Sức kháng "ma sát" bên của cọc. - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng Sức kháng "ma sát" bên của cọc. Vấn đề: Trong vật lý, lực ma sát được tính phụ thuộc vào lực pháp tuyến tác dụng lên bề mặt tiếp xúc. Tại sao khi tính sức kháng ma sát thành bên không xét đến lực pháp tuyến này, trong khi đó lực pháp tuyến này (áp lực đất tác dụng lén thành cọc) thay đổi rất lớn theo chiều sâu cọc ? Nếu không tính theo lực pháp tuyến thì liệu gọi nó là ma sát có còn đúng theo vật lý hay không ? Với đất sét bão hòa nước, lực ma sát này lại chỉ lấy theo giá trị Cu (sức kháng cắt không thoát của đất với đất) mà không lấy sức kháng dính giữa đất với thân cọc (sức kháng dính này sẽ lớn hơn Cu rất nhiều). Nếu lấy theo sức kháng dính giữa đất với thân cọc thì sẽ cho sức chịu tải của cọc tăng lên và giảm giá thành công trình. tại sao lại không tính như thế ? KẾT LUẬN Để thuận tiện cho mọi người theo dõi, tôi xin đưa các sơ kết luận đã được bàn luận trong topic này ngay tại trang đầu. Chi tiết các vấn đề được kết luận dưới đây xin xem trong ý kiến của các thành viên. Việc này tôi học được từ topic Off line Ketcau. com miền nam. Sau một hồi dụ khị được một số người vào tham gia tọp pịc, chủ tọp pịc có ý kiến sau : Mỗi một tọp pịc bàn luận kiểu này nên có tổng kết sơ bộ và nên có một số sơ kết luận. Điều này là cần thiết cho người khác muốn tham khảo để có thể học tập, nghiên cứu tốt. Nhiều tọp pịc cứ bàn luận chơi chơi, làm tôi chờ, tôi đợi mãi chẳng thấy gì. Vấn đề đặt ra là ai sẽ làm việc này. Bạn Huy có dự định sẽ lập một nhóm chuyên gia để kết luận, việc này e không ổn bởi các chuyên gia sẽ cãi nhau (thường là như thế, rồi sẽ có người đỏ mặt rồi.. thôi chẳng dám nghĩ nữa, kinh lắm). Kiến nghị là, ai mở tọp pịc ngưòi đó nên kết luận hoặc nhờ người khác kết luận (Không sợ sai, có tốt hơn không có). Kết luận là không có kết luận cũng là một kết luận để tôi khỏi phải chờ. Từ ý kiến trên tôi xin làm mảnh thủy tinh vỡ có tráng cái trắng trắng một bên để có một vài kết luận về sức kháng “ma sát” bên của cọc như sau: 0. Cần phải xem xét vấn đề rộng ra cho nó thoáng (như ý kiến của bạn Lê Hải Dương) thì mới có thể thấy hết vấn đề. 1. Khi cọc dịch chuyển lên xuống, đất lân cận sẽ giữ cọc lại theo xu hướng gần đi theo nhiều xa đi theo ít, xa quá thì không theo. Cả cái hệ dịch chuyển đó bám (liên kết) lấy nhau. Chỗ nào bám kém nhất thì đứt chỗ đó (theo ý kiến của HoneyDiep) và sức kháng sẽ được quyết định bởi chỗ bị đứt đó. Có hai loại bám đó là cọc - đất và bám đất - đất. 2. Chỗ muốn đứt có thể là ngay tại mặt tiếp xúc giữa cọc và đất khi lực dính (không phải là ma sát) của chúng là nhỏ hơn những liên kết khác. Một trong các trường hợp có thể này xảy ra khi ta bôi mỡ lên thân cọc mà mỡ vẫn bám theo thân cọc trong quá trình hạ cọc. (như ý kiến của Wasabi). Để nghiên cứu trưòng hợp lực dính này người ta đã nghiên cứu rất công phu (đoán thế) như các kết quả mà bạn Oanh đã trình bày. Các lực dính này có thay đổi theo chiều sâu nhưng không thay đổi theo quy luật của ma sát (quy luật tỷ lệ thuận với lực pháp tuyến). Cái này là cái mà bạn Oanh đã dọa là cờ ríc tíc cờn đép thờ đấy. 3. Chỗ muốn đứt cũng có thể nằm trong đất khi lực dính quanh cọc lớn hơn chỗ muốn đứt. Khoảng cách chỗ muốn đứt xa gần so với mặt cọc tùy theo sức kháng cắt của đất. (không tin cứ nhổ cọc lên thấy ngay, đầy đất xung quanh). Cái loại này được nghiên cứu kinh khủng và các dạng công thức của nó thấy quen quen với sức kháng cắt của đất mà chẳng thấy cọc đâu cả. (Các dạng công thức này đã được các bạn dhthaivn, honeydiep, NguyencongOanh đã nêu ở đây và cả một số công thức các bạn khác đã nêu chỗ khác). Với cát thì có dạng là: c+ k tan (phi) còn với sét thì là Cu. Xin đừng vội cho rằng công thức dạng c + k tan (phi) này là ma sát giữa cọc và đất. Đó chỉ là công thức xác định sức kháng cắt theo mô hình ma sát giữa các hạt đất với nhau thôi. Và mô hình bịa ra này chỉ hợp lý với cát mà không hợp lý với sét. Với sét, nhất là sét bão hòa nước thì phải lấy Cu.(lắm chuyện quá) 4. Với quan điểm cho rằng không nên lắm chuyện, người ta đã không thèm quan tâm đến là muốn đứt ở đâu mà họ đã bịa ra một số công thức trông có vẻ đẹp đẹp và có lý tựa như một hộp đen. Và rồi họ thử nghiệm, thay đổi các hệ số tương quan với các tham số của đất như NSPT và rất nhiều tham số khác mà tôi sẽ biết (bây giờ chưa biết). Do bịa nên có rất nhiều dạng công thức và đương nhiên cũng sẽ có nhiều tham số tương quan khác nhau. Cách này rất hay. nhưng chỉ áp dụng được trong miền của nó chứ đột nhiên có ai đó như Wasabi đề nghị bôi mỡ lên thân cọc mà lại sử dụng công thức này thì chỉ còn cách tìm đến Wasabi mà âu yếm thôi. Như vậy, bản chất sức kháng “ma sát” này có vẻ không phải là ma sát theo định nghĩa của vật lý cổ điển. Nhưng trót đặt tên con là Bạch Tuyết rồi