Sưng đau Tinh Hoàn Bên Trái, Phải Là Bị Bệnh Gì? 7 Cách điều Trị Hiệu ...
Có thể bạn quan tâm
Bị sưng đau tinh hoàn bên trái, phải là bệnh gì? Đau tinh hoàn có nguy hiểm không? Cách điều trị như thế nào…Đây là những câu hỏi đang được bàn luận sôi nổi trên các diễn đàn sức khỏe nam giới hiện nay. Theo chuyên gia, tinh hoàn là bộ phận có chức năng sản xuất tinh trùng và tiết ra testosterone hình thành nên đặc tính của phái mạnh. Vì vậy, khi tinh hoàn bị sưng đau là dấu hiệu cho thấy cơ quan sinh sản đang gặp vấn đề bất ổn. Việc điều trị cần phải thực hiện càng sớm càng tốt để tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Nội Dung Bài Viết [Hiện]Nguyên nhân gây đau tinh hoàn bên trái, phải
Sưng đau tinh hoàn một bên hay cả hai bên là hiện tượng bất thường mà nhiều nam giới gặp phải hiện nay, kể cả ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ. Đặc biệt, những nam giới có đời sống tình dục không an toàn, mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, viêm mào tinh, viêm tinh hoàn, thoát vị bẹn…là những đối tượng có nguy cơ mắc phải cao.
Theo các chuyên gia, tinh hoàn là một cơ quan nhạy cảm và đặc biệt quan trọng của bộ phận sinh dục với chức năng bài tiết hormone nam testosterone, sản xuất và lưu trữ tinh trùng. Vì vậy, khi tinh hoàn gặp phải các vấn đề bất thường, đồng nghĩa với việc cơ quan sinh sản, khả năng tình dục của nam giới cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Nhận định về nguyên nhân gây đau sưng tinh hoàn bên trái, phải, BS Tạ Đình Việt – BS Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh cho biết: “Đau tinh hoàn có thể xuất phát từ nguyên nhân vật lý và nguyên nhân bệnh lý. Đối với nguyên nhân vật lý, mức độ nguy hiểm sẽ thấp hơn và đa phần người bệnh chỉ cần điều chỉnh lại thói quen sinh hoạt là có thể nhanh chóng loại bỏ tình trạng này. Tuy nhiên, với nguyên nhân bệnh lý, bệnh nhân cần đến cơ sở y tế để thực hiện điều trị càng sớm càng tốt nhằm tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và khả năng sinh sản của nam giới”.
Cụ thể, nguyên nhân gây đau tinh hoàn ở nam giới là do:
Tác nhân vật lý gây đau tinh hoàn
Quan hệ tình dục thô bạo, thủ dâm quá độ, va đập, chấn thương hoặc mặc quần áo quá chật…là những nguyên nhân khiến nam giới bị đau tinh hoàn một bên hoặc cả hai bên. Nếu chỉ bị đau và sưng ở mức độ nhẹ thì không đáng lo, nam giới chỉ cần điều chỉnh lại thói quen sinh hoạt của bản thân. Tuy nhiên, nếu tinh hoàn bị tổn thương nghiêm trọng, bầm tím và tụ máu trong một thời gian dài thì cần tới gặp bác sĩ để thăm khám ngay nhằm có phương án xử lý kịp thời, bảo vệ bản thân khỏi các vấn đề nguy hiểm.
Đau tinh hoàn do bệnh lý
Không loại trừ khả năng những cơn đau tinh hoàn tiểu buốt, đau tinh hoàn trái và bụng dưới, đau sưng tinh hoàn bên phải…trong thời gian dài là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nam khoa nguy hiểm như: xoắn tinh hoàn, viêm tuyến tiền liệt, viêm tinh hoàn, ung thư tinh hoàn…Đối với trường hợp này, việc điều trị tuyệt đối không được chậm trễ vì có nguy cơ gây vô sinh hiếm muộn, suy giảm chức năng sinh lý và thậm chí đe dọa đến tính mạng.
