SUY TIM - Bệnh Viện Tim Tâm Đức

18/12/202119/12/2021by Truyền thông Bệnh việnin Y hoc thuong thuc SUY TIM

Định nghĩa

Suy tim – còn gọi là suy tim sung huyết – xảy ra khi cơ tim không bơm máu tốt như bình thường. Khi bị suy tim, máu thường ứ lại và dịch sẽ tích tụ trong phổi gây khó thở. Ứ dịch cũng gây ra phù ở cẳng chân và bàn chân. Máu lưu thông kém khiến da có màu xanh hoặc tím tái.

Triệu chứng

Suy tim có thể mạn tính hoặc cấp tính. Triệu chứng suy tim bao gồm:

  • Khó thở khi vận động hoặc khi nằm
  • Mệt mỏi và suy nhược
  • Sưng cẳng chân, mắt cá chân và bàn chân
  • Nhịp tim nhanh hoặc không đều
  • Giảm khả năng vận động
  • Ho dai dẳng hoặc thở khò khè kèm đàm trắng hoặc hồng
  • Sưng vùng bụng
  • Tăng cân nhanh do phù
  • Buồn nôn và chán ăn
  • Khó tập trung hoặc giảm tỉnh táo
  • Đau ngực nếu suy tim do nhồi máu cơ tim

Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Khi bạn có dấu hiệu hoặc triệu chứng của suy tim sau đây:

  • Nặng ngực
  • Ngất hoặc suy nhược nặng
  • Nhịp tim nhanh hoặc không đều kèm theo khó thở, đau ngực hoặc ngất
  • Khó thở đột ngột, dữ dội và ho đàm bọt trắng hoặc hồng
  • Nếu bạn đã được chẩn đoán suy tim và có bất kỳ triệu chứng nào đột ngột nặng hơn hoặc xuất hiện dấu hiệu hoặc triệu chứng mới, điều đó có nghĩa là suy tim đang nặng hơn hoặc không đáp ứng với điều trị.
  • Bệnh nhân có thể tăng từ 2-3 kg trở lên trong vòng vài ngày.

Khi có những dấu hiệu này thì bạn cần đến khám bác sĩ ngay.

Nguyên nhân:

Bất kỳ tình trạng nào sau đây đều có thể làm tổn thương hoặc suy yếu cơ tim gây suy tim:

  • Bệnh động mạch vành: là dạng bệnh tim thường gặp nhất và cũng là nguyên nhân phổ biến nhất gây suy tim. Bệnh động mạch vành là do sự lắng đọng chất béo trong lòng mạch gây xơ vữa động mạch làm giảm lưu lượng máu và dẫn đến thiếu máu cơ tim. Nhồi máu cơ tim thường xảy ra đột ngột khi động mạch vành bị tắc nghẽn hoàn toàn. Tổn thương cơ tim sau nhồi máu cơ tim sẽ khiến tim không thể bơm tốt như bình thường.
  • Tăng huyết áp: khi huyết áp cao, tim phải làm việc nhiều hơn mức bình thường để lưu thông máu khắp cơ thể. Theo thời gian, do hoạt động nhiều hơn bình thường khiến cơ tim dầy lên hoặc yếu đi làm giảm khả năng đổ đầy hoặc bơm máu.
  • Bệnh van tim: các van tim giúp cho máu chảy theo hướng thích hợp. Khi van bị tổn thương (do bẩm sinh, do bệnh lý tại van tim như hẹp van tim, hở van tim, hẹp hở van tim hoặc viêm nội tâm mạc nhiễm trùng) gây nên ứ trệ dòng máu qua các van hoặc dòng máu phụt ngược trở lại qua các van, tạo nên tình trạng ứ máu trong các buồng tim và phổi) khiến tim phải làm việc nhiều hơn dần dần dẫn đến suy tim.
  • Bệnh cơ tim: có thể do nhiều nguyên nhân, bao gồm di truyền, nhiễm trùng, sử dụng rượu và thuốc gây độc cơ tim như cocaine hoặc hóa trị liệu. Viêm cơ tim thường do vi-rút gây ra, bao gồm cả vi-rút corona, có thể dẫn đến suy tim trái.
  • Bệnh tim bẩm sinh: do các buồng tim và van tim có khiếm khuyết trong quá trình hình thành trong bào thai tạo những luồng thông bất thường trong các buồng tim hay giữa các động mạch lớn khiến tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu.
  • Rối loạn nhịp tim: tim đập quá nhanh hoặc quá chậm hay lỗi nhịp không đều cũng tạo thêm gánh nặng cho tim để đảm bảo đưa máu đi đến các cơ quan trong cơ thể dẫn đến suy tim.
  • Những bệnh khác như tiểu đường, HIV, cường giáp, suy giáp, tích tụ chất sắt có thể góp phần gây ra suy tim mạn tính.

