Sụt áp Là Gì?
Có thể bạn quan tâm
Sụt áp là hiện tượng thường xảy ra khi mọi người sử dụng hệ thống điện hiện nay trong quá trình tải điện. Vậy sụt áp là gì? Nguyên nhân của sụt áp là gì và làm thế nào để hạn chế tối đa hiện tượng này xảy ra? Bài viết dưới đây Thịnh Phát sẽ chia sẻ đến bạn về vấn đề này, mời các bạn cùng theo dõi.
1. Sụt áp là gì?
Sụt áp là gì?
Sụt áp hay còn gọi là sụt thế, điện áp rơi. Đây là hiện tượng điện áp đầu nguồn cao hơn điện áp cuối nguồn. Vì nó đã bị tiêu hao mất một phần năng lượng trong đoạn mạch dòng điện chạy qua một phần tử mạch điện từ nơi này đến nơi khác.
Do điện trở trên dây dẫn tải khiến phần năng lượng này bị mất đi. Thực tế, sụt áp xảy ra liên tục nhưng sẽ tùy theo từng mức độ truyền tải khác nhau. Có thể nói, sụt áp trong hệ thống điện luôn là vấn đề khiến các kĩ sư điện trăn trở và phải tìm ra các biện pháp khắc phục. Đường dây truyền tải điện càng dài đồng nghĩa với độ sụt áp càng lớn.
Khi truyền tải điện năng đến nơi tiêu thụ, người ta thường sẽ sử dụng dây dẫn. Để dẫn hướng, bảo vệ cho toàn bộ hệ thống dây này thì không thể thiếu được máng điện. Cùng tìm hiểu tính ưu việt của máng cáp Thịnh Phát qua link sau đây:
>> https://thinhphatict.com/tinh-uu-viet-khi-su-dung-mang-cap
Máng cáp tole kẽm chưa qua xử lý bề mặt
Sụt áp xảy ra khá phổ biến trong đời sống và sản xuất, khi ta sử dụng quá nhiều các thiết bị điện tăng tải lớn sẽ gây ra hiện tượng sụt áp nguồn.
2. Nguyên nhân sụt áp là gì?
Hiện tượng sụt áp
Việc sử dụng điện năng có liên quan trực tiếp tới vấn đề sụt áp này. Thông thường, điện năng mà các hộ gia đình sử dụng là điện áp 220V 1 pha, còn các máy công nghiệp và các nhà máy sẽ sử dụng điện năng 3 pha 380V, 220V và 200V.
Tuy nhiên, để truyền tải điện năng có thông số như vậy từ nhà máy sản xuất điện năng đến nơi tiêu thụ điện là rất dài. Máy biến áp hay biến thế, ổn áp Standa, lioa sẽ có tác dụng làm tăng giảm hiệu điện thế giữa 2 đầu đường dây tải điện. Khi truyền tải điện năng đi xa sẽ có phần điện năng bị hao phí do hiện tượng tỏa nhiệt trên đường dây.
3. Giải pháp khắc phục hiện tượng sụt áp
Việc tính toán tiết diện điện tăng lên để khắc phục hiện tượng sụt áp là không có tính khả thi về các phương diện kỹ thuật, chi phí đầu tư, hiệu quả mang lại,… nên không được áp dụng.
Vấn đề đường truyền tải
Cần phải lựa chọn phương án nâng điện áp lên cao để truyền tải. Chính vì vậy, phía điện lực đã lựa chọn phương án lắp thêm trạm biến áp hạ thế tại các khu dân cư, khu công nghiệp,… để tránh tình trạng sụt áp. Các trạm này hạ áp xuống chỉ còn 100KV, 35KV, 22KV, 10KV,… và cuối cùng mới đến trạm 04KV tức là 400V 3 pha. Việc lắp đặt như vậy không những giúp giảm chi phí đầu tư dây dẫn lớn mà còn an toàn, tiết kiệm và đem lại hiệu quả cao.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại trạm biến áp, tùy vào nhu cầu sử dụng mà người ta sẽ chọn ra loại trạm biến áp phù hợp.
Bởi vậy, điện năng mà chúng ta đang sử dụng hàng ngày không phải được truyền dẫn trực tiếp từ phía các nhà máy thủy điện hay nhiệt điện mà nó đã được trung chuyển qua nhiều trạm điện năng để giảm thiểu việc sụt áp.
Về điện dân sinh
Đối với hệ thống điện dân sinh thì việc thay đổi dây dẫn điện là biện pháp tốt nhất. Hiện nay, dây điện cũ, chắp nối, tiết diện nhỏ, kéo dài,… chính là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng sụt áp.
Để bảo vệ cho hệ thống điện dân sinh này, thông thường người ta sẽ sử dụng hệ thống máng cáp mạ sơn tĩnh điện vừa có tính thẩm mỹ, vừa có khả năng chống cháy nổ, chống ăn mòn cao.
>> Xem thêm: Sản phẩm máng cáp Thịnh Phát
Máy laser CNC
Ở các khu công nghiệp, làng nghề hay khu dân cư đông đúc… thì việc sử dụng ổn áp 2 pha chuyên dụng sẽ khắc phục được tình trạng bị sụt áp.
