Sữa Và Các Sản Phẩm Sữa - .vn
Có thể bạn quan tâm
- Tại sao việt nam?
- Ngành công nghiệp
- Cơ hội đầu tư
- Địa điểm đầu tư
- Địa phương
- Khu công nghiệp
- Hướng dẫn đầu tư
- Tổng quan
- Thành lập công ty
- Góp vốn, mua cổ phần/phần vốn góp
- Các hình thức đầu tư khác
- MỘT SỐ NỘI DUNG KHÁC LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ
- Liên hệ
Sản lượng sản xuất sữa giai đoạn 2010-2015
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Tháng 6/2016, sản lượng sữa tươi ước đạt 99,1 triệu lít; tăng 1,3% so với tháng 5 trước đó. Tính chung 6 tháng đầu năm 2016, sản lượng sữa tươi ước đạt 553,1 triệu lít; tăng 4% so với cùng kỳ năm 2015. 6 tháng đầu năm nay, lượng sản xuất 2 mặt hàng sữa này cũng đều cao hơn cùng kỳ năm ngoái, báo hiệu một năm tiếp tục tăng trưởng về sản lượng.Sản lượng sữa tươi theo tháng trong năm 2015 và 6 tháng đầu năm 2016
Đvt: triệu lítNguồn:Tổng cục Thống kê
Ở phân khúc sản phẩm giá trị cao là sữa bột, các doanh nghiệp sữa của Việt Nam lép vế so với các Công ty ngoại. Thống kê năm 2013 của hãng nghiên cứu thị trường Euromonitor International, các hãng ngoại chiếm khoảng 75% thị phần sữa bột, dẫn đầu là Abbott, tiếp theo là Mead Johnson, Dutch Lady, Dumex, Nestlé. Chỉ duy nhất niềm tự hào của Việt Nam, Công ty Vinamilk, có đủ khả năng cạnh tranh với thị phần xấp xỉ 25%.Thị phần các nhãn sữa lớn tại Việt Nam năm 2013
Trong phân khúc quan trọng khác là sữa nước (sản phẩm chủ lực của ngành sữa), các Công ty Việt Nam đang tạm thời chiếm ưu thế với gần 50% thị phần trong tay Vinamilk. Bên cạnh đó, ưu thế về chi phí và thời gian bảo quản cũng đang giúp các Công ty Việt Nam làm chủ thị trường trong nhiều nhóm sản phẩm liên quan đến sữa khác như sữa thanh trùng, sữa chua, sữa đặc có đường, với hàng loạt các thương hiệu nội địa như Vinamilk, TH True Milk, Mộc Châu, Ba Vì, Dalatmilk, Lothamilk, Vixumilk, Nutifood.Đa số các sản phẩm sữa tại Việt Nam được sản xuất cho trẻ em dưới 3 tuổi và người cao tuổi, trong khi thị trường lớn cho sữa tiêu dùng hàng ngày hay sữa cho người trưởng thành chưa được đầu tư mạnh. Nghiên cứu của Nguyễn Việt Khôi (2013) cho thấy, 10% dân số tại 2 thành phố lớn của Việt Nam là Hà Nội và TP.HCM tiêu dùng đến 78% các sản phẩm về sữa. Đây là sự mất cân bằng trong nhu cầu các sản phẩm về sữa.Số lượng bò sữa tại Việt Nam tăng khá nhanh trong những năm gần đây. Theo Tổng cục thống kê, tính đến thời điểm 1/10/2015, Việt Nam có khoảng 257,3 nghìn con bò sữa, tăng 21% so với năm 2014. Tính trong giai đoạn 10 năm gần nhất (2006 – 2015), lượng bò sữa tăng trưởng trung bình hơn 11%/năm. Quy mô đàn bò mở rộng là yếu tố tích cực thúc đẩy sản lượng sữa sản xuất tại Việt Nam có xu hướng tăng mạnh qua từng năm. Ngành sữa đang đẩy mạnh hiện đại hóa các trang trại bò sữa một cách