Sức Mạnh Bí ẩn Của Sự Hoài Niệm: Kích Thích Sự Sáng Tạo Và Nâng ...

Những kỷ niệm hoài cổ có thể cho mọi người cảm giác thân thuộc, có ý nghĩa và an toàn hơn. Điều này giúp họ cởi mở hơn với những trải nghiệm trong tương lai, hơn cả, nó khuyến khích tính sáng tạo.

Bạn có nhớ những ngày tuyệt vời đã qua? Hãy để tôi gợi nhớ cho bạn…

Sự hoài niệm khiến chúng ta nhớ về quá khứ. Đó là cảm giác dễ chịu về hạnh phúc của ngày xưa, là ký ức, sự trải nghiệm về một đất nước, gia đình, bạn bè, về khoảng thời gian đã qua, nơi mà cuộc sống lúc nào cũng mộc mạc, giản dị.

Sự hoài niệm cũng được ứng dụng trong thiết kế, những thiết kế này sẽ hấp dẫn khán giả về phương diện tình cảm và cảm xúc. Dù công nghệ có tiến bộ và thế giới hiện đại có phát triển thế nào đi nữa, sự hoài niệm hay những gì thuộc về kí ức vẫn là một phần thiết yếu trong mỗi người.

Dưới đây là cách khai thác sức mạnh tâm lý và cảm xúc của sự hoài niệm trong thiết kế của bạn.

Sức mạnh tâm lý của sự hoài niệm

Như Jessica Helfand mô tả trên trang web “Design Observer”, sự hoài niệm khơi gợi lại ký ức và nhận thức về thực tế, ủng hộ triết lí duy tâm và tưởng tượng về một thời đã qua. Sự hoài niệm có thể đem lại những cảm xúc tích cực về hạnh phúc, sự kết nối, sự tự tin, lạc quan, và có thể nâng cao tinh thần của mọi người khi họ cảm thấy buồn phiền.

Biểu hiện tâm lý của sự hoài niệm đã được kích hoạt sinh lý từ các điểm thị giác, thính giác, khứu giác và vị giác. Một bài hát đặc biệt có thể gợi nhớ về đám cưới của bạn; một mùi hương có thể đưa bạn trở lại với những món ăn bà ngoại nấu; hoặc một bức ảnh có thể khiến bạn nhớ lại những ngày nghỉ hè ồn ào – hoặc thậm chí hồi tưởng lại như Expedia đã thực hiện chiến dịch “Thrownback Thursday” (Nhớ về ngày Thứ Năm), sử dụng “sự hoài niệm” để thu hút đối tượng truyền thông mạng xã hội. Những người tham gia đã phải đăng và gắn thẻ một bức ảnh của một kỳ nghỉ quá khứ yêu thích và người may mắn chiến thắng sẽ nhận được một phiếu du lịch để trải nghiệm lại chuyến đi ấy.

Sự hoài niệm có thể chắp cánh ước mơ khao khát về một thời đại có trước cả cuộc đời của bạn trong trí tưởng tượng của chúng ta – từ những bức ảnh, kênh truyền hình và phim – là một trong những điều chúng ta cảm nhận là đơn giản hơn. Hãy nghĩ đến “Mad Men” (những người đàn ông điên rồ) những năm 1950 và 1960; không phải tất cả các bà nội trợ đều hạnh phúc và sống ở ngại ô một cách giản đơn như chúng ta nghĩ.

Vậy bạn sẽ tự hỏi: Làm thế nào để áp dụng điều này trong thiết kế? Vâng, theo một vài cách. Thứ nhất là sự hoài niệm trực tiếp kích thích sự sáng tạo; thứ hai là sự hoài niệm có thể làm tăng thêm sự thu hút về mặt xúc cảm đối với khán giả của bạn. Hãy để tôi giải thích điều này ngay sau đây.

Sự hoài niệm và sự sáng tạo

Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng sự hoài niệm có thể làm tăng sức sáng tạo. Những kỷ niệm hoài cổ có thể cho mọi người cảm giác thân thuộc, ý nghĩa và an toàn. Điều này giúp họ cởi mở hơn với những trải nghiệm trong tương lai và khuyến khích họ sáng tạo. Theo nhà tâm lý học giáo dục Jonathan Plucker, sự hoài niệm sẽ giúp não con người tiếp cận nhiều thông tin hơn và cung cấp nhiều tài liệu hơn cho sự tưởng tượng. Khi chúng ta suy ngẫm về những trải nghiệm trong bối cảnh hiện nay, sự kết hợp của hai khái niệm – “ngày ấy”“bây giờ” – sẽ kích thích ý tưởng sáng tạo.

