Viêm Tinh Hoàn Là Gì? Những điều Cần Biết | Pacific Cross Việt Nam
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài viết / Table of Contents
- Viêm tinh hoàn là gì?
- Triệu chứng viêm tinh hoàn thường gặp
- Những dấu hiệu và triệu chứng của viêm tinh hoàn là gì?
- Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
- Nguyên nhân nào gây ra viêm tinh hoàn?
- Nguy cơ mắc bệnh viêm tinh hoàn
- Những ai thường mắt phải viêm tinh hoàn?
- Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc viêm tinh hoàn?
- Điều trị viêm tinh hoàn hiệu quả
- Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán viêm tinh hoàn?
- Những phương pháp nào dùng để điều trị viêm tinh hoàn?
- Chế độ sinh hoạt phù hợp với người bị viêm tinh hoàn
- Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của viêm tinh hoàn?
This post is also available in: English
Viêm tinh hoàn gây đau và có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. May mắn là nếu được chữa trị tốt, hầu hết các trường hợp đều khỏi bệnh hoàn toàn mà không để lại biến chứng gì và rất hiếm khi bệnh dẫn đến vô sinh.
Viêm tinh hoàn là gì?
Viêm tinh hoàn là bệnh viêm (sưng) một hoặc hai tinh hoàn trong bìu dái. Bệnh thường do tinh hoàn nhiễm khuẩn hoặc do virus quai bị gây ra.
Viêm tinh hoàn do vi khuẩn có thể gây ra bởi nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STIs), đặc biệt là bệnh lậu hay chlamydia. Viêm tinh hoàn do vi khuẩn thường dẫn đến viêm mào tinh hoàn, một tình trạng viêm của ống cuộn dẫn tinh (mào tinh hoàn) ở mặt sau của tinh hoàn.
Triệu chứng viêm tinh hoàn thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng của viêm tinh hoàn là gì?
Các triệu chứng thông thường của bệnh viêm tinh hoàn bao gồm:
- Đau và sưng ở bìu dái, triệu chứng sưng có thể kéo dài thêm vài tuần sau khi khỏi bệnh
- Buồn nôn
- Sốt
- Sưng tinh hoàn
- Đau khi đi tiểu
- Cảm giác nặng ở bên bị tác động
- Có lẫn máu trong tinh dịch
- Bìu dái đau khi chạm vào và đau khi quan hệ tình dục.
Bạn có thể gặp các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Nếu bạn có các dấu hiệu và biểu hiện viêm tinh hoàn được đề cập ở trên, hay có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.
Nguyên nhân nào gây ra viêm tinh hoàn?
Nguyên nhân viêm tinh hoàn chủ yếu là do nhiễm trùng. Nhiều loại vi khuẩn và virus có thể gây ra tình trạng này. Trong đó virus phổ biến nhất gây viêm tinh hoàn là virus quai bị. Căn bệnh này thường xảy ra ở bé trai sau tuổi dậy thì. Viêm tinh hoàn thường phát triển 4-6 ngày sau khi bị bệnh quai bị.
Viêm tinh hoàn cũng có thể xảy ra cùng với nhiễm trùng đường tiết niệu và mào tinh hoàn.
Ngoài ra, một nguyên nhân nữa có thể dẫn đến viêm tinh hoàn là nhiễm trùng lây lan qua đường tình dục (STI) như bệnh lậu hay chlamydia.
Nguy cơ mắc bệnh viêm tinh hoàn
Những ai thường mắt phải viêm tinh hoàn?
Viêm tinh hoàn được chẩn đoán ở mọi độ tuổi, nhưng chiếm số đông là nam giới trên 45 tuổi và đặc biệt là bệnh nhân đang bị quai bị. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết đối với trường hợp của bạn.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc viêm tinh hoàn?
Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm tinh hoàn bao gồm:
- Không được tiêm chủng ngừa bệnh quai bị
- Nhiễm trùng đường tiết niệu
- Có thực hiện phẫu thuật liên quan đến các bộ phận sinh dục hoặc đường tiết niệu
- Có bẩm sinh bất thường trong đường tiết niệu
- Quan hệ tình dục không lành mạnh.
Điều trị viêm tinh hoàn hiệu quả
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán viêm tinh hoàn?
Để chẩn đoán bệnh viêm tinh hoàn, bác sĩ sẽ khám lâm sàng để xem xét các triệu chứng. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ làm một số xét nghiệm như:
- Xét nghiệm công thức máu toàn bộ
- Siêu âm tinh hoàn
- Xét nghiệm để phát hiện chlamydia và bệnh lậu (xét nghiệm niệu đạo)
- Xét nghiệm nước tiểu
- Thử nước tiểu
- Nếu có chất thải ra từ dương vật, bác sĩ có thể lấy mẫu thử và gửi đến phòng thí nghiệm để nghiên cứu. Xét nghiệm này cũng có thể giúp tìm ra xem có bệnh lây truyền qua đường tình dục hay không.
