Súc Miệng Bằng Dầu Có Tác Dụng Gì, Thực Hiện Thế Nào?
Có thể bạn quan tâm
Mỗi ngày, bạn dùng tầm 15ml dầu dừa hoặc dầu mè có chất lượng tốt để súc miệng trong vòng 15 – 20 phút trước khi đánh răng sẽ giúp bạn loại bỏ vi khuẩn và trắng răng cấp tốc.
- Tẩy tế bào chết cho môi bằng dầu dừa như thế nào?
- Tinh dầu gấc có tác dụng gì, giá bao nhiêu?
Những điều cần biết về phương pháp súc miệng bằng dầu
Oil Pulling (Súc miệng bằng dầu) là gì?
Oil pulling hay còn được dịch nghĩa là “nhai dầu”, “súc miệng bằng dầu”, dịch ngắn gọn hơn nữa là “súc dầu” là một phương pháp chăm sóc răng miệng đã xuất hiện từ khá lâu, khoảng hơn 1000 năm trước ở Ấn Độ. Vào khoảng những năm 1990 thì phương pháp này lần đầu tiên được giới thiệu tại Hoa Kỳ bởi vị bác sĩ – tiến sĩ F. Karach, người đã rất thành công trong việc ứng dụng nó ở lĩnh vực y khoa nói chung và chăm sóc răng miệng, chữa trị các bệnh nha chu nói riêng.
Với phương pháp Oil Pulling này, bạn sẽ dùng tầm 15ml dầu có chất lượng tốt để súc miệng trong vòng 15 – 20 phút mỗi sáng trước khi đánh răng. Sau đó nhổ dầu ra rồi súc lại với nước ấm hoặc nước muối và đánh răng như bình thường.
Tần suất sử dụng liệu pháp này là ít nhất 1 lần/ ngày hoặc bạn có thể dùng 3 lần/ ngày, trước mỗi bữa ăn để đẩy nhanh hiệu quả chăm sóc răng miệng cũng như tốc độ làm trắng răng.
Công dụng của Oil Pulling
Thực chất, đây là một phương pháp chăm sóc răng miệng tự nhiên có từ cổ xưa đem lại rất nhiều công dụng. Điển hình nhất trong đó có thể kể đến việc làm răng trắng sáng và ngăn ngừa các bệnh nha chu. Thêm vào đó, việc áp dụng liệu pháp “súc miệng bằng dầu” hằng ngày còn giúp làm giảm hôi miệng, hạn chế đau cổ họng, ngăn ngừa sâu răng, tránh và giảm khả năng mắc các bệnh về nướu, lưỡi, vòm họng… do vi khuẩn gây ra.
Bên cạnh đấy, “súc dầu” cũng giúp giải độc toàn bộ cơ thể, giảm thiểu và phòng tránh các bệnh như: chảy máu chân răng, hen suyễn, viêm xoang, viêm khớp, nhiễm trùng, các bệnh về gan…
Oil Pulling hoạt động như thế nào?
Dựa trên nguyên tắc loại bỏ các mảng bám, chất độc hại cũng như các vi khuẩn, vi sinh vật gây bệnh bằng nguyên lý “dầu hòa trong dầu”, Oil pulling không chỉ đơn thuần làm răng trắng, sạch hơn mà còn giúp cải thiện sức khỏe.
Lý do được giải thích là vì các vi sinh vật sống trong vòm họng thường ở dạng đơn bào và được bao phủ bằng màng lipid. Chúng ta đều biết rõ, dầu và nước không thể hòa tan, nhưng dầu với dầu lại có khả năng hòa tan và hấp thụ lẫn nhau. Chính vì thế, khi súc miệng với dầu, không chỉ chất bẩn mà các loại vi khuẩn còn sót lại ở kẽ chân răng, các vết nứt, hở trong răng, nướu cũng sẽ được cuốn trôi đi. Khi ta nhổ bỏ dầu súc miệng thì các vi sinh vật, chất bẩn, mảng bám cũng được loại bỏ ra ngoài. Có thể nói, mỗi lần súc miệng bằng dầu, chúng ta đã thêm được một bước làm sạch, giải độc và loại trừ các tác nhân gây bệnh ra khỏi cơ thể.
Dầu nào phù hợp nhất để sử dụng?
Việc lựa chọn loại dầu phù hợp để sử dụng trong phương pháp “súc dầu” thực ra không quá khắt khe. Lưu ý quan trọng nhất là lựa chọn dầu có chất lượng tốt và hương vị hợp với khẩu vị của bạn. Bạn có thể sử dụng dầu hữu cơ hoặc đã qua tinh luyện đều được. Về hương vị thì chúng ta có thể sử dụng dầu dừa, dầu mè, dầu hướng dương, dầu olive… Thường thì mọi người hay chọn sử dụng dầu dừa hoặc dầu mè vì chúng có mùi vị khá dễ chịu, không bị nồng gắt và việc tìm mua cũng khá dễ dàng.