Xem thêm:
Địa chỉ chữa yếu sinh lý nam an toàn hiệu quả
Đau tinh hoàn bên trái, phải là bệnh gì?
Như đã đề cập ở trên, sưng đau tinh hoàn một bên hoặc cả 2 bên nhiều khả năng là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý nam khoa nguy hiểm. Cụ thể:
1. Viêm tinh hoàn gây đau tinh hoàn ở nam giới
Viêm tinh hoàn là tình trạng tinh hoàn bị virus hoặc vi khuẩn tấn công, gây ra tình trạng viêm nhiễm. Bệnh có thể gây sưng đau tinh hoàn cả hai bên nhưng thông thường chỉ xuất hiện ở một bên. Viêm tinh hoàn thường gặp ở nam giới trưởng thành, từ 20 – 39 tuổi.
Khi mắc viêm mào tinh, nam giới sẽ gặp phải các triệu chứng như: đau tinh hoàn bên phải và bụng dưới, da bìu đỏ, sờ thấy mào tinh sưng to, nắn nhẹ cảm giác rất đau. Một số trường hợp còn đi tiểu ra máu, sốt cao, đau khi quan hệ và xuất tinh, cơ thể mệt mỏi, chán ăn.
Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh sẽ phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm như: teo tinh hoàn, tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm mào tinh, viêm tuyến tiền liệt, viêm ống dẫn tinh. Thậm chí, viêm tinh hoàn kéo dài còn tạo điều kiện cho các tế bào ác tính phát triển, tăng nguy cơ gây ung thư tinh hoàn, đe dọa đến khả năng sinh sản và tính mạng người bệnh.
2. Xoắn tinh hoàn Nguyên nhân gây đau tinh hoàn bên trái, phải thường gặp
Với câu hỏi đau tinh hoàn bên trái là bệnh gì? Các chuyên gia cho biết nhiều khả năng đây là dấu hiệu của bệnh xoắn tinh hoàn.
Xoắn tinh hoàn là tình trạng tinh hoàn di động quá mức, quấn quanh thừng tinh dẫn đến tình trạng tắc nghẽn mạch máu gây sưng đau tinh hoàn. Bệnh có thể xảy ra ở mọi độ tuổi nhưng 90% trường hợp phát hiện thường ở độ tuổi từ 13 – 21. Đây cũng là bệnh lý thường gặp, chiếm khoảng 17% các trường hợp bị đau bìu cấp tính.
Phần lớn, người bệnh thường bị đánh thức trong giấc ngủ bởi cơn đau nhói ở một bên tinh hoàn. Cơn đau có thể kéo dài dưới 6 giờ khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi khó, chịu và cần được đi cấp cứu nhanh chóng. Ngoài ra, nam giới sẽ nhận thấy bìu sưng to, một tinh hoàn có thể ở vị trí cao hơn bình thường, khi chạm vào hoặc nâng tinh hoàn lên, cơn đau sẽ trở nên dữ dội hơn.
Nếu bị xoắn tinh hoàn và không được cấp cứu ngay trong vài giờ đầu có thể gây tổn thương vĩnh viễn cho tinh hoàn,nhiều khả năng phải cắt bỏ chúng khiến nam giới mất khả năng sinh sản. Vì vậy, nam giới tuyệt đối không được chủ quan với các triệu chứng bất thường tại tinh hoàn.
3. Tràn dịch tinh hoàn
Tràn dịch tinh hoàn hay tràn dịch màng tinh là một trong những nguyên nhân gây phổ biến gây sưng tinh hoàn ở trẻ sơ sinh và người lớn hiện nay. Bệnh là tình trạng dịch ứ đọng chỉ tập trung vào một bên túi trong bìu, nằm cạnh tinh hoàn.
Đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân khiến trẻ bị sưng tinh hoàn do tràn dịch tinh là gì. Tuy nhiên, yếu tố nhiễm khuẩn, trẻ gặp chấn thương trong quá trình sinh nở hoặc do mắc phải một số các bệnh lý nguy hiểm về tim, gan từ trong bụng mẹ…được cho là những tác nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Ở từng trường hợp, triệu chứng của bệnh tràn dịch tinh hoàn sẽ khá nhau. Điều này phụ thuộc vào nguyên nhân, độ tuổi và tình trạng sức khỏe của mỗi người. Một số bệnh nhân bị sưng tinh hoàn nhưng không đau, một số khác lại cảm thấy sưng đau tinh hoàn bên trái và bụng dưới một cách dữ dội, đặc biệt là khi quan hệ tình dục, đi bộ hoặc vận động.
Tình trạng ứ dịch lâu ngày có thể gây sa tinh hoàn, làm suy giảm chức năng của các cơ quan trong bìu như: ống dẫn tinh, mào tinh. Đồng thời nồng độ testosterone và số lượng tinh trùng sẽ giảm đi rõ rệt, làm tăng nguy cơ vô sinh hiếm muộn. Ngoài ra, căn bệnh này cũng gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt vợ chồng và các hoạt động thông thường khác.
4. Giãn tĩnh mạch thừng tinh một trong những nguyên nhân gây đau tinh hoàn
Nếu bạn bị đau tinh hoàn bên trái nguyên nhân có thể xuất phát từ căn bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh. Bệnh là tình trạng các tĩnh mạch bên trong bìu nở rộng một cách bất thường khiến cho 1 bên tinh hoàn to hơn bên còn lại.
Các triệu chứng của bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh thường gặp ở tinh hoàn trái nhiều hơn tinh hoàn phải. Ở mức độ nhẹ, nam giới sẽ không cảm thấy đau đớn hay bất kỳ các triệu chứng nào bất thường. Tuy nhiên, khi chuyển sang giai đoạn nặng, người bệnh sẽ có cảm giác đau nhức tinh hoàn, vùng bìu phía trên sưng to, khi dùng tay sờ vào gốc dương vật sẽ có cảm giác như đang sờ vào những sợi mì.
Đau tinh hoàn trái có nguy hiểm không? Trong trường hợp này nếu không được thăm khám và điều trị sớm, bệnh có thể khiến cho phần bìu bị teo lại, ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng sinh sản và đời sống vợ chồng.
5. Viêm tuyến tiền liệt gây sưng đau tinh hoàn ở nam giới
Đau tinh hoàn bên phải là bệnh gì? Viêm tuyến tiền liệt là một trong những bệnh lý gây sưng đau tinh hoàn mà nhiều nam giới gặp phải hiện nay.
Viêm tuyến tiền liệt là tình trạng nhiễm trùng tại tuyến tiền liệt do tác nhân vi khuẩn hoặc không do vi khuẩn gây ra. Bệnh được chia làm 2 giai đoạn là viêm tuyến tiền liệt cấp tính và viêm tuyến tiền liệt mãn tính. Ở giai đoạn cấp tính, bệnh gây sốt, ớn lạnh, mệt mỏi, đau khi đi tiểu, đau vùng bộ phận sinh dục, nước tiểu đục. Ở giai đoạn mãn tính, bệnh gây sưng đau tinh hoàn bên phải và bụng dưới, đau khi đi tiểu, hay buồn tiểu, đột ngột mắc tiểu…
Ở dạng cấp tính hay mãn tính, bệnh cũng đều gây ra những triệu chứng khó chịu, bất tiện cho người bệnh. Đặc biệt, nếu không được khắc phục kịp thời, bệnh có thể gây nhiễm trùng máu, viêm nội mạc cơ tim, viêm tinh hoàn. Ngoài ra, bệnh có thể phát triển thành u xơ bàng quang, làm tiền đề cho các bệnh lý nguy hiểm như ung thư tiền liệt tuyến, đe dọa đến sức khỏe và tính mạng.
