Suy Thận ở Trẻ Em: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, điều Trị Và Phòng Ngừa

Suy thận không chỉ là bệnh lý ở người lớn tuổi. Thực thế, căn bệnh này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, bao gồm trẻ em. Suy thận ở trẻ em nếu không được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng xấu tới quá trình phát triển của trẻ, thậm chí là tử vong.

Suy thận ở trẻ em là gì?

Suy thận ở trẻ em là tình trạng trẻ bị suy giảm chức năng thận. Thận mất đi khả năng thải độc và lọc máu nên các chất độc hại có thể ứ đọng lại trong cơ thể như creatinin, ure, natri, kali… Các chất độc hại ứ đọng lâu dài có khả năng gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm khác.

suy thận ở trẻ em

Suy thận ở trẻ em được chia làm 2 dạng, cụ thể:

  • Suy thận cấp tính: Tình trạng này có khả năng xảy ra ở mọi lứa tuổi, bao gồm trẻ sơ sinh. Nguyên nhân gây bệnh thường là do dị tật bẩm sinh.
  • Suy thận mạn tính: Tình trạng này thường xuất hiện ở trẻ trong độ tuổi 8 – 10 tuổi. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do hội chứng thận hư kháng thuốc, viêm cầu thận cấp, bệnh cầu thận hay viêm thận lupus mà không được điều trị kịp thời.

Các triệu chứng suy thận ở trẻ em

Suy thận thường không có triệu chứng rõ rệt. Người nhà sẽ không biết hay không lưu ý để theo dõi sức khỏe của trẻ. Vì thế, phần lớn trường hợp nhập viện thường đã ở giai đoạn cuối. Ba mẹ cần chú ý nếu nhận thấy những dấu. (1)

Banner BVĐK Tâm Anh Quận 8 content

hiệu bệnh dưới đây cần đưa con đến ngay cơ sở y tế để có biện pháp can thiệp kịp thời.

1. Phù nề

Trẻ có dấu hiệu sưng phù ở mắt sau khi ngủ dậy, tiếp đến là sưng toàn bộ cơ thể như tay, chân, bụng, lưng… Người nhà thường lầm tưởng rằng trẻ bị dị ứng với thức ăn hay do côn trùng cắn nên đã tự mua thuốc chữa trị.

Điều này là vô cùng nguy hiểm vì ẩn chứa nhiều nguy cơ gây biến chứng khó lường. Khi lượng ure trong máu tăng cao đột ngột (vượt nồng độ 20 – 30 mmol/l), tình trạng phù nề sẽ diễn ra rất nhanh.

2. Tiểu tiện bất thường hoặc tiểu quá nhiều

Trẻ nhỏ bị suy thận sẽ có triệu chứng như tiểu ít, tiểu khó, tiểu buốt, tiểu nhiều về đêm… Nước tiểu của bé sẽ có màu đỏ do lẫn với máu, màu đục. Khi tình trạng này kéo dài, trẻ có thể bị bí tiểu, không tiểu được.

Tiểu nhiều lần về đêm là dấu hiệu suy thận thường gặp nhất. Dù lượng nước tiểu rất ít nhưng trẻ vẫn thường xuyên đi tiểu nhiều trong đêm. Khi đó, chức năng của thận không đảm bảo cho nhu cầu cơ thể, khiến trẻ bị đái dắt với lượng nước ít. Đi tiểu thường xuyên trong đêm còn làm trẻ bị mất ngủ, khó đi vào giấc ngủ sâu, dễ khiến cơ thể bị suy nhược.

3. Chân tay bủn rủn

Khi bị suy thận, trẻ thường bị run tay chân nhiều, khó kiểm soát và kèm theo những triệu chứng như uể oải, mệt mỏi, chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn… Nếu người nhà không phát hiện sớm và xử lý kịp thời, trẻ có nguy cơ bị đe dọa tính mạng.

4. Hơi thở yếu, thở có mùi

Khi lượng oxi không đủ cung cấp cho cơ thể, trẻ thường xuyên bị thở khò khè. Hơi thở yếu gây ảnh hưởng tới sức khỏe, làm bé bị chóng mặt, thở dốc, tức ngực… Đôi khi, trong lúc ngủ, trẻ sẽ bị khó thở. Ngoài ra, hơi thở của bé cũng sẽ có mùi khó chịu. Trong giai đoạn đầu của bệnh suy thận, cơ thể của trẻ không thải được chất độc nên bị tích tụ, gây ra mùi khó chịu cho hơi thở.

