Suy Thùy Trước Tuyến Yên - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
Có thể bạn quan tâm
Suy thùy trước tuyến yên (STTTY) xảy ra tiên phát hoặc thứ phát sau tổn thương vùng dưới đồi, có thể suy toàn bộ hay một phần của tuyến yên. Bệnh do khối u ngoài tuyến yên phá hủy tổ chức tuyến hoặc tổn thương do viêm nhiễm, hoại tử. Bệnh có thể gây hạ đường huyết, co giật, hôn mê...
Nguyên nhân gây bệnh là gì? Vị trí tuyến yên trong não.
Nếu bệnh xảy ra đột ngột thường do các nguyên nhân: hoại tử một phần thùy trước tuyến yên, hoại tử hoặc chảy máu trong khối u tuyến yên, chấn thương sọ não gây đứt cuống tuyến yên. Trường hợp bệnh diễn biến từ từ là do các nguyên nhân: u tuyến yên, sau phẫu thuật hoặc điều trị phóng xạ, hố yên rỗng, viêm tuyến yên, rối loạn vùng dưới đồi, suy giảm hormon vô căn...
Do khối u và thâm nhiễm như adenom tuyến yên, di căn vào tuyến yên, u sọ hầu, lao, sarcoidose; bệnh Sheehan do sau đẻ hoặc nạo thai mất nhiều máu, triệu chứng bắt đầu ngay sau đẻ như không có sữa, lông mu không mọc lại, hoặc mọc thưa, không có kinh trở lại; không có cơn bốc hỏa; các triệu chứng đầy đủ xuất hiện với thời gian khác nhau, có trường hợp đến khám sau rất nhiều năm mới được phát hiện. Nhiễm sắt huyết thường gây suy sinh dục đơn thuần. Hội chứng hố yên bướm rỗng (do thoát vị màng mạch não), biểu hiện STTTY không hoàn toàn, thường không đối xứng, chẩn đoán được nhờ chụp Xquang sọ, chụp cắt lớp tỷ trọng thấy: hố yên rộng, mật độ bên trong như chứa dịch lỏng hoặc không đồng nhất. Ngập máu tuyến yên là biến chứng của adenom, triệu chứng xuất hiện đột ngột: đau đầu dữ dội, rối loạn vận nhãn, viêm màng não; cũng có khi diễn biến âm thầm, phát hiện bệnh bằng chẩn đoán hình ảnh.
Biểu hiện bệnh
Bệnh STTTY biểu hiện khá đa dạng, tùy thuộc vào loại hormon bị thiếu như suy toàn bộ tuyến tức là thiếu nhiều loại hormon; suy một phần tuyến, suy giảm hai hormon; suy đơn độc một hormon cũng có thể gặp; nếu STTTY do adenom tăng tiết phá hủy tuyến thì ngoài biểu hiện STTTY còn có triệu chứng tăng tiết hormon đó đi kèm, chẳng hạn STTTY và triệu chứng của bệnh to viễn cực. Bệnh nhân có vẻ mặt đặc biệt giúp chẩn đoán dễ dàng: da tái, teo da, với những nếp nhăn mảnh ở khóe mắt và môi; tóc mảnh và mịn, nhưng không dễ rụng, khác với trường hợp suy giáp đơn thuần thì tóc dễ rụng; lông mày thưa.
Ngoài ra còn có các triệu chứng:
- Hướng giáp với các dấu hiệu mệt mỏi, sợ lạnh, táo bón, nhịp tim chậm điện thế nhỏ, suy nghĩ chậm chạp, cử động chậm, rụng lông.
Dấu hiệu xét nghiệm: thiếu máu, tăng lipid máu, các hormon FT4, FT3, TSH giảm.
- Hướng sinh dục gồm các dấu hiệu: mệt mỏi, rụng lông nách, lông mu, vô kinh nhưng không có cơn bốc hỏa, vô sinh, lãnh cảm, liệt dương, teo tinh hoàn và dương vật. Xét nghiệm hormon: testoteron giảm, estradiol giảm, FSH-LH giảm.
- Hướng thân: với biểu hiện chậm lớn ở trẻ em; xét nghiệm: hạ đường huyết, các hormon GH giảm, Somatome-din C giảm.
