứng minh giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
Quản lý mức cholesterol
Tại Trung Quốc, người ta đã sử dụng sứa như một phương pháp điều trị tại nhà giúp họ kiểm soát mức cholesterol. Bạn có ngạc nhiên khi biết sứa là một trong những thực phẩm làm giảm mức cholesterol hiệu quả?
Giảm nguy cơ cao huyết áp
Một nghiên cứu trong ống nghiệm về collagen đã đưa ra kết luận: Chất collagen thủy phân có trong loại sứa ribbon jellyfish có khả năng chống oxy hóa và hạ huyết áp hiệu quả. Tương tự, một nghiên cứu kéo dài trên loài chuột cũng cho thấy: Việc bổ sung collagen từ sứa vào thực đơn ăn hàng ngày cũng có tác dụng làm giảm huyết áp.
Như vậy, thêm một lợi ích tuyệt vời đến từ sứa, đó là khả năng làm giảm các triệu chứng của bệnh huyết áp cao, ngăn ngừa đột quỵ và đau tim.
Duy trì mạch máu
Khả năng điều chỉnh mức huyết áp lý tưởng của sứa đồng nghĩa với việc giúp các mạch máu của bạn hoạt động trơn tru. Sứa giúp ngăn chặn sự xơ cứng của các động mạch và duy trì sức khỏe của mạch máu trong cơ thể.
Xem thêm:
- Cá có chất dinh dưỡng gì? 20+ lợi ích khi ăn cá nhiều người chưa biết
- Rau muống có chất dinh dưỡng gì? Những lợi ích và lưu ý khi ăn?
Một số cách chế biến sứa
Sau khi biết sứa có chất dinh dưỡng gì và những lợi ích đáng kinh ngạc mà nó mang lại, chắc hẳn bạn đã muốn bổ sung loại thực phẩm này vào bữa ăn tiếp theo của gia đình. Vậy làm thế nào để bao gồm sứa trong chế độ ăn uống của bạn?
Sứa là một món ăn được chế biến khá đa dạng và sử dụng rộng rãi tại các nước Đông Nam Á. Nó có thể được chế biến thành sản phẩm sấy khô, sử dụng trong các món sushi, salad, món chính và mì, món nộm sứa chua ngọt thanh mát, gỏi sứa ướp lạnh, món cuốn hay bún sợi giòn ở Thái Lan… Sau đây là các món ăn từ sứa cực kỳ thơm ngon và phổ biến.
Gỏi sứa hành tây
Khai vị bữa ăn của bạn bằng món gỏi sứa hành tây với vẻ ngoài bắt mắt và một hương vị thanh mát kích thích vị giác cực kỳ. Sứa tươi ngon, có vị giòn sần sật, dai ngọt quyện cùng hành tây và các loại rau củ tươi mát, thấm vị nước sốt chua cay ngọt lạ miệng.
-
Nguyên liệu: Sứa (đã sơ chế và hấp chín), hành tây (cắt lát nhỏ), tỏi, ớt, gừng, nước cốt chanh, dầu ô liu, muối, hạt tiêu và ngò thái nhỏ.
-
Cách tiến hành: Bạn cho tỏi, ớt, gừng băm nhiễn sau đó trộn đều cùng một chút nước cốt chanh và 2 thìa nước mắm. Vớt hành tây ra khỏi bát nước dấm, bóp đều hành và vắt hết nước tránh bị hăng, trộn tất cả vào hỗn hợp gia vị vừa chế biến. Trộn đều hành tây và sứa (đã ráo nước), thái nhỏ rau thơm trộn đều cùng đậu phộng và rắc thêm chút đường, hạt tiêu.
Tương tự, chúng ta có thể sử dụng sứa trong các món nộm hay gỏi thơm ngon lạ miệng và thanh mát như: Nộm sứa xoài xanh, nộm sứa mè, nộm sứa ngò…
Sứa xào cần tây
Với vị thơm ngon của cần tây quyện với độ giòn ngọt, không bị dai của sứa trong món xào này chắc chắn sẽ làm cho cả gia đình yêu thích.
-
Nguyên liệu: Sứa (đã sơ chế), cần tây, hành tím, gừng, dầu ăn và gia vị nêm nếm.
-
Cách thực hiện: Bạn cho hành tím vào phi trong chảo xôi dầu. Khi hành đã vàng thơm, bạn cho lượng cần tây đã chuẩn bị vào xào, đảo đều, nêm nếm gia vị cho đến khi gần chín. Sau đó bạn tiếp tục cho tiếp sứa vào, đảo thật nhanh tay khoảng 2 phút nữa, nêm nếm thêm gia vị và tắt bếp. Trang trí một chút ngò tươi để món ăn thêm phần hấp dẫn.
Tương tự, chúng ta có thể sử dụng sứa trong các món xào thơm ngon và bổ dưỡng như: Sứa xào dứa, sứa xào hải sản, sứa xào thịt bò…
Bún sứa hải sản
Nếu bạn muốn thay đổi khẩu vị bữa ăn cho cả gia đình, hãy thử món bún sứa thanh mát. Đây là một món ăn không thể thiếu và là đặc sản của nhiều địa phương miền Trung như: Bình Định, Ninh Thuận, Khánh Hòa... Đây là món ăn thú vị rất thu hút thực khách du lịch.