5. Chán ăn, ăn không ngon

Khi bị suy thận, trẻ thường cảm thấy chán ăn, không còn hứng thú đối với việc ăn uống. Trẻ thường bị ngán với các món thịt. Cơ thể trẻ thường xuyên mệt mỏi, chỉ muốn nằm yên một chỗ. Người nhà cho ăn món gì cũng khiến trẻ dễ bị nôn, luôn trong tình trạng buồn nôn, đặc biệt là khi ngửi mùi thức ăn.

6. Nhức đầu

Các cơn đau đầu, chóng mặt đột ngột, âm ỉ khi bị suy thận làm trẻ cảm thấy mệt mỏi, uể oải. Bệnh suy thận làm thể tích máu tăng, dẫn tới tình trạng quá tải tuần hoàn khiến gan to, phù phổi, gây đau nhức đầu. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt hàng ngày của trẻ.

nhức đầu chóng mặt đột ngột

Nguyên nhân gây suy thận ở trẻ

Dị tật bẩm sinh, di truyền: Khi mang thai, nếu thai phụ mắc phải suy thận cấp sẽ khiến tế bào gây bệnh tấn công thai nhi, gây ra bệnh thận ở trẻ. Ngoài ra, những dị tật bẩm sinh như thận đôi, thận đa nang, bất sản thận… cũng gây ra bệnh suy thận ở trẻ sơ sinh. (2)

Giảm thể tích tuần hoàn cơ thể: Trẻ có hệ miễn dịch kém dễ mắc phải những triệu chứng như tiêu chảy cấp, rối loạn tiểu, khiến cơ thể bị mất nước. Tình trạng này có thể dẫn tới thể tích tuần hoàn trong cơ thể của trẻ bị suy giảm đột ngột, dẫn tới nguy cơ suy thận ở trẻ em.

Tổn thương ở thận: Những bệnh lý thận như viêm cầu thận, nhiễm độc thận, hoại tử ống thận… sẽ kéo theo sự suy giảm nghiêm trọng chức năng bài tiết của thận. Khi bị tổn thương thận, những bệnh lý này hoàn toàn có khả năng biến chứng, gây ra tình trạng suy thận cấp ở trẻ.

Nhiễm trùng: Những loại vi trùng, ký sinh trùng là nguyên nhân gây bệnh suy thận ở trẻ. Khi vi trùng tấn công cơ thể, gan và thận là những bộ phận có chức năng đào thải độc tố sẽ bị tác động nặng nề nhất, gây ra tình trạng suy thận ở trẻ.

Bệnh lý về huyết áp và tim mạch: Trẻ em khi mắc những bệnh lý về huyết áp và tim mạch rất dễ mắc phải bệnh suy thận vì sử dụng thuốc thường xuyên trong quá trình điều trị. Thuốc thường có tác dụng phụ không tốt cho chức năng bài tiết của thận. Vì thế, việc dùng thuốc trong thời gian dài dễ dẫn tới tình trạng suy thận cấp.

Các biến chứng có thể xảy ra

Bệnh suy thận khi không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, trẻ có thể phải đối mặt với những biến chứng như:

  • Chân tay sưng phù do cơ thể giữ nước.
  • Dễ mắc phải những bệnh lý tim mạch như viêm màng tim, suy tim…
  • Thiếu máu, chức năng lọc máu kém, hàm lượng kali trong máu tăng cao có khả năng dẫn tới tử vong.
  • Tình trạng xương bị yếu hơn bình thường, dễ dẫn tới gãy xương.
  • Bệnh suy thận có thể ảnh hưởng tới khả năng tập trung của trẻ do hệ thần kinh trung ương bị tổn thương.
  • Hệ miễn dịch bị suy giảm nên trẻ rất dễ mắc những bệnh lý khác.
  • Tử vong.

biến chứng suy thận nguy hiểm ở trẻ

Chẩn đoán suy thận ở trẻ em

1. Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu giúp bác sĩ đo được nồng độ creatinin. Đây là sản phẩm của quá trình chuyển hóa ở cơ bắp, bài tiết ra đường tiểu. Chỉ số này tương đối tin cậy để đo chức năng thận và chẩn đoán suy thận cấp hoặc mạn tính.

2. Xét nghiệm nước tiểu

Xét nghiệm này được thực hiện để đo lượng nước tiểu bài tiết trong một khoảng thời gian nhất định. Chỉ số này giúp bác sĩ xác định tình trạng suy thận, khả năng đáp ứng điều trị của người bệnh.

