Suy Nghĩ Về Thân Phận Người Phụ Nữ Trong 2 Bài Ca Dao Sau ... - Hoc24
Có thể bạn quan tâm
HOC24
Lớp học Học bài Hỏi bài Giải bài tập Đề thi ĐGNL Tin tức Cuộc thi vui Khen thưởng- Tìm kiếm câu trả lời Tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi của bạn
Lớp học
- Lớp 12
- Lớp 11
- Lớp 10
- Lớp 9
- Lớp 8
- Lớp 7
- Lớp 6
- Lớp 5
- Lớp 4
- Lớp 3
- Lớp 2
- Lớp 1
Môn học
- Toán
- Vật lý
- Hóa học
- Sinh học
- Ngữ văn
- Tiếng anh
- Lịch sử
- Địa lý
- Tin học
- Công nghệ
- Giáo dục công dân
- Tiếng anh thí điểm
- Đạo đức
- Tự nhiên và xã hội
- Khoa học
- Lịch sử và Địa lý
- Tiếng việt
- Khoa học tự nhiên
- Hoạt động trải nghiệm
- Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
- Giáo dục kinh tế và pháp luật
Chủ đề / Chương
Bài học
HOC24
Khách vãng lai Đăng nhập Đăng ký Khám phá Hỏi đáp Đề thi Tin tức Cuộc thi vui Khen thưởng- Tất cả
- Toán
- Vật lý
- Hóa học
- Sinh học
- Ngữ văn
- Tiếng anh
- Lịch sử
- Địa lý
- Tin học
- Công nghệ
- Giáo dục công dân
- Tiếng anh thí điểm
- Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
- Giáo dục kinh tế và pháp luật
Câu hỏi
Hủy Xác nhận phù hợp Chọn lớp Tất cả Lớp 12 Lớp 11 Lớp 10 Lớp 9 Lớp 8 Lớp 7 Lớp 6 Lớp 5 Lớp 4 Lớp 3 Lớp 2 Lớp 1 Môn học Toán Vật lý Hóa học Sinh học Ngữ văn Tiếng anh Lịch sử Địa lý Tin học Công nghệ Giáo dục công dân Tiếng anh thí điểm Đạo đức Tự nhiên và xã hội Khoa học Lịch sử và Địa lý Tiếng việt Khoa học tự nhiên Hoạt động trải nghiệm Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp Giáo dục kinh tế và pháp luật Mới nhất Mới nhất Chưa trả lời Câu hỏi hay- tạ Văn Khánh
Suy nghĩ về thân phận người phụ nữ trong 2 bài ca dao sau?
Thân em như chẽn lúa đòng đòngPhất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.
Thân em như tấm lụa đàoPhất phơ giữa chợ biết vào tay ai.
Xem chi tiết Lớp 6 Ngữ văn Tập làm văn lớp 6 1 0 Gửi Hủy Bồ Công Anh 6 tháng 9 2016 lúc 14:01– Bài thứ nhất: là một so sánh đẹp, người con gái đang tuổi mới lớn đầy sức sống tươi trẻ như chẽn lúa đòng đòng đang thời kỳ phát triển đâm trồi nảy lộc dưới ánh nắng hồng. Một vẻ đẹp trẻ trung, yêu đời, đang làm chủ thiên nhiên, làm chủ cuộc đời.
– Bài thứ hai: Cũng là một hình ảnh so sánh về người con gái với tấm lụa đào nhưng mỏng manh yếu đuối. Câu ca dao gợi lên những thân phận tội nghiệp cay đắng của người phụ nữ, nêu lên sự đồng cảm sâu sắc về nỗi khổ của họ, số phận bị phụ thuộc, chìm nổi (phất phơ giữa chợ nơi mà mọi người tự do buôn bán trao đổi, nơi mà khi đó con người có thể bị coi là hàng hóa để mua bán trao đổi), lênh đênh vô định (vào tay ai? Người tốt người xấu), không có quyền tự mình quyết định cuộc đời. Đồng thời bài ca dao có thể như lời phản kháng về sự bất công thiệt phận của người phụ nữ bình dân trong xã hội cũ.