6. Ung thư tinh hoàn gây đau tinh hoàn
Mặc dù khá hiếm gặp nhưng không loại trừ khả năng tình trạng bị sưng tinh hoàn bên trái phải kèm theo những cơn đau tức nhẹ là dấu hiệu của bệnh ung thư tinh hoàn. Bệnh thường gặp ở những nam giới trong độ tuổi từ 15 – 34 tuổi với nguy cơ tử vong cao nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Hiện nay, nguyên nhân gây ung thư tinh hoàn vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy bệnh bắt nguồn từ sự phát triển và phân chia bất thường của các tế bào trong tinh hoàn, thường gặp ở những người có tinh hoàn ẩn, gia đình có người thân mắc bệnh, người có tinh hoàn phát triển bất thường…
Ung thư tinh hoàn ở giai đoạn đầu có triệu chứng khá mờ nhạt, người bệnh chỉ cảm thấy đau tức nhẹ vùng bìu, vùng ngực. Sau một thời gian, bệnh bắt đầu hình thành nên một khối u cục trong tinh hoàn, tinh hoàn sức đau khó chịu. Nếu không được điều trị sớm, bệnh có thể phải can thiệp bằng cách phẫu thuật, hóa trị, xạ trị để kéo dài tuổi thọ cho người bệnh.
7. Thoát vị bẹn nguyên nhân gây đau tinh hoàn bên trái, phải ở nam giới
Thoát vị bẹn là bệnh lý gặp ở cả nam và nữ giới nhưng tỷ lệ nam mắc bệnh cao hơn do cấu tạo vùng bẹn ở nam có dây thừng đi qua nên thành bụng nơi này khá yếu. Bệnh không gây ra nhiều triệu chứng bên ngoài nhưng nam giới có thể nhận biết qua việc tinh hoàn bị đau, vùng thoát vị bị sưng đỏ, viêm và đau.
Nhìn chung, thoát vị bẹn ở người lớn không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu phát hiện và điều trị muộn bệnh có thể gây ra một số các biến chứng nghiêm trọng, đe dọa đến tính mạng. Theo đó, người bệnh có thể bị hoại tử ruột, mạc treo ruột…dễ gây hoại tử các tạng. Ngoài ra, bệnh còn có thể gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, chức năng sinh lý của người bệnh nên người bệnh cần đặc biệt lưu ý.
Cách điều trị tình trạng đau tinh hoàn bên trái, bên phải hiệu quả
Đau tinh hoàn có nhiều nguyên nhân gây ra. Tùy vào từng nguyên nhân, tình trạng sức khỏe mà cách điều trị ở mỗi người sẽ khác nhau. Vì vậy, để có phương án điều trị tốt nhất, bảo vệ sức khỏe của bản thân, nam giới nên đến cơ sở y tế để được các bác sĩ kiểm tra và tư vấn cách chữa phù hợp.
Nếu đau tinh hoàn bên trái nguyên nhân là do các tác nhân vật lý thì nam giới hoàn toàn không phải điều trị bệnh. Người bệnh chỉ cần thay đổi thói quen sinh hoạt theo hướng tích cực, khoa học, sau khoảng vài ngày, triệu chứng này sẽ không còn nữa.
Tuy nhiên, nếu nguyên nhân xuất phát từ các bệnh lý nam khoa nguy hiểm thì tùy vào bệnh lý gặp phải mà phác đồ điều trị sẽ có sự khác nhau. Cụ thể:
1. Đối với bệnh viêm tinh hoàn
Đối với những bệnh nhân được chẩn đoán đau sưng tinh hoàn do bệnh viêm tinh hoàn, tùy thuộc vào mức độ bệnh lý mà bác sĩ sẽ chỉ định phương án điều trị phù hợp. Nếu ở mức độ nhẹ, bệnh nhân chỉ cần sử dụng thuốc kháng sinh, kháng viêm, giảm đau để tiêu diệt vi khuẩn và nhanh chóng làm giảm các triệu chứng của bệnh.