3. Siêu âm thận

Siêu âm là phương pháp chẩn đoán được áp dụng phổ biến. Phương pháp chẩn đoán này được áp dụng để đo kích thước, vị trí của thận, xác định khối u hay những tổn thương thận, xác định vị trí tắc nghẽn mạch máu hoặc đường bài tiết nước tiểu. Hiện nay có kỹ thuật siêu âm mới là doppler màu, có thể đánh giá cục máu đông, hẹp hay vỡ động, tĩnh mạch.

4. Điện giải đồ

Đây là xét nghiệm định lượng những ion điện giải quan trọng trong máu như natri, kali, magie, canxi. Những chất này được điều hòa bởi thận. Vì thế, việc đo nồng độ những chất này giúp bác sĩ phần nào đánh giá được chức năng của thận.

5. Sinh thiết thận

Bác sĩ sẽ lấy một mẫu mô thận nhỏ để kiểm tra qua kính hiển vi. Kết quả sinh thiết thận sẽ cho thấy nguyên nhân gây ra tình trạng suy thận và mức độ tổn thương của thận.

phương pháp sinh thiết thận

Các phương pháp điều trị

1. Chế độ ăn uống

Trẻ bị suy thận mạn tính thường rất dễ bị suy dinh dưỡng do ăn không đủ (chán ăn, buồn nôn…), rối loạn chuyển hóa (hạn chế protein quá mức), rối loạn hormone, nhiễm độc chất thải… Do đó, người nhà cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của trẻ. Vì nguồn dinh dưỡng trẻ bổ sung mỗi ngày sẽ quyết định hiệu quả điều trị bệnh.

  • Đạm: Trẻ mắc bệnh suy thận cần bổ sung đủ lượng protein, đảm bảo cho quá trình phát triển. Tuy nhiên, người nhà cần lưu ý chỉ bổ sung cho trẻ vừa đủ, tránh tình trạng dư thừa protein vào cơ thể vì sẽ làm tăng gánh nặng cho thận, suy giảm chức năng thận nhanh hơn. Đối với trẻ chạy thận nhân tạo, nhu cầu protein sẽ tăng lên do quá trình lọc máu đã loại bỏ một phần protein từ máu của trẻ. Những loại thực phẩm giàu protein gồm trứng, phô mai, sữa, gà, cá, các loại đậu…
  • Kali: Nồng độ kali trong máu của trẻ bị suy thận cần được giữ ở mức bình thường. Vì sự thay đổi nồng độ kali trong máu có khả năng gây ra những vấn đề nguy hiểm cho tim mạch, cơ bắp, thậm chí là nguy cơ tử vong. Người nhà tránh bổ sung cho trẻ những loại trái cây, rau quả giàu kali như chuối, rau dền… Thay vào đó, trẻ cần được ăn các thực phẩm chứa lượng kali thấp như táo, dâu, việt quất, mâm xôi, thơm, súp lơ, bắp cải, khoai tây, rau chân vịt…
  • Photpho: Trẻ mắc bệnh suy thận cần kiểm soát tốt mức độ photpho trong máu. Vì lượng photpho trong máu tăng cao sẽ kéo theo nhiều canxi từ xương, khiến xương giòn, dễ gãy. Lượng photpho trong máu cao còn có thể gây ra tình trạng khô ngứa da và đỏ mắt. Các loại thực phẩm chứa ít photpho trẻ nên bổ sung như đậu xanh, bắp rang, lòng trắng trứng…
  • Kiểm soát lượng nước hàng ngày: Trong giai đoạn sớm của suy thận mạn, thận sẽ bị suy giảm chức năng, dẫn tới lượng nước tiểu quá nhiều hay quá ít, gây ra tình trạng sưng phù hay mất nước. Khi bệnh tiến triển, trẻ sẽ cần hạn chế lượng nước uống mỗi ngày

2. Dùng thuốc

Các loại thuốc thường được bác sĩ kê đơn chữa bệnh suy thận cho trẻ là prednisone và prednisolon. Thuốc giúp giảm hấp thu protein trong nước tiểu và thuyên giảm tình trạng sưng phù cho trẻ. Tùy theo từng trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định trẻ sử dụng thêm thuốc lợi tiểu, thuốc giảm axit uric trong máu… Nếu bệnh tiến triển nặng, trẻ có thể được yêu cầu nhập viện để truyền albumin.