Đúng 0 Bình luận (0) Gửi Hủy- Trần Quang Hiếu
Bài 12: Nhớ viết 2 bài ca dao về tình cảm gia đình và nêu ý nghĩa của 2 bài ca dao.
Bài 13: Chỉ ra điểm khác nhau của cụm từ ''thân em'' trong 2 câu ca dao:
''Thân em như dải lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai''
''Thân em như chẽn lúa đòng đòng
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai''
Xem chi tiết Lớp 7 Ngữ văn Văn bản ngữ văn 7 3 0 Gửi Hủy Elizabeth 14 tháng 12 2016 lúc 18:41Anh em nào phải người xaCùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân.Anh em như thể tay chânAnh em hòa thuận hai thân vui vầy.
=> những người làm anh em trên cuộc đời này, cần phải biết yêu thương lẫn nhau, đùm bọc nhau những lúc dở hay bất thường. Những hình ảnh trong bài ca dao đã nói lên tình nghĩa và sự gắn bó thiêng liêng của anh em.
Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính chaCho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
=> Bổn phận, trách nhiệm và lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ là thước đo phẩm chất đạo đức của mỗi người. Bài ca dao như một lời khuyên nhủ, nhắc nhở con cái phải hiếu thảo với cha mẹ.
Đúng 0 Bình luận (0) Gửi Hủy Thien Tu Borum 14 tháng 12 2016 lúc 18:27
1. Công cha như núi ngất trời,Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.Núi cao biển rộng mênh mông,Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!2.Chiều chiều ra đứng ngõ sau,Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều
Ý nghia:1 nói về ơn nghỉa công lao của cha mẹ
Ý nghĩa:2 nỗi nhớ mẹ nơi quê nhà
Biết câu đầu thôi
Đúng 0 Bình luận (0) Gửi Hủy thanh 3 tháng 12 2023 lúc 20:15chào bạn
Đúng 0 Bình luận (0) Gửi Hủy- Đinh Hoàng Yến Nhi
Nỗi lòng của người phụ nữ trong bài ca dao trên nảy sinh từ:
Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?
A. Nỗi đau thân phận.
B. Những lo lắng cho tương lai.
C. Hoàn cảnh nghèo khó.
D. Tai ương vất vả.
Xem chi tiết Lớp 10 Ngữ văn 1 0 Gửi Hủy Nguyễn Tuấn Dĩnh 18 tháng 6 2019 lúc 13:19Chọn đáp án: B
Đúng 0 Bình luận (0) Gửi Hủy- Đỗ Đức Duy
viết đoạn văn cảm nhận câu ca dao
đứng bên ni ngó bên tê đồng mênh mông bát ngát
đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng , bát ngát mênh mông
thân em như chẽn lúa đòng đòng
phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai
Xem chi tiết Lớp 7 Ngữ văn Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con... 0 0 Gửi Hủy
- Phương Linh Nguyễn
"Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát,Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông Thân em như chẽn lúa đòng đòngPhất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai."Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt của bài ca dao trên.Câu 2: Văn bản là lời của ai? nói với ai? Biểu đạt tình cảm gì?
Xem chi tiết Lớp 7 Ngữ văn Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con... 1 1 Gửi Hủy nthv_. 27 tháng 9 2021 lúc 21:43Câu 1: PTBĐ: miêu tả.
Tham khảo:
Câu 2:
Bài ca dao ‘’Đứng bên ni đồng…" là một bài ca dao trữ tình đặc sắc đã ca ngợi vẻ đẹp quê hương đất nước qua hình ảnh cánh đồng lúa bát ngát mênh mông ví vẻ đẹp duyên dáng, tươi trẻ, cần mẫn và yêu đời của nàng thiếu nữ làng quê Việt Nam.