- Hướng vỏ thượng thận: Mệt mỏi, gầy sút, hạ huyết áp, mất sắc tố da ở vùng mặt, quầng và núm vú, bìu, xét nghiệm, giảm Na máu, hạ đường huyết, cortisol máu giảm, cortisol niệu giảm, aldosteron bình thường, ACTH giảm, Beta LPH giảm.
- Hướng sữa: Xét nghiệm hormon prolactin giảm.
Chụp hố yên thẳng và nghiêng có thể thấy: tăng kích thước hố yên; thành hố yên bị “xói mòn”, mất xương; biến dạng thành hố yên, hoặc mất thành hố yên; hình ảnh calci hóa trong hoặc trên hố yên có ý nghĩa gợi ý nguyên nhân do u sọ hầu, adenom, u màng não, phình mạch...
Chụp cắt lớp có hoặc không có thuốc cản quang có thể thấy tuyến yên bình thường; microadenom với đường kính < 10mm, tăng kích thước chung của hố yên, có thể làm lệch hướng cuống tuyến yên sang bên hay làm mỏng một phần đáy hố yên tương ứng vị trí adenom; macrodenom dễ dàng phát hiện được, tăng kích thước hố yên, có hình ảnh nổi bật khi tiêm thuốc cản quang, có hình ảnh đồng nhất hoặc kyste, hình xâm lấn lên trên, vào khoảng giữa giao thoa thị giác và dây thị giác, vào não thất 3 có thể gây não úng thủy, xuống dưới vào xoang bướm, sang bên vào xoang hang, ra sau: vào vùng cầu não... Có thể sử dụng phương pháp chụp cộng hưởng từ, chụp động mạch hệ thống mạch cảnh...
Các phương pháp điều trị Suy tuyến yên làm giảm hormon của nhiều tuyến nội tiết trong cơ thể.
Điều trị STTTY thông thường có thể dùng một trong các thuốc như sau: corticoid, bệnh nhân vẫn ăn mặn bình thường; trong trường hợp chấn thương, phẫu thuật, nhiễm khuẩn hoặc các stress cần phải tăng liều lên gấp đôi, gấp ba; hormon tuyến giáp: L.thyroxine 100-150mg/ngày, lúc đầu dùng liều nhỏ 25-50mg/ngày, tăng dần đến liều cần thiết (10 ngày- 2 tuần tăng 25mg), bao giờ cũng chỉ bắt đầu điều trị sau khi đã bổ sung corticoid từ 3-5 ngày; hormon hướng dục: ở nam giới dùng hetylate de testoteron hoặc cyclo-hexane - propionate de testoteron; ở phụ nữ dùng oestrogel 1 liều/ngày, từ ngày 1-25 của tháng; hoặc progynova 1 viên/ngày từ ngày 1-24 của tháng, từ ngày 11-24 của tháng dùng thêm progesterone.
Điều trị STTTY trong cơn cấp bệnh nhân phải được điều trị tại khoa hồi sức tăng cường.
BS. Ninh Thanh Tùng
Từ khóa » Thùy Trước Tuyến Yên
-
Tuyến Yên: Vị Trí, Chức Năng, Các Bệnh Thường Gặp | Vinmec
-
Vai Trò Của Tuyến Yên Trong Hệ Thống Nội Tiết | Vinmec
-
Tổng Quan Về Hệ Thống Hệ Nội Tiết - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
[PDF] CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ SUY THÙY TRƯỚC TUYẾN YÊN
-
Tuyến Yên – Wikipedia Tiếng Việt
-
Tuyến Yên Nằm ở đâu Và đảm Nhận Chức Năng Gì đối Với Cơ Thể?
-
Tuyến Yên Nằm ở đâu? Chức Năng Tuyến Yên Là Gì?
-
Tuyến Yên Là Gì? Cấu Trúc Và Chức Năng Của Tuyến Yên - YouMed
-
Tuyến Yên - Y Học Cộng Đồng
-
Vai Trò Của Tuyến Yên | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Bệnh Tuyến Yên (tăng PROLACTIN, To Viễn Cực ,đái Tháo Nhạt )
-
Suy Tuyến Yên | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
U Tuyến Yên: Biểu Hiện Lâm Sang Chung Và Chuẩn đoán Xác định Các ...