thì đành chịu mặc dù lớn lên cô nàng rất đen. Vấn đề tiếp theo đặt ra là: Tại sao cứ quan tâm cái vớ vẩn này. Cứ việc mở sách ra là có thể thiết kế được ngay. Trả lời: đúng vậy, sẽ không cần quan tâm đến nó nếu như không có những trường hợp mà người ta hay gọi là đặc biệt. Ví dụ khi nào thì có thể quét bitum lên thân cọc để giảm ma sát âm cho cọc. và rồi đột nhiên có thằng cha dại dột nghĩ ra loại cọc có mấu (Nodal pile) thì tính sức kháng ma sát bên thế nào. Tất nhiên, có thể là sẽ chờ tiêu chuẩn tính toán cho loại cọc đó, giống như nhiều ông thẩm tra bây giờ ko chịu chấp nhận các cách tính và các loại cấu kiện trong đó có cọc mà không có trong tiêu chuẩn. Xin thưa rằng, từ giờ trở đi nhà nước không cho làm thêm các tiêu chuẩn kiểu đó nữa đâu. Muốn có, các công ty phải tự lập tiêu chuẩn cho riêng tôi và sẽ được cấp có thẩm quyền phê duyệt (cấp nào thì không biết). Với các ý kiến nêu trên, việc tính cọc có mấu sẽ dễ như con dế. Tất nhiên việc tính toán đó đúng hay không thì chưa biết => vẫn cần phải thí nghiệm nén tĩnh cọc. Thay mặt bản thân, xin chân thành cám ơn các bạn đã tham gia rất nhiệt tình Có 104 câu trả lời!! Có thể bạn chưa biết: Khoảng cách giữa các cột nhà thường từ 4-4.5m. Nếu mặt tiền nhà rộng trên 5m thì khi thiết kế nhà nên chia thêm cột để tránh phải làm dầm, cột to thêm tốn thêm tiền. |
| em chưa hiểu lực dính với sức kháng cắt khác nhau chổ nào ??? Bác giải thích hộ tôi ??? lực ma sát bản chất là Phản lực nhân với hệ só ma sát . Phản lực ở đây đã tính toán áp lực ngang của đất = áp lực đứng nhân với K vậy vẫn tính vào đó thôi ???? | profil7 | |
| Viết lực dính là sai, sẽ sửa lại là sức kháng dính. Cám ơn. Bản chất sức kháng dính và sức kháng cắt là "tương tự" nhau. Thường dùng để phân biệt khi dùng cho hai môi trường có vật liệu khác nhau (sức kháng dính) và nội tại trong một loại vật liệu (sức kháng cắt) . Khả năng chịu tải ma sát bên của cọc không tính theo áp lực ngang của đất. (Theo tiêu chuẩn). | trytrytr tr453434 | |
| masat co nhiều cách tính . Theo tiêu chuẩn fms theo CƠ Lý , và fmas theo cường độ . Theo cơ lý thì tra bảng búa xua . CÒn cường độ thì vẫn tính theo áp lực ngang đấy chứ . fms=Ca+signmahtag(Phi)=Ca+Ksignmavtag(Phi) | traiyo1 | |
| Vậy thì hệ số Kms tại bề mặt tiếp xúc nằm ở đâu ?? | profillinkmuoihai12 | |
| khi cọc nằm trong lóng đất . Mà đất sét bảo hòa nứa , Thí nghiệm cho được Cu vì môi trường nay nước không thoát được nếu sét có nước . CÒn sức kháng dính giữa cọc với đất ( theo tôi hiểu là khả năng dính bám của đất với cọc ) thì không biết xác định thế nào ???? và từ thí nghiệm nào tính toán ra sao ??? bác giải thích hộ tôi | Philipboxy | |
| Không biết xu hướng thiết kế nhà Hải Phòng hiện nay thế nào nhỉ? Cuối năm nay mình xây nhà. Nên chọn phong cách thiết kế hiện đại hay tân cổ điển. | Luckyman | |
| ủa, tôi đang thắc mắc nhờ anh tôi giúp mà. Tôi chẳng thấy ai tính theo sức kháng dính giữa cọc và đất cả. Như thế có thể là vô lý và có thể đã làm tăng giá thành công trình. | Haroldser | |
| ksm = Ks*tag(phi) . Hệ số ma sát này có thể đo được trong vật lý của 1 vật thể tiếp xúc với 1 vật thể . CÒn trong đất , giữa cọc với đất thì có cả loạt quan niệm . | EfrainKl | |
| Không phải tan(phi) hả bác.>>> áp suất ngang sigmah=sigmav0*Ks (Ks có thể biến thiên từ Ka đến Kp tùy theo phương pháp hạ cọc, tôi thì hay lấy bằng K0) còn cái anh chàng còn lại là hệ số ma sát theo vật lý thì phải nhỉ>>> | RobbertooWig | |
| nếu thế thì chắc không ai biết nên không làm được . sức kháng dính ( theo bác) thì phải thí nghiệm rồi , THí nghiệm thực tế may ra biết được . Nhưng thực tế các công thức tính toán SCT của cọc đêu chỉ là KN và Giả Thuyết . Vì thế mới có thí nghiệm thử tĩnh | Charlesquew | |
| đa số lấy theo K0=1-sin(phi) thậm chí cái này plaxis cũng lấy như thế hihihi | hoangphunhan | |
| cái này theo tôi hiểu như sau: Thứ nhất, lực ma sát vật lý đúng là bằng áp lực ngang nhân với hệ số ma sát. Khi tính thuần tuý lực ma sát vật lý dọc theo chiều dài cọc thì được giá trị rất lớn. Thứ hai, nên nhớ rằng, lực ma sát vật lý là lực ma sát của vật rắn. Cho nên, lực ma sát sinh ra luôn nhỏ hơn lực gây biến dạng vật rắn. Còn ở bài toán nền móng, phải lấy sức kháng cắt không thoát của đất làm thước đo chuẩn đảm bảo độ ổn định của kết cấu nền, mà giá trị này thì nhỏ. Cho nên, trong tính toán nền móng công trình, lấy lực ma sát theo giá trị Cu là hoàn toàn đúng. Lý thuyết này đã là lý thuyết kinh điển của nhân loại, chỉ có điều chúng ta chưa hiểu thấu đáo mà thôi. | thuymo | |
| không thuyết phục tí nào . Bác ngọc bảo giải thích mà lị hihihi Theo tôi thế này . KHi đất sét dính chặt xung quanh cọc . TỨc là sức kháng dính Cd( Cd= sức kháng dính) khá lớn đủ để sét không tuột khỏi cọc . Lúc này nếu cọc đang ép xuống thì mặt phá hoại của đất là tiếp xúc giữa đất với đất . Vì thế Cu( sức kháng cắt giữa đất với đất) là phản ánh SCT của cọc . VÌ Cd>>>>>Cu . khi đất phá hoạt thì nó thắng thằng Cu là đất bị trượt rồi => CỌC bị tụt | Roberter | |