Ưu điểm của phương pháp điều trị bằng thuốc là cải thiện triệu chứng nhanh chóng, hiệu quả. Nhược điểm là gây ra tác dụng phụ như đau bụng, buồn nôn, nhanh đói, tăng huyết áp, tăng đường máu, tăng cân nhanh, đau đầu, kích thích dạ dày, giảm nhẹ lượng chất khoáng trong xương… Để hạn chế tác dụng phụ của thuốc, trẻ cần tuân thủ tuyệt đối hướng dẫn sử dụng thuốc của bác sĩ, đảm bảo sử dụng thuốc đúng liều lượng, không tự ý ngưng thuốc hoặc lạm dụng thuốc, không tự ý mua thuốc.

3. Ghép thận

Trong một số trường hợp cần thiết trẻ buộc phải thay thận để duy trì sự sống. Ghép thận không phải là cắt bỏ thận bệnh rồi ghép quả thận mới ở đúng vị trí cũ. Ghép thận thực chất là lấy một quả thận của người khỏe mạnh hay một quả thận còn tốt của người đã bị chết não để ghép vào bụng.

Đội ngũ y bác sĩ thực hiện ghép thận cần có tay nghề, chuyên môn cao. Để đáp ứng đủ điều kiện ghép thận, người bệnh cần phải có tình trạng toàn thân tương đối tốt, huyết áp được kiểm soát ổn định, tình trạng mạch máu vùng chậu bình thường, không mắc những bệnh lý khác.

4. Lọc máu

Lọc máu là phương pháp được áp dụng cho trẻ bị suy thận nặng, chức năng thận bị suy giảm dưới 50%. Ngoài việc dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, trẻ cần được tiến hành lọc máu suốt đời mới có khả năng duy trì được sự sống. Thời gian lọc máu cần được tuân thủ nghiêm ngặt, tránh ảnh hưởng tới sức khỏe.

Phương pháp lọc máu nhân tạo hoạt động thay thế chức năng của thận cho tới khi thận hoạt động trở lại, giúp làm sạch máu, loại bỏ chất thải và nước dư thừa trong cơ thể của trẻ. Phương pháp này có 2 dạng là:

  • Thẩm phân máu (Hemodialysis): Dùng máy có ống dẫn để bơm máu ra ngoài tới bộ lọc xử lý, sau đó đưa máu sạch trở lại cơ thể. Người bệnh có thể được chỉ định thực hiện 3 lần/tuần.
  • Thẩm phân phúc mạc (Peritoneal dialysis): Dùng lớp phúc mạc và những thiết bị đặc biệt trong vùng bụng của bệnh nhi. Nó hấp thu chất thải, chất lỏng dư thừa, đưa chúng ra ngoài sau khi thiết bị được rút khỏi cơ thể. Phương pháp lọc máu này không cần nằm viện.

Phòng ngừa suy thận ở trẻ em như thế nào?

  • Trẻ có khả năng bị suy thận bẩm sinh từ khi còn trong bụng mẹ. Vì thế, trong thai kỳ, thai phụ cần thường xuyên khám thai để phát hiện sớm những dị tật bẩm sinh cũng như bệnh suy thận ở trẻ.
  • Giảm lượng muối trong khẩu phần ăn của trẻ. Người nhà nên cho trẻ bổ sung các loại thực phẩm ít chất béo, ăn nhiều rau củ quả, uống đủ nước mỗi ngày kết hợp vận động phù hợp.
  • Thường xuyên đưa trẻ đi khám sức khỏe định kỳ (6 tháng/lần) để sớm phát hiện bệnh và có phương pháp điều trị kịp thời.
  • Khi trẻ bị bệnh, người nhà tuyệt không tự ý mua thuốc theo triệu chứng, tránh cho trẻ uống thuốc bừa bãi. Điều này sẽ gây ảnh hưởng lớn tới chức năng thải độc của thận.

phòng ngừa bệnh thận cho trẻ

Khoa Nhi – Hệ thống Bệnh viện đa khoa Tâm Anh là địa chỉ tin cậy của các phụ huynh trong việc chăm sóc sức khỏe con yêu. Hơn thế, tại Khoa Nhi- Bệnh viện đa khoa Tâm Anh HN có sự dẫn dắt của trưởng khoa – TS.BS Trần Đức Hậu là một chuyên gia về Thận nhi danh tiếng. TS.BS Trần Đức Hậu đã từng nhận bằng chuyên khoa Thận Nhi tại một trong những trường đại học danh giá nhất nước Pháp, Đại học Paris VII. Từ năm 2005 – 2009, BS Đức Hậu đã xuất sắc tốt nghiệp Tiến sĩ Y học tại Đại học Toulouse III Paul Sabastier, Pháp.