nhanh chóng. Việt Nam cũng đề ra kế hoạch đáp ứng 60% nhu cầu trong nước đối với sữa tươi, tương ứng dự báo dân số tăng lên 113 triệu người vào năm 2045. Để đáp ứng mục tiêu này, đất nước cần phải phát triển số lượng bò sữa có khả năng sản xuất 5,65 triệu tấn sữa hàng năm.Có khoảng 24.000 hộ gia đình tham gia chuỗi sản xuất chăn nuôi phục vụ ngành sữa. Đây là một lực lượng rất quan trọng giúp ngành sữa Việt Nam phát triển bền vững. Bởi chăn nuôi hộ gia đình quy mô vừa phải sẽ đỡ phải chịu áp lực về môi trường như các trang trại quy mô tập trung quá lớn. Theo Hiệp hội Sữa Việt Nam, nếu không phát triển chăn nuôi hộ gia đình mà chỉ tập trung vào phát triển trang trại quy mô lớn sẽ gặp rất nhiều khó khăn: thiếu đất đai, nông dân mất đất sẽ gặp khó khăn trong cuộc sống mưu sinh, năng suất, bệnh tật và nhất là vấn đề môi trường.Dự báo tăng trưởng sản lượng sữa Việt Nam từ năm 2015 – 2045 như sau:- Giai đoạn 2015 – 2025: Tăng trưởng 12,0%/năm.- Giai đoạn 2026 – 2035: Tăng trưởng 5%/năm.- Giai đoạn 2036 – 2045: Tăng trưởng 3,0%/năm.Đầu tư trang thiết bị và quản lý chất lượng: Nhiều doanh nghiệp trong ngành không ngừng đầu tư trang thiết bị hiện đại, cập nhật công nghệ tiên tiến để sản xuất ra những sản phẩm đạt chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm và có sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của người tiêu dùng. Hầu hết các doanh nghiệp lớn trong ngành đều có hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế như ISO, HACCP... để sản xuất ra sản phẩm đạt chất lượng đảm bảo an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó, vẫn còn tồn tại một số cơ sở sản xuất nhỏ lẻ tồn tại nhiều vấn đề về chất lượng và an toàn thực phẩm. Thực trạng về thiết bị, công nghệ và công tác quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm của các doanh nghiệp trong các ngành sản xuất chế sữa cụ thể như sau:Về thiết bị, công nghệHầu hết các nhà máy sữa được đầu tư sau năm 1990 với quy mô đầu tư hoàn chỉnh và hiện đại. Dây chuyền thiết bị đồng bộ và công nghệ tiên tiến được nhập khẩu từ các nước có công nghệ và thiết bị ngành sữa phát triển như Thụy Điển, Đan Mạch, Đức, Ý, Thụy Sỹ.… với dây chuyền sản xuất khép kín tự động và bán tự động. Các Công ty đã đầu tư chương trình điều khiển tự động vào dây chuyền công nghệ nhằm kiểm soát chặt chẽ các thông số công nghệ để sản phẩm sản xuất ra có chất lượng ổn định và đạt các chỉ tiêu như mong muốn.Tập đoàn Tetra Pak (Thụy Điển) là tập đoàn chuyên cung cấp, lắp đặt các dây chuyền, thiết bị cho ngành sữa Việt Nam. Từ năm 2007 đến 2015, Tập đoàn Tetra Pak đã lắp đặt hệ thống máy đóng gói sữa tiệt trùng tự động cho hầu hết các nhà máy sữa (357 thiết bị); lắp đặt trọn vẹn 25 dây chuyền chế biến sữa tiệt trùng, 3 dây chuyền chế biến sữa chua, 3 