| Tôi đang rất bí vấn đề này. . Mong mọi người giúp đỡ. Đây là đề tài nghiên cứu cấp quốc ra đó. Ai giúp được sẽ có hậu tạ bằng cái mà người đó thích. (sẽ trao tận tay) (Ở đây không nhờ đồng chí Oanh đâu đấy) Tất nhiên là đồng chí Oanh vẫn có thể tham gia theo kiểu vừa rồi. | tungch46 | |
| Cô tôi lại nhờ vào Plaxis rồi>>>. Plaxis là cái con người làm ra và con người bảo nó không biết làm sao mà thì nó làm thế ấy thôi mà. Plaxis nó đâu có phân biệt được cái nào là driven pile cái nào là bored pile hay drilled shaft hay predrilling...... Cái đó không phải là đa số mà cần cố sự phân tích đấy cũng như thử nghiệm đấy. | hoahuongduong | |
| vâng . Thì tất nhiên plaxis cũng từ người ra thôi . Nhưng Ko này trong plaxis vẫn thay đổi theo ý tôi . CÒn thường default là K0=1-sin(phi) heheh | MichaelKet | |
| cái K0 này thì có vẽ như là công thức thực nghiệm . Nếu nền cố kết trước hay cọc đóng , ép thì Ks lại khác nữa rồi . Nên tiêu chuẩn bảo lấy thế nào tôi làm thế đó chắc ổn | Roberter | |
| Các bác hiểu vấn đề chỉ nhìn vào cái cọc thôi thì chưa ổn. các bác phải nhìn rộng ra bài toán tương tác kết cấu môi trường và ổn định nền móng. Khi tính toán là người ta tính toán cho trường hợp hệ móng đã thi công xong và chịu tải công trình. Vì về, vấn đề là ổn định nền đất chứ không phải là ma sát giữa cọc và đất khi thi công. Chính vì vậy, khi thiết kế, người ta luôn phải kiểm ttra điều kiện ổn định nền đất và lún của khối móng quy ước. | tandc128 | |
| Đúng như bạn đã nói. Tuy nhiên trong Cơ học đất nền móng vẫn có những người lẩn thẩn (mà loại này thì rất nhiều) vẫn muốn tìm hiểu sức chịu tải của cọc đơn khi chưa có công trình, chưa có nhóm cọc chưa có tương cà gì hết. Họ vẫn muốn biết sức chịu tải của cọc khi đứng một tôi và so sánh với kết quả tính toán. Hình như công trình nào có cọc đều có người lẩn thẩn như thế. | chongthambamien.vn | |
| Thành phần này giống hệt "ma sát" giữa đất với đất, chẳng thấy cọc đâu cả. Nếu thân cọc không phẳng, mà xù xì như mái tôn fibro xi măng thì "ma sát" bên có tăng lên không và tăng như thế nào ? P/S Hiệp: Đề nghị diễn đàn có thêm nút thanks cho chính người viết. Nhiều lúc tôi thấy tôi viết rất hay, muốn tự cảm ơn mà không làm được. | trangyu lan | |
| Màu đỏ: Nếu thân cọc mà tình cờ xù xì (nhiều tổ ong do làm láo, mà lại không bị phá hủy khi hạ cọc) thì đương nhiên mặt phá hoại không phải mặt tiếp xúc này mà là ma sát giữa đất và đất phải không ạ>>> Vì ma sát tăng lên nhưng khi phá hủy thì nó phá ở chỗ yếu ấy mà. Giống kiểu bác tập tạ ý, ngực to nhưng chân không to lên thì có mà gãy chân | Arshes | |
| Lại gợi ý khéo rồi. Chán thật | Charlesquew | |
| cái này tôi cũng đã giải thích ở mục trên rồi . Túm lại chổ nào yếu nhất thì tiêu đời trước hihihi | 53caugiay | |
| Vậy thì nó có còn là sức kháng "ma sát" nữa không ?? | JacimtoCogy | |
| ma sát theo bác là giữa cọc và đất ???? Tôi nghĩ fms này gần như rất lớn so với sức kháng cắt giữa đất với đất Cu rồi . Lúc này cọc bị đất sét bám xung quanh thì Hệ số ma sát không xét đến Cd( sức kháng dính cọc và đất ) | levantrai | |
| Hì. công thức tính SCT hiện tại ( theo Nhật Bản hay Mayerhoff.. ) chẳng qua là đơn giản hóa đi, chứ bản chất của nó vẫn là những khái niệm vật lí cơ bản. Phải vậy không bác?? | michaelyork | |
| Em gái xem lại giúp anh cái chứ cái tôi gái giải thích hình như chưa có được chuẩn lắm.>>>. Cái vụ tăng giảm này cũng lại phụ thuộc vào kiểu hạ cọc nữa đấy, xuyên tĩnh hay đóng có khác nhau đấy nếu tôi có cơ hội thì phải test thôi.. Cọc sần sùi nó khác, cọc trơn nhẵn nó khác lắm đấy. Dẫn đến ma sát tăng lên đáng kể tùy trường hợp cụ thể. | ClintomEa | |
| @ANH OANH :nếu lực dính bám giữa cọc và đất < sức kháng cắt thì lúc này tôi cũng chẳng biết tính làm seo nữa . Giả sử cọc bôi trơn bằng mỡ bò chẳng hạn , Thì có khi Cd>> Cu thì lúc này Cu không gọi là lực ma sát nữa mà khả năng chống cắt của đất tính theo Cu . Nó là ma sát nhưng không phải ma sát . Tôi nghĩ tìm Cu theo pp thí nghiệm cắt trực tiếp không thoát nước trogn đất sét gần gũi với mô hình tính SCT cọc theo MA SÁT | mtv_0201 | |
| hai công thức trên lại thấy không có mặt của áp lực pháp tuyến vào thân cọc. Vậy nó có còn là lực ma sát không theo định nghĩa của vật lý ? | GordonEt | |
| Lý luận trên là đúng rồi. Từ đây suy ra tiêu chuẩn chúng nó đã làm sai. Ma sát của cọc khoan nhồi lại giảm so với cọc thường, thế mới tức chứ.(cái màu đỏ) Màu xanh: Nếu thế thì không có cái áp lực pháp tuyến trong công thức sức kháng ma sát. Vậy thì nó có còn là ma sát nữa hay ko ?? | duong tang | |
| Cu thí nghiệm đã có xét đến áp lực ngang rồi | williamcuong | |