Tuy nhiên, nếu bệnh đã ở mức độ nặng, việc sử dụng thuốc sẽ không còn mang lại kết quả. Lúc này, bác sĩ sẽ cần sử dụng các phương pháp can thiệp ngoại khoa để điều trị bệnh. Theo BS Tạ Đình Việt, hiện nay Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh đang sử dụng hệ thống quang dẫn CRS để điều trị bệnh viêm tinh hoàn. Đây là phương pháp sử dụng sóng và tần số cao nhằm khuếch tán thuốc nhanh chóng hơn, tăng khả năng khử trùng, không gây độc hại, không xâm lấn, giảm nhanh các triệu chứng và hạn chế tối đa các biến chứng có thể gặp phải. Vì vậy, đây được coi là phương pháp điều trị bệnh tiên tiến và hiệu quả nhất hiện nay.
2. Đối với bệnh xoắn tinh hoàn
Đau tinh hoàn tiểu buốt nếu là do xoắn tinh hoàn thì cần phải tiến hành phẫu thuật bệnh càng sớm càng tốt. Việc chậm trễ can thiệp có thể khiến nam giới bị hoại tử tinh hoàn, khiến nam giới không còn khả năng có con cũng như ảnh hưởng đến chức năng sinh lý của bản thân.
Theo đó, trước khi can thiệp, bệnh nhân sẽ được gây tê toàn thân hoặc gây tê màng cứng để không cảm thấy đau đớn trong quá trình can thiệp. Tiếp đến, bác sĩ sẽ rạch 1 đường mổ ở vùng bìu để kiểm tra mức độ bệnh cũng như gỡ xoắn tinh hoàn cùng thừng tinh và đặt chúng trở lại vị trí bình thường. Cuối cùng, vết mổ sẽ được khâu lại, bệnh nhân được chuyển về phòng hậu phẫu để kiểm tra sức khỏe.
Sau khi phẫu thuật, người bệnh cần nằm nghỉ trên giường và có thể được chỉ định sử dụng các thiết bị hỗ trợ để làm giảm sưng và khó chịu cho bìu. Tuyệt đối tránh nâng các vật nặng hoặc các môn thể thao trong thời gian phục hồi sức khỏe để cơ thể nhanh chóng trở lại trạng thái bình thường.
3. Đối với trường hợp bị tràn dịch tinh hoàn
Đối với trường hợp trẻ sơ sinh bị tràn dịch tinh hoàn bẩm sinh hoặc nam giới mắc bệnh vô căn (tức là không tìm được nguyên nhân) thường không phải tiến hành điều trị. Tình trạng này có thể biến mất trong khoảng 6 – 12 tháng kể từ khi phát hiện bệnh.
Tuy nhiên, nếu dịch ứ lâu trong bìu và không tự biến mất, bác sĩ có thể chỉ định dẫn lưu dịch. Đây là phương pháp sử dụng ống tiêm nhằm loại bỏ lượng dịch ứ đọng bên trong màng tinh hoàn một cách nhanh chóng, đơn giản và ít gây ra các tác dụng phụ. Tuy nhiên, bệnh có thể tái phát trở lại sau vài tháng và buộc người bệnh phải tiến hành lần điều trị mới.
Ngoài ra, một số trường hợp có thể sẽ phải tiến hành phẫu thuật hoặc tiêm xơ hóa nếu có túi dịch quá lớn hoặc có nguy cơ thoái vị bẹn. Với phương pháp tiêm xơ hóa, bệnh nhân thường được kết hợp điều trị chung với phương pháp dẫn lưu dịch nhằm ngăn chặn tình trạng ứ dịch tái phát.
4. Điều trị tình trạng đau tinh hoàn do bị bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh
Tùy vào mức độ bệnh mà bác sĩ có thể chỉ định điều trị nội khoa hoặc phẫu thuật. Với những bệnh nhân mắc bệnh nặng, việc phẫu thuật là đặc biệt cần thiết nhằm bảo toàn khả năng sinh sản cũng như chức năng sinh lý.