Phòng ngừa

Phòng ngừa suy tim là phòng ngừa và kiểm soát các bệnh lý gây ra suy tim ví dụ bệnh mạch vành, tăng huyết áp, đái tháo đường và béo phì. Bạn có thể kiểm soát hoặc loại bỏ nhiều yếu tố nguy cơ gây suy tim bằng cách thay đổi lối sống và tuân thủ điều trị

Thay đổi lối sống để giúp ngăn ngừa suy tim bao gồm:

  • Không hút thuốc
  • Kiểm soát huyết áp và đường huyết
  • Duy trì hoạt động thể lực
  • Ăn thực phẩm lành mạnh, giảm muối
  • Duy trì cân nặng hợp lý
  • Giảm lo âu căng thẳng
  • Kiểm tra sức khỏe tim mạch định kỳ mỗi 6 tháng cho người từ 40 tuổi trở lên và những người có các bệnh lý hoặc nguy cơ từ bệnh lý tim mạch (béo phì, thừa cân, hút thuốc lá, ít vận động thể lực, nghiện rượu, bia, ….) và những người phải điều trị thuốc ức chế miễn dịch
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ mỗi năm cho tất cả mọi người để tầm soát bệnh lý và những yếu tố nguy cơ có thể gây ra suy tim, kịp thời có hướng điều trị sớm.

Lược dịch: BS Trần Thị Kim Thanh – Trưởng khoa Nội Tim Mạch 4

Nguồn: https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/heart-failure/symptoms-causes/syc-20373142

Bác sĩ đo đường huyết - tiểu đường - đái tháo đườngNguyên nhân bệnh thần kinh tiểu đường, cách phòng tránh và điều trị LIỆU PHÁP DINH DƯỠNG Y HỌC CHO NGƯỜI CÓ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG HỘI CHỨNG TRÁI TIM TAN VỠNhói đau tim vì Thất tình? – Cẩn thận hội chứng ‘Trái Tim Tan Vỡ’ Đau khớp gối -tập thể dụcBác sĩ Bửu Đan giải mã những ‘truyền thuyết đô thị’ về chạy bộ cho người mới [LIVESTREAM] BỆNH CƠ TIM GIÃN NỞ – CON ĐƯỜNG DẪN ĐẾN SUY TIMpreviousĐĂNG KÝ TIÊM VẮC-XIN NGỪA COVID-19 MŨI THỨ 3next

More posts

Principle and technique of 2D TEE

Principle and technique of 2D TEE

Nhiễm nấm xâm lấn

Nhiễm nấm xâm lấn

Khuynh hướng mới trong điều trị Đái tháo đường típ 2 – Giá trị cốt lõi của Metformin

Khuynh hướng mới trong điều trị Đái tháo đường típ 2 – Giá trị cốt lõi của Metformin

ICD 2016

ICD 2016

Cập nhật Can thiệp mạch vành

Cập nhật Can thiệp mạch vành

Leave a Reply Cancel Reply

Your email address will not be published.

Mới nhất

  • Thời tiết lạnh làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ
  • Nhồi máu cơ tim cấp và huyết khối cơ quan do dùng thuốc ngừa thai phối hợp
  • Bệnh nhân nhồi máu cơ tim ở người trẻ tuổi, chú ý các dấu hiệu sau
  • Dùng thuốc ngừa thai, phụ nữ có nguy cơ huyết khối
  • Các phương pháp điều trị rung nhĩ – Quy trình khám và điều trị bệnh rung nhĩ

Y học thường thức

  • Thời tiết lạnh làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ
  • Nhồi máu cơ tim cấp và huyết khối cơ quan do dùng thuốc ngừa thai phối hợp
  • Bệnh nhân nhồi máu cơ tim ở người trẻ tuổi, chú ý các dấu hiệu sau
  • Dùng thuốc ngừa thai, phụ nữ có nguy cơ huyết khối
  • Các phương pháp điều trị rung nhĩ – Quy trình khám và điều trị bệnh rung nhĩ
  • Loạn nhịp tim: Rung nhĩ làm tăng nguy cơ bị đột quỵ, suy tim
  • Người bệnh suy tim sinh hoạt tình dục được không?
  • Người bệnh suy tim nắm 8 bí quyết sau để sống lâu và hạnh phúc hơn

Thông Tin Liên Lạc

4 Nguyễn Lương Bằng, phường Tân Phú, quận 7, TP.Hồ Chí Minh

hospital@tamduchearthospital.com

Liên hệ: 028 5411 0036

Hotline cấp cứu ngoại viện: 028 5411 5411

Thời Gian Làm Việc

Cấp cứu và nội trú 24/7

Khám bệnh ngoại trú: Thứ 2 – thứ 6: 7:00 tới 16:00 Thứ 7: 7:00 tới 11:00

Từ khóa » điều Trị Suy Tim Sung Huyết