| Màu đỏ: Cái này có đề cập trong TCXD 205-1998 ý.>>> Màu xanh: Như là như thế nào được nhể. Thế mới có vụ phân biệt driven pile với bored pile hay drilled shaft đấy người đẹp. Rõ nhất là đồng chí Meyerhof nhà ta ý. Màu đỏ tía: Nó không ứng xử theo tôi nghĩ mà theo ý nó cơ.>>>. Anh thì lại thấy Direct Simple Shear hay FVT phù hợp hơn cơ. | sukem13579 | |
| hình như bác nhầm công thức này tính Q mũi chứ ko phải Q masat . Hay tôi nhầm nhỉ> | StevenKl | |
| tan(phi) là của đất - đất chứ đâu có phải của đất - cọc. mà đang xét ma sat bên của cọc mà. | jinchan | |
| Có cái hệ số gì đấy kể đến ma sát giữa đất với lại vật liệu làm cọc.>>> Nếu chưa có thì vui lòng thử kiểm tra nhé. Cái hệ số này có đề cập trong các tiêu chuẩn thiết kế cọc thì phải>>>. Nếu muốn academic nữa thì thử ma sát đất với vật liệu làm cọc để có cái góc phi đó nhỉ. Ơ thế tôi có bàn về vụ critical depth luôn ở đây không nhỉ, hay mở một topic mới hả bác | williamcuong | |
| Đúng. Gợi ý của Oanh rất hay. Có thẻ đưa ra thành đề tài nghiên cứu cấp quốc tế đấy. Nếu để xác định sức kháng ma sát thật của đất với cọc cần tiến hành thí nghiệm xác định hệ số ma sát giữa đất với các loại vật liệu cọc. Sau khi có hệ số ma sát rồi, chỉ cần lấy áp lực "bản thân" của đất theo chiều sâu nhân với nó là xong.(Quá đơn giản) Tai sao cứ phải đẻ ra nhiều công thức thế nhỉ. Vậy mà các công thức đó lại khác nhau, mỗi nơi mỗi kiểu. Tại sao lại thế nhỉ ? | profilmuoibon14 | |
| vì mỗi ông bác học thích mỗi kiểu cho riêng tôi . CÒn học theo nhiều ông tôi biến thành nhiều kiểu -> điên luôn | ewrewrwewe | |
| Theo Johannessen và Bjerrum (1965) và Burland (1973) Lực ma sát đơn vị: rs = c + beta. sigma(z) ---- Với beta là hệ số Bjerrum- Burland ( tôi lấy trong Foundation Engineering Handbook - H.Y.Fang) Cái này chuẩn chứ bác Vụ critical depth, tôi mới nghe qua qua chứ chưa thấy trong thực tế bao h, các bác bàn luận luôn để bọn tôi được rõ đi | dutrieu | |
| Màu đỏ: Tôi nghĩ cái đề tài dạng này đã được nghiên cứu chí ít là bởi các nhà khoa học quanh đây, nhưng chưa kịp công bố. Nhưng tôi thấy nó đề cập trong EM 1110-02-2906-1991 và nhiều tài liệu khác rồi mà. Pót cái bảng này lên cái nhỉ. Nó là hệ số alpha*su=ca là adhesion giữa vật liệu làm cọc và đất > Màu xanh: Giống như tôi với bác hay bất cứ ai thôi. Việc đó là ý thích của từng cá nhân mà. Ví dụ bác thích đi con BMW, nhưng tôi lại thích con Mercedes. Nhưng đều có thể đến Vũng Tàu hát Karaoke được hết mờ. Phức tạp thì mới ra đề tài nghiên cứu chứ lị. | StephenDAK | |
| Thế bây giờ mặt cọc nó không thích xù xì nữa mà nó lại luợn sóng nhấp nhô hoặc đột nhiên nó mọc rất nhiều mấu lên tục từ trên xuống dưới thì tính sức kháng ma sát bên sẽ tính như thế nào ? | GordonEt | |
| Không cần tính bác ợ. Vì cọc kiểu này tôi reject luôn, có được mang vào công trường đâu----->không có practical mặc dù có thể là đề tài nghiên cứu cấp quốc tế------>>>> | tungch46 | |
| Nó đựoc làm rất nhiều ở Nhật đấy. | fordthudo1 | |
| Tên tiếng anh là gì bác, để tôi hỏi mấy thằng đệ ở Tokyo phát.>>> Tôi chưa biết vụ cọc loại này bao giờ>>> | traiyo1 | |
| Cái màu đỏ, nếu tôi không lầm là tan(deta) chứ a.Oanh nhỉ, deta chính là góc ma sát hữu hiệu giữa đất và cọc, deta = phi với cọc là bê tông, deta =0.7phi nếu là cọc thép. | williamcuong | |
| Nodal Pile | Robertbura | |
| Đồng chí nhầm thật đấy. Cái này cho đất dính, còn cái đồng chí hỏi là cho đất rời. Lúc đó cái góc phi kia có thêm dấu phẩy gọi là phi.>>> | con voi con | |
| Em vừa email hỏi thằng đệ người nhật rồi bác. | phuonganh12 | |
| Loại cọc Nodal Pile làm nhiều ở Hãng Japan Pile đóng ở Nihombashi, Tokio. Trước kia tôi học mãi ở bên đó mà. | tontai | |
| Cái này precast. Hay các nghiên cứu làm trên model pile bác? Hạ cọc thế nào nhỉ? | Philipboxy | |
| đúng là cái nay b rì cac sờ tờ. hạ cọc bằng khoan nhồi nhưng không nhồi BT mà nhồi cọc. | test0032 | |
| Thế thì chưa chắc mèo nào cắn mỉu nào nhé bác.>>> | Alewohabee | |
| Nhà máy của nó nằm ở tỉnh Yamashita. Không biết pot anh lên đây như thế nào. Thử nhiều lần ko được. còn khó hơn cơ học đất | hoangphunhan | |
| Theo tôi suy đoán, với loại cọc này: Nếu trong môi trường đất rời (như là đất cát) thì rất khó đóng xuống. Do đó không khả thi. Tôi rất ngạc nhiên và muốn biết ở đâu đó làm cái này. Nếu trong môi trường đất sét. Thì tính sức kháng ma sát thân cọc theo công thức: Ps = diện tích tiếp xúc giữa đất và cọc * Cu. Và như thế thì sức kháng ma sát thân cọc tăng hơn so với khi không xù xì uốn lượn. Em hiểu như thế có được không các bác? | lightzar | |
| Bác up lên trang upanh.com rồi pót link diễn đàn lên đây là OK. Nếu thằng Yamashita Corporation nó chê nó không đóng nổi thì thằng cọc này ít được áp dụng rồi. Sức chịu tải có thể lớn hơn, nhưng thi công phức tạp----->tiền nhiều hơn $/ton nhiều hơn thì cũng khó mà được ứng dụng rộng rãi. | Vincentpype | |
