Sức Bền Là Gì? 5 Phương Pháp Tăng Sức Bền Trong Khi Tập Thể Thao
Có thể bạn quan tâm
Sức bền chính là nền tảng tạo nên bản lĩnh. Chỉ khi giữ vững được sức bền thì bạn mới có thể hoàn thành buổi tập thể thao một cách hiệu quả nhất. Vậy sức bền là gì? Có những phương pháp nào giúp tăng sức bền? Cùng tìm hiểu nhé!
Sức bền là gì?
Sức bền là một loại sức mạnh tiềm ẩn trong cơ thể. Nguồn sức mạnh này bộc phát từ cơ bắp và tim mạch. Nếu hai bộ phần này hoạt động bền bỉ trong suốt quá trình vận động cơ thể của bạn thì chúng sẽ tạo thành sức bền, cho phép cơ thể kéo dài thời gian tập thể dục thể thao mà không cảm thấy quá mệt mỏi hay hao hụt sức lực. Sức bền không tự nhiên xuất hiện mà nó phải được rèn luyện bằng việc vận động thường xuyên. Ví dụ, một người chạy bộ mỗi ngày sẽ có sức bền cao hơn hẳn người không tập thể dục. Một khi duy trì được sức bền dai dẳng, thể lực của bạn sẽ tăng lên rất nhiều, tạo điều kiện để đột phá thành tích thể thao. Do đó sức bền chính là một yếu tố quan trọng giúp những vận động viên chuyên nghiệp tạo nên kì tích.
Sức bền là gì?
Như đã nói, Sức bền được cấu tạo nên bởi 2 yếu tố, đó là sức bền cơ bắp và sức bền tim mạch.
- Sức bền tim mạch chính là khả năng bơm máu từ tim và vận chuyển oxy từ phổi. Khi sức bền tim mạch càng mạnh mẽ thì việc duy trì nhịp tim tăng cao trong thời gian dài cũng không ảnh hưởng đến thể trạng. Hơn nữa máu và oxy sẽ liên tục được vận chuyển toàn thân với áp lực cao, tạo nên nguồn sức mạnh cho cơ bắp.
- Sức bền cơ bắp là khả năng hoạt động cơ bắp liên tục mà không cảm thấy đau mỏi hay kiệt sức. Với người tập gym thì sức bền cơ bắp rất quan trọng để thực hiện các bài nâng tạ nặng. Sức bền cơ bắp đến từ nguồn năng lượng dự trữ trong cơ bắp (ATP), lượng máu và oxy luân chuyển đến cơ và hàm lượng creatine có sẵn trong cơ thể hoặc bổ sung bằng các sản phẩm creatine tinh khiết.
Có thế thấy sức bền tim mạch và sức bền cơ bắp luôn đi đôi với nhau. Hệ thống tim mạch có hoạt động bền bỉ thì cơ bắp mới có thể bộc phát năng lượng.
Cách kiểm tra sức bền
Phương pháp đo sức bền
Kiểm tra sức bền là bài tập thể lực định kì để đo xem mức độ sức bền của một người thay đổi như thế nào theo thời gian. Có 2 dạng kiểm tra sức bền:
- Kiểm tra sức bền thân trên và thân dưới: Sức bền thân trên thường được kiểm tra bằng cách thực hiện bài tập chống đẩy đến khi cơ thể đạt giới hạn chịu đựng. Bài tập sức bền thân dưới là các tư thế ngồi, điển hình là bài tập squat.
- Kiểm tra sức bền tim mạch và sức bền cơ bắp: Sức bền tim mạch được kiểm tra bằng nhóm bài tập cardio, bao gồm các bài tập đạp xe, bơi lội, chạy bền và aerobic. Còn để kiểm tra sức bền cơ bắp, không còn gì hiệu quả hơn các bài tập nâng và giữ tạ, lên xà đơn.
5 phương pháp tăng sức bền
Để đạt được sức bền như ý muốn, bạn bắt buộc phải thường xuyên luyện tập và nghỉ ngơi hợp lý. Hơn nữa sức bền không hề cố định. Nếu bạn dừng luyện tập thì sức bền sẽ ngày càng giảm xuống. Vì thế nếu muốn cơ thể dẻo dai, sức lực bền bỉ thì 5 phương pháp tăng sức bền dưới đây sẽ hỗ trợ bạn rất hiệu quả.