-
Nguyên liệu: Sứa, tôm, trứng gà, bún tươi, nước hầm xương, hành lá, khế chua, cà chua, rau thơm, hoa chuối, dứa và các gia vị nêm nếm.
-
Cách thực hiện: Chuẩn bị một nồi nước hầm xương, thêm khế, cà chua, dứa vào nấu để phần nước dùng được thơm ngọt và có màu sắc bắt mắt, nêm nếm gia vị cho vừa miệng. Khi nước sôi đều, đập trứng gà và khuấy đều tay để tạo thành những sợi trứng đẹp mắt. Cho tôm bóc vỏ, sứa vào nồi nước dùng, chần chín ít phút. Nêm lại gia vị và vặn lửa nhỏ, cho bún, sứa, tôm và chan phần nước dùng vào bát. Cuối cùng thêm hoa chuối, rau thơm, trộn đều thưởng thức ngay khi còn nóng.
Vị thơm, ngọt chua của dứa, khế và cà chua kết hợp với hương vị của tôm và sứa sẽ mang đến cho gia đình bạn bữa ăn đầy mới lạ.
Các bài viết không thể bỏ lỡ
Giỏi Tiếng Anh Trước Tuổi Lên 10 Cùng App Monkey Stories
Thành phần dinh dưỡng rong nho và 9 lợi ích “vàng” cho sức khỏe
Rau củ quả có chất dinh dưỡng gì & có tác dụng gì với sức khỏe?
Những lưu ý khi ăn sứa và một số tác dụng phụ bạn nên biết
Sứa biển chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể và là nguyên liệu trong nhiều món ăn thơm ngon. Nhưng khi ăn sứa, bạn cũng cần biết một số lưu ý quan trọng và tác dụng phụ ngoài ý muốn của món ăn này dưới đây.
Rủi ro khi ăn sứa
Khi ăn sứa, bạn cũng cần cẩn thận vì có thể gặp một số rủi ro sức khỏe ngoài ý muốn sau đây.
-
Dị ứng: Sứa an toàn đối với hầu hết mọi người. Tuy nhiên trong một số trường hợp, người ăn gặp dị ứng phản vệ sau khi ăn sứa đã nấu chín với những biểu hiện như nổi mụn nước, cảm giác tê hoặc ngứa châm chích, buồn nôn, nôn mửa...
-
Vi khuẩn: Nếu không được sơ chế cẩn thận và đúng cách, sứa vẫn có thể chứa những loại vi khuẩn hoặc mầm bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của bạn.
-
Chứa hàm lượng nhôm cao: Trong quá trình sơ chế sứa, người ta cần dùng tới phèn - một hợp chất hóa học sử dụng làm chất phụ gia bảo quản thực phẩm. Một nghiên cứu ở Hồng Kông đã kết luận: Trong thức ăn sẵn có sứa có hàm lượng nhôm cao. Mặc dù được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) chứng minh đây là chất an to
Một số lưu ý khi ăn sứa bạn cần biết
Bạn có thể nhận được những lợi ích tuyệt vời từ sứa, nhưng trước tiên, hãy chế biến và sử dụng nó đúng cách! Sau đây là một số lưu ý khi ăn sứa sau khi bạn đã hiểu rõ sứa có chất dinh dưỡng gì.
-
Tránh dùng sứa tươi trong chế độ ăn uống của bạn: Sứa sẽ bị phân hủy trong vòng vài giờ và trở nên độc hại. Vì vậy, sứa luôn được các chuyên gia khuyến khích nên sử dụng ở dạng khô hoặc ngâm.
-
Cách chọn mua sứa: Màu sắc của sứa là yếu tố quan trọng khi mua giúp bạn đảm bảo an toàn khi ăn sứa biển. Sứa mới được chế biến thường có màu trắng sữa, nó sẽ từ từ chuyển sang màu vàng nhạt sau một thời gian. Khi sứa chuyển sang màu nâu, nghĩa là nó đã bị hư và không an toàn cho sức khỏe.
-
Sơ chế và bảo quản: Bạn chỉ nên sứa khi đã được làm sạch hoàn toàn và bảo quản đúng cách. Khi đó, sứa sẽ có ít hoặc không có dấu hiệu nhiễm khuẩn hay chứa các mầm bệnh nguy hiểm khác.
Đối với sứa tươi, bạn hãy rửa sạch rồi ngâm trong nước muối pha cùng phèn chua. Trong quá trình ngâm, bạn nên thay nước 3 lần, trong mỗi lần ngâm hãy thêm lượng muối và phèn chua tương tự. Khi thịt sứa đã chuyển sang màu đỏ hoặc vàng nhạt, bạn cần lấy sứa ra rồi ngâm vào nước lạnh khoảng 2 giờ. Đừng quên rửa lại bằng nước một lần nữa, để ráo rồi cắt thành miếng vừa ăn.