| Làm thế nào để có đường link? | tandc128 | |
| Sorry a.Oanh, tôi cứ tưởng anh đang dùng công thức của Tomlinson[fs = anpha x c + qK tan (deta)], thì ra anh đang tính cho thằng c. Cái thằng màu xanh chắc là đúng ý của bác Ngọc rồi chưa nhỉ.>>. | ngoctrinh | |
| Khiếp, sao nó lại to thế nhỉ | hoangphunhan | |
| Nếu khoan tạo hố trước khi hạ cọc, chắc phải có bentonite để giữ không sụt thành hố phải không ạ. Sau khi hạ được cọc vào hố, thì vật liệu chèn lấp khoảng trống giữa thành cọc với đất xung quanh hố được thực hiện như thế nào vậy bác Ngọc ơi? | BarbaraEr | |
| Tôi chưa biết họ không biết làm sao mà cả. | mtv_0201 | |
| Wasabi quả là không may. Tôi đã đặt tên cho nó mất rồi. Không chỉ ở đây mà cả ở chỗ khác. Tức cái là tên giống hệt như tên Wasabi đã đặt. | mtv_0201 | |
| vâng, tạm thời tôi chưa nghĩ ra thuật ngữ nào nghe khoa học hơn, xin ghi nhận cọc có mấu của bác Ngọc | Renatosymn | |
| Tôi còn biết một loại cọc nữa, nhưng chưa đưa ra vội. Nếu đưa ra phải có tên đàng hoàng, bởi với cọc này, theo kiểu đặt tên của d/c wasabi thì tên của nó kinh lắm. P/S Wasabi cho ý kiến về độ lún cho phép bên sự cố công trinh đi | MichaelKl | |
| Thằng Nhật nghĩ ra đủ trò cọc rỗng, thẳng, DUL chưa hiểu hết nay ra cọc rỗng, thẳng, DUL, thân có ngấn như Đ.... B.... Với loại cọc này chắc phải kết hợp với 1 hình thức gia cố nền đất đi kèm theo mới hỗ trợ tác động nhau qua lại .. tôi nghĩ thế | profilmuoibay17 | |
| Sau một hồi dụ khị được một số người vào tham gia tọp pịc, chủ tọp pịc xin có mấy ý kiến như sau: Mỗi một tọp pịc bàn luận kiểu này nên có tổng kết sơ bộ và nên có một số sơ kết luận. Điều này là cần thiết cho người khác muốn tham khảo để có thể học tập, nghiên cứu tốt. Nhiều tọp pịc cứ bàn luận chơi chơi, làm tôi chờ, tôi đợi mãi chẳng thấy gì. Vấn đề đặt ra là ai sẽ làm việc này. Bạn Huy có dự định sẽ lập một nhóm chuyên gia để kết luận, việc này e không ổn bởi các chuyên gia sẽ cãi nhau (thường là như thế, rồi sẽ có người đỏ mặt rồi.. thôi chẳng dám nghĩ nữa, kinh lắm). Kiến nghị là, ai mở tọp pịc ngưòi đó nên kết luận hoặc nhờ người khác kết luận (Không sợ sai, có tốt hơn không có). Kết luận là không có kết luận cũng là một kết luận để tôi khỏi phải chờ. Từ ý kiến trên tôi xin làm mảnh thủy tinh vỡ có tráng cái trắng trắng một bên để có một vài kết luận về sức kháng “ma sát” bên của cọc như sau: 0. Cần phải xem xét vấn đề rộng ra cho nó thoáng (như ý kiến của bạn Lê Hải Dương) thì mới có thể thấy hết vấn đề. 1. Khi cọc dịch chuyển lên xuống, đất lân cận sẽ giữ cọc lại theo xu hướng gần đi theo nhiều xa đi theo ít, xa quá thì không theo. Cả cái hệ dịch chuyển đó bám (liên kết) lấy nhau. Chỗ nào bám kém nhất thì đứt chỗ đó (theo ý kiến của HoneyDiep) và sức kháng sẽ được quyết định bởi chỗ bị đứt đó. Có hai loại bám đó là cọc - đất và bám đất - đất. 2. Chỗ muốn đứt có thể là ngay tại mặt tiếp xúc giữa cọc và đất khi lực dính (không phải là ma sát) của chúng là nhỏ hơn những liên kết khác. Một trong các trường hợp có thể này xảy ra khi ta bôi mỡ lên thân cọc mà mỡ vẫn bám theo thân cọc trong quá trình hạ cọc. (như ý kiến của Wasabi). Để nghiên cứu trưòng hợp lực dính này người ta đã nghiên cứu rất công phu (đoán thế) như các kết quả mà bạn Oanh đã trình bày. Các lực dính này có thay đổi theo chiều sâu nhưng không thay đổi theo quy luật của ma sát (quy luật tỷ lệ thuận với lực pháp tuyến). Cái này là cái mà bạn Oanh đã dọa là cờ ríc tíc cờn đép thờ đấy. 3. Chỗ muốn đứt cũng có thể nằm trong đất khi lực dính quanh cọc lớn hơn chỗ muốn đứt. Khoảng cách chỗ muốn đứt xa gần so với mặt cọc tùy theo sức kháng cắt của đất. (không tin cứ nhổ cọc lên thấy ngay, đầy đất xung quanh). Cái loại này được nghiên cứu kinh khủng và các dạng công thức của nó thấy quen quen với sức kháng cắt của đất mà chẳng thấy cọc đâu cả. (Các dạng công thức này đã được các bạn dhthaivn, honeydiep, NguyencongOanh đã nêu ở đây và cả một số công thức các bạn khác đã nêu chỗ khác). Với cát thì có dạng là: c+ k tan (phi) còn với sét thì là Cu. Xin đừng vội cho rằng công thức dạng c + k tan (phi) này là ma sát giữa cọc và đất. Đó chỉ là công thức xác định sức kháng cắt theo mô hình ma sát giữa các hạt đất với nhau thôi. Và mô hình bịa ra này chỉ hợp lý với cát mà không hợp lý với sét. Với sét, nhất là sét bão hòa nước thì phải lấy Cu.