Bài ca dao được sáng tạo nên bằng bút pháp nghệ thuật độc đáo. Cách dùng từ chính xác, gợi cảm. Biện pháp tu từ so sánh, phép song hành đối xứng, cách đảo từ ngữ và sử dụng tiếng địa phương đã làm cho ý tưởng, lời ca đậm đà, ý vị. Có thể coi nó là một “viên ngọc quý trong kho tàng thơ ca dân gian Việt Nam.
Học bài ca dao này, ta thấy tâm hồn mình thêm gắn bó, yêu thương quê hương đất nước, biết quý trọng và biết ơn những người nông dân vất vả dãi nắng dầm mưa để làm nôn những bát cơm đầy dẻo thơm
Đúng 0 Bình luận (0) Gửi Hủy- ĐỖ MINH Ngọc
chỉ tác dụng điệp ngữ trong câu văn sau
.Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai
Xem chi tiết Lớp 7 Ngữ văn Tục ngữ về con người và xã hội 2 0 Gửi Hủy ☆Châuuu~~~(๑╹ω╹๑ )☆ 29 tháng 11 2021 lúc 14:47Tham khảo
https://thuthuat.taimienphi.vn/phan-tich-bai-ca-dao-than-em-nhu-tam-lua-dao-phat-pho-giua-cho-biet-vao-tay-ai-45270n.aspx
Đúng 0 Bình luận (0) Gửi Hủy Lê Phạm Bảo Linh 29 tháng 11 2021 lúc 14:48điệp ngữ ở đâu vậy ạ???
Đúng 0 Bình luận (0) Gửi Hủy- AccountHoiBai
"Thân em như tấm lụa đào phất phơ giữa chợ biết vào tay ai"Viết đoạn văn ngắn (khoảng 1 mặt giấy tập) nêu suy nghĩ của em về hình ảnh "Tấm lụa đào" từ bài ca dao trên.
Xem chi tiết Lớp 10 Ngữ văn 1 0 Gửi Hủy minh nguyet 22 tháng 10 2021 lúc 14:32Em tham khảo:
Hình ảnh người phụ nữ đã đi vào ca dao dân ca Việt Nam. Đặc biệt, là những người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa - những người phải chịu nhiều thiệt thòi, áp bức bóc lột của giai cấp cường quyền, thậm chí cuộc đời họ vướng vào nhiều chông gai, sóng gió. Từ "thân em" được sử dụng nhiều lần trong các bài ca dao. Chỉ hai từ " thân em" nghe đã thấy vô cùng tội nghiệp và xót xa cho số phận. Những người nữ đó họ có nhan sắc, có phẩm hạnh nhưng số phận là chịu nhiều điều bất hạnh. Đúng như người xưa có nói là " hồng nhan bạc mệnh". Mà sống trong xã hội phong kiến họ đâu có quyền đinh đoạt quyền sống, quyền được hạnh phúc. Cúng giống " tấm lụa đào" " Phát phơ giữa chợ". Họ luôn khao khát hạnh phúc, khao khát một tình yêu thật sự. Nhưng số phận đã được định đoạt và như là một đồ vật không hề có giá trị để cho người khác chọn lựa. Thật sự chúng ta xót xa, thương cảm cho những số phận người phụ nữ trong xã hội phông kiến. Đồng thời cũng thấy rằng, người phụ nữ trong xã hội họ đã có quyền tự định đoạt hạnh phúc của bản thân. Và những người phụ nữ họ đã tự chủ về nhiều mặt nên sự sống hay hạnh phúc không hề phải phụ thuộc vào người khác. Nhưng dù ở thời đại nào thì vẻ đẹp của người phụ nữ cũng không bị vùi lấp và vẫn luôn sáng ngời.