dây chuyền chế biến sữa đậu nành; lắp đặt 32 thiết bị chính chế biến sữa tiệt trùng, 16 thiết bị chế biến sữa thanh trùng, 25 bồn vô trùng, 15 thiết bị trộn, 22 thiết bị CIP và 42 thiết bị đồng hoá. Đa số các Công ty sữa đầu tư nhập dây chuyền thiết bị đồng bộ nhưng cũng có Công ty chỉ nhập các thiết bị chính, còn các thiết bị khác như bồn chứa sữa, hệ thống lò hơi, hệ thống xử lý nước cấp… mua của các Công ty trong nước như Công ty Cơ Nhiệt Điện lạnh Bách khoa (POLYCO), Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh Eresson...Trong lĩnh vực bao bì và đóng gói, những năm qua, các Công ty trong ngành đã không ngừng đầu tư đổi mới dây chuyền sản xuất đồng bộ, đầu tư đổi mới thiết bị hiện đại trong lĩnh vực đa dạng hoá bao bì sản phẩm, sử dụng bao bì giấy tiệt trùng để đóng gói sản phẩm. Loại bao bì này có cấu tạo đặc biệt 6 lớp giúp bảo vệ sản phẩm chống lại các ảnh hưởng có hại từ ánh sáng, không khí, độ ẩm trong không khí trong quá trình tồn trữ sản phẩm. Hiện nay, thị trường Việt Nam chỉ có hai nhà cung cấp độc quyền vỏ hộp giấy là Tập đoàn Tetra Park và Combiblock (Đức). Năm 2005, Công ty TNHH TP&NGK Dutch Lady Việt Nam (nay là Công ty FrieslandCampina Việt Nam) đã đầu tư dây chuyền đóng chai với công nghệ tiên tiến nhất thế giới. Năm 2008, Công ty CP thực phẩm Dinh dưỡng Đồng Tâm (Nutifood) đã đầu tư dây chuyền công nghệ sản xuất sữa bột mới nhất với hệ thống thiết bị của hãng WOLF (Đức) tự động hoàn toàn từ khâu vệ sinh, tiệt trùng lon đến khâu thành phẩm, bao gồm cả việc bơm khí trơ trong quá trình chiết rót nhằm hạn chế ôxy trong sản phẩm, tăng thời hạn sử dụng của sữa. Năm 2013, Vinamilk khánh thành Nhà máy sữa bột trẻ em Việt Nam có tổng vốn đầu tư gần 2.000 tỷ đồng, công suất 54.000 tấn sữa bột/năm và là một trong những nhà máy có công suất và mức độ tự động hóa cao, hiện đại nhất khu vực Châu Á. Về công nghệ sản xuất, sản phẩm sữa nước của Việt Nam hiện nay được chế biến và đóng gói dưới hai dạng là thanh trùng và tiệt trùng. Công nghệ tiệt trùng (UHT) được hiểu đơn giản là tiến trình xử lý nhiệt cho sữa ở nhiệt độ cao (130-150oC) trong thời gian rất ngắn (3-15 giây) trong môi trường vô trùng khép kín. Nhờ công nghệ này mà sữa tiệt trùng vẫn giữ được nhiều chất dinh dưỡng, có thể bảo quản ở nhiệt độ thường và thời hạn sử dụng có thể kéo dài từ 6 tháng đến 1 năm. Sữa tươi thanh trùng được đun nóng ở nhiệt độ 85-90oC trong thời gian ngắn (30 giây – 1 phút) rồi làm lạnh ngay. Qua quá trình xử lý, hầu như toàn bộ vitamin và khoáng chất có trong sữa nguyên thủy vẫn được đảm bảo. Sữa thanh trùng phải bảo quản liên tục trong điều kiện lạnh (ở 4oC) và thời hạn dùng chỉ trong 7 ngày. Có thể tiến hành tiệt trùng và thanh trùng sữa trong bao bì hoặc ngoài bao bì sản phẩm. Khi tiến hành thanh trùng và