(lắm chuyện quá) 4. Với quan điểm cho rằng không nên lắm chuyện, người ta đã không thèm quan tâm đến là muốn đứt ở đâu mà họ đã bịa ra một số công thức trông có vẻ đẹp đẹp và có lý tựa như một hộp đen. Và rồi họ thử nghiệm, thay đổi các hệ số tương quan với các tham số của đất như NSPT và rất nhiều tham số khác mà tôi sẽ biết (bây giờ chưa biết). Do bịa nên có rất nhiều dạng công thức và đương nhiên cũng sẽ có nhiều tham số tương quan khác nhau. Cách này rất hay. nhưng chỉ áp dụng được trong miền của nó chứ đột nhiên có ai đó như Wasabi đề nghị bôi mỡ lên thân cọc mà lại sử dụng công thức này thì chỉ còn cách tìm đến Wasabi mà âu yếm thôi. Như vậy, bản chất sức kháng “ma sát” này có vẻ không phải là ma sát theo định nghĩa của vật lý cổ điển. Nhưng trót đặt tên con là Bạch Tuyết rồi thì đành chịu mặc dù lớn lên cô nàng rất đen. Vấn đề tiếp theo đặt ra là: Tại sao cứ quan tâm cái vớ vẩn này. Cứ việc mở sách ra là có thể thiết kế được ngay. Trả lời: đúng vậy, sẽ không cần quan tâm đến nó nếu như không có những trường hợp mà người ta hay gọi là đặc biệt. Ví dụ khi nào thì có thể quét bitum lên thân cọc để giảm ma sát âm cho cọc. và rồi đột nhiên có thằng cha dại dột nghĩ ra loại cọc có mấu (Nodal pile) thì tính sức kháng ma sát bên thế nào. Tất nhiên, có thể là sẽ chờ tiêu chuẩn tính toán cho loại cọc đó, giống như nhiều ông thẩm tra bây giờ ko chịu chấp nhận các cách tính và các loại cấu kiện trong đó có cọc mà không có trong tiêu chuẩn. Xin thưa rằng, từ giờ trở đi nhà nước không cho làm thêm các tiêu chuẩn kiểu đó nữa đâu. Muốn có, các công ty phải tự lập tiêu chuẩn cho riêng tôi và sẽ được cấp có thẩm quyền phê duyệt (cấp nào thì không biết). Với các ý kiến nêu trên, việc tính cọc có mấu sẽ dễ như con dế. Tất nhiên việc tính toán đó đúng hay không thì chưa biết => vẫn cần phải thí nghiệm nén tĩnh cọc. Khiếp, dài nhỉ. | mtv_0201 | |
| cảm ơn bác Ngọc đã kết luận hihi.phải copy vô word in ra đọc đi đọc lại mỏi mắt hihi. vui vì diễn đàn có thầy keke. p/s: tôi đang ăn mì tôm | Donaldsor | |
| Thực ra, tất cả các công thức tính sức chịu tải của cọc theo mũi và thành bên đều là bịa hết. Người ta dùng là bởi vì thấy phù hợp với kết quả nén tĩnh. Lý do bảo bịa là như sau: Mui + Masat = Pc Thí nghiệm thấy Pc = 10, tính toán thấy Mui = 7, Masat = 3 => vỗ tay thực tế đo biến dạng cọc lại thấy, biến dạng ở mũi quá nhỏ trong suốt quá trình nén tĩnh với Mũi = 1, Masat = 9. và với nhiều trường hợp chẳng thấy biến dạng mũi đâu. Chính vì mấy đòng chí thí nghiệm đo biến dạng cọc gây ra vụ này nên người ta đang phải xem xét lại công thức tính ma sát bên. Tuy vậy, các công thức bịa cùng với các mô hình tính của nó ngoài tác dụng dự báo sức chịu tải cũng vẫn có tác dụng trong việc giải thích một số hiện tượng ví dụ như giảm ma sát thành bên trong quá trình đóng/ép cọc.... Hiện tượng này đã đựơc bạn NguyenCongOanh lý giải rất thuyết phục cho trường hợp nền đất sét khi dựa theo mô hình nêu trong mục 2 của phần sơ kết luận ở trên (Xem bên toppic giảm ma sát khi đóng hạ cọc trong đất sét). Chắc vì có niềm tin sâu sắc rằng ma sát bên của cọc thực sự là ma sát giữa đất và cọc hoặc ""ma sát" bên của cọc luôn tuân theo mô hình đã nêu ở mục 1, đã có ngừoi giải thích hiện tượng này là do cọc xuống quá nhanh, nước trong đất thoát ra, bôi trơn thân cọc làm cho ma sát giữa cọc và đất giảm đi. Cách giải quyết này sẽ rất thuyết phục nếu như sau đó cọc nghỉ (khoảng 4- 6h) mà lực "ma sát" không tăng lên đáng kể (hiện tượng chối giả_chẳng hiểu sao họ gọi là chối giả, trong khi lúc đóng toét hết đầu cọc trông như thật ấy chứ). Chẳng nhẽ để cho cọc nghỉ không đóng/ép thì nước khô đi hết à. Nước đã đi đâu ?. Khô như vậy thì nhanh quá, nhanh hơn cả nước trên mặt đất. Và đây cũng chính là vấn đề đã nêu bên tọp pịc "sự giảm ma sát thành bên khi đóng hạ cọc trong đất sét". Mọi người cũng nên xem xét lại ý kiến của hai topịc này vì bản chất chỉ là một với miền phủ của tọp pịc này rộng hơn. Qua tọp pịc này, có thể thấy tất cả các thành viên tham gia rất nhiệt tình. Hoàn toàn có thể lập một viện nghiên cứu về cọc khi chỉ cần các thành viên đã tham gia topic này. Xin chân thành cảm ơn các bạn P/S: Đừng vội nghĩ là tôi lập ra để tôi làm Viện trưởng đấy nhé. Tôi chỉ xin làm chân bảo vệ và thu tiền bán vé (mang về nhà cất) để cho mọi ngừoi vào tham quan nhân viên của Viện thôi. | xac suat | |
| hì hì, tôi có phát kiến ra cái bôi mỡ vào cọc đâu, chỉ mong làm người đề cập lại ý tưởng này mà còn chả kịp, có người khác làm mất trước tôi rồi. Bác nêu tôi lên có người lại giận về chuyện bản quyền thì chết. Mà tôi lo nhất là có người đến âu yếm, lúc đó các bác lại ganh tị, mệt lắm. Cơ mà bác tổng quát dài thật. Khiếp | puma12 43 | |
| Bác Ngọc nói mấy cái công thức tính cọc đều là bịa nghe kinh quá. Vậy thì bọn kỹ sư quèn chúng tôi biết dựa giẫm vào đâu để mà sống đây bác. Thực ra đối với cọc ma sát + chống, thì chừng nào phần ma sát bị khai thác triệt để thì mới tới thằng chống chịu. Đặc điểm của cọc ở TPHCM đa phần là ma sát chịu cả( phải là 9.5 ấy>) vì cọc thường dài và mũi cọc không tựa vào tầng đá gốc. Vì vậy một số tư vấn Singapore khi làm dự án ở TPHCM thì họ không có tính phần mũi, người ta chỉ tính ma sát thôi là vậy. Happy new year all! | bachtuu | |
