Sức Khỏe Thai Nhi Tuần 28 đến 31, Trường Hợp Sinh Non-Bobby
Có thể bạn quan tâm
Thai nhi từ tuần 28 đến tuần 31 Kích thước thai nhi (Cuối tuần thai thứ 31): Chiều cao khoảng 43cm và cân nặng khoảng 1800g
Hình dáng và chức năng của nội tạng thai nhi tuần 28 đến 31 gần như bằng người lớn
Từ tuần thứ 28 trở đi là bước sang thời kỳ cuối của thai kỳ. Ở thời kỳ này thì hình dạng và chức năng các cơ quan nội tạng của em bé gần giống như của người lớn. Ví dụ như, khi nhìn tim em bé qua siêu âm sẽ thấy tâm thất trái, tâm thất phải, tâm nhĩ trái, tâm nhĩ phải. Còn khi quan sát phổi có thể thấy được hình ảnh của cơ hoành chuyển động. Em bé trong bào thai nhận oxy từ nhau thai nên phổi vẫn chưa phải hoạt động, nhưng đến khi gần ra đời thì phổi cũng có những vận động hít vào, thở ra (các chuyển động giống như thở).
Bữa ăn của mẹ sẽ giúp hình thành cơ thể em bé
Khi cơ thể em bé phát triển thì số lượng tế bào cũng sẽ tăng dần và phát triển theo. Tuần thai thứ 16 thì số lượng tế bào bắt đầu tăng. Từ tuần thai thứ 17 đến tuần thai thứ 32 là thời kỳ số lượng tế bào tăng nhanh và phát triển nhất, còn sang tuần thứ 33 trở đi thì các tế bào chỉ phát triển lớn hơn mà hầu như không tăng về mặt số lượng.
Đồ ăn của mẹ sẽ giúp bé hấp thụ các chất dinh dưỡng để phát triển cơ thể. Việc người mẹ ăn uống đảm bảo cân bằng dinh dưỡng sẽ tạo điều kiện tốt nhất cho em bé phát triển. Vì vậy, người mẹ hãy nghĩ đến em bé trong bụng để có chế độ ăn uống hàng ngày cho phù hợp. Tuy nhiên, bạn cũng không nên ăn quá nhiều vì ăn quá nhiều thức ăn có chất dinh dưỡng sẽ làm người mẹ tăng cân nhanh, khó kiểm soát và điều này sẽ ảnh hưởng không tốt cho em bé.
Trường hợp thai nhi tuần 28 đến 31 được sinh non
Sinh non chính là em bé được sinh ra sớm hơn so với dự kiến. Việc chăm sóc em bé sinh non có được bình thường hay không, còn phụ thuộc vào trọng lượng cơ thể và độ hoàn thiện các chức năng của cơ thể em bé. Khi thai được 28 tuần, cân nặng của em bé khoảng hơn 1000g, nếu em bé sinh ra ở thời điểm này thì dưới các chế độ chăm sóc trẻ sơ sinh bằng các thiết bị hiện đại như hiện nay, hầu hết các em bé có thể phát triển một cách bình thường.
Thực tế khi em bé do chúng ta sinh ra, cho dù là sinh ra đúng thời điểm (từ tuần thứ 37 đến tuần 41) thì vẫn non hơn so với con của những loài động vật có vú khác.
Do đó, nếu sinh sớm thì lại càng non hơn, nên cần phải có sự hỗ trợ cao của y tế. Tuy nhiên các trường hợp em bé sinh non sẽ ảnh hưởng tới việc tạo mối quan hệ thân thiết giữa mẹ và em bé.
Việc hạn chế đến mức tối đa rủi ro dẫn đến sinh non là điều tốt nhất. Vì thế, các bà mẹ hãy đi khám thai định kỳ để có thể phát hiện vấn đề sớm, từ đó có phương án giải quyết phù hợp.