tiệt trùng trong bao bì, người ta rót sữa vào bao bì thủy tinh hoặc bao bì nhựa, đóng nắp sau đó đưa vào thiết bị thanh trùng hoặc tiệt trùng. Còn khi tiến hành thanh trùng hoặc tiệt trùng ngoài bao bì ta sử dụng bao bì giấy. Sữa được bơm vào thiết bị xử lý nhiệt, đun nóng giữ nhiệt và làm nguội, sau đó được đưa vào thiết bị trung gian và bơm vào thiết bị rót sản phẩm. Toàn bộ bao bì, thiết bị trong dây chuyền rót, đóng nắp phải vô trùng. Trong sản xuất sữa chua, Việt Nam áp dụng nhiều công nghệ khác nhau để lên men sữa chua như sử dụng lên men tự nhiên chủng vi khuẩn lactic hoặc sử dụng enzim thủy phân sữa và bổ sung các chất phụ gia tạo độ đặc. Hỗ trợ cho công nghệ lên men sữa chua hiện đại tại các cơ sở lớn là hệ thống thiết bị lên men được điều khiển tự động để đảm bảo các thông số công nghệ về nhiệt độ lên men, chế độ thông khí, mật độ vi sinh vật, pH, chế độ thanh trùng… Các chủng vi khuẩn lên men sữa chua của các Công ty khác nhau là khác nhau và chủ yếu được nhập khẩu từ Pháp, Đan Mạch, Hà Lan để tạo ra các hương vị sản phẩm mang tính riêng biệt của từng Công ty. Trong sản xuất sữa bột, đã có những đổi mới trong công nghệ ở công đoạn sấy và chiết lon như chuyển sấy phun từ công nghệ gõ sang công nghệ thổi khí; bơm hỗn hợp khí Nitơ, khí Hydro vào trong quá trình đóng gói để hạn chế ôxy trong sản phẩm. Về quản lý chất lượng và an toàn thực phẩmCác doanh nghiệp lớn, có thương hiệu và hệ thống chế biến hiện đại trong ngành đã và đang xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO. Năm 1999, Vinamilk đã áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9002 và hiện đang áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000. Công ty TNHH TP & NGK Dutch Lady Việt Nam (nay là Công ty FrieslandCampina Việt Nam) nhận chứng chỉ ISO 9001 năm 2000 và chứng chỉ HACCP năm 2002. Công ty CP sữa Hà Nội nhận chứng chỉ ISO 9001:2000 và chứng chỉ HACCP năm 2004. Đến nay, một số Công ty đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng VSATTP theo tiêu chuẩn ISO 22.000. Hệ thống chất lượng ISO & HACCP là những tiêu chuẩn quốc tế chuẩn mực được áp dụng phổ biến hiện nay trên toàn thế giới cho các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm. Các tiêu chuẩn này thể hiện khả năng sản xuất và cung cấp các sản phẩm có chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm cao nhất cho người sử dụng. HACCP còn được xem là tấm vé thông hành cho các doanh nghiệp xuất khẩu thực phẩm.Chất lượng sản phẩm được các Công ty quan tâm ngay từ khâu cung cấp nguyên liệu đầu vào. Với nguyên liệu sữa bột, các doanh nghiệp thường lựa chọn nhà cung cấp nguyên liệu là những nhà cung cấp hàng đầu, có uy tín trên thế giới. Với nguồn nguyên liệu sữa tươi, chất lượng sữa được kiểm tra ngay tại các hộ chăn nuôi và