Với sứa khô, bạn có thể sơ chế sứa bằng cách ngâm với nước, thêm nước cốt chanh trong 4 - 5 tiếng hoặc để qua đêm. Bạn không cần chần sứa quá lâu vì sẽ khiến thịt sứa bị mất nhiều nước, teo lại, ăn sẽ bị khô.
Những đối tượng nào nên hạn chế ăn sứa?
Mặc dù sứa chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu bạn thuộc một trong các nhóm đối tượng dưới đây, hãy hạn chế ăn sứa để đảm bảo an toàn tuyệt đối.
-
Trẻ em dưới 8 tuổi: Trẻ em không nên ăn sứa, ngay cả những loại sứa đã được chế biến sẵn vì rất dễ bị ngộ độc.
-
Người dị ứng với hải sản/ từng bị ngộ độc thực phẩm: Người có tiền sử bị dị ứng hải sản hay ngộ độc thực phẩm không nên ăn sứa, vì sứa cũng thuộc nhóm thực phẩm này. Nếu có dấu hiệu dị ứng, cần dừng ăn sứa ngay và tới gặp bác sĩ chuyên khoa để được xử lý điều trị kịp thời.
-
Người mới ốm dậy hay người bị suy nhược cơ thể: Đây cũng là đối tượng không nên ăn sứa vì lúc này sức đề kháng còn khá yếu, nếu ăn sứa sẽ rất dễ bị dị ứng hay ngộ độc.
Mặc dù sứa là một món ăn ngon với hàm lượng dinh dưỡng cao nhưng bạn chỉ nên ăn sứa đã làm sạch cẩn thận với một tần suất hợp lý, tránh ăn quá nhiều. Bên cạnh đó, hãy kết hợp sứa cùng các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng khác để cung cấp đầy đủ những dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể.
Như vậy, bài viết này đã giúp chúng ta trả lời câu hỏi “sứa có chất dinh dưỡng gì” cùng 9+ lợi ích đáng kinh ngạc mà sứa mang lại cho sức khỏe con người. Tác dụng của sứa vô cùng đa dạng, có thể giúp bạn duy trì một sức khỏe toàn diện. Tuy nhiên, món ăn ngon miệng này vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu bạn không biết cách lựa chọn, sơ chế và bảo quản đúng cách. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn trong việc lựa chọn thực phẩm dinh dưỡng cho cả gia đình.
Tài liệu tham khảoJellyfish health benefits and nutrition - Ngày truy cập: 20/06/2022
https://www.healthbenefitstimes.com/jellyfish/
Jellyfish: Benefits, Nutritional Value, Side Effects & Recipes - Ngày truy cập: 20/06/2022
https://www.healthifyme.com/blog/jellyfish/
Jellyfish, dried, salted - Ngày truy cập: 20/06/2022
https://fdc.nal.usda.gov/fdc-app.html#/food-details/168129/nutrients
Chia sẻ ngay Chia sẻSao chép liên kết
Đào VânTôi là Đào Vân, biên tập viên có hơn 4 năm kinh nghiệm viết bài nhiều lĩnh vực như giáo dục, sức khỏe, công nghệ...
Bài viết liên quan- Ăn gì để giảm protein trong nước tiểu? Những lưu ý cần biết!
- 3+ cách sử dụng vitamin B5 cho da mang lại hiệu quả cao
Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi
Monkey Junior
Mới! *Vui lòng kiểm tra lại họ tên *Vui lòng kiểm tra lại SĐT Bạn là phụ huynh hay học sinh ? Học sinh Phụ huynh *Bạn chưa chọn mục nào! Đăng Ký Mua Monkey JuniorTừ khóa » Có Nên ăn Gỏi Sứa
-
Những Lưu ý Khi ăn Gỏi Sứa Tươi để Tránh Nguy Hiểm - ()
-
Những điều Cần Biết Khi ăn Gỏi Sứa Biển
-
Ăn Sứa Biển Có Tốt Không? Cách Sơ Chế Sứa Không Tanh đơn Giản Tại ...
-
Những Người Tuyệt đối Không Nên ăn Sứa Biển
-
Ăn Sứa Biển Ngon Miệng Nhưng Vẫn Có Rủi Ro - Hello Bacsi
-
SỨA BIỂN CÓ TỐT KHÔNG - TÁC DỤNG CỦA SỨA BIỂN VÀ CÁCH ...
-
Sứa Biển – Món Ngon Nhưng Dễ Gây Dị ứng Và Ngộ độc
-
Lưu ý Khi ăn Sứa Biển để Tránh Bị Ngộ độc | .vn
-
Cẩn Trọng Khi ăn Gỏi Sứa Tươi - Pháp Luật Và Xã Hội
-
Sứa Biển Và Những Công Dụng Tuyệt Vời đối Với Sức Khỏe
-
Sứa Biển: Ăn Thế Nào để Không Bị Ngộ độc?
-
Những điều Cần Biết Khi ăn Gỏi Sứa Biển - Báo Khánh Hòa
-
Ăn Sứa Có Tốt Không? - Báo Phụ Nữ - Phunuonline
-
Những 'tín đồ' Nghiện Sứa Không Muốn Ngộ độc Món ăn Này, Hãy ...