Cách thực hiện phương pháp súc miệng bằng dầu
Không giống với các loại nước súc miệng thông thường khác, khi áp dụng phương pháp “nhai dầu” này, thời gian cần thiết để lưu lại dầu trong miệng tối thiểu là tầm 10’ và tốt nhất là 15 – 20’ để loại sạch các vi khuẩn gây hại. Chúng ta cũng không nên súc miệng quá lâu để tránh trường hợp thẩm thấu ngược các vi khuẩn cũng như chất độc vừa được loại ra. Sau đây là các bước hướng dẫn chi tiết để áp dụng liệu pháp Oil Pulling có hiệu quả.
- Bước 1: Cho 1 -2 thìa dầu vào miệng. Tùy cá nhân mỗi người mà bạn có thể thay đổi lượng dầu cho phù hợp song cũng không nên dùng ít quá sẽ không đủ tẩy sạch chất bẩn và nhiều quá sẽ gây cảm giác nhờn khó chịu.
- Bước 2: Súc miệng liên tục trong vòng 20’ rồi nhổ ra. Tuyệt đối không nuốt dầu vào lại.
- Bước 3: Súc miệng lại với nước ấm hoặc nước muối hòa loãng để làm sạch miệng đồng thời lấy đi hết lượng dầu thừa, vi khuẩn, độc tố còn đọng lại trong chân răng, nướu.
- Bước 4: Chải răng lại với kem đánh răng như bình thường.
Một số lưu ý khi súc miệng bằng dầu
- Trong những lần đầu sử dụng, nếu chưa quen, bạn có thể ngậm chừng 10ml dầu và chỉ súc miệng trong 10’ để làm quen. Sau đó, chúng ta sẽ tăng dần liều lượng và thời gian súc dầu lên để đạt được hiệu quả tối đa.
- Nếu sau khi áp dụng Oil pulling, bạn gặp những trường hợp như: cảm giác nhày, rát, bỏng miệng, hoặc nặng hơn là sung huyết, nhức đầu, nghẹt mũi… thì không nên quá lo lắng. Đây được giải thích là dấu hiệu của việc thải độc của cơ thể. Tuy nhiên, bạn có thể ngừng phương pháp này trong vài ngày. Sau đó, thay bằng loại dầu khác hoặc giảm liều lượng lại để cơ thể làm quen từ từ.
- Bất cứ phương pháp làm đẹp tự nhiên nào cũng cần thời gian tương đối dài để thấy rõ hiệu quả. Chính vì lẽ đó, bạn không nên quá nóng vội và áp dụng phương pháp này ít nhất 1 tháng để có thấy được sự thay đổi rõ rệt nhất.
- Có nhiều ý kiến trái ngược nhau về tính an toàn của phương pháp súc dầu thải độc đối với phụ nữ trong giai đoạn mang thai và cho con bú. Tuy chưa có những chứng minh khoa học cụ thể về việc này, song nếu đang mang thai hoặc cho con bú, bạn vẫn nên cân nhắc tìm hiểu thật kỹ trước khi áp dụng phương pháp này nhé!
Tu khoa:
- cách sử dụng dầu dừa làm trắng răng
- súc miệng bằng dầu oliu
- nhai dầu dừa chữa bệnh
- chữa hôi miệng bằng dầu dừa
- ngậm dầu mè chữa hôi miệng
Từ khóa » Súc Miệng Dầu Mè
-
Nhai Dầu Mè Chữa Bách Bệnh? - Báo Thanh Niên
-
Tác Dụng Kỳ Kiệu Của Súc Miệng Bằng Dầu Mè đen
-
Tại Sao Nên "súc Miệng Bằng Dầu" Khi Bạn đã đánh Răng Hàng Ngày?
-
Phương Pháp Súc Miệng Bằng Dầu Mè Đen
-
Súc Miệng Bằng Dầu Có Thật Sự Làm Trắng Răng, Sạch Miệng?
-
Chữa Hôi Miệng Bằng Dầu Mè Nhanh Chóng
-
Phương Pháp Chữa Bệnh Bằng Cách Nhai Dầu Mè
-
Bật Mí Cách Chữa Hôi Miệng Bằng Dầu Mè Hiệu Quả Ngay Tại Nhà
-
Nhai Dầu Mè Trị Bá Bệnh: Hoang đường! - PLO
-
Súc Miệng Với Dầu Có Gì Mà “hot”? - VnEconomy
-
Nhai Dầu Mè Có Chữa được Bách Bệnh?
-
Những điều Cần Biết Về Nhai Dầu Mè
-
Súc Miệng Bằng Dầu Giúp Cải Thiện Sức Khỏe Răng Miệng