Britt Davis kết hợp “ngày ấy”“bây giờ” cho luận văn MFA về sự hoài niệm trong thiết kế thể thao. Cô đã tạo ra một chiến dịch kỷ niệm Chuỗi ảnh Thế giới Màu sắc năm 1924 với khẩu hiệu “Hãy nhìn về lịch sử“. Đối với kiểu quảng cáo ở trạm xe buýt này, Britt đã khai quật một bức ảnh lịch sử của khu vực ghế ngồi của đội bóng chày và đặt nó một cách khéo léo để hành khách đợi xe buýt có thể ngồi ngay giữa những người chơi trong tấm ảnh đó.

Nostalgia in Sports Design (SCAD MFA Thesis)

Sự hoài niệm trong thiết kế

Nhà thiết kế có thể sử dụng sự hoài niệm để thu hút khán giả của họ ở mức độ hài lòng. Bằng cách khai thác lòng khao khát của con người để cảm nhận được cảm giác thân thuộc, có ý nghĩa và an toàn, các nhà thiết kế có thể vun đắp những sáng tạo của mình bằng cảm xúc và tình cảm kết nối với khán giả, đồng thời khêu gợi cảm giác hài lòng nơi người xem.

Theo Tiến sĩ Filippo Cordaro, một nhà nghiên cứu về sự hoài niệm và quá trình đưa ra quyết định của người tiêu dùng cho biết: “Bình thường, nhớ lại những kỷ niệm đẹp chỉ đơn giản là đưa chúng ta vào một tâm trạng tích cực hơn. Ở mức độ phức tạp hơn, nhớ lại những trải nghiệm này làm cho chúng ta cảm thấy mạnh mẽ hơn trong mối quan hệ xã hội với người khác.”

Vào năm 2015, cơn sốt hoài niệm đã bùng nổ khi xu hướng #InThe90sIThought bắt đầu trên Twitter. Các cá nhân và doanh nghiệp đồng loạt sử dụng hastag “bandwagon” và chia sẻ những kỷ niệm của họ về các thương hiệu nổi tiếng và các tài liệu tham khảo văn hoá.

Vậy việc này có nghĩa gì đối với bạn? Nó có nghĩa là đã đến lúc bắt đầu khai thác những kỷ niệm hoài cổ trong bạn. Trong khi thiết kế đồ họa liên tục vươn tới một cái gì đó mới mẻ, thì có một cái gì đó “hoài cổ” sẽ là trung tâm của sự thay đổi. Do đó, tái hiện lại những kỷ niệm hoài cổ có thể mang lại cảm giác về tính chân thực, thực tế và kết nối với thiết kế hoặc chiến dịch của bạn.

Hãy nhìn về quá khứ và lấy cảm hứng từ 12 kiểu thiết kế này để thiết kế cho tương lai.

1. Hồi tưởng lại những kỷ niệm thời thơ ấu

Mọi người thích được nhớ về các trò chơi thời thơ ấu hoặc những khoảnh khắc tuyệt vời trong lịch sử thể thao. Những thiết kế đầy màu sắc của Grown Up đã làm điều đó. Bản in ở bên trên là triển lãm của Thư viện ảnh IAM8BIT về các trò chơi kinh điển và nó gợi lên những ký ức về các sàn chơi game, trong khi bản in bên dưới là cho quỹ từ thiện Willow và nó chúc mừng cầu thủ cri-kê Ashes của Ian Botham năm 1981 đã chiến thắng giải phong cách gợi nhớ về đầu những năm 1980.

2. Quay ngược thời gian về những ngày nghỉ hè

Thiết kế của Chelsea Pritchard gợi nhớ về những ngày đã qua khi mùa hè dường như kéo dài bất tận. Chelsea viết: Bảng màu gồm các gam màu nóng và hình ảnh về những biểu tượng mùa hè của anh đã khuyến khích người xem khao khát về những ngày mà “cháy nắng là nỗi lo lắng lớn nhất của bạn”.

3. Hồi tưởng lại ngày xưa

Bao bì cookie thông minh của Thelma’s Treats, được thiết kế bởi Saturday MFG, gợi nhớ lại lò nướng và bếp nấu từ những năm trước, và vì vậy nó được đặt tên theo tên bà Thelma, người mà hiện nay đã hơn 100 tuổi.