Luyện tập hàng ngày
Ngoại trừ những ngày có giáo án tập cố định thì bạn nên dành ra 20 - 30 phút mỗi ngày để thực hiện các bài tập tăng sức bền như chống đẩy, lên xà hay chạy nâng cao đùi. Những tư thế yoga cũng là bài tập tốt để cơ thể dẻo dai và làm tăng sức bền.
Luyện tập cường độ tăng dần
Cách tăng sức bền
Dựa theo nguyên tắc quá tải, nếu chúng ta nâng cường độ tập luyện lên một mức cao hơn đồng nghĩa với việc cơ thể phải thay đổi để thích ứng. Từ đó sức bền sẽ tăng lên. Bạn có thể thể chạy nhanh hơn, chạy dài hơn, chống đẩy nhiều cái hơn,… Đó chính là cách để nâng cao khả năng chịu đựng của cơ thể ngày qua ngày.
Bổ sung đủ nước và điện giải
Hao hụt nước và điện giải là một trong những nguyên nhân khiến thể lực bị bào mòn và đau mỏi cơ bắp. Để thể lực luôn bền bỉ thì hãy nhớ bổ sung nước và điện giải đầy đủ, nhất là khi tập luyện ra mồ hôi và khi lao động nặng nhọc.
Nghỉ ngơi hợp lý
Không chỉ luyện tập, nghỉ ngơi cũng là cách đảm bảo sức bền thể lực. Trong khi nghỉ ngơi, cơ bắp sẽ được tái tạo và phục hồi, nguồn sức mạnh cũng sẽ được gia cố vững chắc hơn. 1 tuần bạn nên dành ra 1 ngày để nghỉ ngơi hoặc tập nhẹ nhàng cho cơ thể thả lỏng.
Sử dụng thực phẩm bổ sung
Pre workout tăng sức bền
Để tăng sức bền bộc phát, gymer thường sử dụng các sản phẩm pre workout. Tuy những sản phẩm này có tác dụng giúp tăng thể lực, tăng sức mạnh, tổng hợp năng lượng để tăng cao năng suất tập luyện nhưng bạn không nên quá phụ thuộc bởi chúng có chứa caffein, dùng nhiều không tốt cho sức khỏe.
Ngoài ra các sản phẩm whey protein và BCAA cũng hỗ trợ tăng sức bền cơ bắp bằng cách cung cấp dưỡng chất cho cơ, giúp chống lại dị hóa và phục hồi, tăng trưởng cơ nhanh chóng.
Hi vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu sức bền là gì và nắm được các phương pháp tăng sức bền hiệu quả. Muốn tập thể hình, chơi thể thao bền bỉ thì phải đảm bảo cho mình một thể lực ổn định và sức bền dai dẳng bạn nhé!
Từ khóa » Cách Tăng Sức Bền Khi Tập Gym
-
Top 10 Cách Tăng Sức Bền Cho Cơ Thể Khi Tập Gym Hiệu Quả Nhất
-
Làm Thế Nào để Tăng Sức Bền Cho Cơ Thể? | Vinmec
-
15 Bài Tập Tăng Sức Bền Khi Tập Gym Tại Nhà Hiệu Quả Nhất - Wheyshop
-
5 Bài Tập Hàng đầu Tăng Sức Bền Cơ Bắp
-
Tập Luyện Tăng Sức Bền Cần Lắm 7 Chất Này để Bền Bỉ Hơn - Thể Hình
-
10 Bài Tập Tăng Thể Lực, Rèn Luyện Sức Bền Tối ưu - WheyStore
-
Tập Luyện Tăng Sức Bền Cần Lắm 7 Chất Này Để Bền Bỉ Hơn
-
Tập Sức Bền: Tại Sao Lại Cần Thiết đối Với Các Gymer? - LEEP.APP
-
Cách Tăng Sức Bền Khi Cử Tạ - S'Life Gym
-
Để Phát Triển Sức Bền Thì Nên Tập Theo Giáo án Tập Luyện Nào?
-
Tăng Sức Bền Cho Cơ Thể
-
6 Bài Tập Gym Tăng Sức Mạnh Và 5 Quy Tắc Quan Trọng - ELLE Man
-
Cách Cải Thiện Sức Bền Khi Tập Với Máy Chạy Bộ Các Gymer Cần Nắm Rõ
-
7 BÀI TẬP RÈN THỂ LỰC VÀ TĂNG SỨC BỀN HIỆU QUẢ CHO ...