Trung tâm Tiết niệu Thận học, Khoa Nam học – Tiết niệu của Hệ thống BVĐK Tâm Anh quy tụ đội ngũ các chuyên gia đầu ngành, Nội khoa và Ngoại khoa, giỏi chuyên môn, tận tâm.

Nhà giáo nhân dân GS.TS.BS Trần Quán Anh, Thầy thuốc ưu tú PGS.TS.BS Vũ Lê Chuyên là những cây đại thụ trong ngành Tiết niệu Thận học Việt Nam. Cùng với các tên tuổi Thầy thuốc ưu tú TS.BS Nguyễn Thế Trường Thầy thuốc ưu tú BS.CKII Tạ Phương Dung, TS.BS Nguyễn Hoàng Đức, TS.BS Từ Thành Trí Dũng, ThS.BS.CKI Nguyễn Đức Nhuận, BS.CKII Nguyễn Lê Tuyên, ThS.BS Nguyễn Tân Cương, ThS.BS Tạ Ngọc Thạch, BS.CKI Phan Trường Nam…

Các chuyên gia, bác sĩ của Trung tâm luôn tự tin làm chủ những kỹ thuật mới nhất, phát hiện sớm và điều trị hiệu quả các bệnh lý về thận và đường tiết niệu, giúp người bệnh rút ngắn thời gian nằm viện, hạn chế nguy cơ tái phát, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Với hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại hàng đầu trong nước và khu vực; Phòng mổ đạt tiêu chuẩn quốc tế; Cùng với khu nội trú và dịch vụ cao cấp 5 sao… Trung tâm Tiết niệu Thận học nổi bật với các dịch vụ thăm khám, tầm soát và điều trị tất cả các bệnh lý đường tiết niệu. Từ các thường gặp cho đến các cuộc đại phẫu thuật kỹ thuật cao. Có thể kể đến phẫu thuật nội soi sỏi thận, ghép thận, cắt bướu bảo tồn nhu mô thận; cắt thận tận gốc; cắt tuyến tiền liệt tận gốc; cắt toàn bộ bàng quang tạo hình bàng quang bằng ruột non; cắt tuyến thượng thận; tạo hình các dị tật đường tiết niệu… Chẩn đoán – điều trị nội khoa và ngoại khoa tất cả các bệnh lý Nam khoa.

Để đặt lịch khám và phẫu thuật tuyến tiền liệt với các chuyên gia đầu ngành tại Trung tâm Tiết niệu Thận học, Khoa Nam học – Tiết niệu Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, quý khách có thể đặt hẹn trực tuyến qua các cách sau đây:

  • Gọi tổng đài 0287 102 6789 (TP HCM) hoặc 024 3872 3872 (Hà Nội) để đăng ký lịch hẹn khám bệnh riêng với chuyên gia, thông qua nhân viên chăm sóc khách hàng.
  • Đăng ký hẹn khám bệnh với bất kỳ bác sĩ nào mà mình tin tưởng tại đường link: https://tamanhhospital.vn/danh-cho-khach-hang/dat-lich-kham/
  • Gửi tin nhắn trên Fanpage Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh hoặc Fanpage Tiết niệu – Nam học BVĐK Tâm Anh
  • Nhắn tin qua Zalo OA của BVĐK Tâm Anh.

HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH

  • Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội:
    • 108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, Hà Nội
    • Hotline: 024 3872 3872 – 024 7106 6858
  • Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM:
    • 2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TP.HCM
    • Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
  • Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Quận 8:
    • 316C Phạm Hùng, P.5, Q.8, TP.HCM
    • Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
  • Phòng khám Đa khoa Tâm Anh Quận 7:
    • 25 Nguyễn Hữu Thọ, P.Tân Hưng, Q.7, TP.HCM
    • Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
  • Fanpage: https://www.facebook.com/benhvientamanh/
  • Website: https://tamanhhospital.vn

Bệnh suy thận ở trẻ em là bệnh lý vô cùng nguy hiểm. Bệnh gây ra nhiều tác động tiêu cực tới sự phát triển của trẻ, thậm chí là ảnh hưởng đến tính mạng nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời. Do đó, người nhà luôn cần chú ý tới chế độ ăn uống và sinh hoạt của trẻ để ngăn ngừa các yếu tố gây bệnh. Khi phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, bố mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.

Từ khóa » định Lượng Creatinin Máu ở Trẻ Em