| Cái đỏ: Cứ tạm dựa vào cái bịa mà sống. Chẳng ai chết vì dựa vào cái bịa cả. Cái còn lại: Theo các kết quả đo biến dạng dọc thân cọc, chẳng cần phải khai thác tàn bạo hết phần ma sát thì mới mò đến anh chống đâu. Khi cọc được coi là đã bị phá hoại theo các quy định hiện nay (xác định theo độ lún cọc) người ta thấy thành phần biến dạng (không phải chuyển vị) đầu mũi là bé so với tổng thành phần ma sát. Như vậy vấn đề đặt ra là : - Giữ nguyên điều kiện phá hoại hiện nay theo độ lún thì các công thức tính sức chịu tải không hợp lý bởi thành phần mũi quá lớn so với thực tế. - Thay đổi điều kiện phá hoại để công thức tính sức chịu tải hợp lý thì độ lún quá lớn có thể không cho phép đối với công trình. Còn cái cách tính sức chịu tải ở TP HCM mà bạn trình bày ở trên lại là câu chuyện khác với chuyện bàn ở đây. | hoangphunhan | |
| Chẳng ai chết là nhờ vào câu nói nổi tiếng của Davisson phải không bác, tôi xin trích dẫn lại câu nói nổi tiếng của Davisson:"Davisson (1989) concludes on the basis of the foregoing case history that soil deposits exist that will defeat all of the geotechnical engineer’s tools except for the static load test. Therefore, no major projects should be without static load tests." Chúc cả nhà vui! | sukem13579 | |
| say quá, tôi không đọc đươc tiếng Tây ban nha Tôi lạ gì thằng cha Davison, nó ở cạnh nhà tớ, hàng ngày tôi với no đều đi lượm vỏ chai | Arshes | |
| em đọc,chưa hiểu lắm nhưng xin góp thêm 1 phần vào phần sau:theo MANOWAR đối với cọc ma sát +chống thì chống chỉ phát huy khi ma sát phát huy hết chưa đúng đâu.tôi đã đọc trên 1 số diễn đàn,báo thì họ nói rằng theo nghiên cứu của AASHTO thì sức kháng ma sát bên phát huy hết tác dụng tại độ lún khoảng 0.5 đến 1% đường kính cọc.điều bạn nói chỉ đúng khi độ lún bề mặt cọc chỉ là do co ngắn khi nén cọc mà đáy cọc không hề bị chuyển vị đi xuống,điều này chắc không phải như vậy chứ | ngoduong89 | |
| tôi muốn hỏi thêm mọi người là:với cùng 1 loại cọc,cùng nền đát thì tại sao tiêu chuẩn lại đưa ra khoảng cách tối thiểu giữa các cọc theo đường kính cọc.trong khi sự làm việc của cọc phụ thuộc vào sức kháng cắt của đất hoặc kháng dính giữa đất và cọc.theo tôi hiểu thì do sức chịu tải của cọc phụ thuộc vào sức kháng dính và kháng cắt như vậy thì ứng với mỗi phương pháp thi công cọc,nền đất thì sẽ có tương ứng một khoảng cách tối thiểu giữa 2 mép cọc là bao nhiêu mà không phụ thuộc đường kính cọc.tiếp theo là tiêu chuẩn cho phép các cọc có đường kính khác nhau thì lại cho phép lún khac nhau vậy có nên thiết kế nhiều loại cọc khác nhau trông cùng 1 công trình không (điều này thường thấy ở các công trình )vì vẫn đạt yêu cầu về độ lún nhưng do lún khác nhau nên gây ra nội lực rất lớn khi chịu tải.điều này có thể giải quyết bắng thay cọc nhỏ hơn bằng cọc lớn hơn nhưng ngắn hơn | xac suat | |
| và còn nữa: trước đay tôi có xem 1 bài tính về hạ giếng chìm trên mạng thì thấy phụ thuộc vào loai nền đất giếng chìm đi qua và diện tích tiếp xúc giữa giếng chìm và đất | AnthonyGape | |
| Theo tôi quy định khoảng cách tối thiểu giữa các cọc không liên quan đến sức chịu tải của cọc đơn mà là để tránh hiện tượng xảy ra hiệu ứng nhóm cọc làm giảm sức chịu tải của cọc đơn do có sự chồng ứng suất tại vùng giữa các cọc. | suanhadthouse | |
| tôi cũng nghĩ vậy nhưng vấn đề tôi thắc mắc là tại sao lại là theo đường kính cọc chứ | mtv_0201 | |
| so sánh giữa cọc 200 và cọc 2000 thì khoảng cách tối thiều giữa 2 cọc khác nhau quá luôn | taolaai | |
| em nghĩ tại vùng ảnh hưởng của cọc phụ thuộc vào đường kính cọc mà. nếu anh bố trí sát thì phải tính thêm hệ số nhóm nữa. | Williamon | |
| tôi cũng nghĩ vậy nhưng lại nghĩ là khả năng chịu tải của cọc phụ thuộc lực dính cọc,đất hoặc kháng cắt của đất.nhìn vào đó thì không thấy nếu lực dính đất,cọc lớn và sức kháng cắt đất lớn thì mới cho vùng ảnh hưởng lớn chứ,đâu có ảnh hưởng tới đường kính cọc đâu.mà phải có căn cứ nào để người ta đưa ra tiêu chuẩn là cọc ma sát thỉ 3D.so sánh giữa cọc 200 và cọc 2000 thì thấy chênh lệch giữa vùng ảnh hửong của 2 loại cọc này là rất lớn:400 và 4000.nếu chỉ là nghĩ và cảm nhận thôi thì tôi cũng không nghĩ ra sự chênh lệch quá lớn đó. | puma12 43 | |
| đó là hai việc hoàn toàn khác mà anh. 1.khoảng cách để xét đến hiệu ứng nhóm. 2. sức chịu tải sao không phụ thuộc vào đường kính cọc được anh.anh tính ma sát xung quanh thân cọc là xét D rồi còn gì. 3. nếu không phụ thưộc vào D thì người ra làm cọc mở rộng đáy làm gì anh. đó là ý kiến của em. | WeksizzySl | |
| xin lỗi nhầm tý:cọc lớn cho diện tích xung quanh lớn thì ma sat nhiều rồi.nhưng tôi muốn hỏi người ta có căn cứ lý thuyết,thực nghiệm nào để lấy 3D làm khoảng cách không hay chỉ áp đặt nó vậy | Robertgomo | |