các đại lý trung chuyển sữa, áp dụng chế độ thưởng vào giá thu mua sữa cho các hộ có sữa chất lượng tốt. Toàn bộ các công đoạn sản xuất sữa được kiểm soát bởi đội ngũ kỹ sư và các chuyên gia giàu kinh nghiệm. Mọi sản phẩm được kiểm tra nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm và hệ thống quản lý chất lượng ISO. Các lô sản phẩm được kiểm tra đầy đủ các chỉ tiêu vi sinh, hoá lý từ nguyên liệu đầu vào, bán thành phẩm và thành phẩm song song với việc lấy mẫu lưu. Hệ thống phòng thí nghiệm vi sinh, hoá lý có đủ các thiết bị để phân tích các chỉ tiêu và kiểm tra các thông số quan trọng trong toàn bộ quá trình sản xuất.Bên cạnh đó, vẫn còn các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, với nhà xưởng chật chội và thiết bị đóng gói đơn giản, đã nhập sữa bột (thành phẩm và bán thành phẩm) về đóng gói và bán trong khi không bảo đảm các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng sản phẩm không được kiểm tra, kiểm soát. Tiêu thụThị trường sữa Việt Nam đang phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây và vẫn còn tiềm năng tăng trưởng. Sau khi đi ngang về tăng trưởng trong các năm 2011 và 2012 thì đến năm 2013, doanh thu toàn ngành đã bắt đầu tăng mạnh. Tốc độ tăng trưởng của ngành năm sau cao hơn năm trước, bình quân tăng 17%/năm trong giai đoạn 2011-2015.Theo đánh giá của Euromonitor International, năm 2014, doanh thu ngành sữa Việt Nam đạt 75.000 tỉ đồng, tăng trưởng 20%. Cho đến năm 2015, tổng doanh thu toàn ngành ước đạt 92.000 tỷ đồng, tăng trưởng 22,7% so với năm trước, tăng gấp hơn 2 lần so với năm 2010 (đạt 42 nghìn tỷ), là mức cao nhất trong lịch sử ngành. Chỉ trong vòng 6 năm từ 2008 – 2014, mức chi tiêu tháng của một người Việt Nam đã tăng hơn gấp đôi từ 792 nghìn đồng lên đến gần 1,9 triệu đồng. Điều đáng chú ý, trong số bỏ ra chi tiêu, người Việt đang sử dụng ngày càng nhiều tiền hơn để chi cho ăn uống, mà sữa là một trong số đó. Trong gần 1,9 triệu đồng, mỗi người Việt có thể bỏ ra tới một nửa để chi cho ăn uống, một tỷ lệ đã cải thiện rõ rệt so với năm 2007.
Tăng trưởng doanh thu ngành sữa Việt Nam
Là một quốc gia đông dân và mức tăng dân số cao khoảng 1,2%/năm, thị trường sữa tại Việt Nam luôn được đánh giá là có tiềm năng lớn. Tỉ lệ tăng trưởng GDP 6%-8%/năm, thu nhập bình quân đầu người tăng 14,2%/năm, kết hợp với xu thế cải thiện sức khỏe và tầm vóc của người Việt Nam khiến cho nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm sữa luôn giữ mức tăng trưởng cao. Lượng sữa tiêu thụ bình quân theo đầu người của Việt Nam năm 2015 đạt khoảng 23 lít/người/năm, trong khi đó năm 2010 đạt 12 lít/người/năm. Tính cả giai đoạn 2010 - 2015, trung bình mỗi người Việt Nam tiêu thụ khoảng 15 lít sữa/năm. Trong những năm tới, ngành sữa vẫn có tiềm năng lớn khi nhu