Hiện nay, tại các bệnh viện, phòng khám uy tín đang tiến hành phẫu thuật thắt tĩnh mạch thừng tinh bằng nhiều phương pháp như: phẫu thuật truyền thống, phẫu thuật nội soi ổ bụng, làm tắc các mạch bằng bóng hay vòng xoắn, phẫu thuật vi phẫu…Trong đó, phẫu thuật vi phẫu là phương pháp được áp dụng phổ biến bởi độ chính xác, an toàn cao và ít để lại biến chứng.
5. Đối với trường hợp bị viêm tuyến tiền liệt
Đau tinh hoàn bên phải và bụng dưới do bệnh viêm tuyến tiền liệt thường được điều trị bằng cách dùng thuốc kháng sinh nhằm tiêu diệt vi khuẩn cũng như loại bỏ nhanh các triệu chứng bệnh. Việc lựa chọn loại thuốc và cách dùng sẽ được bác sĩ chỉ định dựa trên kết quả kiểm tra tình trạng bệnh. Do đó, nam giới tuyệt đối không được chủ quan, tự ý mua và dùng thuốc bên ngoài khi chưa có sự cho phép của bác sĩ.
Nếu bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng, bệnh nhân nhiều khả năng sẽ cần phải tiến hành điều trị ngoại khoa. Theo đó, phẫu thuật hoặc hút chất lỏng, liệu pháp xơ cứng…sẽ là những phương án được bác sĩ ưu tiên lựa chọn.
6. Đối với trường hợp bị ung thư tinh hoàn
Hầu hết những nam giới bị sưng đau tinh hoàn bên trái, phải do ung thư tinh hoàn đều sẽ được chỉ định cắt bỏ tinh hoàn hoặc liệu pháp xạ trị, hóa trị. Điều này đồng nghĩa với việc nam giới sẽ đối mặt với nguy cơ vô sinh.
Với phương pháp phẫu thuật, bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ ngay bên xương mu để lấy tinh hoàn ra ngoài. Tiếp đến sẽ cắt dây tinh hoàn nhằm hạn chế khả năng lây lan các tế bào ung thư sang các bộ phận khác trong cơ thể. Trong trường hợp tế bào đã di căn rộng, bệnh nhân cần phải tiến hành xạ trị, hóa trị để ngăn chặn sự phát triển nhanh chóng của các tế bào ung thư, kéo dài tuổi thọ cho người bệnh.
7. Điều trị tình trạng đau tinh hoàn do bị thoát vị bẹn
Với trường hợp bị thoát vị bẹn, bệnh nhân sẽ được chỉ định phẫu thuật để ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm của bệnh. Có 2 phương pháp phẫu thuật điều trị bệnh gồm:
- Phẫu thuật mở: Bác sĩ sẽ rạch một vết mổ lớn ở bụng, đẩy ruột vào đúng vị trí và tiến hành khâu thành bụng lại. Ưu điểm của phương pháp là thực hiện nhanh chóng, chi phí thấp. Tuy nhiên, hạn chế là gây đau đớn, mất nhiều máu, vết sẹo lớn và nguy cơ nhiễm trùng cao.
- Phẫu thuật nội soi: Bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ ở khoang bụng, sau đó đưa dụng cụ nội soi vào kiểm tra và tiến hành sắp xếp ruột đúng vị trí. Phương pháp ít gây đau đớn, ít chảy máu, tính thẩm mỹ cao và hạn chế tối đa các biến chứng. Vì vậy, đây là phương pháp được các bác sĩ ưu tiên lựa chọn hiện nay.
Đau tinh hoàn có nguy hiểm không?
Dù là nguyên nhân vật lý hay bệnh lý, đau sưng tinh hoàn cũng đều gây ra những ảnh hưởng xấu đến đời sống sinh hoạt, sức khỏe và khả năng sinh sản của nam giới. Vì vậy, với thắc mắc đau tinh hoàn phải, đau tinh hoàn trái có nguy hiểm không, các chuyên gia nhận định là có. Cụ thể:
- Ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt: Việc tinh hoàn bị sưng đau sẽ khiến nam giới gặp khó khăn trong việc đi lại, mất tập trung vào công việc, cơ thể mệt mỏi, khó chịu…ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống.