Nội dung liên quan
- Thay đổi cơ thể mẹ tuần 28 đến 31
- Mẹ cần lưu ý tuần 28 đến 31
- Sức khỏe thai nhi tuần 32 đến 35
- Sức khỏe thai nhi tuần 36 đến 39
Trở về mục hành trình 40 tuần thai
- Mang thai
- Cử động thai nhi
- Nói chuyện với bé
- Sức khỏe thai nhi
- Sự phát triển của thai nhi
- Hành trình 40 tuần thai
update : 19.09.2017
Thêm vào danh mục yêu thích Xóa khỏi danh mục yêu thích
Danh mục yêu thích sử dụng dữ liệu tìm kiếm lưu trữ của trình duyệt . Nếu bạn đang sử dụng iPhone hoặc iPad, vui lòng tắt Chế độ Tìm kiếm cá nhân. Nếu bạn xóa dự liệu lưu trữ, những nội dung yêu thích cũng sẽ bị xóa.
Chia sẻ
Sản phẩm liên quan
-
Tã quần Bobby Siêu khô thoáng đủ size
Size : M
-
Tã quần Bobby Siêu khô thoáng đủ size
Size : L
-
Tã quần Bobby Siêu khô thoáng đủ size
Size : XL
-
Tã quần Bobby Siêu khô thoáng đủ size
Size : XXL
-
Tã quần Bobby Siêu khô thoáng đủ size
Size : XXXL
-
Tã dán Bobby Siêu khô thoáng đủ size
Size : 3S
-
Tã dán Bobby Siêu khô thoáng đủ size
Size : XS
-
Tã dán Bobby Siêu khô thoáng đủ size
Size : S
-
Tã dán Bobby Siêu khô thoáng đủ size
Size : M
-
Tã dán Bobby Siêu khô thoáng đủ size
Size : L
- Size trước
- Size tiếp theo
Bí quyết cho mẹ liên quan
-
Mẹ cần lưu ý tuần 24 đến 27
-
Mẹ cần lưu ý tuần 32 đến 35
-
Hồi phục sau sinh-Bài 1 chăm sóc ngực sau sinh
Thông tin về sự thay đổi ở cơ thể người mẹ, đặc bi...
-
Phương pháp sinh
-
Chuẩn bị đón bé chào đời - Vỡ ối
Vỡ ối là dấu hiệu rõ ràng nhất của việc chuẩn bị s...
-
Mẹ cần lưu ý tuần 36 đến 39
-
Sức khỏe thai nhi tuần 36 đến 39
-
Mẹ cần lưu ý tuần 0 đến 3
-
Sức khỏe thai nhi tuần 4 đến 7
-
Thay đổi cơ thể mẹ tuần 24 đến 27
- Trở về
- Tiếp theo
Từ khóa » Hình ảnh Siêu âm Thai 28 Tuần
-
Siêu âm Thai 28 Tuần Tuổi Mẹ Cần Lưu ý điều Gì?
-
Thai 28 Tuần Phát Triển Mạnh Mẽ Về Kích Thước Và Cân Nặng - Eva
-
Siêu âm 4D Thai 28 Tuần Nên Hay Không? [Chuyên Gia Tư Vấn]
-
Sự Phát Triển Của Thai Nhi Tuần 28 | Vinmec
-
Kết Quả Siêu âm Thai Như Thế Nào Là Bình Thường? | Vinmec
-
Các Mốc Siêu âm Cơ Bản Trong Thai Kỳ Mẹ Bầu Không Thể Bỏ Qua
-
Thai 28 Tuần Là Mấy Tháng, Chỉ Số Thai , Hình ảnh, Cân Nặng
-
Thai Nhi Tuần 28 - Huggies
-
Chỉ Số Siêu âm Thai Tuần 28
-
Tam Cá Nguyệt Thứ Ba Bắt đầu, Thai 28 Tuần Phát Triển Như Thế Nào?
-
Siêu âm Thai 28 Tuần Tuổi: Bé đã Quay đầu Chưa, Cân Nặng Bao Nhiêu
-
Mang Thai Tuần 28: Chu Kỳ Thức – Ngủ Của Trẻ - YouMed
-
【Chi Tiết】Siêu Âm Thai 28 Tuần Tuổi Có Ý Nghĩa Như Thế Nào?