cầu tiêu thụ được dự báo tăng trưởng 9%/năm, đạt mức 27-28 lít sữa/người/năm vào năm 2020, tăng gần gấp rưỡi so với hiện tại. Hiện mức tiêu thụ sữa bình quân đầu người ở Việt Nam còn thấp so với các nước trong khu vực và thế giới. Trong số các ngành hàng tiêu dùng nhanh, ngành hàng sữa, bao gồm sữa bột và sữa tươi, cũng đang chứng tỏ là một ngành tăng trưởng mạnh mẽ về doanh thu ở mức 2 con số. Và theo xu hướng chung của thị trường thế giới thì ngành sữa Việt Nam vẫn đang trong chu kỳ tăng trưởng. Có thể nói, thị trường sữa đang có những bước phát triển nhanh chưa từng thấy trong những năm gần đây với tốc độ tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước. Nhóm hàng sữa đã đóng góp 13% trong tổng doanh thu ngành hàng tiêu dùng. Nhưng, số lợi nhuận khổng lồ từ ngành sữa mang lại hiện đang phải chia thị phần cho các hãng sữa ngoại và các nhà cung cấp nguyên liệu nước ngoài. Thực tế, tiềm năng tiêu thụ của thị trường sữa Việt Nam được đánh giá là vẫn còn rất lớn và chưa dừng lại ở đây. Nguồn: Euromonitor InternationalNếu như trước đây, nhìn vào các quầy kệ bán sữa bột trong siêu thị, dễ nhận thấy sự thống lĩnh của sữa ngoại dù giá liên tục tăng nhờ ưu thế về thương hiệu và nguồn lực. Nhưng vài năm gần đây, khoảng cách này được giảm đáng kể, nhiều hãng sữa nội trong nước đang giữ mức tiêu thụ tốt.Giá trị mặt hàng sữa bột, theo ước tính, hiện chiếm 45% thị trường sữa Việt Nam với tốc độ tăng trưởng bình quân 10,1% giai đoạn 2010-2013, nhưng đến 2014-2015 lại có xu hướng giảm, đặc biệt tiêu thụ sữa ở khu vực thành thị.Nhập khẩuVới số lượng bò sữa chăn nuôi thấp, Việt Nam phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu sữa. Thời gian gần đây, dù tốc độ tăng trưởng đàn bò sữa của Việt Nam đạt cao nhưng vẫn là một trong 20 quốc gia nhập khẩu sữa nhiều nhất thế giới. Sau nhiều năm, kim ngạch nhập khẩu sữa và sản phẩm từ sữa của Việt Nam liên tục tăng và đã vượt con số 1 tỷ USD vào năm 2013, đạt giá trị 1,1 tỷ USD, tăng 130% so với cùng kỳ năm trước đó. Vào năm 2014, đến năm 2015 kim ngạch nhập khẩu sữa và sản phẩm từ sữa bắt đầu có dấu hiệu giảm xuống (với tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 900,7 triệu USD, giảm 18% so với năm 2014).Kim ngạch nhập khẩu sữa và các sản phẩm từ sữa theo tháng
Đơn vị tính: Triệu USDNguồn: Tổng cục Hải quan
Năm 2015, New Zealand vẫn là quốc gia cung cấp sữa chính cho Việt Nam với tỷ trọng 24% (tương đương 216,3 triệu USD), tiếp đến là Mỹ với tỷ trọng 14,6% (tương đương 131 triệu USD). Các thị trường cung cấp lượng sữa lớn khác cho Việt Nam là Singapore, Thái Lan, Đức, Ai Len, Úc, Hà Lan, Pháp, Nhật Bản… Tuy nhiên, kim ngạch nhập khẩu sữa của Việt Nam dự kiến sẽ tăng mạnh, đạt 3,6 tỷ USD vào năm 2045.Cơ cấu thị trường nhập khẩu sữa của Việt Nam trong 5 