Đúng 0 Bình luận (0) Gửi Hủy- Bùi Anh Thư
Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về bài ca dao sau :
" Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát
Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông
Thân em như chẽn lúa đòng đòng
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai"
Xem chi tiết Lớp 7 Ngữ văn Hướng dẫn soạn bài Những câu hát về tình yêu quê h... 4 0 Gửi Hủy Trần Nguyễn Bảo Quyên 17 tháng 8 2016 lúc 21:08
Bên cạnh những câu ca dao trữ tình đằm thắm ca ngợi tình cảm gia đình, bè bạn còn có vô số những câu ca dao ca ngợi quê hương đất nước. Cánh cò bay lả bay la, nương dâu xanh ngắt một màu, Đồng Tháp mười cò bay thẳng cánh... Tất cả đã đem lại cho mọi người những giai điệu ngọt ngào về tình thương nỗi nhớ.
Bài ca dao như được cất lên từ chính cánh đồng lúa bát ngát mênh mông trong lời tự tình của cô thôn nữ đẹp xinh phơi phới sức xuân như chẽn lúa đòng đòng ngọt ngào hương quê:
"Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng,
Mênh mông bát ngát
Đứng bền tê đồng ngó bên ni đồng
Bát ngát mênh mông
Thân em như chẽn lúa đòng đòng
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai."
Thông thường ca dao làm theo thể thơ lục bát, nhịp thơ này gợi âm hưởng nhẹ nhàng êm đềm dễ đi vào lòng người. Tuy nhiên bài ca dao trên là sự biến thể mở rộng câu thơ thành 12, 13 từ rất độc đáo.
Nhân vật trữ tình trong bài ca dao là cô thôn nữ phơi phới như lúa chiêm đương thời con gái. Đứng trước khung cánh đồng quê bát ngát mênh mông lòng không khỏi dâng trào cảm hứng, say sưa trước cánh đồng thân thuộc quê mình.
"Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng,Mênh mông bát ngát
Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng
Bát ngát mênh mông."
Tác giả dân gian đã lựa chọn từ ngữ rất đắt để tạo lời, mở ý cho câu ca dao. Từ ngó cũng gần nghĩa với: nhìn, trông, ngắm... nhưng ngó thể hiện sự nhìn ngắm say sưa hơn quan sát kỹ hơn. Cô thôn nữ với chiếc nón như bông hoa trên đầu quần xắn ngang đôi chân thon thả, vai vác cuốc thăm đồng một hình ảnh lao động bình thường thân thuộc. Nhưng khi đọc câu ca dao ta thấy hình ảnh chủ thể trữ tình hiện ra đẹp lạ.
Cô thôn nữ đứng bên này ngó sang bên kia, rồi lại phóng tầm mắt từ phía bên kia sang bên này, dù quan sát ở vị trí nào, góc độ nào cũng thấy bát ngát mênh mông của cánh đồng quê hương. Hai từ bên ni, bên tê là ngôn ngữ địa phương (bên này, bên kia) được đưa vào bài ca dao gợi chất mộc mạc bình dị của một tình quê hồn hậu. Ngoài ra thủ pháp đảo ngữ được sử dụng thành công mênh mông bát ngát rồi lại bát ngát mênh mông gợi khung cảnh cánh đồng quê rộng lớn xanh ngắt một màu. Xanh mơn mởn của lúa chiêm đương độ làm đòng. Với cô thôn nữ đây không phải là lần đầu tiên cô nhìn ngắm cánh đồng từ các góc độ. Mà với cô, cánh đồng đã trở nên quá đỗi thân quen. Nó như một phần của linh hồn, máu thịt, nơi đây đã nuôi sống cô bằng hạt gạo thơm từng tháng từng ngày. Ấy vậy mà hôm nay sao trông nó vẫn lạ vậy, đẹp vậy! Dường như cánh đồng quê từng ngày từng giờ thay da đổi thịt, hay chính trong lòng cô gái đang dâng trào niềm tự hào yêu thương gắn bó với quê hương.
Hoàng Cầm phải say đắm với quê hương Kinh Bắc nơi có dòng sông Đuống mến yêu đến thế nào thì mới nhìn nó mềm mại diệu kỳ đến vậy.