4. Công thức tính độ sụt áp trên đường dây
P hao phí = (P2.R)/ U2
Trong đó:
P hao phí: Công suất hao phí (W)
P: Công suất truyền tải trên đường dây (W)
R: Điện trở của dây (Ω)
U: Hiệu điện thế giữa hai đầu đường dây tải điện (V)
5. Tính nguồn xung bị sụt áp ở dây dẫn
Tổng điện trở của đường dây tuy nhỏ nhưng khi tải sẽ luôn tồn tại sự sụt áp ở điểm đầu và điểm cuối. Khi vận hành các phụ tải sẽ phụ thuộc vào điện áp đầu vào đòi hỏi giá trị điện áp gần giá trị định mức.
Chính vì vậy, kích thước cỡ dây tải cần phải lựa chọn sao cho có thể mang tải lớn để đến được điểm cuối nằm trong phạm vi cho phép. Với mỗi vùng miền đất nước thông thường sẽ có các mức sụt áp khác nhau và giá trị điển hình với lưới hạ áp được ở mức theo bảng dưới đây:
Độ sụt áp lớn nhất cho phép từ điểm nối vào lưới tới nơi dùng điện | ||
Chiều sáng | Các loại tải khác | |
Từ trạm hạ áp công cộng | 3% | 5% |
Trạm khách hàng được nối từ lưới trung áp công cộng | 6% | 8% |
Để tìm hiểu về các phương pháp xử lý bề mặt máng cáp điện, bạn có thể tham khảo video dưới đây:
Giới hạn của độ sụt áp sẽ được cho trong các chế độ vận hành bình thường. Tuy nhiên, không được phép sử dụng khi khởi động các động cơ hay khi đóng cắt đồng thời nhiều tải.
Nếu sụt áp vượt qua mức giới hạn ở bảng trên thì bắt buộc phải sử dụng dây dẫn có tiết diện lớn lơn để tình trạng sụt áp xảy ra không ảnh hướng tới các động cơ:
- Trên 8% giá trị định mức ở trạng tháo không ổn định.
- 5% xung quanh giá trị định mức của nó ở trạng thái ổn định tĩnh.
- Dòng khởi động các động cơ có thể gấp 5 đến 7 lần dòng làm việc lớn nhất. Nếu sụt áp là 8% tại thời điểm tải nhiều, có khả năng sẽ dẫn đến sụt áp lên đến 40% hoặc hơn khi khởi động.
Động cơ điện sẽ gặp các tình trạng sau nếu bộ nguồn bị sụt áp:
- Đứng yên (vì mô men điện từ không vượt quá mô men tải) và làm cho động cơ quá nóng.
- Tăng tốc độ chậm. Vì dòng tải rất lớn (gây giảm áp trên các thiết bị khác) sẽ tiếp tục tồn tại trong thời gian khởi động.
Máng cáp sơn tĩnh điện
Máy lốc thang máng cáp
Máy đột sản xuất đai treo ống
Quý khách hàng có nhu cầu báo giá máng cáp, thang cáp, khay cáp và phụ kiện tại Hà Nội, vui lòng liên hệ theo thông tin sau đây để được hỗ trợ nhanh nhất:
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG THỊNH PHÁT
15 năm kinh nghiệm trong sản xuất vật tư phụ trợ cơ điện
VPGD: Tầng 3, số 152 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Chi nhánh phía Nam: 300B/2, đường ĐT 743, khu phố 1B, P.An Phú, TP.Thuận An, Bình Dương
Hotline: 0936 014 066
Nhà máy 1: Lô 5, Yên Phúc, CCN Biên Giang, Phường Biên Giang, Quận Hà Đông, TP. Hà Nội.
Nhà máy 2: Yên Bình, Ý Yên, Nam Định.
Email: info@thinhphatict.com
Từ khóa » Sụt áp Trên đường Dây
-
Sụt áp Là Gì? Công Thức Tính độ Sụt áp Trên đường Dây (2022)
-
Tính Toán Sụt áp Trên đường Dây Dẫn điện Theo Tiêu Chuẩn IEC
-
HƯỚNG DẪN TÍNH TOÁN SỤT ÁP TRONG HỆ THỐNG ĐIỆN
-
Xác định độ Sụt áp | VNK EDU
-
Sụt áp Là Gì? Nguyên Nhận Sụt áp Do đâu? - Phukienmattroi
-
Công Thức Tính độ Sụt áp Trên đường Dây
-
#1 Sụt Áp Trên Đường Dây Là Gì? Nguyên Nhân Và Độ Sụt Áp Cho ...
-
Sụt Áp Xảy Ra Khi Nào ? Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục
-
Tính Toán Sụt áp Trên đường Dây Hạ áp - YouTube
-
Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý Khi Bị Sụt áp - Antshome
-
Bảng Tra Độ Sụt Áp Công Thức Tính Độ Sụt Thế Trên Đường Dây ...
-
Hiện Tượng Sụt áp Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục.
-
Cách Khắc Phục Sụt áp Nguồn DC Và Chống Sụt áp Mạch Nguồn - 1FIX
-
Cách Khắc Phục Sụt áp Và Chống Sụt áp Mạch Nguồn
-
Sụt áp Là Gì? Hiểu Thế Nào Gọi Là Sụt áp Do đường Dây Tải điện?
-
Công Thức Độ Sụt áp Và điện Thế đến Trên Dây Khi Truyền Tải - Vật Lý 12
-
Độ Sụt Áp Trên Đường Dây Cung Cấp | PDF - Scribd
-
5 Tính Toán Sụt áp Trên đường Dây. - Tài Liệu Text - 123doc