tháng năm 2016 Nguồn: Tổng cục Hải quanSữa tươi 100% nguyên chất ở Việt Nam còn nhiều hạn chế, do số lượng đàn bò nội địa chỉ đủ cung cấp khoảng 30% nhu cầu cả nước. Ngay cả trong lượng sữa tươi thu mua của nông hộ thì 20-50% sữa đã không đạt chất lượng như yêu cầu (theo Báo cáo từ Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn). Ngoài ra, nguồn sữa tươi thu mua còn phải dùng vào nhiều sản phẩm khác, chứ không chỉ phục vụ riêng cho sản xuất sữa nước. Như vậy, việc thiếu hụt 70% lượng sữa cho chế biến và tiêu thụ đã khiến Việt Nam phải gia nhập nhóm 20 nước nhập khẩu sữa lớn nhất thế giới. Điều này ít nhiều đẩy ngành sữa Việt Nam vào thế phụ thuộc và rủi ro, đồng thời đẩy thế chủ động về khối ngoại. Mead Johnson, Abbotts và Friesland Campina là 3 nhà nhập khẩu sữa chính, chiếm 67% lượng sữa bột trên thị trường. Phần lớn lượng sữa bột nguyên liệu nhập vào Việt Nam được chế biến thành sữa hoàn nguyên. Điều này đã từng gây hiểu nhầm cho người tiêu dùng khi tiêu thụ các sản phẩm sữa nước, họ không thể phân biệt đâu là sữa tươi đâu là sữa hoàn nguyên từ sữa bột.Các chủng loại sữa nhập khẩu vào Việt Nam hết sức đa dạng, bao gồm: bột whey đã cải biến, các sản phẩm sữa kem, sữa chua dạng lỏng, bơ, pho mát và curd, sữa và kem đã cô đặc, pho mát…Kim ngạch nhập khẩu một số chủng loại sữa và sản phẩm sữa 5 tháng năm 2016
Đơn vị tính: USD Sản phẩm | Tổng 5 tháng |
Whey và Whey đã cải biến, đã hoặc chưa cô đặc hoặc pha thêm đường hoặc chất làm ngọt khác | 10.822.059 |
Sữa và kem, đã cô đặc chưa pha thêm đường | 36.764.916 |
Sữa và kem, đã cô đặc dạng bột hoặc hạt | 72.006.024 |
Sữa và kem chưa cô đặc có hàm lượng chất béo trên 1% nhưng không quá 6% tính theo trọng lượng | 4.500.223 |
Sữa chua dạng lỏng, đã hoặc chưa cô đặc | 2.138.370 |
Pho mát và curd | 3.570.738 |
Sữa và kem đã cô đặc loại khác | 3.150.259 |
Bơ | 2.874.917 |
Bột whey | 1.966.165 |
Sữa và kem chưa pha thêm đường | 1.427.639 |
Sữa và kem có hàm lượng chất béo trên 10% dạng lỏng | 1.504.564 |
Sữa và kem dạng bột, hạt có hàm lượng chất béo trên 1,5% | 858.377 |
Chất béo khan của bơ | 7.317.655 |
Buttermilk, sữa đông và kem đông, sữa chua, kephir và sữa, kem khác đã lên men hoặc axit hoá | 821.272 |
Pho mát tươi (chưa ủ chín hoặc chưa xử lý), kể cả pho mát whey | 751.616 |
Pho mát đã xát nhỏ hoặc đã làm thành bột, của tất cả các loại | 1.706.561 |
Chất phết từ bơ sữa | 309.792 |
Buttermilk | 646.874 |
Sữa chua | 459.314 |
Pho mát đã chế biến, chưa xát nhỏ hoặc chưa làm thành bột | 429.110 |
Sữa và kem có hàm lượng chất béo không quá 1% | 89.147 |
Pho mát đã xát nhỏ hoặc đã làm thành bột đóng gói với trọng lượng trên 20kg | 93.825 |
Sữa và kem dạng bột, hạt chưa pha thêm đường | 151.370 |
Kim ngạch nhập khẩu sữa và sản phẩm sữa của một số doanh nghiệp 5 tháng năm 2016