"Sông Đuống trôi đi
Một dòng lấp lánh
Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì"
(Bên kia sông Đuống - Hoàng Cầm)
Phải gắn bó lắm, tha thiết lắm về quê hương nơi chôn nhau cắt rốn, tổ tiên ông bà mới viết được những vần thơ trong sáng như những viên ngọc vậy.
Trở lại bài ca dao ta thấy cánh đồng quê bát ngát như không nhìn thấy bờ hiện lên lạ kì qua đôi mắt đầy tự hào lãng mạn của thôn nữ và giờ đây hình ảnh cô thôn nữ ấy hiện ra rõ hơn dưới ánh hồng ban mai long lanh sương sớm. Ca dao dũng thường thấy việc các cô gái tự ví mình như hạt mưa xa, tấm lụa đào chẳng qua đó là tiếng lòng, tiếng khóc than thân trách phận. Trái lại cô thôn nữ ở đây trẻ trung, xinh đẹp căng tràn nhựa sống như chẽn lúa đòng đòng. Hình ảnh đầy tự hào tin tưởng vào cuộc đời phơi phới tương lai, chẽn lúa đòng đòng như được tiếp thêm nhựa sống cho sự phát triển trưởng thành hứa hẹn mùa vàng bội thu. Đây là vẻ đẹp duyên dáng, sức lực căng tràn như chính quê hương và con người nơi đây vươn lên trong cuộc sống.
Trên cái nền xanh ngút mắt của lúa, hình ảnh thôn nữ đẹp vô cùng:
"Thân em như chẽn lúa đòng đòng
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai
Phất phơ nghĩa là nhẹ nhàng đung đưa uốn lượn... Chẽn lúa đòng đòng nhẹ nhàng bay trước làn gió nhẹ trong ánh bình minh. Thiếu nữ như hân hoan vui sướng hướng về ngày mai tươi sáng. Rõ ràng ngọn nắng làm cho câu ca dao hay hơn thay vì dùng từ ánh nắng, tia nắng... Dưới ngọn nắng hồng ban mai thôn nữ trong vẻ đẹp căng tràn đang cùng quê hương đón đợi một mùa gặt hái.
Bài ca dao trên tuy chỉ có bốn câu nhưng nó cũng đủ để vẽ lên hình ảnh quê hương, tươi sáng, con người tin yêu vào cuộc sống, làm chủ thiên nhiên, làm chủ cuộc đời. Đặc biệt hình ảnh thôn nữ đã làm cho bức tranh quê thêm náo nức, vẻ đẹp của cô cũng chính là vẻ đẹp của cánh đồng quê hương yêu dấu.
Đọc bài ca dao ta thấy như tâm hồn thêm gắn bó, thêm yêu cuộc sống, quê hương. Ta hãy biết trân trọng gìn giữ những truyền thống quê hương đồng thời phải biết ơn những người nông dân Việt Nam dầm mưa dãi nắng đem đến cho ta bát cơm ngày mùa dẻo hạt.
Đúng 0 Bình luận (2) Gửi Hủy Đặng Thị Cẩm Tú 22 tháng 8 2016 lúc 11:01Trần Nguyễn Bảo Quyên ng ta nói đoạn văn mà lm bài văn, nhìn thế đã bk ông google trả lời r
Đúng 0 Bình luận (0) Gửi Hủy phạm phương anh 8 tháng 11 2016 lúc 11:30Trong bài:'' Đứng bên ni đồng'' ,tác giả miêu tả rất hay và độc đáo. Bằng cách sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh, tác giả đã nói được vẻ đẹp mềm mại, tự nhiên của cô gái. Nét bút điêu nghệ của tác giả đã nói được rằng vẻ đẹp mộc mạc, khỏe khoắn của cô gái. Đó là một cô gái với sự dịu dàng, xinh đẹp. hình ảnh khiến cô thôn nữ trở nên thật đẹp biết bao cũng như vẻ đẹp cánh đồng vậy cũng được diễn tả vs vẻ đẹp trẻ trung và tự nhiên. thông qua hình ảnh cô gái mà t/g đã goiej lên sự chăm chỉ của nh nguoieg nông dân. bằng biện pháp điệp và đảo ,tác giả đã nhấn manh nơi rộng bao la, bát ngát của cánh đồng. qua những vần thơ nhẹ nhàng , đầy cảm xúc tác giả dã làm em thêm tự hào về đất nước và thêm tự hào về quê hương
Đúng 0 Bình luận (1) Gửi Hủy Xem thêm câu trả lời
- Nhân Phan
Vẻ đẹp của người con gái trong bài ca dao sau là gì?
“Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng mênh mông bát ngát
Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng bát ngát mênh mông
Thân em như chẽn lúa đòng đòng
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai”
A.
Trẻ trung, đầy sức sống.
B.
Trong sáng và hồn nhiên.
C.
Trẻ trung và bản lĩnh
D.
Rực rỡ và quyến rủ.
Xem chi tiết Lớp 7 Ngữ văn 3 0 Gửi Hủy Thư Phan 10 tháng 1 2022 lúc 7:55A
Đúng 1 Bình luận (0) Gửi Hủy ︵✰Ah 10 tháng 1 2022 lúc 7:55B
Đúng 1 Bình luận (0) Gửi Hủy phung tuan anh phung tua... 10 tháng 1 2022 lúc 7:56A
Đúng 1 Bình luận (0) Gửi Hủy- ミ★ĎĤP_ŤŐßĨ★彡
-viết đoạn văn trình bày cảm nhận của mình về câu ca dao:Thân em như chẽn lúa đòng đòngphất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.
-viết đoạn văn trình bày cảm nhận của mình về câu ca dao:Lom khom dưới núi tiều vài chúLác đác bên sông chợ mấy nhà.
Giusp mik vs
Xem chi tiết Lớp 7 Ngữ văn Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con... 0 1 Gửi HủyTừ khóa » Phất Phơ Giữa Ngọn Nắng Hồng Ban Mai
-
Phân Tích Bài Ca Dao Sau: Đứng Bên Ni đồng Ngó Bên Tê đồng...Phất ...
-
Phất Phơ Dưới Ngọn Nắng Hồng Ban Mai - Để Học Tốt
-
Suy Nghĩ Về Thân Phận Người Phụ Nữ Trong 2 Bài Ca Dao ...
-
Đứng Bên Ni đồng Ngó Bên Tê đồng... Phất Phơ Dưới Ngọn Nắng ...
-
Đứng Bên Ni đồng Ngó Bên Tê đồng Mênh Mông Bát Ngát... Phất Phơ ...
-
- Phân Tích Bài Ca Dao Sau: đứng Bên Ni đồng Ngó Bên Tê đồng...phất ...
-
Phân Tích Hình ảnh Cô Gái Trong Hai Dòng Cuối. Thân Em Như Chẽn ...
-
Thân Em Như Chẽn Lúa đòng Phất Phơ Dưới Ng... - Hoc24
-
Phân Tích Bài Ca Dao Sau: Đứng Bên Ni đồng Ngó Bên Tê ... - 123doc
-
Phân Tích Bài Ca Dao Đứng Bên Ni đồng Ngó Bên Tê đồng Lớp 7 Hay ...
-
Thân Em Như Chẽn Lúa đòng đòng Phất Phơ Dưới Ngọn Nắng Hồng ...
-
Cảm Nhận Về Bài Ca Dao:Đứng Bên Ni đồng, Ngó Bên Tê đồng, Mênh ...
-
Phân Tích Vẻ đẹp Của Cô Gái Trong Hai Câu Ca Dao Thân Em Như Chẽn ...
-
Nói Về Cái Hay Cái đẹp Trong Bài Ca Dao: Đứng Bên Ni đồng Ngó Bên ...