4. Kỷ niệm những ngày nghỉ lễ

Công ty thiết kế Cherry Bomb đã tạo ra những “chiếc áo len Giáng sinh xấu xí” trong lễ Giáng sinh hàng năm của họ mặc dù nó thực sự không xấu xí trong trường hợp này. “Áo len Giáng sinh xấu xí” đã gợi lại sự hoài niệm châm biếm trong những năm gần đây với các bữa tiệc và ngày lễ quốc gia dành cho hiện tượng đan len này.

5. So sánh ngày ấy và bây giờ

American Express so sánh thẻ tín dụng cổ điển và hiện đại trong bài đăng trên Twitter, ta có thể thấy bảng màu sắc và phông chữ đã thay đổi nhiều nhưng hình ảnh người sĩ quan La Mã và đường viền thì vẫn giữ nguyên.

6. Tạo ra một cái nhìn cảm thấy “dân dã, quen thuộc”

Sống theo cách địa phương và hỗ trợ các nhà sản xuất địa phương đang trở thành một phần quan trọng trong lối sống hiện đại. Bảng màu sáng, phông chữ thời đi học cũ, và nhiều không gian nền trắng hoàn toàn phù hợp với sản phẩm hữu cơ Best Creamery kích thước nhỏ. Nhà thiết kế Helen Lopez giải thích: “Tôi muốn tạo ra một cái nhìn mới mẻ và thân thiện, chạm tới sự hoài niệm của người bán sữa”.

7. Tạo một nhân vật thiện cảm

Đối với bộ sưu tập kem của Tesco, R Design đã tạo ra một nhân vật được gọi là Mr Nicecream sử dụng màu sắc, kiểu chữ và phong cách minh hoạ ngây thơ. R Design cho biết: “Chúng tôi đã tránh xa những nhầm lẫn cơ bản và đem lại một cảm giác ngây thơ và hoài niệm để mang lại nụ cười trên khuôn mặt của mọi người.”

8. Đào các bức ảnh lịch sử

Bao bì của TBWA cho Eesti And (Estonian Gift) kết hợp một bức ảnh đen trắng cổ điển với một logo minh hoạ nhấn mạnh thời khắc cho quà. Điều này tạo ra cảm giác hoài nhớ về gia đình và truyền thống dân tộc.

9. Pha thêm một vài phông chữ cổ điển

Poster cho Bombay Circus (Rạp xiếc Bombay) nổi tiếng này đã kết hợp hình ảnh liên quan đến rạp xiếc – đỉnh rạp và nghệ sĩ trình diễn xiếc – và các phông chữ truyền thống được sử dụng trên poster xiếc cổ điển. Sự kết hợp các yếu tố hiện đại và cũ xưa tạo ra sự đa dạng, cho thấy tính lập dị và sự ngông cuồng của nghề xiếc.

10. Tô màu nâu đỏ

Sepia là một màu nâu đỏ làm ta liên tưởng tới các bức ảnh đơn sắc của thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX. Sử dụng bộ lọc nâu hoặc bảng màu có thể ngay lập tức tạo ra một hình ảnh cảm giác cổ điển và gợi ra những quan niệm hoài cổ.

11. Sử dụng những bức ảnh có chiều sâu

André Josselin có chuyến đi ngang qua phía tây Hoa Kỳ và đã chụp một loạt những bức ảnh tuyệt vời và đa cảm cho một chiến dịch “Mercedes Benz và chuyến thăm California”. Ánh sáng, bảng chỉ dẫn, phong cảnh, và ảnh chụp con người – thường thấy từ phía sau – gợi lên một cảm giác đăm chiêu và thậm chí nhớ nhà, nhớ về quá khứ.

12. Làm nổi bật nét độc đáo

Thiết kế của Brothers Design cho thương hiệu kiwi Tasti nhân dịp kỷ niệm di sản của công ty với các hình minh hoạ mô tả các món nướng kiểu cổ điển và hình ảnh New Zealand mang tính biểu tượng, chẳng hạn như hoa pohutakawa và kiwi.

  • Bia và Cà phê: thức uống nào cho sự sáng tạo?
  • 12 câu trích dẫn cho cảm hứng sáng tạo
  • 4 cách nghĩ giúp chúng ta ngừng làm tổn thương tâm hồn Designer

Dịch giả: Thảo Tăng Nguồn: canva

Từ khóa » Hoài Niệm Cũ Là Gì