Đơn vị tính: USD Doanh nghiệp | Tổng 5 tháng |
Công ty TNHH Dinh Dưỡng 3A (Việt Nam) | 81.221.349 |
Công ty TNHH Mead Johnson Nutrition (Việt Nam) | 22.695.061 |
Công ty TNHH Friesland Campina Hà Nam | 8.395.739 |
Công ty Cổ Phần Sữa Việt Nam | 28.785.070 |
Công ty TNHH Fonterra Brands (Việt Nam) | 8.676.717 |
Công ty TNHH FRIESLANDCAMPINA Việt Nam | 9.633.897 |
Công ty Cổ Phần Đầu Tư Phát Triển Thương Mại Delys | 6.187.739 |
Công ty TNHH Nestlé Việt Nam | 17.647.840 |
Công ty TNHH DKSH Việt Nam | 1.312.589 |
Công ty Cổ Phần Thương Mại Và Công Nghệ Thực Phẩm Hoàng Lâm | 3.871.214 |
Chi Nhánh Công ty TNHH Sản Xuất Thương Mại Dịch Vụ Lê Mây Tại Hà Nội | 600.628 |
Công ty TNHH Calpis Việt Nam | 700.416 |
Công ty Cổ Phần Đại Tân Việt | 64.566.748 |
Công ty Cổ Phần Vận Tải Và Dịch Vụ Hàng Hải | 1.821.985 |
Công ty TNHH BEL Việt Nam | 1.807.575 |
Công ty Cổ Phần Sóng Thần Hà Nội | 358.315 |
Công ty TNHH Sản Xuất Thương Mại Dịch Vụ Lê Mây | 885.648 |
Công ty Cổ Phần Vinalines Logistics - Việt Nam | 598.160 |
Công ty TNHH Danone Việt Nam | 998.530 |
Công ty TNHH Thực Phẩm Tốt Lành | 1.842.231 |
Công ty TNHH Thương Mại Vạn An | 1.109.682 |
Công ty TNHH Phân Phối Snb | 633.919 |
Công ty TNHH V.I.P Việt Nam | 315.838 |
Công ty TNHH Quốc Tế Mavi | 919.958 |
Công ty TNHH Betagen Việt Nam | 803.046 |
Công ty TNHH Châu Đại Dương | 1.508.667 |
Công ty TNHH Phí Hưng | 525.529 |
Công ty TNHH Jebsen & Jessen Ingredients Việt Nam | 429.729 |
Công ty Cổ phần TRAPHACO | 1.252.858 |
Công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Đức Nam | 253.851 |
Công ty Cổ Phần Hsc Bắc Việt | 572.176 |
Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Thuận Phát | 144.263 |
Công ty Cổ Phần Thực Phẩm Dinh Dưỡng Nutifood Bình Dương | 2.886.848 |
Công ty TNHH Develing Quốc Tế (Việt Nam) | 457.791 |
Công ty TNHH Dịch Vụ Và Thương Mại Mesa | 308.561 |
Công ty TNHH Dinh Dưỡng Otsuka Thăng | 298.072 |
Công ty TNHH PURATOS GRAND - PLACE VIệT NAM | 361.961 |
Công ty TNHH sản xuất và thương mại Hoàng Hà | 332.955 |
Công ty TNHH Một Thành Viên Thực Phẩm Đông Lạnh Việt I - MEI | 100.318 |
Từ khóa » Cơ Cấu Sản Phẩm Của Vinamilk
-
[PDF] BỀN VỮNG - Vinamilk
-
Top 9 Cơ Cấu Sản Phẩm Của Vinamilk 2022 - Xây Nhà
-
Cơ Cấu Sản Phẩm Của Vinamilk
-
Cơ Cấu Sản Phẩm: - Xây Dựng Chiến Lược SBU:
-
A. Cơ Cấu Mặt Hàng Sữa Trên Thị Trường Việt Nam Hiện Nay - 123doc
-
Phân Tích Cơ Cấu Của Vinamilk - SlideShare
-
[PDF] Phân Tích Doanh Nghiệp - CafeF
-
Các Dòng Sản Phẩm Của Vinamilk
-
Phân Tích Môi Trường Kinh Doanh Của Công Ty Vinamilk
-
Vinamilk “oanh Tạc” Thị Trường Nga - Detail
-
[PDF] Báo Cáo Thường Niên Vinamilk 2021 - Vietstock
-
[PDF] CTCP Sữa Việt Nam (VINAMILK)
-
[PDF] BÁO CÁO CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM - nance