Những phương pháp nào dùng để điều trị viêm tinh hoàn?
Rất nhiều người cảm thấy ngần ngại về căn bệnh này nên thường tìm cách chữa đau tinh hoàn tại nhà. Tuy nhiên, để điều trị hiệu quả căn bệnh này, bạn cần đến thăm khám tại các cơ sở y tế để có được sự chẩn đoán chuyên khoa từ các bác sĩ. Phương pháp điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và bao gồm:
- Thuốc kháng sinh, nếu nhiễm trùng do vi khuẩn (trong trường hợp bạn bị bệnh lậu hoặc chlamydia, bạn và cả bạn đời cần được điều trị)
- Thuốc chống viêm
- Thuốc giảm đau
- Nghỉ ngơi tại giường, nâng cao tinh hoàn và chườm lạnh khu vực nhiễm trùng có thể giúp bạn giảm đau.
Chế độ sinh hoạt phù hợp với người bị viêm tinh hoàn
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của viêm tinh hoàn?
Những thói quen sinh hoạt và phong cách sống dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh viêm tinh hoàn:
- Chườm túi đá lên bìu dái để làm dịu chỗ sưng và giảm đau
- Mang khố đeo của vận động viên
- Uống nhiều nước và dùng thuốc không kê toa để giảm đau. Nếu bạn cảm thấy đau dữ dội, bác sĩ có thể kê thuốc mạnh hơn
- Gọi bác sĩ nếu bạn đau dữ dội, sốt cao hoặc khó tiểu
- Dùng bao cao su để tránh mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục
- Nói với bác sĩ nếu bạn dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu
- Tiêm vắc xin hoặc cho con bạn tiêm vắc xin ngừa bệnh quai bị để ngăn ngừa viêm tinh hoàn do quai bị.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất. Pacific Cross Việt Nam không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Pacific Cross Việt Nam cung cấp các chương trình bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm du lịch phù hợp với từng yêu cầu và ngân sách của khách hàng.
Cho dù là chương trình bảo hiểm cho cá nhân bạn, cho gia đình bạn hoặc doanh nghiệp của bạn, chúng tôi ở đây để đảm bảo rằng bạn nhận được sản phẩm bảo hiểm tốt nhất.
Nếu bạn chưa chắc chắn về chương trình bảo hiểm nào phù hợp với nhu cầu của mình, hãy sử dụng Chương trình Lựa Chọn Bảo Hiểm của chúng tôi hoặc liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí qua email: inquiry@pacificcross.com.vn.
Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:
- Viêm mào tinh hoàn và tinh hoàn là bệnh gì?
- Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh là gì?
Nguồn tham khảo
- Ferri, Fred. Ferri’s Netter Patient Advisor. Philadelphia, PA: Saunders / Elsevier, 2012. Bản tải về
- Orchitis. https://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/001280.htm. Ngày truy cập 28/09/2015
- Orchitis. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/orchitis/basics/treatment/con-20032815. Ngày truy cập 28/09/2015
Từ khóa » Sưng đau Tinh Hoàn Là Bệnh Gì
-
Tinh Hoàn Bị Sưng (sưng Bìu Tinh Hoàn) - Hello Bacsi
-
Cảnh Giác Với Sưng đau Tinh Hoàn | Vinmec
-
10 Lý Do Gây đau Tinh Hoàn đáng Báo động | Vinmec
-
Sưng Bìu Tinh Hoàn: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và điều Trị | Medlatec
-
Triệu Chứng đau Tinh Hoàn Là Bệnh Gì? Có Nguy Hiểm đến Sức Khỏe ...
-
Tinh Hoàn Bị Sưng Do Nguyên Nhân Nào & Cách Khắc Phục
-
Sưng đau Tinh Hoàn Bên Trái, Phải Là Bị Bệnh Gì? 7 Cách điều Trị Hiệu ...
-
Bị đau Nhức Tinh Hoàn Trái Và Phải Là Dấu Hiệu Bệnh Gì
-
7 Câu Hỏi Thường Gặp Về Hội Chứng đau Tinh Hoàn
-
Đau Vùng Bìu - Rối Loạn Di Truyền - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Viêm Tinh Hoàn - Rối Loạn Di Truyền - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Đau Tinh Hoàn Một Bên: Dấu Hiệu đáng Báo động | TCI Hospital
-
Sưng đau Tinh Hoàn Bên Phải: Nguyên Nhân & Biến Chứng đàn ông ...
-
Đau Nhức Tinh Hoàn Có Nguy Hiểm Không? - IVF Hồng Ngọc