| ái nói đến cọc mở đáy thì tôi hỏi luôn:tôi xem trên mạng thấy nói D mở rộng không lớn hơn 1,5 D cọc (không nhớ xem ở đâu )hay cả cọc bơm vữa đáy cũng vậy.họ nói nội dung là bơm vữa sao cho vùng gia cường không quá 1,5 lần D cọc,vậy cho tôi hỏi họ lấy con số đó dựa vào đâu và đặc biệt là làm sao có thể kiềm soát vùng gia cường này (cách mặt đất khoảng 50m)mà họ nói vậy | Marcunst | |
| hình như cái này còn được đăng cả ở tạp chí XD.cái này nếu bạn quan tâm thì tôi sẽ tìm lại gửi cho bạn | RobbertooWig | |
| dạ từ cả hai. trong công thức tính hệ số nhóm củng có thành phần D trong đó mà anh. thực nghiệm có rất nhiều thí nghiệm đặc biệt là thí nghiệm của Vesié (1977). | hoang tuan | |
| cái này thì tôi không biết hihi. anh hỏi Bác Ngọc là hiểu liền hihi. @ anh mạnh: câu này tôi không hiểu "Cảm ơn chú NGOC IBST vì buổi offline chiều ngày 04/01" | Robertgomo | |
| tôi học ngành máy xây dựng nên lý thuyết không biết nên thắc mắc vậy.thế còn tôi đọc đựoc là mở rộng đáy,và bơm vữa gia cường đáy D không lớn hơn 1,5 D cọc thì sao.đặc biệt tôi chưa nghĩ ra cách đẻ khống chế vùng được gia cường trong bơm vữa | Bernardmt | |
| thêm 1 điều nữa là biện pháp bơm vữa đáy cọc người ta vẽ ra đáy cọc do tưởng tượng rất to với lượng vữa bơm xuống có thể chỉ gần 1m3 trong khi lượng vữa để điền đầy 2 ống khoan lõi(nếu là D 90 như họ nói)đã là > 0.6m3 | MichaelKet | |
| Các vấn đề mà bạn hòang mạnh nêu là khó có thể giải thích đầy đủ ở đây được. Đây là những vấn đề khó. Xin giải thích sơ bộ như sau: 1. Khoảng cách giữa các cọc không bắt buộc là 2D với cọc chống và 3D với cọc ma sát mà chỉ là kiến nghị sử dụng. Khi cọc chịu tải, nó truyền lực sang nền đất quanh nó. Với khoảng cách đã nêu các cọc sẽ làm việc tựa như một cọc đơn bởi đất xung quanh "chỉ" phải chịu 1 cọc nên cọc sẽ làm việc như cọc đơn. Khi cọc gần hơn, đất phải chịu 2 hoặc nhiều hơn 1 cọc nên nó buộc phải chia cho các cọc vì vậy các cọc "nhận" được ít hơn. Đó chính là hiệu ứng nhóm. Chẳng ai cấm khoảng cách cọc nhỏ hơn giá trị quy định trên. Nhưng khoảng cách nhỏ hơn thì phải giảm sức chịu tải của cọc thông qua hệ số hiệu ứng nhóm. Câu hỏi: Khi khoảng cách các cọc nhỏ hơn 1 D thì tính sức chịu tải của cọc như thế nào ? Hệ số hiệu ứng nhóm sẽ là bao nhiêu ?? 2. Việc quy định độ lún khác nhau cho các cọc có đường kính khác nhau chỉ được áp dụng khi xác định sức chịu tải của cọc bằng thí nghiệm nén tĩnh. Độ lún này không phải là độ lún sẽ áp dụng cho công trình. Một trong những cơ sở để đưa ra lựa chọn này là chỉ xét độ lún "chảy dẻo" của cọc mà bỏ qua thành phần lún đàn hồi. Lý do bỏ qua thành phần lún đàn hồi là bởi độ lún này xuấ hiện trong quá trình xây nhà nên ít ảnh hưởng đến kết cấu nhà khi làm việc. Cọc có tiết diện lớn hơn sẽ có độ lún đàn hồi lớn hơn và phần còn lại là độ lún "chảy dẻo" cho nên người ta lấy độ lún cho phép khi thí nghiệm nén tĩnh sẽ phải lớn hơn. 3. Sức chịu tải của mũi cọc không phải theo mô hình diện tích x áp lực đât mà nó bị cắt như một cái bầu quanh mũi cọc. (Cái này tôi chưa được thấy bao giờ nhưng nhiều đồng chí đã nghiên cứ). Việc mở rộng đáy làm tăng sức chịu tải của cọc nhưng mở rộng nhiều quá thì hiệu quả không cao. Vả lại, khi mở rộng đáy thì khoảng cách các cọc cần tăng lên để cho cọc làm việc như cọc đơn. | Freddievaw | |
| mọi người cho tôi hỏi:thử trải thì cho phép lún khác nhau vạy khi chịu tải thì lún khác nhau vẫn đạt tiêu chuẩn đúng không ạ.từ điều này có nên làm nhiều loại cọc trong cùng 1 công trình không? tôi cũng hình dung ra mở rộng đáy nhiều thì sức chịu tải của cọc sẽ tăng nhưng có giảm di chút ít ở 1 khía cạnh khác nhưng tôi muốn hỏi có căn cứ nào để đưa ra con số D mở rộng bằng 1,5 D cọc là tối ưu và không biết làm sao mà để kiểm soat được D mở rộng( với cọc mở rộng đáy do khoan thì kiểm soát được D khoan mở rộng do kiểm soát được độ mở gầu khoan nhưng trong trường hợp bơm vữa thì sao)chỉ dựa vào bơm nước áp lực cao,kiểm soát áp lực vữa bơm thì tôi nghĩ họ kiểm soát bằng cách tưởng tượng là nó đã gia cường đến phạm vi 1,5 D cọc rồi,ta dừng lại thôi. | Roberter | |
| xin lỗi mọi người vì đã đưa nhầm thông tin là lượng vữa bơm là 1600 đến 2700 lít nhưng do nhớ nhầm là KG nên hơi nhầm 1 tí nhưng so với hình dáng được thể hiên do tưởng tượng thì vẫn là quá ít. | Amen1402 | |
| con số 1600 lít và 2700 lít khác nhau có quá lớn không,liệu đây có là con số thể hiện sự không kiểm soát được chất lượng cọc không.khi bơm vữa thì khả năng chị tải của cọc được đánh giá là cóa thể tăng gấp 2 đến 3 lần ...ví dụ bơm 2700 lít thì tăng 3 lần thì bơm 1600 lít chắc tăng khả năng chịu tải liệu có ít hơn???????????trong khi thực tế các cọc thử nghiệm đều được nhà thầu cố gắng làm ở mức độ cố gắng nhất,cẩn thận nhất để hi vộng cho ra sản phẩm tốt nhất trong điều kiện có thể(có nhiều lí do để các nhà thầu cố gắng làm như vậy)các cọc đại trà được làm một cách "khẩn trương" hơn liệu có cho ra cọc có chất lượng tốt như cọc thử(với cả cọc khoan không bơm vữa và có bơm vữa) | test1212 | |