- Ảnh hưởng đến đời sống vợ chồng: Đau tinh hoàn có thể diễn ra âm ỉ hoặc dữ dội. Cơn đau càng trở nên dữ dội hơn khi nam giới quan hệ tình dục. Vì vậy, người bệnh thường không có hứng thú với chuyện chăn gối, thậm chí có cảm giác sợ. Điều này về lâu dài có thể gây ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình, làm tăng nguy cơ rạn nứt.
- Nguy cơ vô sinh hiếm muộn: Tinh hoàn vốn là cơ quan sản xuất và lưu trữ tinh trùng. Vì vậy, khi cơ quan này gặp phải vấn đề bất thường đồng nghĩa với việc khả năng sinh sản của nam giới bị đe dọa. Đặc biệt, nếu không được điều trị sớm, bệnh có thể gây vô sinh – hiếm muộn.
- Đe dọa đến tính mạng: Đau sưng tinh hoàn một bên hoặc cả 2 bên có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư tinh hoàn. Tuy khả năng chữa khỏi bệnh là khá cao nhưng nếu chậm trễ can thiệp sẽ khiến tính mạng người bệnh gặp nhiều nguy hiểm, thậm chí là tử vong.
Như vậy, tình trạng đau tinh hoàn trái, phải là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm, đe dọa đến cả sức khỏe, khả năng sinh sản và cả tính mạng. Vì vậy, nam giới tuyệt đối không được chủ quan khi gặp triệu chứng này. Tốt nhất, nên nhanh chóng đến cơ sở y tế để được bác sĩ kiểm tra và tư vấn phương án điều trị phù hợp nhất.
Đau tinh hoàn khám ở đâu tốt và uy tín tại Hà Nội [TOP 8 địa chỉ]
Đau 1 bên tinh hoàn là bị bệnh gì có nguy hiểm không?
Hy vọng qua những thông tin được chia sẻ trong bài viết đã giúp người bệnh có được kiến thức hữu ích, phục vụ cho quá trình chăm sóc và điều trị bệnh lý của bản thân được an toàn, hiệu quả. Lưu ý, bài viết chỉ mang tính tham khảo, nếu có thắc mắc, nam giới vui lòng liên hệ với tư vấn sức khỏe qua hotline 0395456294 để được các chuyên gia tư vấn nhanh chóng và hoàn toàn miễn phí.
Từ khóa » Sưng đau Tinh Hoàn Là Bệnh Gì
-
Tinh Hoàn Bị Sưng (sưng Bìu Tinh Hoàn) - Hello Bacsi
-
Cảnh Giác Với Sưng đau Tinh Hoàn | Vinmec
-
10 Lý Do Gây đau Tinh Hoàn đáng Báo động | Vinmec
-
Sưng Bìu Tinh Hoàn: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và điều Trị | Medlatec
-
Triệu Chứng đau Tinh Hoàn Là Bệnh Gì? Có Nguy Hiểm đến Sức Khỏe ...
-
Tinh Hoàn Bị Sưng Do Nguyên Nhân Nào & Cách Khắc Phục
-
Bị đau Nhức Tinh Hoàn Trái Và Phải Là Dấu Hiệu Bệnh Gì
-
Viêm Tinh Hoàn Là Gì? Những điều Cần Biết | Pacific Cross Việt Nam
-
7 Câu Hỏi Thường Gặp Về Hội Chứng đau Tinh Hoàn
-
Đau Vùng Bìu - Rối Loạn Di Truyền - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Viêm Tinh Hoàn - Rối Loạn Di Truyền - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Đau Tinh Hoàn Một Bên: Dấu Hiệu đáng Báo động | TCI Hospital
-
Sưng đau Tinh Hoàn Bên Phải: Nguyên Nhân & Biến Chứng đàn ông ...
-
Đau Nhức Tinh Hoàn Có Nguy Hiểm Không? - IVF Hồng Ngọc